Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Bài giảng khoa học môi trường và sức khỏe môi trường part 5 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.82 KB, 20 trang )

1
80

11- 100 Bẩn vừa
> 100 Rất bẩn
2.2. Ô nhiễm đất bởi hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV).
Đất không chỉ là nơi chứa những chất thải bỏ nói chung mà còn nhận HCBVTV từ
nhiều nguồn khác nhau:
- Đất được phun hoặc trộn với thuốc để xử lý đất, diệt sâu hại
- Bụi thuốc phun lên cây trồng thì cóï chừng 50% lượng bụi rơi xuống đất
- Từ những hạt mưa
- Từ xác sinh vật và cây trồng
Lượng thuốc xâm nhập vào đất theo đường này rất thay đổi. Ví du:û các loại Clo hữu
cơ như DDT có khả năng đọng lại ở lá, quả của cây trồng, sau khi rơi xuống đất thuốc được
giữ lại lâu trong đất với liều lượng ít hơn khi phun vì một phần đã được cây hấp thụ và
chuyển hoá.
Sự tồn tại của thuốc trong đất phu ûthuộc vào một số yếu tố:
- Bản chất của thuốc, cách phun
- Tính chất của đất (cơ, lý,hóa)
- Hệ vi sinh vật hoại sinh có trong đất
Những hạt đất mịn và nhất là các phân tử keo có khả năng giữ lại những hợp chất
thuốc khác nhau.
Căn cứ vào tốc độ phân hủy trong đất, HCBVTV cũng được chia ra 3 nhóm:
- Loại trên 18 tháng gồm đa số thuốc trừ sâu Clo hữu cơ.
- Loại từ 3-12 tháng gồm các chất diệt cỏ.
- Loại dưới 3 tháng gồm đa số thuốc trừ sâu lân hữu cơ.
Tuy nhiên, ngay trong cùng một loại thuốc kể trên cũng có chất gần như không bị
phân hủy và có thể còn biến thành chất độc hơn.
Ví dụ: Clorophos (C
4
H


8
0
4
Cl
3
P) sẽ thành DDVP (C
4
H
7
0
2
Cl
2
P) bền vững và độc hơn
Clorophos.
Thuốc trừ sâu trong đất còn có thể bị cây trồng hấp thu, đặc biệt là nhóm rau có củ
như cà rốt, củ cải làm thức ăn cho người và gia súc. Do thuốc trừ sâu Clor hữu cơ tồn tại rất
lâu trong đất, do đó thuốc này cần phải cấm sản xuất và sử dụng rộng rãi.
2.3. Ô nhiễm đất bởi các chất thải rắn từ sản xuất công nghiệp.
Dưới hình thái bụi, hơi khí độc, chất thải rơi xuống đất ở những khoảng cách xa gần
khác nhau so với nơi sản xuất và chính những cây trồng; cây cỏ dùng làm thức ăn cho người
và súc vật mọc trên những mảnh đất bị nhiễm bẩn đó cũng hấp thụ những chất độc kể trên.
Ngoài ra, đất bị ô nhiễm còn là nguồn nhiễm bẩn cho mạch nước ngầm và nước bề mặt.
Rơi xuống đất, những chất độc này có thể làm thay đổi thành phần hóa học, PH, độ
thấm hút nước của đất chúng sẽ gây ảnh hưởng đến sự hoạt động của hệ vi sinh vật có trong
đất, do đó làm giảm sút hiện tượng tự làm sạch của đất. Cũng như HCBVTV, nhiều thành
phần trong chất thải công nghiệp, đặc biệt là các kim loại, có thể được cây cỏ hấp thụ. Nhiều
thực nghiệm của các nhà khoa học đã chứng minh được điều này.
Ví du:
- Vùng quanh nhà máy super photphat có hàm lượng fluor tăng lên trong đất, trong

rau, cả trong sữa bò được nuôi trong vùng xung quanh nhà máy này;
- Đất xung quanh nhà máy luyện kim màu có hàm lượng chì cao;
1
81

