Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Hỗ trợ xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sanh Nhật Bản - 7 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.67 KB, 13 trang )

Bên cạnh việc đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm công ty cần đầu tư vào cảI
tiến, đổi mới mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu đa dạng phong phú của thị
trường. Công ty phảI thường xuyên tiếp cận nguồn thông tin mới nhất về thị
trường xuất khẩu qua các h ệ thống thông tin trên mạng, mua thông tin của các tổ
chức dịch vụ tàI chính quốc tế, tạo mối liên hệ tốt với các Tham tán của Việt Nam
tại nước ngoàI, các cơ quan Nhà nước để có được nguồn thông tin nhanh, chính xác,
từ đó xây dựng ý tưởng đề tàI, thiết kế sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. NgoàI
ra có thể sử dụng một số biện pháp sau:
- Thuê nước ngoàI, nhất là việt kiều thiết kế mẫu mã, có thể thương lượng để
tiền thiết kế được tính vào tiền bán theo tỷ lệ %, nếu bán được công ty sẽ trích tỷ lệ
% trả cho nhà thiết kế, do tiếp xúc thường xuyên với thị trường của công ty các nhà
thiết kế này có thể đưa ra những mẫu mã phù hợp nhất.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới trong công ty, bằng
cách xây dựng một bộ phận chuyên trách về thiết kế mẫu sản phẩm mới, tổ chức các
cuộc thi trong chính công ty nhằm tìm ra các mẫu mới lạ đặc sắc nhất.
- Phối hợp hoạt động giữa các trung tâm nghiên cứu với các cơ sở sản xuất
,khuyến khích các nghệ nhân, cung cấp cho họ những thông tin mới nhất về thị hiếu
tiêu dùng của thị trường xuất khẩu .
- Có sự bảo hộ bản quyền và kiểu dáng mẫu mã để tránh sự sao chép, làm giả
của các đối thủ cạnh tranh nhằm hạ thấp uy tín của công ty .
- Kiểm tra đánh giá việc thực hiện các kế hoạch mẫu mã sản phẩm . việc kiểm
tra phảI thường xuyên nhằm cảI tiến mẫu mã hàng thủ công mỹ nghệ , tránh sự
nhàm chán của khách hàng.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
3.3.1.3 Tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu ổn định và chất lượng cao.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm thì nguyên liệu sản xuất có đạt yêu cầu hay
không là đIều rất quan trọng. Công ty cần thiết lập mối quan hệ lâu dài với người
cung ứng đồng thời phải tìm thêm những nguồn cung ứng khác. Hiện nay, nguồn
nguyên liệu cho ngành thủ công mỹ nghệ ngày càng khan hiếm và trở thành khó
khăn của các doanh nghiệp , làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và ảnh hưởng
đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Để khắc phục tình


trạng này công ty có thể nghiên cứu và tự tìm ra các loại nguyên liệu khác nhau,
giảm sự phụ thuộc vào các loại nguyên liệu tự nhiên, kết hợp các cơ sở nghiên cứu
với các cơ sở sản xuất …Bên cạnh đó công ty cũng cần thu thập các thông tin về
nguồn cung ứng, nhà cung ứng về độ tin cậy: nguyên liệu của họ có đảm bảo về
chất lượng, về yêu cầu sản xuất hay không. Phải tham khảo về giá nguyên vật liệu
trên thị trường , giá cả của đối thủ cạnh tranh với người cung ứng để tránh tình trạng
bị ép giá hay mua phải nguyên vật liệu chất lượng kém. Từ các thông tin trên công
ty nghiên cứu , lựa chọn cho mình nguồn cung ổn định và lâu dài.
3.4 Các giải pháp vĩ mô
3.4.1 Giải pháp về thị trường
Cần có các hoạt động như tổ chức các đoàn khảo sát thị trường Nhật Bản , tổ chức
giới thiệu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam tại Nhật thông qua các hội trợ triển
lãm, mở các phòng giới thiệu sản phẩm, cung cấp các thông tin về thị trường Nhật
Bản như các đặc điểm về kinh tế xã hội, quy định pháp luật, chính sách thương mại,
chế độ ưu đãi thuế quan tại các thị trường này cho các doanh nghiệp là hết sức cần
thiết. Bộ thương mại Việt Nam đã tổ chức một số hội chợ và có một số hoạt động
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
hỗ trợ các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang Nhật Bản như tổ chức
showroom trưng bày hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam tại Tokyo, Nhật Bản ;
khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hội chợ EXPO được tổ chức hàng năm, hỗ
trợ 50% kin phí tham gia hội chợ cho các doanh nghiệp …Tuy vậy, các doanh
nghiệp hiện nay đang rất cần những sự hỗ trợ tích cực và hiệu quả hơn nữa từ phía
Nhà nước trong việc tiếp cận thị trường Nhật Bản:
* Cung cấp kịp thời những thông tin liên quan đến hoạt động xuất khẩu thủ công
mỹ nghệ sang Nhật Bản .
Trong hoạt động xuất nhập khẩu, thông tin là yếu tố vô cùng quan trọng, để
đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ thì những thông tin về lĩnh vực thủ
công mỹ nghệ tại thị trường Nhật Bản phải được xây dựng thành hệ thống giúp các
doanh nghiệp nắm bắt, phân tích và ra quyết định. Hiện nay, tại thị trường Nhật Bản
có rất nhiều các nhà xuất khẩu của các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaisia…

