Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG part 7 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.14 KB, 32 trang )


189
điều kiện chấy rận. Cải thiện các điều kiện sống (tắm và giặt).
Sốt nổi gai ốc (sất địa phương, sôt do bọ chép

Tác nhân chính: Rickettsia typhi (Rickettsia mooseri)
Cách thức lây truyền: lây nhiễm qua bọ chết ở chuột (thường
là Xenophylla cheopsis), chúng truyền rickettsia trong lúc hút
máu và nhiễm qua các vết cắn và các vết thương ở da.
Tác động lên cơ thể. tiến trình của bệnh sốt nổi gai ốc tuân
theo cách bệnh sốt phát sinh từ chấy rận nhưng nhẹ hơn.
Giai đoạn ấp trứng: thường từ 10 đến 12 ngày; thay đổi từ 6
đến 21 ngày.
Chuối lây nhi
ễm: vật chủ -> tác nhân chính -> ve
Các biện pháp kiểm soát: ngăn chặn sự tiếp xúc với các con
ve truyền bệnh bằng biện pháp phòng ngừa các tác nhân chống
lại vectơ truyền bệnh, bằng cách giặt quần áo và chăn với hoá
chất diệt khuẩn (benzyl benzoate) và áp dụng thuốc trừ rệp.
Phun lindane hoặc malathion.
Muỗi
Muỗi gây sốt vàng da (Aedes aegypti)
Các bệnh lây truyền: bệnh sốt vàng da đô thị, bệnh sốt xuất
huyết, viêm não, bệnh giun chỉ, giun đất.
Các đặc tính sinh học: có 4 giai đoạn trong cuộc đời của tất
cả các loài muỗi: trứng, nhộng, ấu trùng và trưởng thành với 3
giai đoạn đầu xảy ra trong nước.
Muỗi bán thuần chủng có thể sinh sản trong các thùng nhân
tạo xung quanh nơi sống của con người. Tr
ứng được đẻ từng
quả một trên bề mặt các thùng chứa trong hoặc trên các rãnh


nước và có khả năng chịu đựng điều kiện khô trong vòng vài
tháng. Chúng ấp trứng rất nhanh trước khi các thùng chứa bị đầy

190
nước trở lại. Việc ấp trứng có thể diễn ra trong 2 hoặc 3 ngày
nếu như nhiệt độ cao. Các ấu trùng có thể hoàn toàn phát triển
trong 6 đến 10 ngày hoặc có thể biến đổi lâu hơn 3 tuần.
Nhận dạng: loài nhỏ và sẫm với hình dáng đàn lia, các đường
trắng bạc ở trên ngực và các dải trắng ở trên các đoạn xoắn.
Môi trường thích nghi: ưa thích nhiệt độ ẩm. Rất d
ễ bị ảnh
hưởng bởi lạnh và thường không sống sót được qua mùa đông
miền bắc Mỹ. Được tìm thấy trong thùng chứa nhân tạo ở xung
quanh nơi ở của con người, chẳng hạn như: lọ hoa, thùng thiếc,
bình, lọ, xăm lốp xe ôtô, nhà vệ sinh không sử dụng nữa, bể
chứa nước, thùng nước mưa, máng nước trên mái nhà, và các lỗ
trên cây.
Các biện pháp kiểm soát từ lâu loài muỗi này thích sống gần
nơi ở của con người, giữ sạch nơi sống và dọn quang là biện
pháp khống chế sự sinh sản của muỗi. Can, chai lọ, bể nước cho
chim tắm, các máng nước, lốp cũ, xe ô tô, chỗ trũng bẫy cá,
thùng tưới nước và các dụng cụ cũ nên được dời đi để ngăn chặn
muỗi làm nơi đẻ trứng. Nếu trứng không ấp thì tất yếu sẽ không
có muỗ
i trưởng thành.
Muỗi gây đênh sốt rét.
(Anopheles quadrimaculatus) Đây là
loài rất quan trọng đối với việc lây truyền bệnh sốt rét ở nhiều
nước.
Các bệnh lây truyền: sốt rét; được phát hiện thấy sự lây

nhiễm với các virus viêm não và có thể có vai trò trong việc làm
lây lan bệnh giun chỉ.
Các đặc tính sinh học: trứng của muỗi anophel luôn được đẻ
từng quả một trên bề mặt nước và được hỗ trợ bởi một vật như
chi
ếc phao. Muỗi cái đẻ trứng một đợt 100 quả hoặc hơn. Trứng

191
được ấp trong khoảng từ 2 đến 6 ngày; giai đoạn ấu trùng cuối
cùng từ 6 đến 7 ngày cho tới vài tuần, phụ thuộc vào loài và các
điều kiện môi trường, đặc biệt nhiệt độ nước.
Hầu hết muỗi anophel hút máu người trước khi đẻ trứng vào
mùa đông thường vượt qua bởi việc ngủ đông, muỗi cái ngủ
đông có thể tồn tại từ 4 đến 5 tháng. Một con muỗi cái có th
ể đẻ
tới 3000 trứng trong 12 lần đẻ.
Nhận dạng: khá to, nâu sẫm với 4 chấm đen gần giữa cánh.
Xúc tu và xương cổ chân hoàn toàn đen.
Môi trường thích nghi: việc sinh sản chủ yếu trong các bể
nước sạch các ao và nơi nước cạn. Loài này thể hiện sự ưa thích
nước sạch và tĩnh đó là nước trung tính cho tới kiềm nhẹ. Các
nơi cư trú thường là các ao ngâm nước vôi, lỗ đào, v
ũng nước
mưa, bãi lầy, nhánh sông, các dòng lờ đờ, các bờ cạn, và các nơi
nước đọng của các bể chứa và hồ. Sự sinh sản lớn nhất trong
nước ở các cây mọc dưới nước hoặc các cành trôi nổi, vỏ cây và
lá cây. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển từ 80 đến 900F.
Một cái ao được xây dựng không thích hợp có thể là môi trường
thích hợp đối với loài muối nay.
Các biện pháp kiểm soát:

sự thay đổi môi trường tạo ra môi
trường không thích hợp, theo đó phương thức sinh sản của muỗi
bị thay đổi, các phương thức đó là những cách kiểm soát muỗi:
Kiểm soát tự nhiên - việc lấp các hố sâu, chỗ lún, đầm lầy và
vũng lầy bằng đất hoặc chất khác. Đào sâu hơn các rãnh
mương làm cho nước chảy. Sự thay đổi bất thường của mực
nước ao, bể ch
ứa nước và sự ngăn nước khác cũng được sử
dụng. Đây là cách thức để kiểm soát muỗi ở các hồ TVA.
Muỗi nhà phương bắc (Culex pipiens) và muỗi nhà phương

