Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

MỨC độ bền VỮNG của các tổ CHỨC tài CHÍNH VI mô VIỆT NAM THỰC TRẠNG và một số KHUYẾN NGHỊ sách chuyên khảo NHÀ XUẤT bản GIAO THÔNG vận tải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 200 trang )

Đồng chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Kim Anh
TS. Lê Thanh Tâm
NHÀ XUẤT BẢN GIAO THÔNG VẬN TẢI
MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC
TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM:
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
(Sách chuyên khảo)
Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi Trung tâm Tư vấn Nguốn lực Tài chính vi mô Doanh
nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền thân là Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam-VMFWG) với sự hợp tác
của Nhóm tác giả nghiên cứu gồm PGS.TS. Nguyễn Kim Anh, TS. Lê Thanh Tâm, ThS. Quách Tường
Vy, ThS. Nguyễn Hồng Hạnh, CN. Nguyễn Hải Đường và ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai với nguồn hỗ trợ
tài chính của Quỹ Citi – Ngân hàng Citi, tổ chức ADA, tổ chức Cordaid. Sự đóng góp này là yếu tố
quan trọng góp phần quyết định thành công của Báo cáo nghiên cứu. Các ý kiến trong Nghiên
cứu này mang tính chất độc lập và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Nhóm Công tác
Tài chính vi mô Việt Nam (VMFWG). Bản báo cáo nghiên cứu này thuộc quyền sở hữu trí tuệ của
Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam (VMFWG). Việc sao chép một phần hoặc tái bản Báo
cáo nghiên cứu này chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý chính thức bằng văn bản của Nhóm
Công tác Tài chính vi mô Việt Nam (VMFWG) trước khi thực hiện sao chép hoặc tái bản.
Quỹ Citi
Quỹ Citi hỗ trợ trao quyền kinh tế và tài chính cho người nghèo, người có thu
nhập thấp trong cộng đồng, nơi mà Citi đang hoạt động. Chúng tôi cộng tác
với một số đối tác để thiết kế và thử nghiệm các sáng kiến dành cho người
nghèo với đạt được quy mô, hỗ trợ hoạt động xây dựng kiến thức và năng lực
lãnh đạo. Thông qua phương pháp tiếp cận “Hơn cả nhân đạo”, chúng tôi đặt sức mạnh của
các nguồn lực kinh doanh của Citi và mọi người cùng làm việc để tăng cường đầu tư nhân đạo
và cải thiện cộng đồng. Để biết thêm thông tin xin truy cập trang web:

Tổ chức quốc tế ADA
ADA là một tổ chức phi chính phủ đến từ Luxembourg hoạt động để thúc đẩy
tài chính cho người nghèo trên toàn thế giới. ADA tin rằng tiếp cận các dịch vụ
tài chính cho người nghèo có thể mang lại một sự cải thiện lâu dài cho điều


kiện sống của dân cư nghèo. Vì vậy, ADA hỗ trợ các chuyên gia về tài chính
cho người nghèo nhằm giúp đỡ khoảng 2,5 triệu người trưởng thành không nằm trong hệ thống
tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng cho các nhu cầu
cuộc sống của chính mình. Tổ chức đã và đang phát triển các dịch vụ và sản phẩm tài chính hiệu
quả với mục tiêu chống lại đói nghèo suốt 20 năm qua. Trong đó nghiên cứu và cải tiến là các
thành tố chính. ADA ưu tiên hỗ trợ và đào tạo các đơn vị tham gia lĩnh vực tài chính cho người
nghèo ở các nước đang phát triển hơn là giúp đỡ. Điều này có ý nghĩa tôn trọng quyền tự chủ
của họ và mang đến những công cụ cần thiết mà họ cần để xây dựng tương lai của chính họ.
ADA nỗ lực tạo ra một ngành tài chính cho người nghèo hiệu quả, bền vững và mang tính xã hội
cao. Tất cả các sáng kiến của tổ chức đều nhằm thúc đẩy tính minh bạch và sự chặt chẽ trong
lĩnh vực này. ADA hỗ trợ việc thực hiện các công cụ/phương thức đo lường hiệu quả xã hội và
tính minh bạch cũng như ngăn chặn việc quá nợ. ADA phấn đấu trở thành một đối tác đáng tin
cậy để hỗ trợ sự phát triển mang tính tự chủ của những người bị loại trừ khỏi các dịch vụ tài chính
thông thường.
Tổ chức Cordaid
Tổ chức Cordaid (Tổ chức Cứu trợ và Phát triển Quốc tế Công
giáo) là một trong những tổ chức phát triển lớn nhất ở Hà Lan và
có một mạng lưới của 634 tổ chức đối tác tại hơn 30 quốc gia ở
châu Phi, châu Á, Trung Đông và Mỹ Latinh. Cordaid đã bảo vệ
những người dễ bị tổn thương trong gần 100 năm qua, tại bất cứ nơi nào sự nghèo đói, bất công,
và bạo lực đã tấn công nặng nề, kể cả ngay trong gia đình hay những nơi xa xôi. Cordaid có một
Quỹ đầu tư vào các tổ chức Tài chính vi mô, cung cấp các khoản vay, bảo lãnh, và vốn cổ phần
cho người dân và các doanh nghiệp bị giới hạn các sự lựa chọn. Cordaid cũng làm như vậy với
những khu vực mà có rủi ro cao. Cordaid hiện đang đầu tư vào kinh doanh hiệu quả hơn 16 năm
qua với khối lượng vốn lên tới 70 triệu EUR và đã được đầu tư trên 100 tổ chức Tài chính vi mô tại
12 nước. Thông tin chi tiết xin truy cập trang web www.cordaid.org
Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam (VMFWG)
Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam (VMFWG) được thành lập như một
diễn đàn dành cho các nhà thực hành tài chính vi mô để chia sẻ kinh nghiệm
và giải quyết các vấn đề khó khăn của ngành, góp phần đưa tiếng nói của