tham gia trên thị trường này với mẫu mã vô cùng đa dạng phong phú và đang là đối
thủ cạnh tranh manh mẽ của Việt Nam . Để có thể điều hành tốt quá trình xuất khẩu
đòi hỏi phải có thông tin về các thông số xuất khẩu ,thị trường , đối thủ cạnh tranh
nhưng hoạt động này ở Việt Nam vẫn chưa có hiệu quả,do vậy cần có hướng giải
quyêt như sau:
+ Thiết lập một mạng thông tin cơ bản giữa cơ quan quản lý Nhà nước về
kinh tế nhất là cơ quan trực tiếp quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá như
Tổng cục hải quan, Bộ thương mại, ngân hàng, Uỷ ban vật giá, Tổng cục thống kê
các cơ quan Trung ương, địa phương, cơ quan Thường vụ tại Nhật Bản .
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+ Thành lập trung tâm thông tin ngành thủ công mỹ nghệ với các chức năng
thu thập, xử lý thông tin cho các doanh nghiệp về xu hướng mới , dự báo về cung
cầu, các thông tin về mẫu mốt, kỹ thuật công nghiệp mới. Tổ chức các hội thảo định
kỳ, xuất bản các ấn phẩm chuyên môn và các dịch vụ tư vấn, đồng thời tổ chức
những trung tâm thông tinvề tình hình sản xuất kinh doanh và tận dụng tối đa khả
năng sản xuất và những cơ hội có được.
* Trợ giúp các công ty trong việc tìm đối tác xuất khẩu sang Nhật Bản.
Bên cạnh việc nghiên cứu thị trường Nhật Bản, các cơ quan còn có nhiệm vụ
giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thủ công mỹ nghệ tiếp cận với đối tác Nhật Bản
nâng cao hiệu quả của công việc tham gia hội chợ triển lãm,các doanh nghiệp cần
có sẵn các danh mục đối tác đã được nghiên cứu, chọn lọc từ trước để giới thiệu sản
phẩm và ký kết hợp đồng
Các cơ quan đại diện tai nước ngoài còn có nhiêm vụ tiếp cận thị trường , tìm
kiếm khách hàng, đơn hàng sản xuất, đặc biệt giúp các đơn vị trong ngành thủ công
mỹ nghệ có điều kiện thâm nhập nhanh vào thị trường Nhật Bản. Ngoài ra, cần liên
hệ với các cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản để giúp đỡ các doanh nghiệp trong
vấn để xin giấy phép chất lượng.
3.4.3 Giải pháp phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ .
* Nguyên vật liệu.
Thị trường cung ứng nguyên vật liệu cho các làng nghề phần lớn là thị

