Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

HOA KỲ HỌC: MIỀN BIÊN ẢI, MIỀN TÂY VÀ TRẢI NGHIỆM CỦA NƯỚC MỸ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.37 KB, 6 trang )

HOA KỲ HỌC:
MIỀN BIÊN ẢI, MIỀN TÂY VÀ TRẢI NGHIỆM CỦA NƯỚC MỸ
Biên giới - ranh giới giữa lãnh thổ đã có người định cư với vùng đất chưa có
người ở - bắt đầu từ Jamestown và Plymouth Rock. Biên giới dịch chuyển về phía
Tây suốt chiều dài gần 300 năm, băng qua những vùng đất hoang sơ, rợp bóng
rừng và những đồng bằng trống trải cho đến khi cuộc điều tra dân số cứ mười năm
một lần tiến hành năm 1890 cho thấy chí ít, Hợp chủng quốc không còn nhận thấy
ranh giới phân chia định cư một cách rõ ràng nữa.
Vào thời đó, đối với nhiều người, một chương lịch sử dài đã khép lại - một
chương sử mà ở đó đất nước đã vươn lên từ vài thương điếm nhỏ mang dấu ấn văn
minh của người Anh tới vị thế của một quốc gia độc lập có bản sắc riêng. Người ta
dễ dàng có thể tin rằng quá trình khai hoang và hậu khai hoang, cứ thế liên tục
diễn ra khi người ta đi chinh phục một lục địa mới, chính là nhân tố quyết định tới
sự phát triển của quốc gia non trẻ này.
Năm 1893, nhà sử học Frederick Jackson Turner, khi thể hiện một cảm xúc
thường thấy ở nhiều người như ông hồi đó, đã tuyên bố chính miền biên giới đã
khiến cho nước Mỹ không phải là một khúc thừa của châu Âu. Miền biên cương
đã giúp tạo nên một dân tộc có văn hóa có lẽ thô ráp hơn của châu Âu nhưng giàu
thực tế, nhiệt huyết, cá tính và dân chủ hơn. Sự tồn tại của những khu vực đất tự
do rộng lớn đã giúp tạo nên một dân tộc có nhiều chủ sở hữu và là van an toàn cho
những tâm tư uẩn khúc ở các thành phố và những nơi định cư quá đông. Những
phân tích của ông hàm ý một nước Mỹ không có miền biên ải hẳn sẽ rất giống như
một châu Âu rệu rã, với những chế độ xã hội bị phân tầng, xung đột giai cấp và
hiếm có cơ hội tốt.
Sau hơn một trăm năm, các học giả vẫn còn tranh luận về tầm quan trọng của
miền biên ải trong lịch sử Hoa Kỳ. Rất ít người cho rằng miền biên ải giờ đây vẫn
còn mang ý nghĩa quan trọng quyết định như Turner đã nêu. Một số người thậm
chí còn đi xa hơn bằng cách bác bỏ lập luận của Turner. Họ cho rằng ông đã lãng
mạn hóa cả một quá trình lịch sử đẫm máu và nước mắt - với những dấu ấn như
cuộc chiến chinh phục Mexico, cách thức đối xử gần như diệt chủng với các bộ lạc
da đỏ và tàn phá môi trường. Họ cho rằng những hình ảnh thường thấy ở miền


