Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Tổng quan hệ thống NHTM và hoạt động của NHTM potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.92 KB, 35 trang )








Tổng quan
hệ thống
NHTM và
hoạt động
của NHTM
Tổng quan hệ thống NHTM và hoạt động của NHTM

GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh HVTH: Nguyễn Việt Trung
1

TỔNG QUAN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1. Các vấn đề cơ bản về ngân hàng thương mại (NHTM)
1.1 Định nghĩa NHTM
Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội khoá X thông qua vào ngày 12 tháng 12
năm 1997, định nghĩa: NHTM là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn
bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Luật này còn định nghĩa :
Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp đuợc thành lập theo quy định của Luật này
và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân
hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các
dịch vụ thanh toán.
Luật tổ chức tín dụng không có định nghĩa hoạt động ngân hàng vì khái niệm
này đã được định nghĩa trong luật Ngân hàng Nhà nước (NHNN), cũng do Quốc hội
khoá X thông qua cùng ngày. Luật NHNN định nghĩa: Hoạt động ngân hàng là hoạt


động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền
gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán. Mặc dù luật
đã định nghĩa như trên nhưng thực tế cho thấy nhiều sinh viên cảm thấy lúng túng và
khó khăn khi phân biệt NHTM với các loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, đặc
biệt là Quỹ tiết kiệm Bưu điện. Do vậy, cần có sự so sánh để làm nổi bật sự khác biệt
này.
1.2 Chức năng của NHTM:
Vấn đề chức năng của ngân hàng thương mại đã được xem xét kỷ trong môn
học Tiền tệ ngân hàng. Trong phạm vi môn học này chỉ nhắc lại các chức năng của
ngân hàng thương mại để làm nổi bật thêm vai trò của ngân hàng thương mại đối với
nền kinh tế. Nhìn chung, ngân hàng thương mại có ba chức năng cơ bản: Chức năng
trung gian tài chính, chức năng tạo tiền, và chức năng sản xuất.
- Chức năng trung gian tài chính: được thể hiện thông qua việc thực hiện các
nghiệp vụ về tín dụng, thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán và
các hoạt động môi giới khác.
Tổng quan hệ thống NHTM và hoạt động của NHTM

GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh HVTH: Nguyễn Việt Trung
2

Trung gian được hiểu là trung gian giữa các khách hang với nhau và trung gian
giữa Ngân hang Trung ương với công chúng.
- Chức năng tạo ra tiền (tạo ra bút tệ):
Ngoài chức năng trung gian tài chính, NHTM còn có chức năng tạo tiền, tức là
chức năng sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng khối tiền tệ phục vụ cho nhu cầu chu
chuyển và phát triển nền kinh tế. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary
Fund) gọi tắt lá IMF, khối tiền tệ của một quốc gia bao gồm: Tiền giấy, tiền kim loạivà
tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng. Còn tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi định kỳ không
được xem là bộ phận của khối tiền tệ mà chỉ được xem là “chuẩn tiền”, vì tính chất
kém thanh khoản của bộ phận này.

Gọi U
1
là số tiền gửi đầu tiên cảu một khách hàng, số tiền gửi tổng cộng được
tạo ra là S
n
và được tính bằng công thức sau:
S
n
= U
1
/ (1- q)
Trong đó: q là công bội cấp số nhân; 1 - q là tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
- Chức năng “sản xuất”:
Chức năng sản xuất của NHTM được hiểu là việc huy động các nguồn lực để sử
dụng tạo ra các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế. Tuy nhiên,
chữ sản xuất ở đây nên hiểu theo nghĩa trong ngoặc kép, vì có thể còn nhiều tranh cãi
chưa thống nhất.
Mục đích nhấn mạnh “chức năng sản xuất” để cho các nhà quản trị NHTM
cũng giống như các doanh nghiệp sản xuất và điều này có thể làm thay đổi sâu sắc
trong nhận thức chiến lược và quản trị NHTM. Vì có sản xuất mới có sản phẩm và vì
có sản phẩm nên phải chú ý những điểm quan trọng sau đây trong quản trị NHTM:
Thứ nhất, NHTM muốn tồn tại và phát triển thì phải tiêu thụ được sản phẩm
của mình, do vậy cần chú ý đến tiếp thị, bán hàng. Khuyến mãi,và thậm chí đến cả
dịch vụ hậu mãi nữa.
Thứ hai, NHTM phải chú ý đến nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và thiết kế
sản phẩm sao cho thỏa mãn tối đa nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.
Tổng quan hệ thống NHTM và hoạt động của NHTM

GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh HVTH: Nguyễn Việt Trung
3


Thứ ba, NHTM phải không ngừng quan tâm đến phát triển và đổi mới công
nghệ ngân hàng, đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay công nghệ
ngân hàng thay đổi rất chóng mặt. Một sự chậm chạp hoặc đầu tư công nghệ có thể
dẫn đến tai họa cho NHTM trong thời đại cạnh tranh gay gắt hiện nay.
1.3 Vai trò của NHTM trong nền kinh tế thị trường
NHTM là một trong những tổ chức tái chính có vai trò quan trọng của nền kinh
tế. Trước hết, với chức năng trung gian tài chính, NHTM thực hiện việc chuyển các
khoản tiết kiệm (chủ yếu hộ gia đình) thành các khoản tín dụng cho các tổ chức kinh
doanh và các cá nhân thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh. Đồng thời, NHTM là
người cung cấp các khoản tín dụng cho người tiêu dung với quy mô lớn, là một trong
những thành viên quan trọng nhất của thị trường tín phiếu và trái phiếu do chính quyền
Trung ương và địa phương phát hành để tài chợ cho các chương trình công cộng.
Hoạt động của các Ngân hàng Thương mại (NHTM) chiếm vai trò, vị trí quan
trọng trong nền kinh tế thị trường. Hoạt động của các Ngân hàng Thương mại gắn liền
với sự phát triển kinh tế – xã hội, giữa chúng có sự tác động qua lại lẫn nhau: hoạt
động của Ngân hàng Thương mại góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội; mặt
khác, kinh tế – xã hội có tác động ngược trở lại đối với hoạt động của ngân hàng: nó
thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động của ngân hàng.
Với vai trò là trung gian tài chính lớn trong nền kinh tế, hệ thống NHTM thông
qua hoạt động tín dụng (huy động vốn và cho vay), Ngân hàng Thương trở thành nơi
tập trung vốn, từ đó điều hòa và cung ứng vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh, góp
phần thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa nhanh chóng, giảm chi phí giao dịch xã
hội. Ngoài ra, nó còn góp phần điều tiết và kiểm soát thị trường tiền tệ, thị trường vốn,
góp phần thu hút, mở rộng đầu tư trong và ngoài nước.
Thông qua chức năng trung gian thanh toán với các phương thức thanh tóan
không dùng tiền mặt. Đặc biệt là khả năng đáp ứng : nhanh- chính xác- an toàn và bảo
mật nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại đã tạo điều kiện cho vốn của các doanh nghiệp
vận động, chu chuyển thuận lợi, nhanh chóng, là cơ sở đẩy nhanh tốc độ chu chuyển
vốn của các doanh nghiệp- tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; phục vụ tốt