trường địa phương tại chỗ, tuy nhiên trong những năm gần đây, việc cung ứng đã
gặp nhiều khó khăn. Nguồn nguyên liệu tại chỗ như chỉ đủ duy trì các cơ sở sản
xuất quy mô nhỏ chứ không đủ để mở rộng quy mô sản xuất. Nguồn nguyên liệu
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
này cũng chỉ là một trong nhiều loại nguyên liệu cần có của các cơ sở sản xuất. Vì
vậy sản xuất của nhiều làng nghề lại phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp nguyên
vật liệu tại các địa phương khác và thị trường quốc tế. Trên phương diện tổng thể,
Nhà nước cần thực hiện một số công việc sau:
- Xây dựng kế hoạch sản xuất gắn liền với kế hoạch khai tác và cung ứng
nguyên vật liệu
- Xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung trên cơ sở thực hiện phân công
lao động và chuyên môn hoá sản xuất, đồng thời phải tiêu chuẩn hoá các loại
nguyên liệu để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiết kiệm cho sản xuất.
Bên cạnh đó, cần kịp thời tiến hành điều tra nghiên cứu , tìm cách phát triển
nguồn nguyên liệu đang có hoặc tạo ra các loại nguyên liệu thay thế cho nguồn
nguyên liệu đang bị cạn kiệt bằng các hoạt động sau:
- Xúc tiến nghiên cứu, điều tra về sản phẩm thủ công truyền thống.
- Mở rộng nghiên cứu, đổi mới công nghệ, kỹ thuật, khai thác, mẫu mã,
nguyên vật liệu mới cho các mặt hàng truyền thống.
- Đưa đề tài nghien cứu về các cùng sản xuất đến các trường đại học, viện
nghiên cứu và đem kết quả nghên cứu được giới thiệu, công bố với toàn xã hội.
* Kỹ thuật và công nghệ
Việc đổi mới và ứng dụng công nghệ hiện đại kết hợp với công nghệ truyền
thống trong các làng nghề là hết sức cấp thiết. Nó không chỉ đòi hỏi sự phát triển
của thị trường công nghệ và khả năng nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào thực tiễn sản xuất mà bên cạnh đó là sự nâng cao năng lực quản lý của
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
người và sản xuất , sự đổi mới về cơ chế chính sách trong lĩnh vực này. Vì vậy, để
giải pháp công nghệ có hiệu quả cần tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau:
* Phát triển thị trường công nghệ.

Để thị trường công nghệ phục vụ làng nghề phát triển và hoạt động có hiệu
quả nên thực hiện một số biện pháp sau:
- Xoá bỏ độc quyền đối với có quan Nhà nước, tạo mọi điều kiệncho các
thành phần kinh tế tham gia vào quá trình nghiên cứu cũng như chuyển giao công
nghệ cho các cơ sở sản xuất tại các làng nghề
- Đảm bảo sự kiểm tra, kiểm soát đối với thị trường nhập khẩu máy móc,
công nghệ nhằm đảm bảo chất lượng của máy móc thiết bị, tránh nhập những công
nghệ cũ kỹ, thải loại của nước ngoài, đồng thời không cho nhập những máy móc
trong nước có khả năng sản xuất với chất lượng tốt, giá cả phù hợp.
- Kích thích nhu cầu đổi mới công nghệ trên cơ sở phát triển sản xuất và
nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh .
- Tăng cường hỗ trợ nguồn vốn đầu tư phục vụ mục đích đổi mới công nghệ.
Thực hiện ưu đãi tín dụng và hỗ trợ vốn đối với những ngành nghề và cơ sở sản
xuất áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại.
- Phát triển các hoạt động thông tin tư vấn và chuyển giao công nghệ thông
qua thành lập các trung tâm tư vấn phục vụ hướng dẫn, hỗ trợ chuyển giao công
nghệ.
* Tăng cường nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ cho các làng nghề truyền
thống.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Sự tồn tại lâu dài các thiết bị công nghệ lạc hậu làm giảm chất lượng và khả
năng cạnh tranh của sản phẩm đồng thời mẫu mã sản phẩm chậm được đổi mới, còn
mang nặng tính bảo thủ, thiếu khả năng sáng tạo. Việc đưa công nghệ hiện đại vào
sản xuất của làng nghề rất cần có sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức bên ngoài mà
trước hết là các cơ quan,chính quyền Nhà nước các cấp và các hiệp hội ngành nghề.
Đối với các làng nghề, sự lãnh đạo và hỗ trợ trực tiếp nhất là Sở Khoa học-
công nghệ và Môi trường. Cơ quan này có trách nhiệm theo dõi và quản lý các làng
nghề về mặt kỹ thuật, giúp các làng nghề ứng dụng công nghệ mới.Vì vậy cần tăng
cường năng lực của các Sở Khoa học- công nghệ và Môi trường của các tỉnh để có
thể quản lý, tổ chức và triển khai các hoạt động nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa

học công nghệ một cách có hiệu quả.
Tuy nhiên việc ứng dụng khoa học công nghệ cũng phải phù hợp với sự phát
triển của mỗi làng nghề như nguồn nguyên liệu hiện có, khả năng tài chính và với
cách tổ chức sản xuất kinh doanh để đem lại năng suất lao động và hiệu quả kinh tế
cao, chất lượng sản phẩm tốt, giá thành hạ, đồng thời không tạo sự căng thẳng trong
việc dôi dư lao động và hạn chế đến mức thấp nhất sự ô nhiễm môi trường. Bên
cạnh đó, việc nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới phải được thực hiện kết
hợp với kỹ thuật công nghệ truyền thống, nhằm tạo nên một hệ thống kỹ thuật linh
hoạt thúc đẩy nhau phát triển, đẩm bảo cho các sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị
trường .
* Tăng cường đào tạo đội ngũ lao động có kỹ thuật, nâng cao trình độ văn hoá và
trình độ chuyên môn của người lao động qua việc mở các lớp huấn luyện, đào tạo
tại chỗ ngắn ngày theo chương trình phù hợp với công nghệ được chuyển giao,nhằm
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
tạo cho người lao động có đủ trình độ để tiếp thu và làm chủ được công nghệ mới.
Thay đổi nép nghĩ và cách làm truyền thống của người sản xuất , tạo điều kiện cho
họ tiếp cận với trang thiết bị và công nghệ hiện đại, để họ nhân thức được rằng đổi
mới công nghệ là con đường để tồn tại và đứng vững trong cạnh tranh trên thị
trường.
* Tạo lập môi trường pháp lý cho sự liên kết giữa khoa học công nghệ với sản xuất
kinh doanh. Đó là việc ban hành và thực hiện các cơ chế, chính sách, hệ thống các
quy định đồng bộ nhằm khuyến khích các đề tài nghiên cứu ứng dụng tién bộ kỹ
thuật và các dự án chuyển giao công nghệ,khuyến khích các hoạt động tư vấn dịch
vụ,cung cấp thông tin về đổi mới công nghệ cho các làng nghề.
* Kết cấu hạ tầng.
* Đối với hệ thống giao thông
- Đẩy mạnh việc khảo sát và quy hoạch phát triển đồng bộ hệ thống giao thông
trong các làng nghề và ngoài làng nghề nhằm đảm bảo sự lưu thông hàng hoá giữa
các làng nghề và các địa phương.
- Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng mới với việc cải tạo, duy trì và bảo dưỡng hệ

thống đường xá hiện có. Cần nâng cấp chất lượng đường giao thông liên huyện, liên
xã và các đường nối với các tụ điêm kinh tế, dịch vụ và thương mại.
- Tăng cường nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và địa phương cùng việc
huy động đóng góp trực tiếp, tại chỗ của dân cư và các doanh nghiệp , huy động sự
đóng góp của các thành phần kinh tế…theo phương thức Nhà nước và nhân dân
cùng đầu tư.
* Với hệ thống điện.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Những năm gần đây, hệ thống điện nông thôn đã được đầu tư và phát triển
khá nhanh về phạm vi, đối tượng, lĩnh vực phục vụ cũng như lượng điện cung ứng.
Sự phát triển nay đã tạo ra những bước tiến mới trong phát triển sản xuất thủ công
mỹ nghệ. Tuy vậy, nó vẫn bộc lộ nhiều hạn chế như:
- Mạng lưới điện chắp vá, không đảm bảo các yếu tố về kinh tế và kỹ thuật, do vạy
gây ra sụ thiếu an toàn và tổn thất điện năng.
- Vốn cho xây dựng và cải tạo mạng lưới điện còn nhỏ hẹp, không đủ để đáp ứng
nhu cầu củ sự phát triển
- Giá bán điện còn thể hiện sự bất hợp lys, giá điện ở nông thôn cao hơn thành thị,
trong khi thu nhập lại thấp hơn do vậy làm hạn chêsản xuất phát triển .
Từ các hạn chế trên,trong những năm tới, để tiếp tục hoàn thiện và mở rộng
hệ thống điện đến tận các làng nghề cần có những hoạt động theo hướng sau
- Về kỹ thuật: cần hoàn thiện hệ thống các trạm hạ thế, đường dây tải điện, đảm bảo
cung cấp nguồn điện ổn định và có chất lượng đến tận các hộ sản xuất và các doanh
nghiệp. Nguồn tài chính để hoàn thiện hệ thống này cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà
nước , nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế.
- Về tổ chức quản lý: nên có sự kết hợp quản lý giữa tư nhân và ngành điện. Tư
nhân cũng có quyền quản lỹ và bán điện theo gia quy định của Nhà nước . còn giá
bán điện cho các hộ sản xuất và các doanh nghiệp cần xem xét và điều chỉnh thích
hợp sao cho giá đó sẽ là điều kiện kích thích sản xuất và các cơ sở sản xuất sử dụng
điện thay thế các nguồn năng lượng gây ô nhiễm môi trường.
* Đối với hệ thống thông tin liên lạc: đặc điểm của hệ thống thông tin liên lạc là vốn

