Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Hỗ trợ xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sanh Nhật Bản - 8 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.97 KB, 12 trang )

khích phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh dịch
vụ nghiên cứu thị trường và phân tích thông tin, rất cần phát triển thêm các dịch vụ
khác như dịch vụ phân tích tài chính, bao gồm phân tích rủi ro về tỷ giá , dịch vụ
pháp lý để các doanh nghiệp tham khảo trong quá trình thực hiện hợp đồng .
* Tiếp tục đẩy mạnh và cải cách hành chính, cắt giảm chi phí cho xuất khẩu và kiện
toàn công tác xúc tiến
Về vấn đề chi phí vào cho xuất khẩu đã được nhiều nghiên cứu trong nước và ngoài
nước đề cập đến. Cần rà soát lại các khoản phí đang thu vào hàng xuất khẩu ở khu
vực biên giới, kể cả phí có hoá đơn và chứng từ. Làm thế nào để bảo đảm quỳên lợi
cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh,tránh những khoản chi phí trùng lặp không cần thiết.
* Tăng cường ưu đãi đầu tư sản xuất kinh doanh hàng TCMN
Với hệ thống chính sách khuyến khích, ưu đài hiện hành thì sản xuất kinh doanh nội
địa các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ thuộc các
ngành nghề truyền thống đươch ưu đãi ở mức cao hơn các mặt hàng TCMN khác
không thuộc các ngành truyền thống . Nhưng trong trường hợp xuất khẩu ( nếu xuất
khẩu trị giá trên 30%giá trịhàng hoá sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ) thì
mức ưu đãi không có gì khác biệt giữa hàng thủ công mỹ nghệ thuộc nghành nghề
truyền thống và các hàng hoá xuất khẩu khác.
Giải quyết mọi vướng mắc do chế độ thuế gây ra cho hàng TCMN
Hiện nay đối với hàng thêu, đan, móc thường gặp phải những vướng mắc do chế độ
thuế gây ra. Những vướng mắc ở đây tương tự như vướng mắc giữa các nghành
may-dệt sợi. Nguyên liệu để làm hàng thêu, ren, móc phần lớn là nguyên liệu sản
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
xuất trong nước, Giá của vải, chỉ, len… cung cấp cho các cơ sở sản xuất thủ công
mũ nghệ đều đã có thuế nhập khẩu thu trên nguyên liệu sản xuất ra vải, chỉ , len đó.
Do khoản thuế này không được hoàn trả nên giá thành của ta bao giờ cũng cao hơn
Trung Quốc, rất khó cạnh tranh. Chính phủ và Nhà nước nên xem xét lại việc cắt
giảm thuế cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, xuất khẩu hàng TCMN sao cho hợp
lý hơn.
Có chính sách khuyến khích, ưu đãi hiện có đối với các nghành nghề truyền thống


và các nghệ nhân.
Vì hàng TCMN có những đặc điểm riêng biệt ngoài những lợi ích như những hàng
hoá thông thường khác nó còn truyền bá về hình ảnh và đất nước con người Việt
Nam nên Nhà Nước cần có chính sách ưu đãi riêng.
Thành lập mới hoặc mở rộng các cơ sở sản xuất kinh doanh các mặt hàng thủ công
mỹ nghệ.
Thực trạng hiện nay là các đơn vị sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ đều
thiếu vốn, không vay được vốn hoặc không đủ sức vay vốn với lãi suất cao để tổ
chức sản xuất – kinh doanh (mua nguyên vật liệu để sản xuất hoặc mua sản phẩm để
tiêu thụ trong nước và xuất khẩu). Nhà nước nên nới lỏng quy tắc vay vốn cho các
đơn vị kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ.
Có chính sách ưu đãi cho các nghệ nhân có tay nghề cao và đóng góp nhiều cho sự
phát triển văn hoá dân tộc.Mở thêm các trường đào tạo nghề và có chính sách
khuyến khích với học viên.
Hỗ trợ nghiệp vụ về tín dụng và văn phòng
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Hàng thủ công mỹ nghệ thường chỉ bán theo từng lô nhỏ, hợp đồng nhỏ, nhiều
khách hàng nước ngoài muốn mua những lô hàng nhỏ để bán thử nghiệm thị trường,
không muốn mua theo phương thức trả tiền ngay…
Để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ , đề nghị cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu các loại hàng này theo
phương thức trả chậm, phương thức gửi bán hoặc đại lý bán hàng ở nước ngoài, có
sự bảo l•nh tín dngj xuất khẩu của Ngân hàng hoặc quỹ hỗ trợ xuất khẩu.
Đề nghị chính chủ giao cho ngân hàng Nhà nước hướng dẫn các ngân hàng thương
mại thực hiện ưu đãi về lãi suất và kéo dài thời gian cho vay vốn đáp ứng nhu cầu
kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ theo các phương thức trên.
Trong trường hợp cần thiết, đề nghị các ngân hàng hay quỹ hỗ trợ xuất khẩu bảo
l•nh tín dụng xuất khẩu theo theo các phương thức nêu trên nhằm hỗ trợ cho các
doanh nghiệp yên tâm mở rộng thị trường xuất khẩu . Trong thời kỳ trước năm
1990, có thời gian các doanh nghiệp của ta đã thực hiện phương thức gửi bán hàng