ngành đến với các nhà làm chính sách. Ra đời năm 2004 với tư cách là một tổ
chức phi chính thức trực thuộc Trung tâm Nguồn các Tổ chức Phi chính phủ - VUFO. Đến tháng 09
năm 2011, VMFWG đã chính thức trở thành Trung tâm trực thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và
Vừa Việt Nam (VINASME). Để biết thêm thông tin xin truy cập trang web: www.micronance.vn
NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM (VMFWG)
MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA CÁC
TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM:
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
(Sách chuyên khảo)
Chủ biên:
PGS.TS. Nguyễn Kim Anh
TS. Lê Thanh Tâm
Các thành viên tham gia:
ThS. Quách Tường Vy
ThS. Nguyễn Hồng Hạnh
CN. Nguyễn Hải Đường
ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai
HÀ NỘI, 2013
LỜI GIỚI THIỆU
2 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM
Sau hơn 25 năm mở cửa và hội nhập, kinh tế Việt Nam đã đạt được
những thành tựu đáng kể, nền kinh tế luôn giữ được tăng trưởng phù
hợp hàng năm, mức thu nhập của người dân ngày được cải thiện,
tỷ lệ số dân sống dưới chuẩn nghèo quốc gia giảm mạnh. Tính đến
cuối năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo của cả nước là 9,64%; số lượt hộ thiếu
đói giảm 27,6% so với năm 2011. Tuy vậy, tỷ lệ nghèo của Việt Nam
vẫn còn ở mức khá cao.
Với mục tiêu thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020,
Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã
có nhiều chương trình hành động để thu hẹp khoảng chênh lệch

giàu nghèo bằng những chính sách xóa đói giảm nghèo thông qua
Ngân hàng Chính sách xã hội, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, đồng
thời tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động của các tổ chức tài chính
vi mô đã được cấp phép chính thức, các chương trình, dự án có
hoạt động tài chính vi mô. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt
được, hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam còn một số hạn chế,
chưa phát huy hết được tiềm năng thực sự của mình. Một trong
những nguyên nhân đó là sự am hiểu của các nhà hoạt động tài
chính vi mô, cũng như sự đồng thuận của xã hội đối với lĩnh vực tài
chính vi mô chưa được chú trọng, điều này dẫn đến môi trường đối
với hoạt động tài chính vi mô còn hạn chế.
Tại kỳ họp thứ 7 khóa XII ngày 16/6/2010, Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật các Tổ chức tín dụng
số 47/2010/QH12. Đây là lần đầu tiên loại hình Tổ chức tài chính vi mô
được khẳng định là một loại hình tổ chức tín dụng trong hệ thống
các tổ chức tín dụng của Việt Nam. Có thể nói, việc các tổ chức tài
chính vi mô được hoạt động dưới sự điều chỉnh của Luật các Tổ
chức tín dụng là một bước tiến dài đối với lĩnh vực tài chính vi mô,
đây là nền tảng pháp lý vững chắc để củng cố và phát triển ổn định
đối với các tổ chức tài chính vi mô, góp phần cùng với các loại hình
tổ chức tín dụng khác phát triển hoạt động trong lĩnh vực tài chính vi
mô, với mục tiêu thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, qua
đó đẩy mạnh công cuộc xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam.
NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 3
Mặc dù vậy, để có sự am hiểu, nhận thức sâu rộng hơn của xã hội,
qua đó có được sự đồng thuận cần thiết để tạo dựng môi trường tốt
nhất (về khuôn khổ pháp lý; mục tiêu hoạt động; mô hình hoạt động;
tính tự vững, quản trị điều hành…) cho hoạt động tài chính vi mô,
bản Báo cáo đánh giá “Mức độ bền vững của các tổ chức tài chính
vi mô Việt nam: Thực trạng và một số khuyến nghị” do PGS.TS. Nguyễn