Tổng quan hệ thống NHTM và hoạt động của NHTM

GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh HVTH: Nguyễn Việt Trung
4

cho quá trình trao đổi và lưu thông hàng hoá trong nền kinh tế phát triển, thúc đẩy sản
xuất phát triển.
Thông qua nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối với các nghiệp vụ kinh doanh mua
bán ngoại tệ; thanh toán quốc tế; chuyển tiền; và các nghiệp vụ mang tính kỹ thuật
khác có liên quan nhằm hạn chế rủi ro về tỷ giá như: mua bán kỳ hạn; hoán đổi ngoại
tệ; option ngoại tệ đã đáp ứng tốt nhất nhu cầu ngoại tệ và các nhu cầu dịch vụ ngoại
hối khác cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu,
những thành tựu mà hoạt động xuất nhập khẩu; hoạt động thương mại, du lịch.
Bên cạnh đó, hệ thống NHTM còn là công cụ để Nhà nước thực hiện các chương
trình mục tiêu trọng điểm trong việc phát triển kinh tế-xã hội. Hiện nay, trong nền kinh
tế thị trường bên cạnh việc góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế hiện đại, NHTM
còn đóng vai trò rất lớn trong việc thực thi có hiệu quả các cơ chế chính sách của Nhà
nước góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô với tư cách là trung gian để
truyền dẫn tác động chính sách tiền tệ của NHNN.
Cơ cấu của hệ thống NHTM ngày càng đa dạng và phát triển, tạo điều kiện thúc
đẩy cạnh tranh trong việc đa dạng hóa dịch vụ cung cấp nhiều tiện ích cho khách hàng.
Sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ tài chính ngân hàng trên địa bàn thành phố đã
góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và phát triển cao, bền vững và hiệu quả, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, đảm bảo nâng cao
năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế. Với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin hiện
đại ngày càng cao, đã cho phép các NHTM trên địa bàn phát triển các hoạt động dịch
vụ ngân hàng ngày càng mở rộng.
1.4 Phân loại NHTM:
- Căn cứ vào hình thức sở hữu:
+ NHTM Nhà nước: là NHTM do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức

hoạt động kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế của nhà nước.
+ NHTM cổ phần: là NHTM được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần,
trong đó các doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức khác, và cá nhân cùng
góp vốn theo quy định của NHNN.
Tổng quan hệ thống NHTM và hoạt động của NHTM

GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh HVTH: Nguyễn Việt Trung
5

+ NH liên doanh: là ngân hàng được thành lập bằng vồn góp của bên Việt Nam
và bên nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
+ Chi nhánh NH nước ngoài: là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài,
được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ và cam
kết của chi nhánh tại Việt Nam.
- Căn cứ vào chiến lược kinh doanh:
+ Ngân hàng bán buôn: là ngân hàng chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối
tượng khách hàng công ty chứ không giao dịch với khách hàng cá nhân.
+ Ngân hàng bán lẻ: là ngân hàng chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối
tượng khách hàng cá nhân.
+ Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ: là ngân hàng chỉ giao dịch và cung ứng
dịch vụ cho cả khách hàng công ty lẫn khách hàng cá nhân.
- Căn cứ vào quan hệ tổ chức:
+ Ngân hàng Hội sở,
+ Ngân hàng chi nhánh (cấp 1, cấp 2 và Phòng giao dịch).
1.5 Các hoạt động chủ yếu của NHTM:
1.5.1 Hoạt động huy động vốn:
- Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình
thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác,
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá trị,
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng trong nuớc và ngoài nước,

- Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước,
- Các hoạt động huy động vốn khác theo quy định của NHNN.
1.5.2 Hoạt động cấp tín dụng:
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho các tổ chức, cá nhân vay vốn đáp
ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, dịch vù và đời sống,
Tổng quan hệ thống NHTM và hoạt động của NHTM

GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh HVTH: Nguyễn Việt Trung
6

- Bảo lãnh,
- Chiết khấu,
- Cho thuê tài chính,
- Bao thanh toán,
- Tài trợ xuất nhập khẩu,
- Cho vay thấu chi,
- Cho vay theo hạn mức tín dụng và hạn mức tín dụng dự phòng.
1.5.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:
- Cung cấp các phương tiện thanh toán,
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước và các dịch vụ thanh toán khác
theo quy định của NHNN,
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép,
1.5.4 Các hoạt động khác:
- Góp vốn và mua cổ phần,
- Tham gia thị trường tiền tệ,
- Kinh doanh ngoại tệ,
- Ủy thác và nhận ủy thác,
- Cung cấp dịch vụ bảo hiểm,
- Tư vấn tài chính,
- Bảo quản vật quý giá.









Tổng quan hệ thống NHTM và hoạt động của NHTM

GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh HVTH: Nguyễn Việt Trung
7

2. Thực trạng về hoạt động hệ thống NHTM trên địa bàn TP.HCM trong thời
gian qua (2006 - 2008)
2.1 Mạng lưới chi nhánh
Hệ thống Ngân hàng Thương mại trên địa bàn TP.HCM là hệ thống Ngân hàng đa
năng, kinh doanh tổng hợp, đựơc định hình và phát triển mạnh mẽ kể từ khi thực hiện
cải cách hệ thống tài chính ngân hàng năm 1999 và được đánh dấu bằng sự kiện Quốc
hội đã ban hành Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các Tổ chức Tín dụng ngày
12/12/1997 và có hiệu lực vào ngày 1/10/1998. Do có ưu thế vượt trội về tiềm năng
phát triển kinh tế nên TP.HCM đã quy tụ được rất nhiều các Ngân hàng Thương mại,
các văn phòng và chi nhánh về đây hoạt động. Số lượng mạng lưới chi nhánh của hệ
thống NHTM cụ thể theo bảng sau:
Bảng 2.1: Số lượng chi nhánh của hệ thống NHTM trên địa bàn TP.HCM
Số
TT
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

I Hệ thống NHTMQD 113

111

87

1 NH Nông nghiệp & PTNT 74

74

48

2 NH Đầu tư & PT 7

7

7

3 NH Công thương 17

17

18

4 NH Ngoại thương 13

11

11


5 NH PT Nhà ĐBSCL 2

2

3

II Hệ thống NHTMCP 163

183

192

III Hệ thống NHLD 4

4

6

IV Hệ thống NHNNg 27

30

30

Cộng 307

328

315


Tổng quan hệ thống NHTM và hoạt động của NHTM

GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh HVTH: Nguyễn Việt Trung
8