tại thị trường Nhật Bản.
Chính sách hỗ trợ các công ty xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Hiện nay một số công ty chuyên doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ thuộc Bộ
thương mại và một số tỉnh, thành phố có thâm niên và nhiều kinh nghiệm trong các
khâu tổ chức sản xuất, tìm hiểu bạn hàng và thị trường tiêu thụ cho các loại hàng
này.
Nhà nước cần ủng hộ và hỗ trợ các công ty chuyên doanh trở thành những công ty
mạnh trong lĩnh vực này để làm nòng cốt trong việc duy trì và phát triển các ngành
nghề thủ công truyền thống. Cụ thể là Nhà nước hỗ trợ các công ty thực thi các
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
nhiệm vụ sau:

Tổ chức, giúp đỡ các cơ sở sản xuất khai thác các chính sách khuyến khích, ưu đãi
đầu tư, trong đó mỗi công ty đỡ đầu một vài làng nghề, hỗ trự giúp đỡ họ tổ chức
sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị trường , nhất là thị trường nước ngoài.
Chọn một đội ngũ cán bộ giỏi nghiệp vụ, có kinh nghiệm từ các công ty này để
thường xuyên lo tìm bạn hàng, thị trường xuất khẩu giúp các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh trong nước xúc tiến xuất khẩu. Đội ngũ này do Cục xúc tiến thương mại
tổ chức điều hành có sự hỗ trợ tài chính từ Quỹ hỗ trợ xuất khẩu hoặc Quỹ xúc tiến
thương mại hoặc giao cho công ty tổ chức điều hành theo sự chỉ đạo, giúp đỡ của
Cục xúc tiến thương mại thuộc Bộ thương mại và có sự hỗ trợ của Nhà nước. Đội
ngũ này hoạt động theo một quy định thống nhất có quy định việc thưởng tiền khi
tìm kiếm được bạn hàng, thị trường có khả năng tiêu thụ khối lượng lớn hàng hoá.
Các công ty thủ công này, ngoài việc chăm lo sản xuất, kinh doanh xuất khẩu của
đơn vị mình, có trách nhiệm chăm lo phát triển chung cho ngành hàng,có các dự án
liên doanh, liến kết trong sản xuất kinh doanh và được Nhà nước xem xét hỗ trợ các
dự án đó.
Quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ
Trước đây còn Liên hiệp xã thủ công trung ương được Nhà nước uỷ quyền thực
hiện một số chức năng của cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động sản xuất