- Đất xung quanh nhà máy sản xuất acid sunfuric có hàm lượng As rất cao và rau quả
trồng cách nhà máy 2000m vẫn còn có hàm lượng As quá tiêu chuẩn cho phép.
II. THANH TRỪ CHẤT THẢI ĐẶC
1.Tầm quan trọng của vấn đề thanh trừ chất thải bỏ
Trong tình hình kinh tế xã hội của nước ta hiện nay và để thực hiện mục tiêu sức khoẻ
mọi người thì việc phòng chống ô nhiễm môi trường trong đó có đất, nước bởi chất thải bỏ là
một vấn đề cấp bách trước mắt và vấn đề bảo vệ sức khoẻ lâu dài vì:
Chất thải bỏ là nguồn truyền nhiễm mang đủ các loại mầm bệnh: vi khuẩn, siêu vi
khuẩn, đơn bào, trứng giun sán
Các công trình vệ sinh, việc quản lý và xử lý chất thải bỏ còn thiếu cả về số lượng và
kém về chất lượng; nhất là ở nông thôn cả nước chỉ mới có 14% hố xí hợp vệ sinh.
Người dân còn có thói quen dùng phân chưa xử lý để bón ruộng và nuôi cá
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và phân chia theo mùa rõ rệt: mùa đông ngắn
không lạnh lắm, mùa hè kéo dài và mưa nhiều.
Về địa lý: Sông ngòi nhiều, tính chất đất xốp và ẩm tạo điều kiện cho mầm bệnh tồn
tại quanh năm.
Dân số phát triển nhanh và mật độ dân số phân bố không đều.
Đời sống kinh tế thấp, trình độ văn hoá thấp nên những kiến thức vệ sinh thông
thường chưa được phổ cập.
2. Mục tiêu của biện pháp thanh trừ chất thải bỏ
Các biện pháp phòng chống chất thải bỏ đều nhằm hai hướng:

- Cắt đứt một trong 3 khâu của quá trình dịch tễ học bằng giải pháp điều trị bệnh nhân
để thanh toán mầm bệnh, hạn chế đường truyền; diệt côn trùng trung gian, bảo vệ môi trường.
- Nâng cao sức đề kháng của người bệnh, hạn chế sự xâm nhập mầm bệnh vào cơ thể.

Để đạt được mục tiêu theo hướng cắt đứt chu kỳ dịch tễ thì công trình vệ sinh là giải
pháp có hiệu lực nhằm diệt mầm bệnh không cho chúng phát tán ra ngoại cảnh, bảo vệ được
môi trường xung quanh, nhất là đất và nước.
3. Ý nghĩa của việc thanh trừ chất thải bỏ
Thanh trừ tức là làm sạch và loại bỏ. Chúng ta đều biết rằng một trong các nguyên
nhân gây ô nhiễm môi trường sống là từ chất thải bỏ. Việc thanh trừ chất thải bỏ có ý nghĩa
rất lớn đối với sức khỏe con người và có một giá trị kinh tế quan trọng.
3.1. Ý nghĩa vệ sinh
Chất thải bỏ làm nhiễm bần môi trường xung quanh, làm cho tình trạng vệ sinh khu
dân cư sút kém.
Phân, rác, nước cống rãnh không được xử lý, không những làm nhiễm bẩn đất tại chỗ
đó mà còn theo nước mưa chảy tới các nguồn nước bề mặt xung quanh và thấm vào các mạch
nước ngầm nông.
Trong quá trình phân hủy, phân rác sẽ thải vào không khí xung quanh một lượng khí
thối: NH
3
, H
2
S, Indol, Scaptol gây ra khó chịu, gây ra phản xạ ngừng thở. Bụi từ đống rác,
phân khô khi gặpü gió hay khi quét đường sẽ làm nhiễm bẩn bầu không khí.
3.2. Ý nghĩa dịch tễ học
Chất thải bỏ là ổ chứa vi khuẩn, virus và trứng ký sinh trùng (hoặc kén), ổ vi khuẩn
hoại thư sinh hơi, vi khuẩn than, uốn ván
1
82