Kim Anh và TS. Lê Thanh Tâm làm chủ biên đã được biên soạn và phát
hành. Bản Báo cáo đánh giá là một tư liệu hữu ích, có ý nghĩa thiết
thực giúp các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà hoạch định chính
sách, các nhà quản trị điều hành hoạt động tài chính vi mô và các
nhà nghiên cứu khoa học phần nào hiểu rõ hơn về thực trạng của
Việt Nam và kinh nghiệm của thế giới trong lĩnh vực tài chính vi mô.
Đây thực sự là một công trình nghiên cứu có giá trị khoa học đối với
lĩnh vực tài chính vi mô của Việt Nam trong hiện tại và cho giai đoạn
phát triển tới đây.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Đặng Thanh Bình
Nghiên cứu này được hoàn thành do sự giúp đỡ của rất nhiều cơ
quan, tổ chức và cá nhân.
Thay mặt Nhóm tác giả, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Quỹ Citi
(Citi Foundation) đã khuyến khích và tài trợ cho đề tài nghiên cứu
này. Lời cám ơn cũng được đặc biệt gửi tới Nhóm Công tác Tài chính
Vi mô Việt Nam trong việc hỗ trợ khởi động ý tưởng cho nghiên cứu,
cung cấp các dữ liệu thứ cấp, thu thập và làm sạch các dữ liệu sơ
cấp, cũng như các hỗ trợ về logistics.
Nhóm tác giả bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới các cơ quan, tổ chức
gồm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), các tổ chức tài chính
vi mô là thành viên của Nhóm Công tác Tài chính Vi mô Việt Nam
trong việc cung cấp dữ liệu thứ cấp và trả lời các thông tin trong dữ
liệu sơ cấp.
Lời cảm ơn chân thành cũng xin được gửi tới các nhà quản lý, nghiên
cứu, tư vấn, làm thực tế tại hội thảo về tài chính vi mô và các phản
biện đọc nghiên cứu này. Các ý kiến hữu ích đã được đưa ra để
đóng góp cho nhóm tác giả nghiên cứu và hoàn thiện nội dung.
Các ý kiến trong nghiên cứu này mang tính chất độc lập, là quan
điểm riêng của Nhóm tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm

của Nhóm Công tác Tài chính vi mô cũng như Citi Foundation.
Thay mặt Nhóm tác giả
Đồng chủ biên
PGS.TS. Nguyễn Kim Anh - TS. Lê Thanh Tâm
LỜI CẢM ƠN
4 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM
NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 5
“Micronance is an idea whose time has come
- Tài chính vi mô là ý tưởng của kỷ nguyên đương đại”
– Ko Annan
Former United Nations Secretary – General
Cựu Tổng Thư ký Liên hiệp Quốc
This is not charity. This is business: Business with a social objective,
which is to help people get out of poverty.
Tài chính vi mô không phải là từ thiện. Đây là kinh doanh:
Kinh doanh với một mục đích xã hội là giúp con người thoát nghèo.
- Muhammad Yunus
Founder of Grameen Bank and Nobel Peace Prize recipient
Người sáng lập ra Ngân hàng Grameen và
Chủ nhân giải thưởng Nobel Hòa bình
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 18
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 18
1.2. Mục đích, đối tượng, phạm vi và phương pháp
nghiên cứu 20
1.3. Các nội dung cơ bản 23
CHƯƠNGII: KHUNG LÝ THUYẾT VỀ MỨC ĐỘ BỀN VỮNG
CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ 24
2.1. Tổng quan về tổ chức tài chính vi mô 24
2.1.1. Lịch sử phát triển và các khái niệm liên quan tới TCVM 24
2.1.2. Tổ chức tài chính vi mô 24

2.1.3. Vai trò của TCTCVM 26
2.2. Bền vững của tổ chức TCVM: Thông lệ quốc tế và quy định
ở Việt Nam 27
2.2.1. Quan điểm và sự cần thiết về tính bền vững 27
2.2.2. Các tiêu thức theo Thông lệ Quốc tế về tính
bền vững của TCTCVM 33
2.2.3. Quy định của Việt Nam về tính bền vững thể chế
của các TCTCVM 39
2.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới tính bền vững của
tổ chức TCVM 44
2.3.1. Nhân tố bên ngoài TCTCVM 44
2.3.2. Nhân tố bên trong (nhân tố thuộc về TCTCVM) 49
2.4. Phát triển bền vững TCVM - Kinh nghiệm quốc tế
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 53
2.4.1. Kinh nghiệm tốt trong khu vực về tổ chức và
hoạt động để đảm bảo bền vững 53
2.4.1.1. Kinh nghiệm bền vững của Card Bank (Philippin) 53
MỤC LỤC
6 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM
NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 7
2.4.1.2. Kinh nghiệm bền vững của Acleda Bank
(Campuchia) 55
2.4.2. Bài học thất bại của các tổ chức TCVM trong
quá trình tiến tới bền vững 58
2.4.2.1. Thương mại hóa quá mức, rời xa mục tiêu
hoạt động ban đầu 58
2.4.2.2. Kết hợp khiên cưỡng giữa phát triển TCVM
với các trung gian tài chính chính thức 60
2.4.2.3. Tổ chức xã hội hoạt động chưa có chuyên môn
hóa và chuyên nghiệp hóa cao, phụ thuộc