kinh doanh trong các làng nghề truyền thống. Từ khi tổ chức này được giải thể, các
chức năng trên được chuyển sang cơ quan khác nên các ngành nghề này ít được
quan tâm hơn trước, đề nghị chính phủ chính thức giao chức năng nhiệm vụ quản lý
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
và chỉ đạo phát triển các ngành nghề này cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn và có thể uỷ quyền cho liên minh hợp tác xã Việt Nam thực hiện một số chức
năng đó cho phù hợp.
Thành lập một tổ chức cho việc hỗ trợ phát triển ngành nghề này theo các chủ
trương chính sách của Nhà nước. Để có thể theo dõt sát tình hình thực hiện các chủ
trương chính sách của Nhà nước và trên cơ sở đó có những sửa đổi bố sung cần
thiết cho việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ , đề nghị chính phủ giao
Tổng cục hải quan tổ chức lại việc thống kê xuất khẩu tương đối chi tiết về các loại
hàng hoá thuộc nhóm hàng thủ công mỹ nghệ .
* Thu hút khách du lịch quốc tế, đặc biệt là khách Nhật Bản
Với xu hướng phát triển của ngành du lịch hiện nay, khách du lịch đến Việt Nam sẽ
ngày càng đông, mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ lại là một món quà thật độc đáo
cho khách du lịch nước ngoài. Để tận dụng lợi thế này, Nhà nước nên có các chính
sách phát triển ngành du lịch, gắn liền với việc tăng cường tiêu thụ hàng thủ công
mỹ nghệ bằng một số hoạt động sau:phát triển du lịch văn hoá, tổ chức các lễ hội
văn hoá truyền thống, liên hệ và đón tiếp các đoàn khách du lịch nước ngoài, có các
chính sách đầu tư cho làng nghề để phát triển du lịch …qua đó làm tăng lượng hàng
thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ra nước ngoài bằng hình thức xuất khẩu tại chỗ.
Kết luận
Đối với Việt Nam ngành thủ công mỹ nghệ luôn giữ một vai trò quan trọng, với
hàng trăm nghề thủ công truyền thống, hàng ngàn chủng loại sản phẩm đa dạng
phong phú, ngành không những góp phần bảo tồn và phát triển giá trị truyền thống
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
mà còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động nông nhàn
với thu nhập ổn định, tăng thu nhập quốc dân, phát triển du lịch, hội nhập quốc tế.
Hiện nay, chính phủ đã có nhiều chính sách ưu đãi cho phát triển ngành thủ công

mỹ nghệ như chính sách khuyến khích đối với một số ngành nghề thủ công, chính
sách đào tạo thợ thủ công, chính sách cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn, chính sách khuyến nông về ngành nghề nông thôn…Bên cạnh những
thuận lợi do sự hỗ trợ của chính phủ để đầu tư sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ còn
gặp không ít khó khăn nhất là về vấn đề thị trường tiêu thụ cho sản phẩm. Ngoài thị
trường tiêu thụ trong nước, trước đây thị trường xuất khẩu lớn truyền thống của
Việt Nam là Đông Âu, EU…Sau những biến cố về chính trị khi thị trường truyền
thống dần mất đi ngành thủ công mỹ nghệ đang tìm kiếm thêm những thị trường
mới để tiếp tục phát triển sản xuất trong nước, tăng quy mô, gia tăng sản lượng.
Trong tình hình đó Việt Nam bắt đầu mở rộng sản phẩm thủ công mỹ nghệ của
mình sang thị trường Nhật Bản với kim ngạch rất khiêm tốn và cho đến năm 2004
kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đã lên đến 55 triệu USD, đó là những
bước đột phá thành công trong ngành sản xuất thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.
Tuy nhiên thị phần của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản còn rất nhỏ bé, Nhật Bản
vẫn là một thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủ công mỹ
nghệ của Việt Nam. Vì vậy các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ của Việt Nam cần
phải nhanh chóng hơn nữa để tìm ra các giải pháp để thâm nhập thị trường Nhật
Bản. Mặc dù còn nhiều khó khăn trong thủ tcụ và các quy định của Nhật Bản nhưng
với sự cố gắng của chính phủ và các doanh nghiệp, chúng ta tin rằng khả năng thâm
nhập hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản là hoàn toàn có khả năng và
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
chúng ta nên tận dụng những lợi thế vốn có của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam
để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thị
trường thế giới nói chung là thị trường Nhật Bản nói riêng.
Phụ lục 1
Quy định về nhãn mác hàng hoá trên thị trường Nhật Bản
I. Mặt hàng dụng cụ ăn uống bằng gốm sứ
1. Nhãn mác theo yêu cầu của pháp luật
Hiện không có một quy định nào về nhãn mác hàng hoá đối với hàng gốm sứ .
2. Dán nhãn tự nguyện theo các điều khoản của luật