Đống phân rác là nơi cư trú sinh sôi của các con vật trung gian truyền nhiều bệnh dịch
nguy hiểm: chuột, ruồi nhặng, gián
3.3. Ý nghĩa xã hội
Cần phải thu dọn, xử lý chất thải bỏ; nhiệm vụ này đòi hỏi mỗi người, mỗi tập thể đều

có ý thức thực hiện. Song trước hết đòi hỏi phải có tổ chức và có những biện pháp qui mô cho
toàn khu dân cư nhằm:
- Bảo vệ môi trường bên ngoài.
- Phòng ngừa bệnh tật, trước tiên là nhiễm giun sán, nhiễm khuẩn đường ruột.
- Giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong trong nhân dân.
3.4. Giá trị kinh tế
- Nguồn phân bón tốt. - Phế liệu có thể sử dụng để tái sản xuất, tiết kiệm nguyên liệu -
Khí cháy
4. Các biện pháp xử lý phân hợp vệ sinh
Một năm, một người thải ra chừng 360 − 700kg (phân và nước tiểu). Trong phân ủ có
khoảng 1% nitơ, 0,5% phospho, 0,3% kali, là những chất rất cần thiết cho cây trồng.
Xử lý phân theo đúng yêu cầu có ý nghĩa to lớn để bảo vệ môi trường bên ngoài, cắt
đứt một mắt xích trong quá trình dịch.
4.1. Yêu cầu của một công trình vệ sinh về mặt vệ sinh dịch tễ
Để phù hợp với hoàn cảnh và môi trường Việt nam cũng như điều kiện canh tác của
ngành nông nghiệp thì bất kể loại công trình vệ sinh nào cũng nhằm giải quyết 2 mục tiêu cơ
bản là:
- Diệt trừ mầm bệnh không cho nó phát tán ra ngoài
- Biến chất thải bỏ (đặc và lỏng) thành nguồn phân bón hữu cơ để tăng màu mỡ cho
đất, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và an toàn khi dùng.
Để đáp ứng 2 mục tiêu trên, một công trình xử lý phân phải đạt được 6 yêu cầu sau:
− Không làm nhiễm bẩn đất, nguồn nước tại nơi xây dựng
− Không có mùi hôi thối
− Không thu hút côn trùng và gia súc
− Tạo điều kiện để phân, chất thải bị phân hủy và hết mầm bệnh
− Thuận tiện khi sử dụng, nhất là đối với trẻ em
− Được nhân dân áp dụng và phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương
4.2. Các loại công trình xử lý phân
4.2.1. Hố xí hai ngăn
Đó là công trình ủ phân tại chổ, chỉ được xây dựng ở nông thôn có sử dụng phân đã ủ

làm phân bón.
Nguyên tắc
Hố xí hai ngăn là một công trình ủ phân tại chỗ. Hoạt động trên cơ sở kỵ khí nhờ các
vi sinh vật hoại sinh, phải có 2 ngăn riêng biệt: một ngăn để đi, một ngăn để ủ luân phiên
nhau. Khi phân được tập trung đầy thì được ủ kín ngay tại ngăn đó để phân hoại (mục) và diệt
được vi khuẩn gây bệnh, trứng ký sinh trùng.
Cấu trúc xây dựng
Công trình này gồm có hai phần:
− Ngăn tập trung phân và ngăn ủ (bệ xí).
1
83

− Phần che mưa nắng (nhà xí).
Toàn bộ phần cấu trúc xây dựng cũng như sử dụng, bảo quản phải đảm bảo nguyên tắc
hoạt động của hố xí hai ngăn thể hiện trong 3 từ : Kín − Khô − Vững chắc.
+ Nền hố xí: Đảm bảo không nứt nẻ, không lún. Giữ cho bệ xí luôn khô ráo. Nền xây
cao hơn mặt đất xung quanh, có thể làm bằng tấm bê tông đúc sẵn hoặc xây bằng gạch láng xi
măng, có thể đắp bằng đất sét nện dày 30cm.
+Thành hố xí: Kết cấu chịu lực, không nứt nẻ, tốt nhất dùng bê tông đúc sẵn hoặc xây
gạch trát xi măng
+ Bệ xí: Phải vững chắc, chịu được sức nặng của người ngồi khi lên xuống, không có kẽ nứt,
được trát kín ở chổ tiếp giáp với thành xí; lỗ xí tròn, phải có nắp đậy kín, nước tiểu phải được
hứng riêng không để trộn lẫn với phân.
Bãi phân sau mỗi lần đi phải được phủ kín bởi chất độn (tro bếp, đất bột). Khi ủ phải trát kín
lỗ hố xí và cửa lấy phân và ủ ít nhất 4 tháng mới được lấy phân ra sử dụng.
+ Kích thước bệ xí tùy theo số người trong gia đình và thời gian ủ dự kiến.
+ Phần che mưa nắng: có thể không cần làm kiên cố nhưng cần che được mưa gió và
thoáng khí.
Sử dụng và bảo quản
- Chỉ đi một ngăn, một ngăn để ủ.