biên giới là chỉ là khổ ải và thất bại.
Dẫu vậy, thật khó có thể tin rằng ba thế kỷ dài trong phong trào Tây tiến lại
không có tác động nào tới bản sắc dân tộc. Chúng ta hãy nhớ lại, những nhà quan
sát đầy tinh tế người nước ngoài như học giả người Pháp Alexis de Tocqueville lại
mê mẩn trước miền Tây Hoa Kỳ. Thực vậy, khu vực định cư cuối cùng ở biên giới
- một vùng đất rộng thênh thang, trải dài từ Texas lên phía Bắc cho tới tận biên
giới Canada mà ngày nay người Mỹ gọi chung là miền Tây - dường như vẫn mang
những lý tưởng đặc trưng nhất về chủ nghĩa cá nhân, dân chủ và cơ hội hiện hữu
rõ ràng hơn nhiều so với phần còn lại của nước Mỹ. Có lẽ chúng ta cũng có thể
phát hiện thấy rằng nhiều người ở nhiều vùng đất khác, khi nghe thấy hai tiếng
người Mỹ cũng đều liên tưởng ngay tới biểu tượng của vùng biên giới cuối cùng
đó - "cao bồi".
HAI NƯỚC MỸ

K hông một vị khách nào đến thăm nước Mỹ lại để lại một ghi chép tỉ mỉ về
những cuộc du hành và quan sát của mình hơn nhà văn và nhà luận thuyết chính trị
người Pháp Alexis De Tocqueville. Cuốn Nền dân chủ ở Mỹ của ông được ấn
hành lần đầu tiên năm 1835 đã trở thành một trong số những phân tích sắc bén và
thấu đáo từ bên trong đời sống xã hội và chính trị của nước Mỹ. Tocqueville là
một nhà quan sát rất thông thái, vì vậy ông không thể không phê phán nước Mỹ,
tuy nhiên nhận định phán xét của ông về căn bản là tích cực. Ông viết "Chính phủ
của nền dân chủ đem lại khái niệm về quyền chính trị cho những tầng lớp công
dân bình thường nhất, cũng như việc phân phối của cải đem lại nhận thức rằng ai
cũng có quyền sở hữu tài sản". Tuy nhiên, Tocqueville chỉ là một trong số nhiều
nhà tư tưởng lo lắng rằng liệu một sự bình đẳng sơ đẳng như vậy có thể tồn tại hay
không trong cuộc chạm trán với hệ thống nhà máy đang phát triển vốn đã đe dọa
tạo ra những chia rẽ giữa những người công nhân công nghiệp và tầng lớp quý tộc
kinh doanh mới.
Những khách du lịch khác thì kinh ngạc với sự tăng trưởng và sức sống của
nước Mỹ nơi mà họ có thể nhìn thấy ở khắp mọi nơi những biểu hiện rõ ràng về sự

phát triển thịnh vượng và sự phát triển mạnh mẽ trong nông nghiệp, thương mại và
dịch vụ công cộng tuyệt vời. Nhưng những nhận định lạc quan như thế về hiện
trạng nước Mỹ tất nhiên không phải là phổ biến. Nhà văn người Anh Charles
Dickens, người đã đi thăm nước Mỹ lần đầu tiên vào những năm 1841 - 1842 là
một người hoài nghi về điều này. "Đây không phải là nền cộng hòa mà tôi đến để
tận mắt chứng kiến - ông viết trong một lá thư - Đây không phải là nền cộng hòa
trong trí tưởng tượng của tôi Tôi càng nghĩ về tuổi trẻ và sức mạnh của nó bao
nhiêu thì nó hiển hiện trước mắt tôi càng nghèo nàn và tầm thường bấy nhiêu ở
trên mọi phương diện. Trong tất cả những gì nền cộng hòa ấy đã phô trương - trừ
có nền giáo dục toàn dân và sự chăm sóc trẻ em nghèo thì nó đã chìm nghỉm thực
sự dưới cái mức mà tôi đã từng mong đợi".
Dickens không phải là người duy nhất. Trong thế kỷ XIX cũng như suốt chiều
dài lịch sử của mình, nước Mỹ đã sản sinh ra những điều kỳ vọng và tình cảm
mạnh mẽ vốn thường không thỏa mãn, đồng ý với cái hiện thực vừa phàm tục, vừa
phức tạp hơn thế. Sự đa dạng và rộng lớn của nước Mỹ non trẻ đã gây nên khó
khăn cho việc thống nhất và kéo theo sự mâu thuẫn: nước Mỹ là một xã hội vừa
yêu chuộng tự do, vừa duy trì chiếm hữu nô lệ, là một quốc gia có lãnh thổ mở
rộng và lãnh thổ nguyên thủy, vừa là một xã hội gồm những đô thị được hình
thành trên nền tảng của sự phát triển thương mại và công nghiệp hóa.
MIỀN ĐẤT HỨA
Cho tới năm 1850, lãnh thổ Hoa Kỳ đã trải rộng trên các cánh rừng, đồng bằng
và núi non. Hai mươi ba triệu người trong một Liên minh gồm 31 bang sống trên
một lãnh thổ bao la. Ở miền Đông, công nghiệp bùng nổ và phát triển. Ở miền
Trung Tây và miền Nam, nông nghiệp hưng thịnh. Sau năm 1848, các mỏ vàng ở
California đã rót dòng suối vàng vào các kênh thương mại.