* Luật tiêu chuẩn hoá công nghiệp (Industrial Standardization Law)
Đồ gốm sứ chịu nhiệt được sản xuất ở nước ngoài nếu phù hợp với những tiêu
chuẩn chất lượng tiêu dùng sẽ được dán mác Jí do hiệp hội tiêu chuẩn Nhật Bản đưa
ra. Hiệp hội tiêu chuẩn Nhật Bản : TEL : 03-3583-8005
3. Dán nhãn công nghiệp tự nguyện : Nhãn hiệu an toàn hàng gốm sứ
Uỷ ban giám định nhãn mác an toàn hàng gốm sứ thuộc hiệp hội những nhà sản
xuất đồ gốm Nhật Bản cho phép tất cả các sản phẩm được đóng gói trong hộp nếu
được chứng nhận phù hợp quy định về thủ tục kiểm tra do Luật vệ sinh thực phẩm
đưa ra được phép gắn nhãn an toàn hàng gốm sứ lên nhãn hàng hoá hoặc lên bao bì
hàng hoá.
Hiệp hội những nhà sản xuất gốm sứ Nhật Bản :
TEL: 052-935-7231
II. Mặt hàng thảm
1. Nhãn mác bắt buộc theo yêu cầu của pháp luật
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
1.1. Luật gắn nhãn chất lượng hàng gia dụng
Theo những tiêu chuẩn dán nhãn hàng dệt may trên cơ sở của luật dán nhãn chất
lượng hàng gia dụng, mọi loại thảm bằng len cừu phải được gắn nhãn ghi rõ các nội
dung như thành phần của sợi, tên và địa chỉ ( hoặc ssố điện thoại) của người gắn
nhãn. Nhãn mác cần phải để ở một vị trí dễ thấy và dễ đọc. Luật này cũng quy định
những thông tin cần thiết về chịu lửa đối với mặt hàng thảm. Tuy nhiên đối với
những mặt hàng thảm đã phù hợp với những quy định dán nhãn của luật cứu hỏa
thì không cần những quy định này.
1.2. Luật cứu hoả/Luật phòng cháy (Fire Service Law)
Mọi loại thảm chịu lửa cần phải gắn nhãn hàng chịu lửa theo khổ giấy quy định (ở
bên phải) có ghi rõ:
1) Số đăng ký tại cơ quan phòng chống hoả hoạn.
2) Tên cơ quan xác nhận được chỉ định ( đối với trường hợp xuất trình để xin xác
nhận ở bên ngoài).
Đố với những người đã đăng ký theo sắc lệnh cấp bộ trưởng ban hành trước đây thì

coi như đã được chứng nhận theo sắc lệnh mới ban hành. Trong trường hợp này,
người đăng ký có thể ghi tên tổ chức của mình và chỉ rõ hàng đã được chứng nhận
là hàng chịu nhiệt .
2. Nhãn mác tự nguyện
2.1. Luật tiêu chuẩn hoá công nghiệp
Luật tiêu chuẩn hóa công nghiệp ( Luật JIS) đưa ra những tiêu chuẩn đối với chất
lượng hàng công nghiệp. Những sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn của Luật tiêu
chuẩn công nghiệp có thể được dán nhãn mác Jí. Những sản phẩm thuộc diện những
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
mặt hàng theo quy định của luật tiêu chuẩn công nghiệp (“hệ thống gắn nhãn mác
JIS”) cũng có thể được dán nhãn này. Trong số các loại thảm, thảm lông và thảm
dệt thuộc hệ thống gắn nhãn mác JIS.
Dán nhãn công nghiệp tự nguyện không quy định nhãn mác công nghiệp đối với
mặt hàng thảm.
III. Mặt hàng rèm
1.1. Luật dán nhãn chất lượng hàng gia dụng
Theo tiêu chuản dán nhãn hàng dệt may căn cứ vào luật gắn nhã chất lượng hàng
gia dụng, nhãn mác cần ghi rõ thành phần cấu tạo, những chỉ dẫn bảo quản tại gia
đình (bao gồm những kí hiệu đồ hoạ), tên của người gắn nhãn và những thông tin
chi tiết (địa chỉ và số điện thoại)
1.2. Luật phòng cháy
Những loại thảm chịu nhiệt cần phải gắn nhãn hàng chịu nhiệt tại nơi quy định (ở
bên phải sản phẩm) và ghi rõ những thông tin:
- Số đăng kí tại cơ quan phòng chống hoả hoạn.
- Tên của tổ chức chứng nhận được chỉ định(đối với trường hợp xuất trình cho tổ
chức đó để xin chứng nhận)
Đối với những người đã đăng kí theo sắc lệnh cấp bộ trưởng ban hành trước đây thì
coi như đã được chứng nhận theo sắc lệnh mới ban hành. Trong trường hợp này,
người đăng kí có thể ghi tên tổ chức của mình và chỉ rõ hàng đã được chứng nhận là
hàng chịu nhiệt.