nhiều vào nhà tài trợ 61
2.4.2.4. Một số nguyên nhân khác 62
CHƯƠNG III: TỔNG QUAN CHUNG VỀ NGÀNH TÀI CHÍNH
VI MÔ VIỆT NAM 63
3.1. Thị trường TCVM Việt Nam 63
3.2. Môi trường pháp lý cho hoạt động TCVM Việt Nam 65
3.3. Các tổ chức chính cung cấp TCVM tai Việt Nam 69
3.4. Mức độ tiếp cận của các TCTCVM tại Việt Nam 76
3.4.1. Tiếp cận theo chiều rộng 76
3.4.2. Tiếp cận theo chiều sâu 104
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA
CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM 107
4.1. Tính bền vững trong xu thế phát triển 107
4.2. Tổng quan về mức độ bền vững của các TCTCVM 108
4.3. Bền vững về hoạt động 109
4.4. Bền vững tài chính 114
4.5. Chất lượng danh mục 125
4.6. Bền vững về thể chế (ISS) 128
4.7. Mức độ bền vững thể chế của các TCTCVM trên
quan điểm khách hàng 133
4.7.1. Sự hài lòng của khách hàng 133
4.7.2. Vấn đề lãi suất 136
4.7.2.1. Mức lãi suất cho vay hiện tại của các
TCTCVM Việt Nam so với thế giới 136
4.7.2.2. Liệu quyền lợi của khách hàng có được
đảm bảo với lãi suất của TCTCVM? 137
4.7.2.3. Chính sách lãi suất cho vay hiện tại của
các TCTCVM Việt Nam 140
4.7.2.4. Những điểm mạnh của chính sách lãi suất
cho vay hiện nay đối với các TCTCVM 143

4.7.2.5. Một số vướng mắc của chính sách lãi suất
cho vay hiện nay đối với các TCTCVM 143
4.8. Đánh giá thực trạng về mức độ bền vững của các
TCTCVM Việt Nam 146
4.8.1. Các kết quả đạt được 146
4.8.1.1. Mức độ bền vững về hoạt động tương đối tốt 146
4.8.1.2. Một vài tổ chức đạt được tất cả các chuẩn
OSS, FSS, ISS 148
4.8.1.3. Mức độ tiếp cận khá ổn định về chiều rộng và
cả chiều sâu, chưa có tình trạng tập trung vào
khách hàng lớn mà bỏ qua khách hàng thu
nhập thấp 149
4.8.1.4. Mức độ an toàn trong hoạt động TCVM cao 151
4.8.1.5. Xu hướng phát triển và chuyên nghiệp hóa 152
4.8.1.6. Khách hàng trung thành, gắn bó,
tính cộng đồng cao 154
8 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM
NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 9
4.8.1.7. Nhiều khách hàng hài lòng với TCTCVM 155
4.8.2. Hạn chế 156
4.8.2.1. Vẫn còn một số tổ chức chưa đạt được OSS 156
4.8.2.2. Nhiều tổ chức chưa đạt FSS 156
4.8.2.3. Rất ít tổ chức đạt được ISS 157
4.8.3. Nguyên nhân của hạn chế 157
4.8.3.1. Từ phía các TCTCVM 157
a. Chiến lược và kế hoạch của nhiều tổ chức
còn chưa rõ ràng 157
b. Năng lực quản trị và điều hành nhìn chung
còn thấp 158
c. Việc quản lý nguồn thu - chi phí còn chưa tốt 158

d. Chưa minh bạch hóa thông tin 159
e. Sản phẩm dịch vụ kém đa dạng, nguồn vốn
hoạt động hạn chế, chất lượng dịch vụ
chưa cao 159
f. Chất lượng nhân lực thấp 160
4.8.3.2. Nguyên nhân khách quan 162
a. Môi trường pháp lý còn bất cập 162
b. Thực hiện chậm trễ các hoạt động
trong khuôn khổ Chiến lược phát triển
ngành TCVM Việt Nam 163
c. Môi trường kinh tế - xã hội - tự nhiên gây ra
nhiều tác động tiêu cực đến tổ chức
và khách hàng TCVM 163
d. Môi trường hoạt động của ngành TCVM
còn nhiều bất cập 165
CHƯƠNG V: CÁC KHUYẾN NGHỊ 169
5.1. Định hướng phát triển bền vững các TCTCVM tại Việt Nam 169
5.1.1. Từ góc độ ngành TCVM 169
5.1.2. Từ góc độ các TCTCVM 170
5.2. Các khuyến nghị nhằm tăng cường mức độ bền vững
của các TCTCVM Việt Nam 171
5.2.1. Đối với các TCTCVM 172
5.2.1.1. Tăng cường công tác quản trị và điều hành 172
a. Đối với các tổ chức đã được cấp phép 172
b. Đối với các tổ chức chưa cấp phép 172
5.2.1.2. Tăng tính bền vững thông qua giảm chi phí,
tăng các nguồn thu 173
5.2.1.3. Tăng cường minh bạch hóa thông tin để tăng
uy tín và bảo vệ quyền lợi khách hàng 174
5.2.1.4. Đa dạng hóa dịch vụ, tăng cường chất lượng

dịch vụ, cân bằng giữa các dịch vụ tài chính
và xã hội 174
5.2.1.5. Nâng cao năng lực tài chính 175
5.2.1.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 176
5.2.1.7. Tăng cường sự liên kết giữa các tổ chức
có hoạt động TCVM 178
5.2.1.8. Tăng cường tuyên truyền/giáo dục tài chính 180
5.2.2. Đối với NHNN 181
5.2.2.1. Sớm hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn
thực hiện Luật TCTD 2010 181
10 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM
NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 11
5.2.2.2. Khẩn trương triển khai các hoạt động trong
khuôn khổ Chiến lược phát triển ngành
TCVM Việt Nam 182
5.2.2.3. Tạo điều kiện “mở” cho các tổ chức
tham gia hoạt động TCVM 182
5.2.2.4. Tăng cường tính trách nhiệm trong TCVM 182
5.2.2.5. Nhanh chóng chuẩn hoá và đồng bộ cơ sở
pháp lý liên quan đến vấn đề lãi suất
trong hoạt động TCVM 183
5.2.2.6. Thực hiện các chính sách hỗ trợ khác 184
5.2.3. Đối với Bộ Tài chính 184
5.2.4. Đối với Trung tâm nguồn lực TCVM doanh nghiệp
Nhỏ và Vừa 185
5.2.5. Đối với các nhà tài trợ và các nhà đầu tư 185
KẾT LUẬN 187
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 189
PHỤ LỤC: DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI PHỎNG VẤN 195
ADB: Ngân hàng Phát triển Châu Á