192
nam (Culex pipines quinquefasciatus)
Các bệnh lây truyền: viêm não St.Louis, bệnh giun chỉ.
Các đặc tính sinh học: đẻ trứng thành từng đám từ 50 đến
400 quả. Những đám này được biết là số lượng lớn, trôi nổi trên
bề mặt nước. Trứng được ấp 1 hoặc 2 ngày trong thời tiết ấm, 8
đến 10 ngày thì hoàn thiện giai đoạn ấu trùng và nhộng. Loài
này có thể tồn tại và đẻ trứng mà không cần hút máu. Chỉ hoạt
độ
ng vào ban đêm.
Nhận dạng: màu nâu có kích thước trung bình với các vạch
ngang màu trắng ở trên bụng nhưng không có vết nổi bật.
Môi trường thích nghi: những loài này phát triển đẻ nhiều
trong các thùng đựng nước mưa, lớp, thùng, bình thiếc, và hầu
như trong tất cả các thùng chứa nhân tạo. Chúng sống trong các
hố ga, các rãnh nước tàn trên đường phố, các bể chìm bị ô nhiễm
và các hầm chứa phân. Sản phẩm nặng thường được phát hiện
trong n
ước với hàm lượng hữu cơ cao. Môi trường ẩm thích

nghi cho sự phát triển nhanh.
Các biện pháp kiểm soát: cũng giống như các biện pháp đối
với loài Aedes.
Con ve
Ve chó châu Mỹ (Dermacentor variabilis) và ve gỗ
(Dermacentor andersoni)
Các bệnh lây truyền: sốt lốm đốm (sốt sinh ra do con tích),
sốt do con tích Colorado, sốt Q, tê liệt.
Các đặc tính sinh học: có 4 giai đoạn phát triển trong cuộc
đời: trứng, ấu trùng có 6 chân, nhộng 8 chân, trưởng thành. Loài
ve thường cộng sinh chặt chẽ với các động vật chủ. Con cái đẻ
trên bề mặt đất. Con cái đẻ một lượng lớn trứng đôi khi lên đến

193
hàng nghìn quả; nó chết sau khi đẻ trứng. Trứng ấp trong hai
tuần tới vài tháng phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm, và các nhân tố
môi trường khác ấu trùng, hoặc "ve giống" có 6 chân và không
thể phân biệt giới tính. Cơ hội ký sinh trên vật chủ là tạm thời,
đôi khi được tạo được sự kéo dài một cách cưỡng bức. Sau khi
hút máu, các ấu trùng no máu thường rơi vào đất và rụng lông
chuyển thành giai đoạn nhộng 8 chân: Giai đoạ
n này phải chịu
đựng một thời kỳ chờ đợi tới hạn đối với vật chủ thích hợp. Mặc
dù chu trình sống của loài ve có thể hoàn thiện ít hơn một năm,
nhưng nó có thể đòi hỏi hai năm hoặc lâu hơn.
Cả hai con đực và cái đều là những kẻ hút máu và cả hai đều
đòi hỏi được chăm sóc một vài ngày trước khi giao phối. Sau khi
ve đực no đủ, nó thường giao phối v
ới một hoặc nhiều ve cái rồi
chết. Sau quá trình giao phối, ve cái rơi trên mặt đất. Sau một

vài ngày để trứng phát triển ve cái bắt đầu đẻ trứng. Sau khi đẻ
một vài ngày ve cái cũng chết.
Nhận dạng: ve có một tấm chắn lưng và được vuốt thon về
phía trước
Môi trường thích nghi: các yếu tố khí hậu, đặc biệt là nhiệt
độ, là những yếu tố quan trọng đối với hoạ
t động và phát triển
của ve. Một vài loài ve thì cực kỳ dễ thay đổi các chức năng của
chúng để chống lại tính khắc nghiệt của nhiệt độ, một số tồn tại
qua mùa đông lạnh lẽo như loài trưởng thành, nhộng và ấu trùng
ngủ đông, các con khác tồn tại được ở nhiệt độ cao và điều kiện
khô. Trong hầu hết các loài, nhiệt độ cao hơn ở mùa xuân và
mùa hè làm t
ăng sự phát triển và hoạt động của chúng.
Các biện pháp kiểm soát (cho người): giữ quần áo ngay ngắn,
cho ống quắn vào trong tất và cho đuôi áo vào trong quần. Tránh

194
ngồi trên nền đất và trên các miếng gỗ ở các khu vực rậm rạp.
Kiểm tra định kỳ cơ thể. Phát quang và đốt các bụi cây dọc bên
đường, duy trì việc cắt cỏ để tạo ra những khu vực làm giảm khả
năng phá hoại của ve. Trong các khu vực gần dân cư cắt cỏ sẽ
giúp cho việc kiểm soát cả các vật chủ gặm nhấm nhỏ bé của
chúng. Sử dụng thu
ốc diệt ve trên da là không hiện thực; tuy
nhiên, trong quân đội có sử dụng quần áo tẩm thuốc diệt chúng.
Các biện pháp kiểm soát (cho động vật): sử dụng bắt bọ chét
và ve" (có thể không có hiệu quả đối với các con chó lớn).
Ronnel, một loại thuốc cơ photpho tiêu diệt côn trùng (dạng
viên thuốc) có thể được được chấp nhận bởi bác sỹ thú y. Ve

được kiểm soát trong các khu vực sinh trưởng bằng thuốc diệt
chúng (bụi ho
ặc phun). Chúng có thể được kiểm soát bằng việc
di chuyển các vật chủ như chó. Ve ký sinh trên gia súc có thể
được kiềm chế bằng việc luân chuyển các đồng cỏ. Các loại ký
sinh trên hươu nai (Bonnelia bungdonferi) làm lây lan bệnh bạch
huyết.
Con ghẻ
Bệnh ngứa hoặc bệnh ghẻ (Sarcoptes scabiei)
Các bệnh lây truyền: bệnh ghẻ. Bệnh nấm vảy ở cừu, bệnh
ghẻ Texas của gia súc, bệnh lở ở chó và ngựa, bệnh sốt xuất
huyết, bệnh đậu mùa rickettsial, bệnh viêm não, bệnh viêm da,
bệnh huỷ hoại phổi, các bệnh về đường ruột và tiết niệu.
Các đặc tính sinh học: cái ghẻ đẻ trứng và ấp trứng thành
ấu
trùng trải qua 2 hoặc nhiều hơn các giai đoạn nhộng và cuối
cùng trưởng thành ấu trùng có một cặp chân trong khi giai đoạn
nhộng có 4 cặp. Ghẻ cái đào lỗ bên dưới phía ngoài của lớp da
và đẻ trứng trong những đường ống ngoằn ngoèo mà chúng đào.