đầu tư lớn và chủ yếu là đầu tư của Nhà nước , đồng thời các hoạt động tổ chức ,
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
quản lý dịch vụ này đều thông qua các doanh nghiệp Nhà nước. Để đáp ứng nhu cầu
phát triển của sản xuất , đời sống văn hoá của người dân thì hệ thống này cần được
đầu tư nhiều hơn nữa.
- Cần tăng cường đầu tư cho việc nâng cấp công trình, đổi mới thiết bị kỹ
thuật của các trung tâm bưu điện, liên lạc ở các huyện, thị trấn, trạm khu vực.
- Các cấp chính quyền địa phương và các hiệp hội ngành nghề cần có sự hỗ trợ
trong việc cug cấp các thông tin về các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, đặc biệt là các
thông tin về công nghệ và thị trường, để giúp các doanh nghiệp và các hộ sản xuất
nâng cao kiến thức và nắm bắt kịp thời những thông tin về kinh tế thị trường, điều
chỉnh sản xuất theo yêu cầu của thị trường
* Đối với hệ thống cấp thoát nước:
Tình trạng yếu kém và xuống cấp của hệ thống cấp thoát nước là một thực tế
trong các làng nghề gây thiệt hại cho sản xuất và ô nhiễm môi trường. Vì vậy phải
tiến hành quy hoạch và xâydựng các hệ thống công trình kết cấu hạ tầng về cấp
thoát nước, xử lý chất thải,giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Để làm tốt việc này, trước hết tăng cường tuyên truyền giáo dục ý thức của
người dân và doanh nghiệp về quyến lợi và nghĩa vụ bảo vệ môi trường, đồng thời
để họ thấy được sự cần thiết của hệ thống công trình đó, vận động đóng góp đầu tư,
quy định chặt chẽ trách nhiệm, nghĩa vụ của họ trong việc đóng góp kinh phí xây
dựng công trình. Bên cạnh đó, cần có chính sách và biện pháp cụ thể về quản lý
môi trường. Cần có bộ phận chuyên trách có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc
thực thi công tác bảo vệ môi trường, có quy định xử phạt nghiêm minh đối với
những doanh nghiệp và những hộ sản xuất vi phạm luật bảo vệ môi trường. Nhà
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
nước và chính quyền địa phương hỗ trợ đầu tư cho các công trình quan trọng dưới
hình thức hỗ trợ vốn để cải tạo, xây dựng mới theo nguyên tắc kết hợp xây dựng
các công trìnhgiao thông, thuỷ lợi nhằm đảm bảo tính đồng bộ cho làng nghề.
3.5 Một số kiến nghị với Nhà nước và Bộ Thương mại.

Để có thể đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ theo phương
hướng mục tiêu nêu ở phần trên, ngoài việc tổ chức thực hiện tốt các chính sách
biện pháp đ• có, đề nghị chính phủ cho sửa đổi bổ sung một số chính sách biện pháp
cho phù hợp với đặc điểm và ý nghĩa của việc phát triển ngành nghề thuộc nhóm
này.
* Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các đơn vị sản xuất, xuất khẩu
TCMN để thúc đẩy nâng cao tính linh hoạt và khả năng thích ứng nhanh .
Khi nói đến sự năng động và linh hoạt là nói đến khả năng thích nghi với các thay
đổi của môi trường để tự tồn tại và phát triển. Khả năng này sẽ được tăng cường
trong một môi trường lành mạnh và năng động. Vì vậy các chính sách và giải pháp
trong thời gian tới đây là cần tập trung vào việc tạo lập môi trường ấy. Qua đó buộc
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng TCMN nhất là các doanh nghiệp
nhà nước phải chú ý đến các vấn đề như : Giảm chi phí, tăng năng suất, nâng cao
chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Theo hướng đó cần có một chính sách để
khuyến khích mạnh sự hình thành và phát triển các chủ thể có tính linh hoạt cao, có
hình thái tổ chức cho phép ra quyết định nhanh, đảm bảo tín hiệu thị trường không
bị lệch lạc.
* Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và có chính sách phù hợp để thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu xuất khẩu mặt hàng TCMN theo hướng tích cực.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Cơ cấu xuất khẩu được coi là chuyển dịch theo hướng tích cực khi luôn có sự xuất
hiện của chủng loại, mẫu mã hàng xuất khẩu mới.
Để thay đổi cơ cấu sản xuất nói chung và cơ cấu hàng xuất khẩu nói riêng cần có sự
đầu tư. Vì vậy trong những năm qua, Nhà Nước đã ban hành rất nhiều chế độ,chính
sách để khuyến khích đầu tư, bao gồm trong cả lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu. Kết
hợp với sự thông thoáng của luật doanh nghiệp, những chế độ và chính sách đã phát
huy tác dụng rất tích cực trong việc tạo ra các mặt hàng mới và chuyển dịch cơ cấu
hàng xuất khẩu theo hướng tăng dần tỷ trọng của hàng chế biến, chế tạo. Theo bộ
Thương mại những ưu đãi như hiện nay dành cho sản xuất hàng xuất khẩu là tương
đối đầy đủ. Vấn đề chính hiện nay là làm sao để tăng cường tính minh bạch và tính