(Asian Development Bank)
AGRIBANK: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam
FSS: Mức độ bền vững tài chính
(Financial Self- Sustainability)
HLPHN: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
HPN: Hội Phụ nữ
IFC: Công ty Tài chính Quốc tế
(International Finance Corporation)
ISS: Mức độ bền vững thể chế
(Institutional Self- Sustainability)
VMFWG: Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam
(Vietnam Micronance Working Group)
NHCSXH: Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam
NHHTX: Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NHTM: Ngân hàng thương mại
OSS: Mức độ bền vững hoạt động
(Operational Self- Sustainability)
QTDND: Quỹ Tín dụng Nhân dân
QTDNDTW: Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương
ROA: Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản bình quân
(Return on Average Asset)
ROE: Tỷ lệ thu nhập trên tổng vốn chủ sở hữu bình quân
(Return on Average Equity)
TCTCVM: Tổ chức Tài chính vi mô
TCVM: Tài chính vi mô
WB: Ngân hàng Thế giới (World Bank)
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
12 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

DANH MỤC BẢNG
NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 13
Các đơn vị cung cấp dịch vụ TCVM 25
Những đặc điểm chủ yếu của một TCTCVM
vững mạnh 29
Tiêu chuẩn đánh giá tính bền vững của
các TCTCVM 37
Các quy định về cơ cấu sở hữu 40
So sánh môi trường tổng thể TCVMViệt Nam
với 5 quốc gia thành viên khác của ADB 75
Mức độ sử dụng sản phẩm dịch vụ của
khách hàng TCVM – so sánh 6 quốc gia là
thành viên của ADB (%) 90
Tổng quan về số lượng khách hàng và dư nợ
ngành TCVM Việt Nam, 2010-2012 91
So sánh quy mô và mức độ tiếp cận của TCVM
tại 6 quốc gia thành viên ADB, giai đoạn 2000-2010 92
Quy mô và mức độ tiếp cận theo chiều rộng
của 28 TCTCVM năm 2011 94
Mức độ trưởng thành của TCTCVM 96
Giá trị cho vay và tiết kiệm của TCTCVM năm 2011 106
Mức độ bền vững tài chính của các
TCTCVM Việt Nam 115
ROA và ROE của các TCTCVM Việt Nam 2010-2012 117
Đối tượng khách hàng của 6 TCTCVM có lợi nhuận
lớn nhất năm 2011 121
Bảng 2.1:
Bảng 2.2:
Bảng 2.3:
Bảng 2.4:

Bảng 3.1:
Bảng 3.2:
Bảng 3.3:
Bảng 3.4:
Bảng 3.5:
Bảng 3.6:
Bảng 3.7:
Bảng 4.1:
Bảng 4.2:
Bảng 4.3:
Các chỉ số hoạt động tài chính chủ chốt của
các TCTCVM ở 6 quốc gia thành viên ADB,
giai đoạn 2000-2010 122
Chất lượng danh mục các TCTCVM năm 2011 126
Chất lượng danh mục các TCTCVM năm 2012 127
Các loại hình hoạt động của TCTCVM 132
Mức độ hài lòng của khách hàng về hoạt động
của các tổ chức 134
So sánh chi phí vay vốn của khách hàng
từ NHTM và TCTCVM 138
Đặc trưng của các TCTCM và lợi ích đối với
khách hàng 139
Số lượng, cơ cấu tổ/nhóm, thành viên có dư nợ
TCVM qua HPN 150
Mức độ tiếp cận của 5 tổ chức TCVM lớn nhất
Việt Nam đến 31/12/2012 151
Danh mục các tỉnh đã hoặc có tiềm năng
thành lập Quỹ thuộc Hội Phụ nữ tỉnh 153
Số lượng doanh nhân vi mô, cán bộ tín dụng và TC
được vinh danh tại CMA Việt Nam, 2007-2013 155

Kết quả thảo luận nhóm về các khó khăn
lớn nhất của TCTCVM tại địa phương 161
14 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM
Bảng 4.4:
Bảng 4.5:
Bảng 4.6:
Bảng 4.7:
Bảng 4.8:
Bảng 4.9:
Bảng 4.10:
Bảng 4.11:
Bảng 4.12:
Bảng 4.13:
Bảng 4.14:
Bảng 4.15:
DANH MỤC HỘP
NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 15
Các đặc trưng của một TCTCVM bền vững 33
Mạng lưới hoạt động của TYM 77
Mạng lưới hoạt động của CEP 78
Các sản phẩm tín dụng vi mô của TYM và CEP 82
Sản phẩm tiết kiệm của TYM và CEP 84
Quỹ tương trợ TYM 87
Quỹ Bảo vệ tương hỗ M7 MPA 88
Hộp 2.1:
Hộp 3.1:
Hộp 3.2:
Hộp 3.3:
Hộp 3.4:
Hộp 3.5:

Hộp 3.6:
DANH MỤC HÌNH
16 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM
Vai trò của các TCTCVM đối với kinh tế - xã hội 26
Quan điểm về sự bền vững của TCTCVM 28
Phân đoạn thị trường TCVM Việt Nam hiện nay 64
Các đơn vị cung cấp TCVM ở Việt Nam 69
Các TCTCVM dẫn đầu trên thị trường Việt Nam
đến 2010 70
Các tổ chức chính phục vụ khách hàng nghèo/
thu nhập thấp 71
Các cách tiếp cận và hoạt động cơ bản của MFI 79
Mức độ tiếp cận của TCTCVM theo số lượng
khách hàng vay vốn năm 2011 95
Quy mô của các TCTCVM theo tổng dư nợ (USD)
năm 2011 97
Ba thành phần của thị trường TCVM 98
Số lượng khách hàng vay vốn của 4 TCTCVM
tiêu biểu 101
Số lượng khách hàng gửi tiền tiết kiệm của
4 TCTCVM tiêu biểu 101
Quy mô GLP của 4 TCTCVM tiêu biểu (USD) 102
Quy mô tiết kiệm của 4 TCTCVM tiêu biểu (USD) 103
Quá trình phát triển của các TCTCVM 108
So sánh mức độ bền vững và rủi ro của
các TCTCVM Việt Nam với một số quốc gia là
thành viên ADB 109
Mức độ bền vững hoạt động OSS của
các TCTCVM ViệtNam 113
Tỷ lệ khả năng sinh lời của các TCTCVM năm 2011 119

Hình 2.1:
Hình 2.2:
Hình 3.1:
Hình 3.2:
Hình 3.3:
Hình 3.4:
Hình 3.5:
Hình 3.6:
Hình 3.7:
Hình 3.8:
Hình 3.9:
Hình 3.10:
Hình 3.11:
Hình 3.12:
Hình 4.1:
Hình 4.2:
Hình 4.3:
Hình 4.4:
NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 17
Tỷ lệ khả năng sinh lời của các TCTCVM
năm 2012 120
So sánh mức độ bền vững và rủi ro của các
TCTCVM Việt Nam với một số quốc gia
thuộc ADB 123
Số lượng khách hàng và quy mô dư nợ trung bình
trên một cán bộ tín dụng của các TCTCVM
tại Việt Nam năm 2011-2012 130
Mức độ bền vững thể chế của các TCTCVM
Việt Nam 133
Mức độ hài lòng về hoạt động của các tổ chức 134

Khách hàng có muốn tiếp tục vay không? 135
Lãi suất cho vay trung bình của các TCTCVM
trên thế giới (%/năm) 137
So sánh tỷ lệ chi phí lương và các chi phí
liên quan của các TCTCVM với một số TCTD (%) 148
Tăng trưởng GDP và lạm phát của Việt Nam
giai đoạn 2002-2012 163
Hình 4.5:
Hình 4.6:
Hình 4.7:
Hình 4.8:
Hình 4.9:
Hình 4.10:
Hình 4.11:
Hình 4.12:
Hình 4.13:
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
18 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Tổ chức tài chính vi mô là một dạng doanh nghiệp xã hội đặc biệt
với mục tiêu hoạt động là cung cấp dịch vụ tài chính nhằm đáp ứng
nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh
nghiệp siêu nhỏ
(ADB, 2000; Luật TCTD, 2010). Tài chính vi mô (TCVM)
đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội,
đặc biệt là công cuộc giảm nghèo đói và phát triển xã hội tại các
quốc gia đang phát triển. Các nghiên cứu lý thuyết (Legerwood,
1999; ADB, 2000; Morduch and Haley, 2002; Khandker, 2003), cũng như
các trường hợp thực nghiệm nổi tiếng tại Bangladesh (Grameen
Bank), Indonesia (Bank Rakyat Indonesia), Phillipines (CARD Bank), Bo-

livia (BalcoSol)… là minh chứng thuyết phục cho vai trò của TCVM với
phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển.
Tài chính vi mô bền vững đặt nền móng cho sự phát triển kinh tế cũng
như công cuộc xóa đói giảm nghèo mà các quốc gia đang phát
triển, trong đó có Việt Nam, cùng nhau thúc đẩy. Mặc dù vẫn còn
nhiều TCTCVM trên thế giới và tại Việt Nam phụ thuộc vào nguồn trợ
cấp và tài trợ từ bên ngoài. Từ giữa thập kỷ 90, các mô hình Grameen
Bank, ACCION, Card Bank trên thế giới đã chứng tỏ rằng: hoạt động
TCVM có thể phát triển tốt, phục vụ người nghèo mà không cần trợ
cấp. Bên cạnh đó, một số tổ chức phi chính phủ và các tổ chức từ
thiện khác nhận thấy tăng trưởng của họ bị hạn chế do khan hiếm
tiền tài trợ, vì vậy họ bắt đầu tìm kiếm các cách để đạt được độc
lập về tài chính.
Chính vì thế, vấn đề phát triển bền vững của TCTCVM là một trong
những chủ đề nóng được các nhà thực hành TCVM, các nhà quản
lý cũng như các nhà tài trợ quan tâm (Duos, 2013). Các TCTCVM
phát triển bền vững trở thành một mục tiêu quan trọng trong phát
triển ngành TCVM toàn cầu, bắt đầu từ những năm 2000 với sự trợ
giúp của CGAP và đặc biệt được chú ý khi Liên Hợp Quốc chọn năm
2005 là Năm Quốc tế về Tín dụng vi mô.
NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 19
Phát triển hoạt động TCVM bền vững của TCTCVM có những tác
động tích cực như sau:
(i) Tăng mức độ tiếp cận dịch vụ tài chính của người nghèo và
người thu nhập thấp.
(ii) Khách hàng được tiếp cận liên tục với các dịch vụ tài chính
(tín dụng, tiết kiệm, chuyển tiền…) mà họ cần. Điều này hết
sức quan trọng vì người nghèo, cũng như tất cả mọi người,
cần được tiếp cận một cách ổn định các dịch vụ tài chính.
(iii) Hoạt động bền vững giúp TCTCVM thực hiện vai trò hỗ trợ