195
Trứng được ấp thành ấu trùng. Một số tác giả tin tưởng rằng ghẻ
đực chỉ có giai đoạn nhộng và hoàn thành chu trình sống trong
từ 9 đến 11 ngày; ghẻ cái có 2 giai đoạn nhộng và mất từ 14 đến
17 ngày - có lẽ lâu hơn trong thời tiết lạnh để hoàn thiện chu
trình sống. Ghẻ trưởng thành sống được khoảng 1 tháng.
Nhận dạng: cơ thể của chúng không phân chia thành từng
khúc rõ ràng. Ghẻ cái trung bình dài từ 0,2
đến 0,4 tâm và ghẻ
đực thì nhỏ hơn. Cơ thể giống như chiếc túi ovan; bề mặt cơ thể

có các nếp nhăn mịn; lông mao dài.
Môi trường thích nghi: cái ghẻ thường xuất hiện ở những nơi
trú ngu nhỏ bé, đặc biệt trong các màng chân giữa các ngón và
khe của lớp da ở cổ tay.
Các biện pháp kiểm soát: bẫy hoặc đánh thuốc độc các loài
gặm nhấm để loại trừ nguồn thức
ăn cẩn thiết cho việc nuôi
dưỡng và sản sinh ghẻ. Cách lý chúng khỏi nơi để rác, lương
thực được để trong các thùng chứa chống chuột. Di dời các khu
vườn gần nhà, cắt tỉa các bụi rậm sao cho cách ít nhất các toà
nhà 1 yard (0,914 m). Thay đổi điều kiện môi trường cho phép
ánh sáng và không khí được lưu thông, do đó sẽ làm khô ráo các
nơi ẩm ướt. Sunphua cũng đã được sử dụng nhiều năm như là
một loại thu
ốc diệt côn trùng.
Ruồi
Ruồi nhà (Musca domestica)
Các bệnh lây truyền: bệnh khuẩn ly, bệnh ỉa chảy ở trẻ em,
bệnh sốt thương hàn, bệnh phó thương hàn, dịch tả, khuẩn amip,
giun kim, giun vòng, giun đũa.
Các đặc tính sinh học: giai đoạn phát triển của ruồi nhà bao
gồm trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Các giai đoạn này

196
đòi hỏi từ 8 đến 20 ngày trong điều kiện bình thường. Ruồi cái
bắt đầu đẻ trứng trong vòng từ 4 đến 20 ngày sau khi trưởng
thành. Trứng có hình ovan, màu trắng và nhỏ, có chiều dài
khoảng 1 mm. Ruồi cái đẻ từ 5 hoặc 6 lần trong vòng đời của
nó, mỗi lứa đẻ từ 75 tới 150 trứng. Trứng thường được đặt trong
các khe nứt và khe hở cách xa ánh sảng. Quá trình ấp trứng diễn

ra trong vòng từ 12 đến 24 giờ
trong mùa hè. Giai đoạn ấu trùng
cuối cùng từ 4 đến 7 ngày trong điều kiện thời tiết ấm. Khi sẵn
sàng phát triển thành nhộng, ấu trùng thu nhỏ lại cho tới khi
hình thành vỏ bọc giống như viên thuốc dài khoảng 6 mm. Giai
đoạn nhộng thường kéo dài từ 4 đến 5 ngày. Khi giai đoạn
nhộng hoàn thiện, ruồi phá vỡ lớp vỏ và kết thúc giai đoạn
nhộng và thực hiện các công việc của mình bên ngoài. Cánh
đượ
c mở ra và thân được mở rộng, khô ráo và dần cứng lại.
Những đòi hỏi này mất khoảng 1 giờ trong các điều kiện mùa
hè. Tuổi trưởng thành ban đầu đạt được trong khoảng 15 giờ.
Việc kết giao có thể được diễn ra. Mỗi tháng có hai thế hệ hoặc
nhiều hơn được sản sinh trong điều kiện thời tiết ấm.
Nhận dạng: loài bé, ngực và bụng xám dài 6 đến 9 mm. Ng
ực
có 4 dải tối theo chiều dọc, cạnh bụng thường có màu xanh xám
cơ bản, vân cánh thứ 4 có góc rực rỡ, kết thúc trước đầu cánh.
Râu có ích cu lông mịn giống như lông chim.
Môi trường thích nghi hầu hết bất cứ kiểu khí hậu ấm nào,
vật liệu hữu cơ ẩm cũng có thể cung cấp nguồn thức ăn cho ấu
trùng ruồi nhà. Phân động vật và rác rưởi là những vật trung
gian nuôi dưỡng lý tưở
ng. Ruồi không hoạt động ở nhiệt độ
dưới 450F và bị tiêu diệt ở nhiệt độ thấp dưới 320F, hoạt động
hoàn thiện xảy ra khi nhiệt độ đạt đến khoảng 700F. Ruồi là bức

197
tranh của vùng nhiệt đới.
Các biện pháp kiểm soát: vệ sinh nơi lưu giữ rác và thu dọn

thường xuyên. Kiểm soát phân của các động vật máu nóng. Hạn
chế việc mở các đống rác. Vệ sinh bãi chôn lấp. Sử dụng máy
nghiền rác và làm đông rắn. Sử dụng các lò đốt. Đổ thải chất
thải công nghiệp và rác thải đúng quy cách. Loại trừ việc tích trữ
các chất hữu cơ làm duy trì điề
u kiện ẩm kéo dài tạo điều kiện
sản sinh ruồi. Loại trừ cỏ dại khi có thể, sử dụng điện để diệt
ruồi (thường rất tốn kém), hoặc các phương pháp hoá học như
thuốc diệt ấu trùng, bả ruồi, phun thuốc v.v
Ruồi ngựa đen (Tabanus atratus)