Các bang ở vùng New England và Trung Đại Tây Dương là những trung tâm
chính của các ngành công nghiệp, thương mại và tài chính. Sản phẩm cơ bản của
các vùng này là hàng dệt, gỗ, vải vóc, máy móc, da và len. Đồng thời ngành hàng
hải đã đạt tới đỉnh cao của sự thịnh vượng. Những chiếc tàu mang cờ Mỹ chạy

ngang dọc các đại dương, mang theo hàng hóa của mọi quốc gia.
Miền Nam từ Đại Tây Dương tới sông Mississippi và xa hơn là một nền kinh tế
tập trung vào nông nghiệp. Thuốc lá sợi rất quan trọng với nền kinh tế của các
bang Virginia, Maryland và Bắc Carolina. Ở bang Nam Carolina, lúa là loại cây
trồng phổ biến. Khí hậu và đất đai ở bang Louisiana đã khuyến khích việc trồng
mía đường. Nhưng cuối cùng thì bông lại là sản phẩm chủ lực của miền Nam và
miền Nam nổi tiếng nhờ trồng bông. Cho tới năm 1850, miền Nam nước Mỹ đã
trồng hơn 80% sản lượng bông toàn thế giới. Nô lệ là người trồng tất cả các loại
cây này.
Miền Trung Tây với các thảo nguyên mênh mông và dân số gia tăng nhanh
chóng đã trở nên hưng thịnh. Người châu Âu và các khu vực định cư lâu đời hơn ở
Mỹ cần các sản phẩm từ lúa mì và thịt của vùng này. Việc áp dụng các máy móc
công cụ tiết kiệm lao động - nổi bật nhất là máy gặt McCormick (một loại máy
gặt) - đã khiến cho sự gia tăng không gì sánh được của sản xuất nông nghiệp trở
thành hiện thực. Trong khi đó sản lượng các vụ thu hoạch lúa mì của Mỹ đã tăng
từ 35 triệu hec-to-lít năm 1850 lên khoảng 61 triệu hec-to-lít năm 1860, và hơn
một nửa phần sản lượng ấy được trồng ở miền Trung Tây.

Một yếu tố tác động quan trọng cho sự thịnh vượng của nước Mỹ là sự cải tiến
mạnh mẽ trong các thiết bị giao thông vận tải: từ năm 1850 đến năm 1857, dãy núi
Applachian, vật chướng ngại cản trở giao thông đã bị năm con đường sắt chính
xuyên qua nối miền Trung Tây với miền Đông Bắc. Những con đường nối kết đó
đã thiết lập quyền lợi kinh tế, củng cố liên minh chính trị của liên bang từ năm
1861 đến năm 1865. Miền Nam bị tụt hậu. MÃi cho tới cuối thập niên 1850 mới
có đường xe lửa thông suốt chạy qua những ngọn núi nối liền hạ lưu sông
Mississippi với miền Nam vùng bờ biển Đại Tây Dương.

×