phát triển kinh tế - xã hội tốt hơn. TCTCVM sẽ được bù đắp
tất cả các chi phí (vận hành, tài chính, mất vốn) và có lãi,
thay vì phải phụ thuộc vào tiền từ thiện hoặc trợ cấp của
nhà nước. Điều này rất quan trọng vì không bao giờ đủ tiền
tài trợ để phục vụ tất cả những người chưa tiếp cận được
với dịch vụ tài chính và vì tiền tài trợ co thể được dùng cho
các mục đích khác (ví dụ, giúp những người rất nghèo
thông qua các dịch vụ xã hội và trợ cấp).
Tại Việt Nam, ngành TCVM qua gần 3 thập kỷ đã và đang khẳng định
được tầm quan trọng trong việc hỗ trợ những người có thu nhập
thấp, người nghèo được tiếp cận với dịch vụ tài chính – ngânhàng,
đặc biệt là giúp họ có được nguồn vốn vay để phát triển sản xuất,
kinh doanh, góp phần cải thiện đời sống.
Phát triển TCVM bền vững là mục tiêu quan trọng của ngành TCVM
Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển. Với khung pháp lý
ngày càng hoàn thiện, các quy định liên quan tới TCVM chính thức
là “tiêu chuẩn” để các TCTCVM hướng tới mục tiêu bền vững thể
chế. Có nhiều mức độ bền vững khác nhau trong TCVM như: bền
vững hoạt động (OSS), bền vững tài chính (FSS), bền vững thể chế
(ISS), trong đó, mức độ bền vững thể chế là cao nhất, thể hiện sự
hoàn thiện của TCTCVM đó và là cơ sở để TCTCVM xây dựng, củng
cố uy tín của mình. Trong đề án xây dựng và phát triển hệ thống
20 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM
TCVM Việt Nam đến 2020, mục tiêu của đề án cũng rất tập trung cho
sự phát triển bền vững, cụ thể “Xây dựng và phát triển hệ thống tổ
chức tài chính vi mô an toàn, bền vững, hướng tới phục vụ người
nghèo, người có thu nhập thấp, các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh
nghiệp nhỏ, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước
về đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững”
1

.
Từ khi khung pháp lý bắt đầu hình thành đến nay, các TCTCVM có
xu hướng phát triển theo ba định hướng (i) một số tổ chức định
hướng chính thức hóa đã và đang có lộ trình để đạt các mức độ
bền vững từ thấp đến cao, và đến 2013 đã có 2 tổ chức được NHNN
cấp phép, 3 tổ chức đang nộp hồ sơ đề nghị cấp phép; (ii) một số
tổ chức vẫn muốn phát triển hoạt động TCVM nhưng không đề nghị
cấp phép, nên chỉ đặt mục tiêu bền vững hoạt động và bền vững
tài chính; (iii) và một số chương trình/dự án/tổ chức giảm hoạt động
hoặc ngừng hoạt động vì không đạt được mục tiêu bền vững hoạt
động khi nguồn tài trợ bị cạn kiệt. Do vậy, hiện tại, mức độ bền vững
của các TCTCVM Việt Nam rất khác nhau và nhiều TCTCVM Việt Nam
chưa đạt được mức độ bền vững cần thiết. Các vấn đề cần giải
quyết từ cả phía các TCTCVM và các nhà lập pháp, đặc biệt là
Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính vì ngành TCVM phát triển bền
vững trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Trong bối cảnh trên, đề tài “Mức độ bền vững của các tổ chức tài
chính vi mô Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị” được lựa
chọn để nghiên cứu.
1.2. Mục đích, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này có 5 mục tiêu cơ bản sau:
(i) Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về sự bền vững của
TCTCVM, tập trung vào ba mức độ: bền vững hoạt động
1
Quyết định 2195/QĐ-TTg ngày 6/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
xây dựng và phát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến 2020.
NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 21
(OSS), bền vững tài chính (FSS), và bền vững thể chế (ISS).
Các chuẩn mực OSS, FSS và ISS được tổng kết theo thông lệ
quốc tế và theo quy định của Việt Nam.