Các bệnh lây truyền: ruồi ngựa đen làm lây lan một số bệnh
nghiêm trọng đối với con người và động vật, gây ra bởi các
virus (bệnh viêm miệng, bệnh tả ở lợn, bệnh viêm não
Califomia), vi khuẩn (bệnh than), các sinh vật giống như
rickettsia (bệnh sốt Q), trùng (bệnh xura) và giun chỉ. Ruồi ngựa
đen là kẻ thù chính của gia súc và ngựa.
Các đặc tính sinh học: nhiều loài đẻ trứng trên cây gần nước
và ấ
u trùng của chúng phát triển trong đất ẩm ướt và nước. Loại
ruồi này có thể mất từ 2 đến 3 năm để phát triển. Ruồi ngựa là
những kẻ cắn hút nguy hiểm, các vết thương gây ra có thể ngứa
rất nhiều ngày. Chỉ ruồi cái mới hút máu; ruồi đực ăn mật hoa.
Nhận dạng: kích thước lớn; có 5 ô đặt ở phía sau trên cánh và
3 râu chia đoạn.
Môi trường thích nghi: đất ẩm, trong bóng tối củ
a cây, trong
các bãi cỏ khô và thưa thớt, nơi hiếm khi nước đọng hoặc chẳng
khi nào có. Một vài ấu trùng phát triển trong đất cỏ khô.
Ruồi chuồng ngựa (Stomoxvs calcitrans)



198
Các bênh lây truyền: có thể là một vectơ của bênh sung (bệnh
trùng của ngựa và la) và lây truyền bệnh thiếu máu (virus bệnh
của ngựa) ấu trùng ruồi chuồng ngựa là nguyên nhân gây bệnh
viêm tuỷ ở ngựa và động vật nội địa. Bởi vì tập tính hút máu của
chúng, chúng thì bị nghi ngờ bởi việc truyền một số lớn bệnh
tật.
Các đặc tính sinh học: nó không sản sinh từ phân người và
thườ
ng không bị thu hút bởi phân và rác. Do đó, nó ít có khả
năng mang mầm mống của bệnh ỉa chảy và các bệnh đường ruột
khác ấu trùng phát triển mất một thời gian từ 8 đến 30 ngày hoặc
hơn, phụ thuộc vào nhiệt độ.
Nhận dạng: ngực dài 5 đến 6 mm với màu xám và có 4 dải
tối xếp theo chiều dọc và đốm xanh ở phía sau đầu, bụng nhuộm
màu xám với các chấm tối. Cả con đự
c và cái là những kẻ cắn
hút rất nguy hiểm. Nó tiêu biểu cho tất cả các giống ruồi nội địa
bởi có vòi chích thò ra giống như lưỡi lê ở phía trước đầu.
Môi trường thích nghi: con cái đẻ trứng trong những cây mục
hơn là trong phân, trong thân rơm rạ, trong đống cỏ lên men,
đám cỏ, cỏ lạc, hoặc phân chuồng ngựa đã phối trộn đều với
rơm hay cỏ lạc
Các biện pháp kiểm soát: b
ỏ thải cẩn thận đối với các cây
mục, kiểm soát các đống cỏ lên men, cỏ lạc khô, kiểm soát nơi
mà phân được phối trộn vơi rơm, thực hiện vệ sinh môi trường
tốt.

Ruồi đen (Simulium venustum)

Các bệnh lây truyền: một số loài ruồi đen truyền động vật
nguyên sinh tới vịt và gà tây.
Các đặc tính sinh học: cả hai giới đều hút mật hoa và hầu hết

199
con cái hút máu. Trứng được đẻ gần các dòng nước, ấu trùng và
nhộng thì được tìm thấy kèm với đá ngầm, que, hoặc cây cối.
Tuổi trưởng thành từ giai đoạn nhộng trong các kén chìm dưới
nước và trôi trên mặt trong những bọt khí. Nhiều loài đã kết đôi
ngay sau khi sinh ra. Các vết cắn của ruồi đen đầu tiên không
đau, nhưng sau đó trở nên sưng phồng, cứng lại, và đau, đôi khi
gây nhiễm trùng từ
vết xước da. Chúng bu lại thành đàn trên
những phần trần của cơ thể, đặc biệt trên đầu, đi vào mũi, mắt,
tai và mồm.
Nhận dạng: dài từ 2 đến 5 mm, cơ thể rắn chắc với những
chiếc râu ngắn, cánh có những vân ở phía trong khá phát triển,
và một cái ngực gù. Chúng thường được gọi bằng một cái tên
“ruồi trâu”.
Môi trường thích nghi: đá chìm trong các dòng nước, cây là
những vật có thể
làm nơi bám của trứng, ấu trùng.
Các biện pháp kiểm soát: tạo ra một môi trường không thích
hợp cho ruồi, sử dụng các loại thuốc diệt côn trung, tìm kiếm kẻ
thù tự nhiên của chúng.
Ruồi nai

Các bệnh lây truyền: ở nhiều nước ruồi nai quan trọng trong

việc truyền bệnh có tính địa phương đã được biết đến ở miền
Tây như bệnh sốt. Chúng mang vi khuẩn bệnh than từ động vật
nội địa đến người.
Nhận dạng: có chiều dài trung bình từ 6 đến 12 mm, thường
có cánh đốm khoang. Rất giống với các đặc tính của ruồi ngựa.
Môi trường thích nghi: đất
ẩm, trong bóng tối của cây, trong
điều kiện khô ráo của các bãi cỏ thưa nơi hiếm khi có nước đọng
hoặc không bao giờ xuất hiện. Một số ấu trùng phát triển trong

200
điều kiện khô của các bãi cỏ.
Các biện pháp kiểm soát: việc kiểm soát rất khó khăn - thuốc
diệt ruồi chưa có hiệu quả .
Chấy rận
Bản thân (Pediculus humanus humanus)
Các bệnh lây truyền: bệnh sốt, bệnh sốt chiến hào, bệnh sốt
hồi quy do chấy rận.
Các đặc tính sinh học: có 3 giai đoạn trong vòng đời: trứng,
nhộng, trưởng thành. Trứng có màu nâu nhạt, chiều dài 0,8 mm
và chiều rộng 0,3mm. Trứng (được gọi là "trứng chấy") được
gắn kết thành sợi trong quần áo lớt. Trứng được ấp bởi nhiệt từ
cơ thể và ấp trong khoả
ng 1 tuần. Sau khi phát triển từ trứng,
nhộng rụng lông 3 lần trước khi trở thành con trưởng thành về
giới tính. Toàn bộ chu trình hoàn thiện vòng đời của chúng
khoảng 18 ngày. Cơ thể chấy rận trưởng thành khác không nhiều
so với nhộng ngoại trừ kích thước và độ trưởng thành của giới
tính. Con đực nhỏ hơn con cái. Sự kết giao xuất hiện thường
xuyên và bất cứ lúc nào trong đời sống trưởng thành, từ 10 giờ