phổ cập của những ưu đãi này, đồng thời thi hành chúng một cách nhất quán trên
thực tế không để những khó khăn vướng mắc về thủ tục hành chính, về mặt bằng
kìm hãm tác dụng tích cực của chúng.
* Năng cao kỹ năng xuất khẩu và văn hoá thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp
sản xuất hàng TCMN
Xuất khẩu sẽ không thể tăng trưởng và bền vững nếu không lưu ý trau dồi kỹ năng
xuất khẩu và văn hoá xuất khẩu. Kỹ năng xuất khẩu tiên tiến bao gồm như sàn giao
dịch, thương mại điện tử ….Trong khi văn hoá chứa đựng những nội dung như liên
kết dọc, liên kết ngang, coi trọng người tiêu dùng và chữ tín trong kinh doanh …Hai
mảng này đều là điểm yếu của doanh nghiệp nước ta. Để khắc phục tình trạng này
cần có sự của cơ quan quản lý Nhà Nước, thành lập các hiệp hội để liên kết chặt chẽ
hơn các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu, để các doanh nghiệp có cơ sở trong
việc tạo lập các mối quan hệ thuận lợi cho việc phát triển sản xuất kinh doanh .
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
* Tiếp tục hoàn thiện và phát triển môi trường thể chế để thúc đẩy xuất khẩu
Một khu vực xuất khẩu năng động, linh hoạt và hoạt động theo định hướng thị
trường rất cần các thể chế tương thích với nó để phát huy hết mặt tích cực và hạn
chế mặt tiêu cực.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp chuẩn bị tốt hành trang, năng cao năng lực cạnh tranh
với các công ty nước ngoài, tạo điều kiện cho hàng TCMN Việt nam thâm nhập thị
trường thế giới, đề nghị Chính Phủ và Bộ Thương Mại tạo điều kiện cần thiết cho
các doanh nghiệp những vấn đề sau:
Cung cấp về thị trường như mở website và tiếp cận các nguồn thông tin có giá trị
thương mại ở nước ngoài.Đề nghị Bộ Thương mại cho mở website riêng của thương
vụ để giúp các công ty tiếp cận thị trường và quảng cáo cho hàng TCMN của Việt
Nam.
Thành lập trung tâm triển lãm, trưng bày các sản phẩm ở các trung tâm kinh tế của
các nước cho các doanh nghiệp tham gia, mở thêm văn phòng và chi nhánh tại các
địa bàn cần thiết .
*Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ cần thiết hỗ trợ cho xuất khẩu

Hiện nay các doanh nghiệp đòi hỏi nhà nước phải cung cấp thông tin về mọi mặt
liên quan đến xuất khẩu cho họ. Thực ra cái mà doanh nghiệp cần không phải là
thông tin mà là kết quả của việc phân tích thông tin. Trong hoàn cảnh dịch vụ phân
tích thị trường và tư vấn kinh doanh còn chưa phát triển, nhà nước có thể cố gắng
làm thay đổi để đáp ứng nhu cầu bức xúc của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc làm
thay đổi đó không thể kéo dài gây tâm lý ỷ lại từ phía doanh nghiệp, tư duy kinh
doanh thụ động, chờ đợi thị trường. Biện pháp tốt nhất là có chính sách khuyến
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×