- Phải giữ cho hố xí kín, khô, sạch.

Tác dụng
Nếu đảm bảo xây dựng và hoạt động theo tiêu chuẩn kín, khô, và thời gian ủ trên 4 tháng thì
loại hố xí ủ phân tại chổ này sẽ phát huy tác dụng của nó về mặt vệ sinh dịch tễ và đáp ứng
mục tiêu:
- Diệt được mầm bệnh không làm nhiễm bẩn môi trường xung quanh
- Có được loại phân bón hữu cơ; an toàn khi sử dung.
4.2.2. Hố xí thấm dội nước (HXTDN)
Là loại hình hố xí có nguồn gốc từ Ấn độ và còn được gọi là hố xí Sulabh.
Nguyên tắc
Dựa vào khả năng tự làm sạch nước thải xảy ra trong đất trên cơ sở bãi phân bị cô lập
trong bể chứa phân. Vìì nước thải tự thấm vào đất xung quanh nên đáy và thành xung quanh
bể thấm không xây kín (mục đích để nước thải thấm theo chiều dọc và chiều ngang). Bệ ngồi
có cấu tạo nút nước; mỗi lần đi phải có nước dội nên ngăn cản được mùi hôi, do đó có thể xây
ngay trong nhà.
Cấu tạo và xây dựng
HXTDN có hai loại:
- Loại bệ ngồi đặt trực tiếp trên bể chứa.
- Loại bệ ngồi đặt xa bể chứa : Loại này có thể xây thành một bể hay hai bể chứa nối với bệ
ngồi qua ống dẫn.
Mỗi hố xí dội nước có 3 bộ phận chính: bệ ngồi, ống dẫn phân và bể chứa. Bệ ngồi có
ống dẫn phân hình chữ Y ngược nối với 2 bể chứa phân xây chìm trong đất (trường hợp
HXTDN có 2 bể chứa) hoặc đặt trực tiếp trên bể chứa phân (trường hợp HXTDN có 1 bể
chứa phân).
- Loại bệ ngồi đặt trực tiếp trên bể chứa:
1
84

Bệ xí đặt tách rời bể chứa phân, khi bể chứa đầy có thể lấp đi và đào hố khác; có thể

lấy phân ra ủ hoặc xử lý ngay để tránh gây tác hại với sức khoẻ. Dù sao sử dụng hố xí một bể
chứa cũng phức tạp và có nhiều nguy cơ ô nhiễm hơn.
- Loại bệ ngồi đặt xa bể chứa:
Hai bể chứa phân riêng rẽ cùng được nối với một bệ xí bằng một ống dẫn
phân. Hai bể này được sử dụng luân phiên nhau. Khi một bể đầy thì bịt đường dẫn
xuống bể đó lại và mở đường dẫn xuống bể thứ hai. Thời gian sử dụng bể thứ hai là
thời gian để ủ bể một. Khi bể 2 đầy thì mở bể 1 để lấy hết mùn bón ruộng và sử dụng
lại như ban đầu. Khi đó phân ở bể 2 lại được ủ . Phân và nước dội vào bể chứa sẽ được
phân huỷ và thấm dần vào đất.
- Chọn địa điểm:
+ Gần nhà để tiện sử dụng
+ Tránh những nơi nước tù đọng hoặc ngập lâu khi mưa vì ảnh hưởng tới độ thấm nước
trong bể chứa.
+ Khoảng cách từ bể chứa đến nguồn nước bề mặt hay nguồn nước ngầm nông phải
theo quy định, ít nhất 8m đối với vùng đất mịn, vùng đất đá phải xa hơn hoặc phải chọn giải
pháp khác; đáy bể cách tầng nước ngầm ít nhất 2m.
- Kỹ thuật xây dựng:
+ Đo và đánh dấu trên khu đất xây dựng: vị trí bể chứa phân, nơi đặt bệ, nhà xí và
đường ống dẫn phân.
+ Bể chứa phân: Đào 2 hố có kích thước 1,1 x 1,1 x 1,1m nếu xây 2 bể rời; đào một
hố kích thước 2,1 x1,1 x 1,1m nếu xây 2 bể gần nhau. Xây quanh thành hố bằng gạnh loại
1và vữa xi măng cát với tỷ lệ 1: 3 hoặc 1: 4; hàng gạch đáy đặt xây ngang làm móng. Bốn
hàng gạch dưới cùng xây kín, từ hàng thứ 5 để lỗ thấm (trừ tường ngăn 2 bể chứa không để
lỗ). Các hàng lỗ thấm cách nhau một hàng xây kín (nghĩa là hàng gạch thứ 5,7,9,11 có để lỗ
thấm). Từ hàng gạch thứ 12 trở lên, xây kín hoàn toàn. Thành bể cao hơn mặt đất 10 -15cm.
Tường ngăn giữa 2 bể xây kín hoàn toàn và trát bằng vữa ximăng cát, hàng trên cùng để một
lỗ thông giữa 2 bể ( 5 x 5cm).
+ Đặt xiphông, bệ xí:
Ghép xiphông và bệ xí liền vào nhau rồi đặt thử vào vị trí để căn độ phẳng của mặt bệ
xí và vị trí của xiphông. Thông thường, mặt bệ xí phải cao hơn mặt đất 30-40cm để có độ dốc