(ii) Tổng kết các kinh nghiệm thành công và thất bại trong việc
phát triển bền vững TCVM trên thế giới và bài học cho Việt
Nam.
(iii) Đánh giá tổng quan về ngành TCVMViệt Nam.
(iv) Phân tích thực trạng mức độ bền vững của các TCTCVM tại
Việt Nam trên 3 mức độ: OSS, FSS, ISS, đồng thời so sánh với
các TCTCVM ở một số quốc gia trong khu vực; Đánh giá
những kết quả đạt được; Hạn chế và nguyên nhân của hạn
chế trong quá trình phát triển bền vững của các TCTCVM
Việt Nam.
(v) Đề xuất một số khuyến nghị đối với các TCTCVM, NHNN, Bộ
Tài chính và các bên có liên quan để giúp phát triển bền
vững các TCTCVM Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu: Là mức độ bền vững của các
TCTCVM hướng tới phục vụ người nghèo, người thu nhập
thấp và các đối tượng khách hàng TCVM khác.
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu tập trung vào mức
độ bền vững của các TCTCVM Việt Nam trong giai đoạn 2009-
2012.
Có nhiều quan niệm khác nhau về TCTCVM. Các đơn vị cung cấp
dịch vụ TCVM thuộc ba nhóm: Nhóm chính thức, Nhóm bán chính
thức và Nhóm phi chính thức. Có ba quan điểm khác nhau về
TCTCVM: Quan điểm thứ nhất cho rằng, TCTCVM bao gồm tất cả các
TC cung cấp dịch vụ TCVM, kể cả ngân hàng, TCTD là Hợp tác xã
(OPDND), TCTC quy mô nhỏ bán chính thức và chính thức; Quan điểm
thứ hai chỉ tập trung vào các TCTC quy mô nhỏ, kể cả chính thức và
bán chính thức; Quan điểm thứ ba cho rằng TCTCVM
“là loại hình tổ
22 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM
chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm

đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và
doanh nghiệp siêu nhỏ” (theo Luật TCTCD, 2010, điều 4 khoản 5).
Trong nghiên cứu này, quan điểm thứ hai được sử dụng để phân tích,
vì quan điểm này phù hợp với thông lệ quốc tế.
Tuy số lượng các chương trình/TCTCVM Việt Nam hiện nay khá nhiều,
nhưng chỉ có 34 tổ chức đăng ký là thành viên của Nhóm Công tác
tài chính vi môViệt Nam (VMFWG) và 12 tổ chức thường xuyên cung
cấp thông tin cho mạng lưới tài chính vi mô toàn cầu (The MIX). Trong
số đó, 6 TCTCVM đứng đầu chiếm hơn 50% tổng số khách hàng của
các TCTCVM là thành viên của Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt
Nam. Do vậy, nghiên cứu tập trung vào các TCTCVM có thông tin
cung cấp cho VMFWG.
Dữ liệu nghiên cứu: Gồm hai nhóm dữ liệu Thứ cấp và Sơ cấp.
Dữ liệu thứ cấp là các báo cáo về ngành tài chính nói chung, ngành
TCVM nói riêng của: các TCTCVM, thông tin lưu trữ tại VMFWG, các
báo cáo đánh giá có liên quan của Ngân hàng Phát triển Châu Á
(ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), các tổ chức quốc tế, điều tra mức
sống dân cư Việt Nam 2002-2008, các tổ chức cung cấp dịch vụ
TCVM, từ các Giải thưởngDoanh nhân vi mô Citi (CMA) giai đoạn
2007-2012 do Citi Foundation tài trợ; một số cuộc điều tra về nông
nghiệp, nông thôn có liên quan tới tài chính, tín dụng (Bộ Lao động
TBXH, Hội LHPN…); các nghiên cứu về TCVM Việt Nam của các nhà
nghiên cứu, các nhà thực hành TCVM trong và ngoài nước.
Dữ liệu sơ cấp thu thập từ các cuộc thảo luận nhóm tại Thanh Hóa
và Nghệ An với các cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ (HPN) các cấp tỉnh,
huyện có tham gia hoạt động TCVM tại địa phương, cán bộ tại một
số TCTCVM, một số khách hàng và báo cáo của thành viên VMFWG.
Phương pháp phân tích:
- Phân tích tổng hợp, kết hợp phân tích định lượng và định tính để
giải thích số liệu, liên hệ với các nguyên nhân từ thực tiễn.

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 23
- Thống kê so sánh sử dụng số liệu theo chuỗi thời gian và tại một
thời điểm để so sánh dọc, so sánh chéo giữa các TCTCVM
Việt Nam với một số quốc gia trong khu vực, và với tiêu chuẩn
quốc tế. Các hàm thống kê như tần suất, tỷ trọng, trung bình, tỷ lệ
tăng trưởng được ứng dụng để phân tích, so sánh.
- Điều tra khảo sát
- Phương pháp chuyên gia
1.3. Cơ cấu nghiên cứu
Ngoài Lời cảm ơn của Nhóm tác giả, phần kết luận, phụ lục, bảng
biểu, các hình vẽ minh hoạ và danh mục các tài liệu tham khảo, nội
dung nghiên cứu được trình bày trong 5 chương:
Chương I: Giới thiệu
Chương II: Khung lý thuyết về mức độ bền vững của TCTCVM
Chương III: Tổng quan chung về ngành TCVMViệt Nam
Chương IV: Phân tích mức độ bền vững của các TCTCVM tại
Việt Nam
Chương V: Các khuyến nghị

×