đầu cho tới lúc già. Chấy rận có thể đẻ 9 đến 10 trứng mỗi ngày
với tổng số từ 270 đến 300 trứng trong suất cuộc đời. Chúng có
thể di chuyển khá nhanh từ vật chủ này sang vật chủ khác hoặc
từ người tới bộ đồ thường.
Nhận dạng: có chiều dài 2 đến 4 mm, bụng kéo dài, không
phát triển lông bên, chân có 3 cặp tương đương nhau, có màu
trắng xám nhạt và chân có vuốt giống như móc.
Môi trườ
ng thích nghi: loài chấy rận này phát triển mạnh ở
mặt trong của quần áo, tiếp đến là cắn hút máu. Chúng sống dựa
vào máu người làm nguồn thức ăn. Rất khó tìm phương thức

201
cách lý chúng khỏi người.
Các biện pháp kiểm soát: kiểm tra quần áo dọc theo các nếp
gấp và đường may nổi. Thường xuyên giặt bằng nước nóng.
Giặt khô có thể được sử dụng để tiêu diệt chấy rận trên quần áo
len. Sử dụng xà phòng và chất tẩy rửa. Rắc bột diệt côn trùng.
Tắm với nồng độ sữa cao (đòi hỏi một đơn thuốc của bác sỹ).
Chấ
y rận ở đầu (Pediculus humanus capitis)
Các bệnh lây truyền: bệnh chấy rận
Các đặc tính sinh học: sự biến thái giống như chấy rận trên
người. Loài này sống trên đầu và vùng cổ. Trứng được gắn kết
với tóc của da đầu. Mắn đẻ, đẻ khoảng 4 trứng mỗi ngày với
tổng số 88 trứng trong toàn bộ cuộc đời.
Nhận dạng: dài 1 đến 2 mm, bụng kéo dài không có sự phát
triển của lông bên; có 3 đôi chân t
ương tự nhau; có màu trắng
xám với mép màu tối.

Môi trường thích nghi: hầu hết phổ biến ở phía sau cổ và sau
tai. Chúng ưa thích nhiệt độ và phổ biến ở trẻ em.
Ruồi nai

Các bệnh lây truyền: ở nhiều nước ruồi nai quan trọng trong
việc truyền bệnh có tính địa phương đã được biết đến ở miền
Tây như bệnh sốt. Chúng mang vi khuẩn bệnh than từ động vật
nội địa đến người.

Nhận dạng: có chiều dài trung bình từ 6 đến 12 mm, thường
có cánh đốm khoang. Rất giống với các đặc tính của ruồi ngựa.
Môi trường thích nghi: đất ẩm, trong bóng tối của cây, trong
điều kiện khô ráo của các bãi cỏ thưa nơi hiếm khi có nước đọng
hoặc không bao giờ xuất hiện. Một số ấu trùng phát triển trong
điều kiện khô của các bãi cỏ.


202
Các biện pháp kiểm soát: việc kiểm soát rất khó khăn - thuốc
diệt ruồi chưa có hiệu quả.

Chấy rận
Rận thân (Pediculus humanus humanus)
Các bệnh lây truyền: bệnh sốt, bệnh sốt chiến hào, bệnh sốt
hồi quy do chấy rận.

Các đặc tính sinh học: có 3 giai đoạn trong vòng đời: trứng,
nhộng, trưởng thành. Trứng có màu nâu nhạt, chiều dài 0,8 mm
và chiều rộng 0,3mm. Trứng (được gọi là "trứng chấy") được
gắn kết thành sợi trong quần áo lót. Trứng được ấp bởi nhiệt từ

cơ thể và ấp trong khoảng 1 tuần. Sau khi phát triển từ trứng,
nhộng rụng lông 3 lần trước khi trở thành con trưởng thành về
giới tính. Toàn bộ chu trình hoàn thiệ
n vòng đời của chúng
khoảng 18 ngày. Cơ thể chấy rận trưởng thành khác không nhiều
so với nhộng ngoại trừ kích thước và độ trưởng thành của giới
tính. Con đực nhỏ hơn con cái. Sự kết giao xuất hiện thường
xuyên và bất cứ lúc nào trong đời sống trưởng thành, từ 10 giờ
đầu cho tới lúc già. Chấy rận có thể đẻ 9 đến 10 trứng mỗi ngày
với tổng số từ 270 đến 300 trứ
ng trong suốt cuộc đời. Chúng có
thể di chuyển khá nhanh từ vật chủ này sang vật chủ khác hoặc
từ người tới bộ đồ thường.

Nhận dạng: có chiều dài 2 đến 4 mm, bụng kéo dài, không
phát triển lông bên, chân có 3 cặp tương đương nhau, có màu
trắng xám nhạt và chân có vua giống như móc.

Môi trường thích nghi: loài chấy rận này phát triển mạnh ở
mặt trong của quần áo, tiếp đến là cắn hút máu. Chúng sống dựa
vào máu người làm nguồn thức ăn. Rất khó tìm phương thức
cách lý chúng khỏi người.


203
Các biện pháp kiểm soát: kiểm tra quần áo dọc theo các nếp
gấp và đường may nổi. Thường xuyên giặt bằng nước nóng.
Giặt khô có thể được sử dụng để tiêu diệt chấy rận trên quần áo
len. Sử dụng xà phòng và chất tẩy rửa. Rắc bột diệt côn trùng.
Tắm với nồng độ sữa cao (đòi hỏi một đơn thuốc của bác sỹ).


Cháy rận ở đầu (Pediculus humanus capitis)
Các bệnh lây truyền: bệnh chấy rận
Các đặc tính sinh học: sự biến thái giống như chấy rận trên
người. Loài này sống trên đầu và vùng cổ. Trứng được gắn kết
với tóc của da đầu. Mắn đẻ, đẻ khoảng 4 trứng mỗi ngày với
tổng số 88 trứng trong toàn bộ cuộc đời.

Nhận dạng: dài 1 đến 2 mm, bụng kéo dài không có sự phát
triển của lông bên; có 3 đôi chân tương tự nhau; có màu trắng
xám với mép màu tối.

Môi trường thích nghi: hầu hết phổ biến ở phía sau cổ và sau
tai. Chúng ưa thích nhiệt độ và phổ biến ở trẻ em.

Các biện pháp kiểm soát: cắt tóc; gội đầu; không chia sẻ các
sở hữu cá nhân chẳng hạn như lược và bàn chải; sử dụng DDT
nơi cho phép hoặc 1% lindane; kiểm tra trẻ em thường xuyên.