Hiện nay trên địa bàn thành phố mạng lưới hệ thống Ngân hàng Thương mại
đang hoạt động bao gồm:
- Ngân hàng Thương mại Nhà nước: 01 Hội sở chính, 03 văn phòng đại diện, 03
hội sở giao dịch, 87 chi nhánh, 206 phòng giao dịch. Trong đó Ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn 48 chi nhánh, Ngân hàng Đầu tư và phát triển 7 chi nhánh,
ngân hàng công thương 18 chi nhánh, ngân hàng ngoại thương 11 chi nhánh, ngân
hàng phát triển nhà 3 chi nhánh. Số lượng chi nhánh của hệ thống NHTMNN có xu
hướng giảm. Thực trạng này gắn liến với hiệu lực thi hành cùa Quyết định
888/2005/QĐ-NHNN theo đó các NHTM phải đảm bảo số vốn là 20 tỷ đối với việc
mở chi nhánh và việc chuyển chi nhánh cấp 2 thành cấp 1 hoặc phòng giao dịch nên số
lượng mạng lưới chi nhánh có xu hướng giảm.
- Ngân hàng Thương mại cổ phần: 18 hội sở chính, 8 sở giao dịch, 192 chi
nhánh, 659 phòng giao dịch. Số lượng mạng lưới chi nhánh của hệ thống NHTMCP có
xu hướng tăng lên. Điều này gắn liến với sự phát triển của hệ thống NHTMCP, đặc
biệt là các NHTMCP mới thành lập nên chú trọng vào việc phát triển mạng lưới chi
nhánh để nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng.
- Ngân hàng liên doanh với nước ngoài: 3 hội sở chính, 6 chi nhánh, 01 phòng
giao dịch.
- Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài: 30 chi nhánh.
- Văn phòng đại diện Ngân hàng nước ngoài : 26 văn phòng đại diện.
Nhìn chung, tồng số lượng mạng lưới chi nhánh của hệ thống NHTM có tốc độ
tăng nhanh, cụ thể: từ 269 vào năm 2004 chi nhánh lên tới 315 chi nhánh vào năm
2008, tăng 48 chi nhánh, tốc độ tăng trung bình hàng năm khoảng 15% trong giai
đoạn 2004-2008. Đặc biệt số lượng mạng lưới chi nhánh của hệ thống NHTMCP tăng
đột biến (gần 4 lần) từ 41 chi nhánh năm 2004 lên 154 chi nhánh năm 2005.

Có thể thấy rằng, địa bàn TP.HCM đã quy tụ hơn 60% số lượng các Ngân hàng
Thương mại so với cả nước chứng tỏ TP.HCM là một trung tâm tài chính lớn nhất của
cả nước. Sự phát triển của hệ thống mạng lưới của các NHTM gắn liền với sự phát
triển kinh tế của TP.HCM đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho các khách hàng, đặc biệt là
Tổng quan hệ thống NHTM và hoạt động của NHTM

GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh HVTH: Nguyễn Việt Trung
9

các NHTMCP hoạt động theo mô hình ngân hàng bán lẻ thường chú trọng vào đối
tượng khách hàng cá nhân và DNNVV, góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế của
TP.HCM. Tuy nhiên so với yêu cầu phát triển của Thành phố nói riêng và cả nước nói
chung, mà đặc biệt là với nhu cầu vốn đầu tư trung, dài hạn, phục vụ cho xây dựng hạ
tầng cơ sở, các công trình công cộng lớn thì với cấu trúc, qui mô của hệ thống Ngân
hàng Thương mại hiện nay thì khó mà đáp ứng được. Trong khi đó, thị trường chứng
khoán mặc dù đã hoạt động nhưng chưa có hiệu quả nên chưa thật sự là nguồn cung
cấp vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng.
2.2 Quy mô vốn
Vốn điều lệ của các NHTMCP trên địa bàn thành phố trong những năm qua liên
tục tăng trưởng. Kết thúc năm 2005 có 01 NHTMCP đạt vốn điều lệ 1.250 tỷ; 04 Ngân
hàng đạt vốn điều lệ trên 500 tỷ và 03 Ngân hàng TMCP có vốn điều lệ trên 300 tỷ.
Tổng vốn điều lệ tính tới năm 2005 đạt 6.341 tỷ, tăng 59,7% so với năm 2001 (3.971
tỷ). Tổng vốn tự có của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM tính đến thời điểm tháng
6/2008 đạt 30.735 tỷ đồng, tăng gấp 10 lần so với năm 2001 và gần 5 lần so với năm
2005, trong đó có 10 ngân hàng có mức vốn điều lệ trên 1.000 tỷ đồng, 01 ngân hàng
có mức vốn trên 4.000 tỷ đồng, 02 ngân hàng có mức vốn trên 5.000 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 2006-2008 hệ thống ngân hàng trên địa bàn TP.HCM có bước
phát triển nhanh chóng cả số lượng lẫn chất lượng. Năng lực của các NHTM ngày
càng được nâng cao về vốn, năng lực quản trị…đảm bảo được các quy định của
NHNN. Mặt khác, việc tăng vốn qua thị trường chứng khoán đối với những ngân hàng

đủ điều kiện niêm yết giao dịch cổ phiếu sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động của thị
trường chứng khoán, đã có những đóng góp tích cực đối với tăng trưởng kinh tế của
TP.HCM
2.3 Huy động vốn và cho vay
2.3.1 Huy động vốn
Bảng: Cơ cấu huy động vốn

Năm 2006 2007 2008
Theo hình thái giá trị 285.503

442.530

561.500

Tốc độ tăng (%) 51,2

55,0

26,9

Tổng quan hệ thống NHTM và hoạt động của NHTM

GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh HVTH: Nguyễn Việt Trung
10

VND 197.554

327.792

397.500


Tỷ trọng (%) 69,2

74,1

70,8

Tốc độ tăng (%) 53,2

65,9

21,3

USD 87.949

114.738

164.000

Tỷ trọng (%) 30,8

25,9

29,2

Tốc độ tăng (%) 46,8

30,5

42,9


Theo tính chất tiền gửi 285.503

442.530

561.500

TCKT & CN 147.258

245.965

269,350

TKDC 113.529

169.298

244,253

GTCG 24.716

27.267

47,897

Theo thời hạn 285.503

442.530

561.500


Ngắn hạn 242.625

370.333

460.702

Trung dài hạn 42.878

72.197

55.798


Nói đến cơ cấu vốn huy động là nói đến tỷ trọng của từng loại vốn huy động so
với tổng số vốn huy động.Vốn huy động của Ngân hàng bao gồm nhiều loại với nhiều
đặc điểm khác nhau. Do đó,việc xem xét cơ cấu vốn huy động sẽ giúp nhà quản trị
Ngân hàng thực hiện các biện pháp quản trị các loại vốn này một cách có hiệu quả
hơn.
- Xét về cơ cấu vốn huy động thì vốn huy động bằng VND luôn chiếm tỷ trọng
chính trong tổng vốn huy động là khoảng trên 60% và luôn có xu hướng tăng, trong
khi đó vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm khoảng dưới 40% và lại có xu hướng giảm
dần. Nguyên nhân là do lãi suất huy động VND luôn cao hơn so với ngoại tệ mặc dù
trong những năm gầy đây lãi suất ngoại tệ có tăng nhưng mức tăng vẫn không bằng so
với lãi suất VND, thêm vào đó tỷ giá luôn ở mức tương đối ổn định nên tình trạng dịch
chuyển từ vốn VND sang vốn ngoại tệ diễn ra rất ít.
- Nếu xét theo tính chất tiền gửi thì bộ phận tiền gửi thanh toán vẫn chiếm tỷ
trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động (90%). Bởi vì ngoài yếu tố lãi suất nó
còn phụ thuộc vào tính tiện ích của dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng, phụ thuộc vào
trình độ công nghệ và thủ tục thanh toán của mỗi Ngân hàng Thương mại. Hiện nay,

các hoạt động dịch vụ hiện đại và thanh toán trên địa bàn đã và đang phát triển rất
Tổng quan hệ thống NHTM và hoạt động của NHTM

GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh HVTH: Nguyễn Việt Trung
11

mạnh và có hiệu quả, đó là một trong các yếu tố quan trọng để thu hút nguồn tiền gửi
này.
- Xét về thời hạn của nguồn vốn thì nguồn vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng
cao khoảng 80% trên tổng nguồn vốn. Nguồn vốn trung và dài hạn hiện nay khoảng
20%, các Ngân hàng Thương mại hiện đang có nhu cầu rất lớn về nguồn vốn trung, dài
hạn nên đã đề ra nhiều chính sách để thu hút nguồn vốn này như tăng lãi suất, phát
hành kỳ phiếu, trái phiếu. Tuy nhiên do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu
đã tác động tới nền kinh tế thế giới và tình hình lạm phát trong nước. Hiện nay, trên thị
trường hiện nay còn có nhiều hình thức đầu tư sinh lời khác như: đầu tư bất động sản,
đầu tư chứng khoán, vàng… Ngoài ra còn do yếu tố về thói quen, tâm lý của người
dân trong việc tích lũy và gửi vốn dài hạn vào Ngân hàng. Chính vì những lý do đó mà
các Ngân hàng Thương mại gặp khó khăn trong huy động vốn dài hạn từ các thành
phần dân cư.
2.3.2 Về cho vay vốn
Bảng: Cơ cấu cho vay vốn
Năm 2006 2007 2008
Tổng dư nợ

Theo thời hạn 229.747 406.353 490.000
Tốc độ tăng (%) 30,7 76,9 20,6
Ngắn hạn 139.651 212.487 289.100
Tỷ trọng (%) 60,8 52,3 59,0
Tốc độ tăng (%) 36,2 52,2 36,1
Trung dài hạn 90.096 193.866 200.900

Tỷ trọng (%) 39,2 47,7 41,0
Tốc độ tăng (%) 23,1 115,2 3,6
Theo hình thái giá trị 229.747 406.353 490.000
VND 167.247 246.609 348.000
Tỷ trọng (%) 72,8 60,7 71,0
Tốc độ tăng (%) 40,8 47,5 41,1
USD 62.500 159.744 142.000
Tổng quan hệ thống NHTM và hoạt động của NHTM

GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh HVTH: Nguyễn Việt Trung
12

Tỷ trọng (%) 27,2 39,3 29,0
Tốc độ tăng (%) 9,7 155,6 -11,1
Năm 2007, dư nợ đạt 406.353 tỷ đồng, tăng 76,9% so với đầu năm. Trong đó
dư nợ cho vay ngoại tệ đạt 159.744 tỷ đồng và có tốc độ tăng trưởng dư nợ cao hơn rất
nhiều so với tốc độ tăng trưởng dư nợ VNĐ. Trong năm này, cho vay ngắn hạn đạt
212.487 tỷ đồng, tăng 52,2% so với năm 2005; cho vay trung, dài hạn đạt 193.866 tỷ,
tăng 115,2% so với năm 2006. Năm 2008, dư nợ đạt 490.000 tỷ đồng, tăng 20,6% so
với năm 2007. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 289.100 tỷ đồng, tăng 36,1% -
cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của dư nợ cho vay dài hạn (3,6%). Trong năm
này, dư nợ bằng cho vay ngoại tệ đạt 142.000 tỷ đồng, giảm 11,1% so với năm 2007.
Nhìn chung lại trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh thì tốc độ tăng trưởng tín dụng của
Ngân hàng Thương mại tăng cao nhất vào năm 2007 (76,9%), đặc biệt là cho vay
trung dài hạn, trong đó cho vay bất động sản, đầu tư cơ sở hạ tầng chiếm tỷ trọng lớn
và có xu hướng tăng cao. Diễn biến này một phần là do nhu cầu vốn trung dài hạn tăng
nhanh, trong khi thị trường chứng khoán chưa phát triển nên nhu cầu vay trung dài hạn
tăng cao. Mặt khác các NHTM đẩy mạnh cho vay vào bất động sản khi thị trường bất
động sản sôi động, nhằm đảm bảo đưa mức dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh chứng
khoán xuống dưới mức 3%/tổng dư nợ theo Chỉ thị số 03/2007/CT-NHNN. Trong năm

2006 – 2007. Do lãi suất ngoại tệ thấp hơn lãi suất VND nên đối với hoạt động cho
vay và tỷ giá cũng tương đối ổn định cùng với các nghiệp vụ bảo hiểm tỷ giá và đối
tượng vay ngoại tệ được mở rộng nên đã kích thích khách hàng vay ngoại tệ, dẫn đến
tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay ngoại tệ tăng cao. Diễn biến của sự gia tăng nguồn
vốn đầu tư nước ngoài đã làm cho nguồn vốn cho vay bằng ngoại tệ, chịu tác động bởi
các yếu tố thị trường đặc biệt là diễn biến của tình hình lãi suất ngoại tệ trên thị trường
trong nước và quốc tế.
- Qua bảng, cơ cấu của vốn vay VND luôn chiếm tỷ trọng trên 60% trong tổng
dư nợ cho vay nhưng lại có xu hướng giảm dần qua các năm trong khi đó dư nợ vay
bằng ngoại tệ lại có xu hướng tăng dần. Điều này cũng phù hợp bởi vì lãi suất cho vay
ngoại tệ mặc dù có tăng theo lãi suất của thị trường nhưng vẫn thấp hơn so với lãi suất
Tổng quan hệ thống NHTM và hoạt động của NHTM

GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh HVTH: Nguyễn Việt Trung
13

cho vay VND nên khách hàng thích vay bằng ngoại tệ hơn, trong giai đoạn này tỷ giá
lại ở mức ổn định vì vậy vay bằng ngoại tệ sẽ có lợi hơn.
- Nếu xét theo thời gian thì tỷ trọng giữa dư nợ cho vay ngắn hạn và dài hạn là
60% và 40%. Điều này chứng tỏ nhu cầu về vốn trung, dài hạn trên địa bàn là rất cao,
nhằm để phục vụ cho việc đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các dự án trọng điểm
của Nhà nước. Tuy nhiên, điều này cũng nói lên rằng tỷ lệ rủi ro cũng rất cao do có sự
chênh lệch về nguồn vốn và sử dụng vốn trung, dài hạn cho dù tỷ lệ này chưa vượt quá
giới hạn được phép và càng rủi ro hơn nếu việc sử dụng vốn không có hiệu quả.
- Trong thời gian qua, cơ cấu tín dụng có những thay đổi về đối tượng cho vay.
Tỷ lệ cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có
gia tăng đã tạo môi trường bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp trong vấn đề
tiếp cận với vốn vay Ngân hàng, đặc biệt trong giai đoạn 2005- nay các đối tượng này
càng được chú trọng phát triển khi các NHTMCP phát triển mạnh (mô hình ngân hàng
bán lẻ). Tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay chiếm khoảng từ 43-

47% trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng.
2.3.4 Thị phần huy động vốn và cho vay vốn của các NHTM
Thị phần huy động vốn
Năm 2006 2007 2008
NHTM NN 43,6

35,3

29,5

NHTM CP 38,4

46,3

53,3

NH LD 2,7

2,5

2,5

NHNNg 15,3

15,9

14,6

Tổng cộng 100,0


100,0

100,0


Thị phần cho vay
Năm 2006 2007 2008
NHTM NN 36,3

30,8

26,5

NHTM CP 38,8

46,8

48,7

NH LD 3,4

2,9

2,8

NHNNg 21,5

19,5

22,0


Tổng quan hệ thống NHTM và hoạt động của NHTM

GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh HVTH: Nguyễn Việt Trung
14

Tổng cộng 100,0

100,0

100,0

“Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN-Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh”
Trong giai đoạn 2006-2008 thị phần huy động vốn và cho vay vốn có sự thay đổi
theo hướng thị phần của các NHTMCP, NHLD, NHNNg có xu hướng tăng cao, đặc
biệt là hệ thống NHTMCP chiếm thị phần cao nhất. Xu hướng này gắn liền với quá
trình phát triển của hệ thống NHTMCP với chiến lược kinh doanh đa dạng, hợp lý,
mạng lưới chi nhánh tăng nhanh, sản phẩm đa dạng linh hoạt… nhằm phục vụ tốt hơn
cho nhu cầu của khách hàng nên đã thu hút được nhiều khách hàng.
2.4 Dịch vụ thanh toán
Đây là hoạt động có bước phát triển nhanh và đạt được những kết quả rất tích
cực. Chính quá trình phát triển và ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động thanh
toán đã tạo ra khả năng thanh toán nhanh, chính xác, an toàn và bảo mật. Với những
ưu điểm đó hoạt động dịch vụ thanh toán đã mang lại lợi ích kinh tế thực sự cho khách
hàng và nền kinh tế, thu hút và hấp dẫn nhiều khách hàng đến giao dịch và thanh toán
với Ngân hàng. Trong đó, nổi bật nhất là hoạt động chuyển tiền điện tử, dịch vụ thẻ,
thanh toán trực tuyến. Bênh cạnh đó, mô hình giao dịch một cửa cũng đem lại sự thuận
tiện cho khách hàng trong quá trình giao dịch , tạo cho hoạt động thanh toán của Ngân
hàng Thương mại trên địa bàn có nhiều ưu thế trong quá trình cạnh tranh và phát triển.
Tất cả những yếu tố đó đã góp phần thúc đẩy và mở rộng hoạt động thanh toán không

dùng tiền mặt qua Ngân hàng.
Hệ thống mạng lưới máy ATM và cổng POS ngày càng mở rộng: năm 2005 số
lượng máy ATM được lắp đặt là: 125 máy; số máy POS (máy đọc thẻ) được phát triển
là 2.456 máy . Tổng số máy ATM được lắp đặt trong năm 2006 trên địa bàn là 114
máy phát triển trong năm 2006 đưa tổng số máy ATM trên địa bàn hiện nay đạt: 543
máy; tổng số điểm chấp nhận thanh toán thẻ (cổng POS) trên địa bàn hiện nay là đạt
8.306 điểm. Đến cuối năm 2007 tổng số lượng máy ATM trên địa bàn là 942 máy và
cổng POS là 10.252. Như vậy tính chung cả máy ATM và máy POS thì hệ thống điểm
thanh toán thẻ ATM và chấp nhận thanh toán thẻ trên địa bàn hiện nay đạt 11.194
điểm.
Tổng quan hệ thống NHTM và hoạt động của NHTM

GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh HVTH: Nguyễn Việt Trung
15

Dịch vụ thẻ đặc biệt là thẻ ATM trong 2006 tiếp tục sự phát triển với tốc độ
cao. Đến tháng 10/2007 tổng số thẻ ATM đạt 2.526.996 thẻ. Trong đó riêng năm 2006
các TCTD trên địa bàn đã phát hành 680.477 thẻ, tăng 1,14 lần so với năm 2005 (tổng
số thẻ ATM phát hành trong năm 2005 là: 598.372 thẻ). Tổng doanh số thẻ ATM năm
2006 đạt 17.057 tỷ, gấp 1,34 lần so với năm 2005 đến cuối năm 2007 tổng doanh số
hoạt động của thẻ đạt 76.500 tỷ đồng.
Trong xu thế phát triển nhanh và hiệu quả của hoạt động thanh toán trên địa bàn
TP.HCM có thể thấy hoạt động dịch vụ thanh toán thẻ, mà đặc biệt là dịch vụ thẻ
ATM đã phát triển rất nhanh với số thẻ lũy kế từ 114.411 thẻ vào năm 2005 tăng lên
2.525.996 thẻ vào năm 2007. Cùng với việc tăng số lượng thẻ, doanh số thanh toán
qua thẻ cũng tăng rất nhanh từ 204 tỷ đồng năm 2001 lên 25.745 tỷ đồng vào năm
2005 và 76.500 tỷ đồng vào năm 2007. Như vậy có thể thấy sự phát triển của số lượng
thẻ cũng như doanh số thanh toán qua thẻ có tốc độ tăng rất nhanh, với tốc độ phát
triển như thế sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân
hàng phát triển.

2.5 Dịch vụ khác
Bên cạnh hoạt động thanh toán thì các hoạt động dịch vụ khác như dịch vụ
ngoại hối, dịch vụ thanh quốc tế, thanh toán mậu dịch và phi mậu dịch, dịch vụ kiều
hối, dịch vụ ngân quỹ, các hoạt động về tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ quyền lựa chọn, bảo
hiểm tỷ giá… của Ngân hàng Thương mại cũng tiếp tục phát triển. Với cơ chế quản lý
ngoại hối được điều chỉnh theo hướng tự do hóa các giao dịch vãng lai và từng bước
nới lỏng các giao dịch vốn, điều hành tỷ giá linh hoạt, các nghiệp vụ phái sinh đã hình
thành và đi vào cuộc sống, hệ thống mạng lưới Ngân hàng phát triển cùng với cơ sở
vật chất ngày càng hiện đại đã tạo điều kiện cho các hoạt động dịch vụ này phát triển
một cách có hiệu quả hơn
2.6 Đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM trên địa bàn TP.HCM
Bảng: Chênh lệch thu nhập - chi phí của các NHTM
Chênh lệch
TN-CP
2006 2007 2008
Tổng quan hệ thống NHTM và hoạt động của NHTM

GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh HVTH: Nguyễn Việt Trung
16