tốt cho ống dẫn phân vào bể chứa. Bệ xí có thể đặt ở giữa hoặc đặt lệch về một bên, bệ xí
quay ra cửa để khi ngồi có cảm giác thoải mái.
Đổ nước vào xiphông và điều chỉnh để nút nước cao 1,5-2cm rồi cố định bằng gạch và
vữa. Đặt bệ và cố định, xây gạch đỡ xung quanh bệ, dùng xi măng gắn kín chổ nối giữa
xiphông và bệ. Đặt ống chữ Y đúc sẵn tiếp vào xi phông hoặc xây bằng gạch với đường kính
ống 8-10cm, độ dốc của ống ít nhất 15-20
0
để phân trượt dễ dàng, tiếp tục đặt ống dẫn phân
vào 2 bể chứa. Chổ nối giữa 2 nhánh của ống chữ Y với ống dẫn phân nên để một khe hở 3cm
để tạo thành “van”; khi sử dụng sẽ bịt kín một bên ống lại; đến khi thay bể lại chuyển sang
dùng ống bên kia. Đổ đất hoặc cát vào khoảng trống bên dưới bệ xí và lèn chặt. Mặt nền nhà
xí láng kín, có độ dốc vào bệ xí để toàn bộ nước trên nền nhà dễ dàng chảy vào.
Sử dụng và bảo quản
Sau khi xây dựng một tuần, phần xi măng gắn đã chắc nên có thể sử dụng được. Trước
khi sử dụng cần kiểm tra lại về kỹ thuật xây dựng, độ kín của chổ gắn xiphông với bệ, van,
nắp bể. Kiểm tra nút nước, sự thông của toàn bộ đường dẫn phân.
Bể chứa nước dội phải đủ nước, có dụng cụ múc nước.
− Dội đủ 3 − 5 lít nước sau mỗi lần phóng uế
1
85


Chỉ bỏ giấy chùi tự tiêu vào hố xí
− Không đổ nước xà phòng, thuốc sát trùng xuống hố xí
− Khi tắc dùng cán thông mềm để thông nhẹ nhàng
− Chỉ sử dụng lại bùn phân (nếu cần) sau 12 tháng sử dụng hố xí
− Nếu không có giấy chùi tự tiêu, thì phải có sọt đựng, đặt ở góc nhà xí và cần phải
đốt hàng ngày. Nếu bệ xí hoặc lỗ xí dính phân thì phải dùng nước cọ rửa ngay.
− Bố trí bể chứa nước dội ngay trong nhà xí hoặc ngay trước cửa ra vào để tiện múc
nước và có tác dụng nhắc nhở người đi cầu nhớ dội nước.