2. Nhãn mác công nghiệp tự nguyện.
Không quy định nhãn mác công nghiệp đối với mặt hàng rèm.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Phụ lục 2
Thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ

1.Mặt hàng thảm.
1.1 Thuế nhập khẩu
Mức thuế áp dụng đối với mặt hàng thảm là rất khác nhau giữa các loại sản phẩm và
các nguyên vật liệu sử dụng. Bảng 6 đưa ra một vài ví dụ về sự phân loại thuế quan
vè mức thuế đối với mặt hàng này. Để biết thêm thông tin chi tiết xin tham khảo
Biểu Thuế hải quan của Nhật Bản hoặc liên hệ với cơ quan Hải quan Nhật Bản.
Lưu ý : Mức thuế ưu đãi chỉ áp dụng cho những nước kem phát triển nhất.
1.2.Thuế tiêu thụ : ( CIF + thuế hải quan ) . 5%
2. Dụng cụ ăn uống bằng gốm sứ
2.1. Thuế suất nhập khẩu
Mô tả hàng hoá Thuế suất Mức thuế ưu đãi
Đồ bếp và dụng cụ ăn uống bằng sứ 3,4%
Đồ bếp và dụng cụ ăn uống bằng gốm 3,4%
2.2. Thuế tiêu thụ:
(CIF + thuế hải quan ) . 5%
3.Mặt hàng rèm
Thuế tiêu thụ
( CIF + thuế nhập khẩu ) . 5%
Mục lục
Lời nói đầu
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
1.1 Sản phẩm thủ công mỹ nghệ và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ .
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản.

1.1.2 Đặc điểm của hàng TCMN
1.1.3 Các hình thức xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
1.2 Vai trò của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
1.2.1 Đối với nền kinh tế quốc dân.
1.2.2 Đối với các doanh nghiệp .
1. 3 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu TCMN
1.3.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
1.3.2 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô
1.4 Tổng quan về thị trường Nhật Bản
1.4.1 Nhật bản và nhu cầu nhập khẩu thủ công mỹ nghệ
1.4.2Xu hướng nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Nhật Bản
Chương II :Thực trạng về sản xuất và xuất khẩu TCMN ở Việt Nam và công ty
ARTEXPORT trong thời gian qua
1.1 Thực trạng về sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam.
1.1.1 Thực trạng về sản xuất thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề.
1.1.2 Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam .
1.1.3 Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường
Nhật Bản .
* Xuất khẩu sang Nhật Bản
*Xuất khẩu tại chỗ.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
1.2 Thực trạng về sản xuất và xuất khẩu TCMN của công ty ARTEXPORT .
2.2.1 Tổng quan về công ty
2.2.2 Tình hình xuất khẩu của công ty sang Nhật Bản trong một só năm vừa qua
* Xuất khẩu sang Nhật Bản.
* Xuất khẩu tại chỗ.
2.2.3 Đánh giá về thực trạng xuất khẩu sang Nhật Bản của công ty trong thời gian
qua .
Chương III : Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng TCMN vào thị trường
Nhật Bản

3.1 Xu thế phát triển hàng thủ công mỹ nghệ
3.1.1 Định hướng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Đảng và Nhà nước
3.1.2 Xu thế phát triển hàng thủ công mỹ nghệ trong những năm tới.
3.2 Phương hướng kinh doanh của công ty ARTEXPORT trong thời gian tới
3.2.1 Mục tiêu của công ty trong thời gian tới
3.2.2 Nhiệm vụ của công ty trong thời gian tới
3. 3 Một số giải pháp vi mô
3.3.1 Về nguồn nhân lực
3.3.2 Về hoạt động Maketing
3.3.3 Hoạt động sản xuất .
3.4 Các giải pháp vĩ mô
3.4.1 Giải pháp về thị trường.
3.4.2 Giải pháp phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×