Con chấy Con rận
Hình 8

204
Loài chấy rận thường phát hiện thấy ở người
Rận (Pthirus pubis)

Các bệnh lây truyền: bệnh chấy rận
Các đặc tính sinh học: chu trình sống tương tự như chấy rận
trên thân và trên đầu; trứng dính vào tóc. Không biết rõ chúng

đẻ được bao nhiêu trứng, nhưng một con rận cái có thể đẻ được
26 trứng, trung bình 3 trứng mỗi ngày. Có 3 giai đoạn nhộng.
Trong một số mẫu vật đã được nghiên cứu, thì chúng mất 13 đến
17 ngày để trưởng thành. Giai đoạn trưởng thành sau cùng ít hơn
một tháng. Chân chúng phỏng theo những chiếc lông lớn bám
víu và trưởng thành phát triển thành lông có sự mở rộng lớn.
Loài này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nếu cách xa vật
chủ bởi vì chúng là vật hút máu.

Nhận dạng: kích thước nhỏ từ 0,8 tới 1,2 mm, có màu trắng
xám với một cái bụng ngắn mang một chòm lông ở bên, đôi
chân thứ hai và thứ ba to.

Môi trường thích nghi: thường phát hiện thấy trong tóc và
khu vực hậu môn. Có thể phát hiện thấy trên lông của vùng ngực
và vùng bụng:

Các biện pháp kiểm soát: cạo râu và cắt tỉa để di dời các con
trưởng thành, giai đoạn non nớt, và trứng dính trên tóc. Phun
lindane hoặc malathion 1%. Vệ sinh phòng ngủ, giường và bản
thân.

Gián
Gián châu Mỹ (thường được gọi là "rêu nước”) (Periplaneta
americana).
Các bệnh lây truyền: gián có thể mang các sinh vật gây ra các
bệnh (ỉa chảy, lỵ, thương hàn, bệnh dịch tả và ngộ độc thức- ăn).

205
Loài gián này có thể mang nhiều giống vi khuẩn salmonella và

khuẩn cầu chùm là nguyên nhân : gây ra ngộ độc thức ăn. Chúng
thường tiếp xúc với cống rãnh, thùng rác và thức ăn của con
người.
Các đặc tính sinh học: có 3 giai đoạn trong chu trình sống
của loài gián này: trứng, nhộng và trưởng thành. Trứng được đẻ
trứng bao trứng có hình dáng giống như vỏ con trai. Nhộng
không có cánh và rất nhỏ. Sự phát triển xảy ra trong giai đoạn
rụng lông liên tiế
p trong đó cơ thể được bảo vệ và một vài lớp
vỏ bên trong mất đi. Các đặc tính mới, chẳng hạn như đầu cánh
và cuối cùng là cánh sẽ xuất hiện sau sự rụng lông này. Các con
đực trưởng thành nhanh hơn con cái và có sự rụng lông trong
một vài giai đoạn phát triển. Trung bình mất 1 năm để trưởng
thành từ trứng. Con cái đẻ 14 đến 16 trứng mỗi lần.

Nhận dạng: loài có kích thước lớn, có chiều dài từ 35 đến 40
mm, có màu hơi đỏ và nâu thẫm với một sự biến đổi màu vàng
nhạt
Môi trường thích nghi: chúng phân bố hầu như rộng khắp thế
giới và ưa thích khí hậu ấm, môi trường ẩm, như trong cống
rãnh, phòng hơi, tầng hầm và bếp - và trong các khe nứt của nhà,
Cũng có thể phát hiện thấy trên cây rỗng, đống gỗ và nơi để rác
rưởi. Chúng ăn keo hồ và tinh bột, huỷ hoại sách và tranh ảnh.
Các biện pháp kiểm soát: vệ sinh cơ bản đây đi của chúng
thức ăn, nước và nơi ở). Bảo quản rác thích hợp (cho vào túi) và
kiểm soát rác (làm sạch rác). Bảo quản thức ăn hợp lý. Sử dụng
thuốc tiêu diệt chúng.

Các đặc tính sinh học: có 3 giai đoạn phát triển trong chu
trình sống của loài gián này: trứng, nhộng và trưởng thành. Giai


206
đoạn phát triển từ trứng đến trưởng thành trong 2 đến 3 tháng.
Con cái của loài này khác với hầu hết các con cái của các loài
khác bởi sự mang trứng thò ra bên ngoài ở bụng cho đến trước
khi con non được sinh ra. Những con non được sinh ra từ trứng
thậm chí trước khi nó được sinh ra từ bụng con cái. Con trưởng
thành có thể bay nhưng rất hiếm khi. Con cái đẻ 37 đến 44 trứng
mỗi lần.
Nhận dạng: kích thước nhỏ, dài từ 10 đế
n 15 mm có màu
xám nhạt với hai vạch màu đen nhạt trên lớp phủ ở đầu.

Môi trường thích nghi: rất nhiều ở trong bếp và những nơi để
thức ăn, nhưng nó thường xuất hiện trong phòng tắm và đôi khi
trong khắp các toà nhà. Loài này thường đi vào nhà trong các
hộp bìa cứng đựng các chai nước uống hoặc tủ.

Các biện pháp kiểm soát: vệ sinh cơ bản (lấy đi của chúng
thức ăn, nước và nơi ở). Bảo quản rác thích hợp (cho vào túi) và
kiểm soát rác (làm sạch rác). Bảo quản thức ăn hợp lý. Sử dụng
thuốc tiêu diệt chúng.

5.4 Các bệnh lây truyền qua hệ tiêu hoá của động vật
Cho đến khoảng năm 1950, các bệnh truyền nhiễm như sốt
thương hàn, kiết lỵ, dịch hạch, các loại sốt phát ban và bệnh lao
là nguyên nhân chính gây chết người ở một số nước trên thế
giới. Nhờ những thành công về chăm sóc sức khoẻ cộng đồng,
sức khoẻ môi trường và những thành tựu về y học ở các nước
phát triển trên thế giới những căn bệnh này đ

ã được kiểm soát ở
một số nơi. Tuy nhiên, những thành công đã đạt được thường
đem lại những thách thức cho tương lai. Khi tuổi thọ của con
người được kéo dài - sẽ phải đối mặt với các vấn đề về sức khoẻ
khác, các bệnh thoái hoá mãn tính. Các bệnh được gọi là mãn

207
tính vì chúng kéo dài và được gọi là thoái hoá vì chúng ngày
càng phá huỷ dần các tế bào của con người. Trong khi những
bệnh có khả năng lây lan bắt đầu một cách đột ngột thì các bệnh
mãn tính lại bắt đầu rất từ từ. Những nguyên nhân gây bệnh
nhiều khi không rõ ràng, không thường xuyên, chúng thường
phát triển trong một thời gian dài, thông thường các bệnh mãn
tính làm giảm chức năng của cơ thể trong một thời gian dài và
việc chữa trị là rất tố
n kém vì chúng cần có thời gian chăm sóc.
Quay lại thế kỷ này, một trong bảy bệnh là bệnh tim hay chứng
đột quỵ. Hiện nay ở một số nước, bệnh tim và bệnh mãn tính
cùng với bệnh ung thư là 3 nguyên nhân chính gây chết người.