- Bảo quản: quét dọn hàng ngày để tránh mùi hôi
Giữ cho nắp bể luôn kín, nếu có sứt mẻ cần trát lại ngay. Khi chuyển bể phải bịt kín
“van”. Sau khi lấy mùn phân ra sử dụng phải gắn kín lại ngay.
Ưu nhược điểm của HXTDN
Ưu điểm Nhược điểm
Xử lý phân hiệu quả và không gây ô nhiễm
không khí.
Có thể xây dựng ngay trong nhà.
Dễ sử dụng, bảo quản và tốn ít nước dội.
Nguy cơ ô nhiễm mạch nước ngầm nông nếu
có dùng giếng.
Chỉ xây dựng được ở nơi không quá khan hiếm
nước.
Kỹ thuật xây dựng, đặt xi-phông phải đúng.
4.2.3. Hố xí tự hoại
Là loại hố xí dội nước được áp dụng cho các nhà ở riêng lẻ, nhà cao tầng có nước dội,
có ống thoát nước ở các đô thị, thành phố.
Nguyên tắc hoạt động
Lợi dụng sự hoạt động phân hủy phân diễn ra trong nước của các vi khuẩn yếm khí và
các vi khuẩn hiếu khí để làm sạch cơ bản phân, trước khi thải ra hệ thống cống thành phố.
Toàn bộ trứng giun sán, vi khuẩn gây bệnh đều bị tiêu diệt trong quá trình phân huỷ diễn ra
trong bể, một phần do sự cạnh tranh bởi các vi khuẩn kỵ khí, một phần do nhiệt độ và điều
kiện thiếu oxy. Nếu xây dựng và sử dụng đúng đắn thì hố xí tự hoại là công trình xử lý phân
đạt hiệu quả cao nhất hiện nay.
Cấu tạo
- Bệ ngồi: Phải thật nhẵn, dễ cọ rửa và đẩy phân trôi được dễ dàng. Bệ ngồi được nối
liền với ống dẫn phân được tạo ra để luôn luôn có nút nước (xi-phông).
Nút nước là tiêu chuẩn kỹ thuật quan trọng của hố xí tự hoại nên phải đặt xi - phông đúng
quy cách.
- Bể xí: Thực chất là bể chứa và xử lý phân gồm:

+ Ngăn chứa phân,
+ Ngăn lắng phân,
+ Ngăn lọc hiếu khí
Bể xí với các ngăn chứa và ngăn lắng đều phải xây kín, láng kỹ mặt trong bằng xi
măng mác cao nhằm tạo ra môi trường yếm khí trong nước, giúp cho các vi sinh vật yếm khí
cạnh tranh và diệt mầm bệnh trong phân, nước tiểu.
Ba ngăn này thông với nhau bởi một ống hình chữ L ngược.
- Mức nước cống phải thấp hơn vị trí thoát nước thải của ngăn lọc hiếu khí.
Sử dụng và bảo quản
1
86

- Khác với các loại hố xí khác, trước khi sử dụng hố xí tự hoại phải đổ đầy nước tất cả
các bể để tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn yếm khí hoạt động.
- Kiểm tra lại toàn bộ xiphông, đường dẫn phân, độ kín của bể trước khi sử dụng.
Lỗ thông hơi phải kiểm tra, tránh bị bít tắc có thể gây nổ bể chứa hoặc xì hơi thối.
Các bước khác tương tự HXTDN nhưng mỗi lần đi lượng nước để dội nhiều hơn (5−
10lít / lần).
- Bảo quản hầm chứa không để nứt, vỡ làm thoát nước phân và đôi khi phải kiểm tra
ống thông hơi, không để bị tắc.
Ưu và nhược điểm
Ưu điểm:
- là loại hố xí hợp vệ sinh và an toàn nhất đối với sức khoẻ con người
- Xây dựng một lần nhưng sử dụng lâu dài và liên tục
- Bể phân và nhà xí có thể đặt xa nhau
- Không gây ô nhiễm cho bất kỳ nguồn nước nào xung quanh
- Có thể xây dựng ở bất kỳ vị trí nào kể cả cạnh giếng nước, ao, hồ
Hạn chế : - Giá thành cao,
- Cần nhiều nước dội
- Không xây được ở những chổ quá hẹp hoặc không có hệ thống cống thoát nước