1. NHTMNN 2755

4126

3.176

2. NHTMCP 2676

4915


5.246

3. NHLD 153

180

437

4. NHNNg 868

1406

1.788

Tổng cộng 6.452 10.627 10.647

Tốc độ tăng (%) 26,20 64,7 0.19

Qua bảng ta thấy chênh lệch thu nhập - chi phí của các NHTM có tốc độ tăng
trưởng rất cao và liên tục qua các năm: đến cuối tháng 9/2006 tổng lợi nhuận (trước
thuế) của các TCTD trên địa bàn đạt 5.621, tăng 9% so với năm 2005. Kết quả kinh
doanh năm 2007 đạt 10.627 tỷ đồng, tăng 64,7% so năm 2006, trong đó NHTMNN
chiếm 34,2%, NHTMCP chiếm 48,1%, NHNNg chiếm 14,2, NHLD chiếm 3,5% tổng
lợi nhuận.
Qua bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận của khối NHTMCP có tốc độ tăng trưởng
cao và có xu hướng tăng nhanh về thị phần lợi nhuận, trong khi đó thị phần lợi nhuận
của khối NHTMNN có khuynh hướng giảm. Điều này gắn liền với sự phát triển của
khối NHTMCP cả về số lượng và chất lượng hoạt động.
2.7 Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại và hạn chế
2.7.1. Khả năng cạnh tranh còn thấp:

- Vốn thấp: Mặc dù trong những năm qua, vốn điều lệ của các NHTM trên địa
bàn thành phố liên tục tăng trưởng, tuy nhiên quy mô vốn vẫn còn hạn chế nhiều so
với các Ngân hàng nước ngoài. Hiện nay bình quân vốn điều lệ của một NHTM trên
địa bàn đạt 1.700 tỷ, (tương đương 100 triệu USD – trong khi đó mức bình quân của
một Ngân hàng nước ngoài là 500 triệu USD). Đây là hạn chế, khó khăn đối với các
Ngân hàng trên địa bàn trong quá trình mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh,
đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Hạn chế về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng: Hầu hết các ngân hàng thực hiện
huy động vốn chủ yếu dưới dạng tiền gửi và cấp tín dụng dưới hình thức cho vay. Hệ
thống dịch vụ ngân hàng còn đơn điệu, các dịch vụ ngân hàng điện tử chưa phát triển
mạnh, vẫn còn hạn chế về chất lượng tiện ích và hiệu quả kinh tế còn thấp .
Tổng quan hệ thống NHTM và hoạt động của NHTM

GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh HVTH: Nguyễn Việt Trung
17

- Thị trường dịch vụ ngân hàng chưa phát triển đúng mức, một số dịch vụ ngân
hàng như: dịch vụ tài khoản, séc, thẻ thanh toán, quản lý tài sản, tín dụng cầm cố,… đã
triển khai thực hiện nhưng chưa phát triển mạnh và rộng rãi về số lượng và chất lượng.
Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các TCTD thuộc các
thành phần kinh tế khác nhau do có sự phân biệt đối xử giữa các loại hình TCTD, giữa
các TCTD trong nước và TCTD nước ngoài. Phương thức cạnh tranh chủ yếu là mở
rộng mạng lưới, cạnh tranh giá, chưa thật sự quan tâm đến việc cạnh tranh thông qua
chất lượng dịch vụ, ứng dụng công nghệ thông tin, thương hiệu của ngân hàng và các
TCTD .
Chính những hạn chế này tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của các
Ngân hàng trong nước nói chung và các Ngân hàng trên địa bàn TP nói riêng, đặc biệt
trong điều kiện hội nhập kinh tế đã và đang diễn ra trong lĩnh vực hoạt động ngân
hàng, theo đó các lợi thế về khai thác vốn; về các hoạt động dịch vụ của các NHTM
trên địa bàn sẽ giảm khi các hạn chế và rào cản được gỡ bỏ.

2.7.2 Hiệu quả hoạt động chưa cao: thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập (số liệu thiếu), trong khi đó đây là hoạt động luôn
tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, có ảnh hưởng rất nhiều đến tính ổn định của sự tăng trưởng,
chất lượng tăng trưởng. Điều này thể hiện rõ trong bảng sau:
STT Loại hình dịch vụ ngân hàng xếp theo thứ tự ưu tiên %
1 Dịch vụ tín dụng 40
2 Dịch vụ thanh toán 20
3 Dịch vụ huy động vốn 15
4 Dịch vụ ngoại hối 10
5 Dịch vụ thẻ 8
6 Dịch vụ phái sinh, tư vấn đầu tư, dịch vụ khác 7
- Mặt khác chất lượng tín dụng của NHTM trên địa bàn chưa cao, khoản nợ xấu
(bao gồm nợ quá hạn, khoản nợ chờ xử lý, nợ liên quan đến vụ án, nợ khoanh còn
chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng dư nợ cho vay của hệ thống NHTM trên địa bàn thành
phố. Trong giai đoạn 2005-2007 do thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán
Tổng quan hệ thống NHTM và hoạt động của NHTM

GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh HVTH: Nguyễn Việt Trung
18

tăng trưởng nóng đã tạo động lực cho các NHTMCP (những NHTMCP quy mô nhỏ,
mới được thành lập) đẩy mạnh cho vay vào các lĩnh vực này. Đặc biệt những tháng
cuối năm 2007 và đầu năm 2008 khi các NHTM thực hiện Chỉ thị số 03/2007/CT-
NHNN ngày về việc đưa tổng dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán/tổng dư
nợ xuống dưới 3% thì các NHTM tiếp tục đẩy mạnh dư nợ cho vay bất động sản. Do
đó trong hai năm 2007-2008 tỷ lệ nợ xấu của các NHTM có xu hướng tăng khi thị
trường chứng khoán suy giảm và thị trường bất động sản đóng băng. Mặc dù tỷ lệ Nợ
quá hạn/Tổng dư nợ vẫn nằm trong giới hạn theo thông lệ quốc tế (có thể chấp nhận
được ở mức từ 3%-5%) nhưng điều này cho thấy ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
tăng trưởng, đến hiệu quả của sự phát triển.

2.7.3. Hạn chế về năng lực quản lý, điều hành
- Trình độ quản trị, quản lý; trình độ công nghệ và nguồn nhân lực của các
NHTM trên địa bàn còn thấp so với các NHNNg, ngân hàng liên doanh. Trình độ cán
bộ quản lý và kinh doanh của các TCTD còn hạn chế, chưa đủ khả năng tiếp cận và
làm chủ được công nghệ mới, quản trị kinh doanh và quản trị rủi ro so với yêu cầu
kinh doanh theo cơ chế thị trường và hiện đại hóa công nghệ trong hệ thống ngân hàng
2.7.4 Hạn chế về ứng dụng công nghệ
Sự phát triển công nghệ không đồng đều giữa các ngân hàng, một số TCTD trên
địa bàn đã tiếp cận và ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại đạt trình độ không thua
kém các Ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên vẫn còn một số NHTM khác trình độ công
nghệ vẫn còn thấp, ảnh hưởng đến khả năng phát triển các hoạt động dịch vụ ngân
hàng. Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển sản phẩm và tính liên kết
sản phẩm, dịch vụ ngân hàng còn thấp.
2.7.5 Về phát triển mạng lưới chi nhánh
Mạng lưới kênh phân phối của các TCTD chưa được phát triển hợp lý. Phát
triển mạng lưới chi nhánh được xem như công cụ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường và
thị phần chủ yếu của các TCTD hiện nay – Điều này có thể làm làm tăng thêm chi phí,
hạn chế hiệu quả kinh tế và không phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới ngân
hàng theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội .
Tổng quan hệ thống NHTM và hoạt động của NHTM

GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh HVTH: Nguyễn Việt Trung
19

2.7.6 Sự liên kết giữa các TCTD còn hạn chế
Sự liên kết trong hoạt động ngân hàng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát
triển của các Ngân hàng nói riêng và đối với toàn hệ thống ngân hàng nói chung, bởi
tính chất đặc thù trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên sự liên kết, phối
hợp giữa các TCTD trên địa bàn còn hạn chế. Trong đó các hình thức cạnh tranh
không lành mạnh về lãi suất, về thị phần… đã tác động ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả

hoạt động của các TCTD, đến thị trường tiền tệ. Mặt khác sự thiếu phối hợp trong các
hoạt động dịch vụ, đặc biệt trong dịch vụ thẻ đã ảnh hưởng đến hiệu quả vốn đầu tư
cũng như hạn chế tính tiện ích, tiện lợi của khách hàng sử dụng thẻ. Đây là những hạn
chế mà các TCTD trên địa bàn cần đặc biệt quan tâm để có giải pháp phát triển.
2.7.7 Hạn chế của các NHTM sau khi gia nhập WTO
+ Bối cảnh giai đoạn 2006- những tháng đầu năm 2008
Nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam nhiều làm tăng tổng phương tiện thanh
toán trong khi các biện pháp trung hòa của NHNN chưa phát huy hết hiệu quả nên tạo
áp lực tới lạm phát.
Chính sách tài khóa nới lỏng và tình trạng thâm hụt NSNN diễn ra nhiều năm
liên tục ở mức 5%GDP đã tạo áp lực cho Chính phủ vay nợ nước ngoài để bù đắp
thâm hụt; đầu tư dàn trải trong khi hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp.
Chính sách tiền tệ nới lỏng làm cho tốc độ tín dụng tăng cao hơn rất nhiều so
với GDP trong nhiều năm liên tục.
Lạm phát thế giới tăng cao trong điều kiện nền kinh tế mở
Làm cho tỷ lệ lạm phát tại việt Nam tăng rất cao trong hai năm 2007-2008
+ Khi tình hình kinh tế vĩ mô có dấu hiệu tiêu cực và Chính phủ, NHNN áp
dụng những biện pháp để kiềm chế lạm phát thì hệ thống NHTM đã bộc lộ một số yếu
điểm sau:
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm 2007 lên tới 53,7% so với năm 2006
khi nhu cầu tín dụng tăng cao, đặc biệt là nhu cầu cho vay đầu tư kinh doanh chứng
khoán và bất động sản. Tăng trưởng tín dụng nhanh khiến cho rủi ro của ngân hàng
Tổng quan hệ thống NHTM và hoạt động của NHTM

GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh HVTH: Nguyễn Việt Trung
20

tăng lên trong đó rủi ro thanh khoản (tỷ lệ dư nợ/huy động ở mức cao). Điều này bộc
lộ rõ trong những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008 khi thị trường có sự biến
động và rất nhiều các NHTM lâm vào tình trạng khó khăn về thanh khoản.

- Quản trị rủi ro thanh khoản (nguồn và sử dụng nguồn)
- Không tuân thủ các quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn (sử dụng vốn thị trường
II cho vay thị trường I)
- Điều kiện cho vay dễ dàng, chạy theo chỉ tiêu lợi nhuận
- Năng lực cạnh tranh của các NHTM thấp (vốn, quản trị, công nghệ, sản phẩm
dịch vụ…)
+ Trong năm 2008, khi hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới ngày
càng trầm trọng và ảnh hưởng tới nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam trên một số
phương diện sau:
- Nguồn vốn đầu tư nước ngoài giảm
- Khả năng xuất khẩu giảm dẫn đến nguồn thu ngoại tệ giảm
- Khả năng suy giảm các nguồn kiều hối
- Tác động tới thị trường chứng khoán
- Tình hình kinh tế trong nước khó khăn và có hiện tượng NHTM thừa vốn cho
vay nhưng doanh nghiệp không vay được hoặc không muốn vay…








Tổng quan hệ thống NHTM và hoạt động của NHTM

GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh HVTH: Nguyễn Việt Trung
21

3. Một số giải pháp phát triển hệ thống NHTM
3.1 Định hướng

3.1.1 Tiếp tục cơ cấu lại toàn diện các NHTM theo Đề án cơ cấu lại các
NHTMNN và củng cố, và Đề án chấn chỉnh các NHTMCP
+ Tăng cường năng lực thể chế (cơ cấu lại tổ chức và hoạt động)
Sắp xếp lại tổ chức bộ máy của các NHTM từ trung ương đến chi nhánh. Đổi
mới tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh ở hội sở chính phù hợp với thông lệ quốc tế.
Mở rộng quan hệ đại lý, hợp tác kinh doanh, phát triển sản phẩm, ứng dụng và chuyển
giao công nghệ với các tổ chức tài chính nước ngoài. Xúc tiến hiện diện thương mại của
các NHTM Việt Nam tại các thị trường tài chính khu vực và quốc tế.
Mở rộng quy mô hoạt động đi đôi với tăng cường năng lực tự kiểm tra, quản lý
rủi ro, bảo đảm an toàn và hiệu quả kinh doanh. Bảo đảm để cơ quan kiểm toán nội bộ,
hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động độc lập và chuyên nghiệp. Phát triển hệ thống
thông tin tập trung và quản lý rủi ro độc lập, tập trung toàn hệ thống
+ Tăng cường năng lực tài chính (cơ cấu lại tài chính)
Lành mạnh hoá và nâng cao một cách nhanh chóng và căn bản năng lực tài chính
của các NHTM để bảo đảm các NHTM có đủ năng lực tài chính (về quy mô và chất
lượng). Tiếp tục tăng quy mô vốn điều lệ, tài sản có đi đôi với nâng cao chất lượng và
khả năng sinh lời của tài sản có; giảm tỷ trọng tài sản có rủi ro trong tổng tài sản có.
Các TCTD được thực sự tự chủ (về tài chính, hoạt động, quản trị điều hành, tổ
chức bộ máy, nhân sự), hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và được hoạt
động trong khuôn khổ pháp lý minh bạch, công khai, bình đẳng.
3.1.2 Định hướng chiến lược phát triển các tổ chức tín dụng nước ngoài
hoạt động tại Việt Nam
Tuân thủ các quy định của Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, các thỏa thuận
song phương khác với Nhật Bản, EU, các quy định của WTO (khi Việt Nam gia nhập)
và cam kết quốc tế về mở cửa thị trường dịch vụ tài chính - ngân hàng. Tiếp tục chủ
Tổng quan hệ thống NHTM và hoạt động của NHTM

GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh HVTH: Nguyễn Việt Trung
22