Các bệnh mãn tính và bệnh truyền nhiễm khác khác nhau ở
một số khía cạnh. Thứ nhất là nguyên nhân. Một số nguyên nhân
ảnh hưởng đến 2 loại bệnh này, chẳng hạn: các yếu tố di truyền,
dinh dưỡng, kinh tế và xã hội. Điểm khởi đầu của bệnh truyền
nhiễm là từ một tác nhân sinh học, chẳng hạn như một virus.
Trái lại các nguyên nhân chính của bệnh mãn tính thường bắt
nguồn từ lố
i sống, mức độ hoạt động, lượng muối, sử dụng
thuốc lá và rượu. Trong những năm gần đây, con người đã hiểu
rằng môi trường, đặc biệt là môi trường nghề nghiệp, đóng một

vai trò quan trọng trong sự khởi đầu và làm trầm trọng hơn
những bệnh mãn tính.

Mức độ thứ 2 về sự khác biệt giữa bệnh truyền nhiễm và mãn
tính là thời gian. Bệnh truyền nhiễm thường trắm trọng và xuất
hiện đột ngột và tồn tại trong một thời gian ngắn. Trái lại, bệnh
mãn tính thường xuất hiện chậm và tiềm ẩn và tồn tại trong thời
gian dài. Mức độ thứ 3 là sự gây ra hai bệnh. Bệnh truyền nhiễm
thường do một tác nhân sinh họ
c hoặc cùng với một vài triệu

208
chứng rõ rệt. Tuy nhiên, bệnh mãn tính thường không phải do
một tác nhân đơn lẻ mà tổng hợp nhiều nguyên nhân.

Sự khác nhau cuối cùng giữa bệnh truyền nhiễm và bệnh mãn
tính là kết quả sau khi điều trị. Sau khi đưa chữa trị, hầu hết
những người mắc bệnh truyền nhiễm hồi phục sức khoẻ trong
thời gian ngắn. Trái lại, hầu hết những người bị bệnh mãn tính
thì bị yếu trong một thời gian dài - thường là suốt quãng đời còn
lại của họ. Chính vì bệnh mãn tính liên quan đế
n lối sống do đó
càng khó kiểm soát hơn so với các bệnh lây lan khác. Các
chuyên gia về sức khoẻ, đặc biệt là các thầy thuốc cố gắng
khuyến khích cộng đồng thay đổi lối sống của họ để nâng cao
sức khoẻ. Họ nhấn mạnh lợi ích của việc đi bộ, đi xe đạp, kiểm
soát stress, ngừng hút thuốc và giảm uống rượu.

Hiện nay, tác nhân gây các bệnh mãn tính là do môi trường bị
ô nhiễm hoặc môi trường làm việc cùng với lối sống là một

thách thức nổi bật ở các nước phát triển. Tuy nhiên, các bệnh
truyền nhiễm vẫn là nguyên nhân chính gây tử vong ở các nước
chậm phát triển.


209

Vào năm 1964, dựa vào những bằng chứng đã thu được Tổ
chức Y tế thế giới công bố rằng: 60 - 80% bệnh ung thư bị gây
ra bởi các chất gây ung thư tự nhiên và nhân tạo trong môi
trường (Higginson và Muire, 1976). Những nghiên cứu trong
suốt thời gian qua đã hỗ trợ cho độ chính xác của kết luận trên.

Hầu hết các chuyên gia đều thừa nhận rằng sức khoẻ và tuổi
thọ được xác định bởi "sức khoẻ môi trường" nơi sống.

Ngày nay con người đã bị mắc những bệnh mãn tính, chúng
gây ra từ các nhân tố môi trường nơi con người sống và làm
việc, các thói quen, chế độ ăn kiêng và lối sống. Càng có nhiều
thiết bị quan trắc tinh vi và chính xác, càng có nhiều dữ liệu về
những ảnh hưởng đến sức khoẻ của các chất ô nhiễm và các tác
nhân khác trong môi trường. Cuộc chiến đấu chống lại bệnh tật
phải được nhận thấy không ch
ỉ đơn giản là ở các bệnh viện và
phòng khám, mà ngay cả trên đường phố, ngôi nhà và nơi làm
việc, trong không khí và nước, trong thực phẩm và các sản

210
phẩm, trong các thói quen và lối sống của con người. Điều nhấn
mạnh là sẽ cần có một kiểm nghiệm về những hiểu biết thông

thường tiếp cận cộng đồng, chăm sóc sức khoẻ và bệnh tật. Nếu
các bệnh liên quan đến môi trường trở thành "căn bệnh của thế
kỷ" khi chúng xuất hiện, theo đó thì việc bảo vệ môi trường phải
trở
thành những phần chính trong Chương trình sức khoẻ quốc
gia (Willgoose, 1979).

Không may, những ảnh hưởng của môi trường đến sức khoẻ
không tuân theo sự kiểm soát trực tiếp hay trung gian của các cá
nhân như là các lối sống. Thay vào đó việc kiểm soát môi
trường là tinh thần trách nhiệm của mọi người. Các tổ chức môi
trường như Cơ quan bảo vệ môi trường và phòng hiện trạng sức
khoẻ môi trường chịu trách nhiệm quan trắc và quản lý môi
trường. Việc kiểm soát các bệnh mãn tính và suý thoái cùng với
lối sống là trách nhiệm của cá nhân và các ngành hữu quan trong
lĩnh vực giáo dục sức khoẻ môi trường.

Các bệnh truyền nhiễm
Trong lịch sử, bệnh lây truyền đã gây ra nhiều nỗi khổ và
hàng triệu cái chết. Các bệnh truyền nhiễm này là gì và con
người có thể tránh sự lây lan của chúng ra sao? Trước hết, bệnh
truyền nhiễm là những căn bệnh mà được lan truyền vào trong
một khu dân cư hay những bệnh có thể lây nhiễm. Ví dụ, một cá
nhân mắc bệnh ung thư có thể không là mối đe doạ đối với dân
cư xung quanh bởi vì họ không ti
ếp nhận tác nhân ung thư trực
tiếp từ cá nhân đó. Bởi vậy là loại bệnh không truyền nhiễm.
Tuy nhiên, một cá nhân mắc bệnh cảm lạnh thông thường có thể
truyền tác nhân gây bệnh vào dân cư xung quanh qua bộ máy hô
hấp. Virus cảm lạnh tồn tại trong cơ thể một cá nhân và một cá


211
nhân khác có thể tiếp nhận nó, bởi vậy đó là bệnh truyền nhiễm.
Con người có thể tránh được sự lan truyần của bệnh truyền
nhiễm nhờ vào việc hiểu biết phương thức lan truyền và kiểm
soát các tác nhân gây bệnh vào môi trường trước khi chúng lây
lan.

Các định nghĩa
Các thuật ngữ sau thông thường được sử dụng khi thảo luận
các lĩnh vực về các bệnh truyền nhiễm.

- Đặc thù : Đề cập đến một loại bệnh xảy ra trong một số
trường hợp đối với một số người cụ thể ở một thời gian cụ thể.

- Dịch bệnh: Đề cập đến một loại bệnh có tỉ lệ lớn hơn bình
thường.

- Dịch lớn: Đề cập đến một loại bệnh có tỉ lệ lớn hơn bình
thường xuất hiện ở nhiều nước. Có thể ở trên toàn cầu.

- Bệnh bất thường: Những bệnh xảy ra không thường xuyên,
ví dụ: bệnh dại,

- Kênh truyền nhiễm: Đường đi của tác nhân gây bệnh
- Phương tiện truyền bệnh: Tác nhân gây bệnh.

- Vật (người) mang bệnh: Một người mang bệnh có khả năng
truyền bệnh mà không biểu hiện các triệu chứng gây bệnh rõ rệt.


- Tác nhân gây bệnh: Các nhân tố gây bệnh.
- Thời gian ủ bệnh: Là thời gian từ khi các sinh vật gây bệnh
vào cơ thể đến khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên.

Sự lan truyền bệnh
Con người đã biết rằng các tác nhân gây bệnh có thể được
truyền qua không khí, côn trùng, nước, thực phẩm và động vật.
Không khí có thể truyền một vài tác nhân gây bệnh. Con người
đã được dạy cách che mồm khi ho để giảm khả năng lây lan

212
bệnh (như bệnh cảm lạnh thông thưởng) mà bệnh đó có thể lan
từ người này sang người khác nhờ không khí. Thiên nhiên cung
cấp có khả năng chống lại các bệnh trong không khí. Bức xạ tia
tử ngoại từ ánh sáng mặt trời có thể phá huỷ một vài tác nhân
gây bệnh. Thiếu độ ẩm có thể giảm khả năng sinh sản của một
số sinh vật gây bệnh. Dường như loài người luôn luôn có ướ
c
muốn loại bỏ sản phẩm rác thải của họ vào nước như một
phương tiện quét rác "khuất mắt trông coi". Qua thời gian nồng
độ rác thải tăng và vượt quá rất nhiều khả năng tự làm sạch của
nước đã gây ra bệnh dịch tả, thương hàn. Ngày nay, hầu như tất
cả các nguồn cung cấp nước được sử dụng cho loài người cần xử
lý để
loại bỏ các tác nhân gây bệnh trước khi sử dụng.
Một vài loại thực phẩm là nơi tăng trưởng tốt đối với một vài
tác nhân gây bệnh sinh học, vi khuẩn xan mon là một ví dụ điển
hình. Nhờ vào việc kiểm soát các nhân tố thích hợp của tăng
trưởng có thể giới hạn khả năng lan truyền bệnh qua đường thực
phẩm. Thực phẩm cũng có thể vận chuyển các tác nhân hoá học

và lý học như các vật liệu phóng xạ
.
Động vật cũng làm lan truyền tác nhân gây bệnh tới loài
người. Virus dại và khuẩn hình que của bệnh lao là những ví dụ.
Tularemia, bệnh do vi khuẩn ở trâu bò, bệnh than và bệnh virus
ở vẹt (chim) đó là một vài loại bệnh mà được lan truyền nhờ
động vật.

Bởi vì các sinh vật này lan truyền theo nhiều cách khác nhau
như tiếp xúc trực tiếp hay qua nước, thực phẩm, côn trùng,
không khí, vật vô tri và động vật, do đó rất khó kiểm soát. Trong
một số trường hợp cùng một tác nhân có thể lan truyền bởi nhiều
cách. Ví dụ, dịch tả lan truyền nhờ nước, thực phẩm, ruồi, qua

213
tiếp xúc với phân. Bởi vậy, kiểm soát môi trường phải tiến hành
kiểm soát đa phương từ nước, thực phẩm, không khí, côn trùng,
vệ sinh cá nhân và các lĩnh vực thải bỏ ráC. coli người sẽ nghiên
cứu các bệnh này nhờ phân nhóm chúng theo các phương thức
lan truyền, các nguyên nhân gây bệnh, cách chúng tác động tới
cơ thể, thời gian ủ bệnh và môi trường trình hợp (chuỗi truyền
nhiễm), con người nhấn mạnh vào các phương pháp kiểm soát.

Các bệnh lây lan được lan truyền nhờ bài tiết qua đừơng tiêu
hoá. Một vài bệnh lây lan qua đường tiêu hoá là bệnh thương
hàn, phó thương hàn, dịch tả, lỵ (amíp), bại liệt, lỵ hình que và
bệnh viêm gan B.

Sốt thương hàn
Tác nhân gây bệnh: Salmonella typhi (l06 dạng)

Các phương thức lan truyền:
• Tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với bệnh nhân hay vật gây
bệnh .
• Nước và thực phẩm nhiễm bệnh

• Quả và rau sống
• Sữa và các sản phẩm sữa
• Động vật có vỏ (đặc biệt là sò)
• Các thực phẩm và chất lỏng nhiễm bẩn thực phẩm khác bởi
vật gây bệnh.

• Theo các điều kiện nào đó được lan truyền bởi ruồi và các
véc tơ gây bệnh khác.

Ảnh hưởng lên cơ thể
Sự nhiễm khuẩn của cơ thể nói chung được đặc trưng bởi sự
khởi đầu tiềm ẩn như sốt, đau đầu, sự khó chịu, chứng biếng ăn,

×