động nới lỏng các hạn chế về tiếp cận thị trường và hoạt động ngân hàng của các
TCTD nước ngoài tại Việt Nam theo lộ trình đã cam kết.
3.1.3 Định hướng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng
Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích được định hướng theo
nhu cầu của nền kinh tế trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ
ngân hàng truyền thống, đồng thời tiếp cận nhanh hoạt động ngân hàng hiện đại và dịch
vụ tài chính, ngân hàng mới có hàm lượng công nghệ cao. Trong đó, các TCTD Việt
Nam được hiện đại hóa, hoạt động đa năng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng đa dạng
với chất lượng cao, đạt trình độ phát triển tiên tiến trong khu vực và có khả năng cạnh
tranh quốc tế.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ ngân hàng của các TCTD Việt Nam
theo nguyên tắc thị trường, minh bạch, hạn chế bao cấp và chống độc quyền cung cấp
dịch vụ ngân hàng để từng bước phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng thông thoáng,
cạnh tranh lành mạnh, an toàn và hiệu quả.
3.1.4 Định hướng phát triển công nghệ và hệ thống thanh toán ngân hàng
Phát triển hạ tầng công nghệ ngân hàng hiện đại ngang tầm với các nước trong
khu vực dựa trên cơ sở ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin, điện tử tiên tiến và
các chuẩn mực, thông lệ quốc tế phù hợp với điều kiện Việt Nam. Phấn đấu xây dựng
hệ thống thanh toán ngân hàng an toàn, hiệu quả và hiện đại ngang tầm trình độ phát
triển của các nước trong khu vực (về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khuôn khổ thể chế và dịch
vụ thanh toán).
3.2 Giải pháp
3.2.1 Giải pháp đối với các NHTM
3.2.1.1 Tăng cường năng lực tài chính (nâng cao mức vốn tự có)
Đây là yếu tố quan trọng trong việc tạo niềm tin của dân chúng đối với NHTM;
tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô hoạt động, hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng
cạnh tranh của các NHTM. Trong thời gian tới đưa mức vốn tự có trung bình của một
NHTM lên mức khoảng trên 3.000 tỷ (tương đương khoảng 200 triệu USD) và tiến tới
đạt mức vốn tự có ngang bằng với các nước trong khu vực (500 triệu USD). Do đó các
Tổng quan hệ thống NHTM và hoạt động của NHTM


GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh HVTH: Nguyễn Việt Trung
23

NHTM phải tiếp tục nâng cao mức vốn tự có thông qua nhiều hình thức khác nhau
như:
Đối với các NHTMNN:
- Nhà nước cấp vốn cho các NHTMNN.
- Cho phép các NHTMNN giữ lại các khoản thuế phải nộp hoặc quy định một
mức thuế phải nộp cố định trong một khoảng thời gian để tăng vốn tự có.
- Đẩy mạnh việc xử lý các khoản nợ tồn đọng, nợ khoanh để tăng vốn tự có.
- Cổ phần hóa các NHTMNN theo phương thức phát hành cổ phiếu mới để tăng
vốn tự có và phát hành cổ phiếu ưu đãi với lãi suất hấp dẫn. Thu hút nguồn vốn từ các
nhà đầu tư nước ngoài, Nhà nước có thể cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ
phần của NHTMQD với lượng cổ phần tối đa không được vượt quá một tỷ lệ qui định,
nhằm tránh tình trạng bị thâu tóm bởi các tập đoàn tư bản nước ngòai
- Khuyến khích phát hành các giấy nợ thứ cấp với thời hạn dài.
Đối với các NHTMCP:
- Thực hiện đúng lộ trình tăng vốn theo quy định của Chính phủ
- Nguồn từ bên trong: nâng cao năng lực hoạt động nhằm tăng nguồn vốn tự có
thông qua việc trích lập các quỹ, tỷ lệ lợi nhuận giữ lại…việc tăng vốn phải đảm bảo
được yêu cầu gắn liền với tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao quy mô và chất
lượng tài sản có.
- Nguồn vốn từ bên ngoài: kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư bên ngoài, phát hành
cổ phiếu, trái phiếu…Trong đó đặc biệt chú trọng tới các hình thức phát hành cổ phiếu
ra công chúng thông qua thị trường chứng khoán, gọi vốn từ các tổ chức tài chính,
NHNNg…
- Tiến hành sáp nhập, hợp nhất đối với những NHTMCP có quy mô nhỏ, năng
lực tài chính thấp, khả năng cạnh tranh kém, hiệu quả hoạt động không cao…vào các
NHTMCP lớn, có khả năng cạnh tranh tốt và hiệu quả hoạt động cao.

3.2.1.2 Phát triển dịch vụ ngân hàng
Tổng quan hệ thống NHTM và hoạt động của NHTM

GVHD: TS.Lại Tiến Dĩnh HVTH: Nguyễn Việt Trung
24

Phát triển dịch vụ ngân hàng phải kết hợp hài hòa các quan điểm kinh tế vĩ mô,
với vai trò can thiệp của Nhà nước trên nguyên tắc thị trường và quan điểm kinh doanh
của các TCTD. Phát triển dịch vụ ngân hàng gắn với tăng cường cung ứng dịch vụ
ngân hàng đáp ứng nhu cầu của thị trường và phù hợp yêu cầu hội nhập kinh tế quốc
tế. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng truyền thống và mở rộng
phát triển các dịch vụ ngân hàng mới, hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ, phù hợp
với khả năng quản lý và nhu cầu thị trường. Theo đó giải pháp phát triển một số dịch
vụ ngân hàng cụ thể như sau:
+ Dịch vụ huy động vốn: Đa dạng hóa các phương thức và hình thức huy động
vốn, huy động vốn bằng ngoại tệ, VND, huy động tối đa các nguồn vốn trong nước và
nước ngoài. Đẩy mạnh các hình thức huy động tiết kiệm dân cư và phát hành giấy tờ
có giá, gắn các hình thức huy động vốn với các sản phẩm dịch vụ khác như thanh toán,
quản lý tài sản…; thay đổi cơ cấu nguồn vốn huy động theo hướng tăng nguồn vốn
huy động trung, dài hạn, trong đó đẩy mạnh phát hành các công cụ nợ và trái phiếu
phù hợp thông lệ quốc tế và đủ điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán.
+ Dịch vụ tín dụng và đầu tư: Đa dạng hóa các dịch vụ tín dụng, mở rộng tín
dụng và tạo điều kiện cho vay thuộc mọi thành phần kinh tế theo nguyên tắc thị
trường; hình thành thị trường tín dụng cạnh tranh, bình đẳng lành mạnh; đổi mới cơ
chế, thủ tục cấp tín dụng theo hướng đơn giản, thuận tiện, phù hợp; triển khai các hình
thức cấp tín dụng mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng…tăng trưởng tín dụng đi
đôi với việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng tăng trưởng tín dụng hạn chế sự gia tăng nợ
xấu.
+ Dịch vụ thanh toán: Phát triển dịch vụ thanh toán đa dạng theo hướng thanh
toán không dùng tiền mặt, các dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ thẻ… nhằm nâng

cao chất lượng dịch vụ và tiện ích, an toàn cho khách hàng; tăng cường liên kết và hợp
tác của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, phát triển hệ thống giao dịch tập
trung, giao dịch trực tuyến, giao dịch tự động…; hiện đại hóa hạ tầng công nghệ và hệ
thống thanh toán an toàn, nhanh chóng, hiệu quả, chính xác.

×