4.2.4. Các hình thức xử lý phân khác được chấp nhận có điều kiện
Hố xí chìm (còn gọi là hố “mèo”).
Có thể áp dụng ở những nơi có vị trí cao không úng ngập, thoát nước dễ dàng.
Ví dụ: nhà ở trên đồi, có vườn rộng.
Ao cá vồ cải tiến ở Nam bộ
Loại hình cầu tiêu ao cá vồ là loại cầu tiêu rất mất vệ sinh, không có thầm mỹ; cần
phải kiên trì vận động xóa bỏ. Nhưng với thói quen nhiều năm và do điều kiện địa lý có nhiều
ao, hồ, ruộng thấp, gần sông ngòi nên cũng không dễ thay đổi. Người ta có thể cải tiến ao cá
vồ: Từ một ao chứa, làm thành một hệ thống 2 − 3 ao nối thông bằng nhiều ống dẫn nước.
Đồng thời phải tôn trọng nguyên tắc: ở ao chứa không được nuôi thả cá mà chỉ thả bèo.
5. Thanh trừ rác
Trong sinh hoạt hàng ngày và trong quá trình sản xuất, tiêu dùng đã sản sinh ra nhiều
chất thải bỏ gọi chung là rác. Số lượng và thành phần của rác tuỳ thuộc vào sự phát triển và
điều kiện địa lý của từng nước. Nếu không quản lý chặt chẽ, các phế thải này sẽ gây ô nhiễm
môi trường trong khu dân cư, đô thị, làm nhiễm bẫn nguồn nước và phát sinh nhiều bệnh tật.
Việc quản lý các chất thải trong đó có rác cũng như nghiên cứu xử lý, tận dụng, tái chế
chúng cho sản xuất là một công việc hết sức khó khăn. Công việc này đã được nhiều nhà khoa
học và nhiều quốc gia nghiên cứu giải quyết.
5.1.Thành phần và phân loại rác
Trong rác thường có các phế liệu: các chất hữu cơ, bao bì thực phẩm, chai lọ thuỷ tinh,
plastic, gạch đá, mẫu gỗ Tỷ lệ các thành phần khoảng 50% chất hữu cơ, chất vô cơ 49,7%.
Rác từ nhà ở, đường phố, chợ được tập trung, vận chuyển đến nơi xử lý, sau đó được chọn
lọc và phân loại, xử lý tuỳ theo thành phần rác.
Từ lâu, nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu các biện pháp xử lý rác nhằm hạn chế
1
87

5.2. Cỏc phng phỏp x lý rỏc










s nhim bn, tn dng ti a cỏc ph liu cho sn xut, ng thi ch bin rỏc thnh phõn
bún.
Cú nhiu phng phỏp x lý rỏc khỏc nhau
- rỏc
- Phng phỏp x lý nhit sinh vt
- Phng phỏp bói rỏc l thiờn
- Phng phỏp t
- Cỏnh ng chụn cỏc cht ng v phúng x
5.2.1. rỏc
- Nguyờn tc:
Da vo kh nng t sinh nhit cao ca rỏc trong iu kin t nhiờn khi c ỏnh
ng, rỏc s bin thnh mựn, vi sinh vt gõy bnh b tiờu dit.
Tiờu chun ni thit lp ng rỏc :
+ Khụng b ngp nc
+ Mc nc mch ngm ti thiu sõu 2m
+ Dũng nc mch khụng chy ti ging cung cp nc ung
+ Cỏch xa nh trờn 1000m
iu cm:
Cm a nhng cn bó c ca cht thi cụng nghip, xỏc sỳc vt vo ng rỏc .
- Tin hnh :
S ct ngang ng rỏc

+ Nn c nn cht bng lp t sột.

+ Ph lờn trờn mt lp võt liu hỳt nc.
+ Ri thnh tng lp, khụng nộn cht lm thoỏng khớ.
+ Ph lờn ton b ng rỏc mt lp t dy 15 - 25m.



- Kớch thúc ng rỏc tựy theo yờu cu, thng cao t 1 -1,5m v di 20 - 25m.
- a vo ng nhng loi vi khun giỳp phõn hy rỏc. Cú th phun vụi clorua lờn
ng . T l nc trong rỏc t > 50%.
- Thi gian ph thuc thnh phn ca rỏc v iu kin khớ hu. Khong 3- 6 thỏng.
Raùc
phaùt
U phỏn
boùn
Nhaỡ
maùy
taùi
ọỳt khờ
noùng
Thu gom
raùc
Vỏỷn
chuyóứn
raùc

Xổớ lyù
raùc
thaới

Chọn

lỏỳp
San
1
88

- Để tăng khả năng phân hủy, có thể độn thêm đất mùn, rơm vụn
- Địa điểm :
+ Ở ngoại thành, gần đường giao thông. Có nhà quản lý, nhà kho dụng cụ, nơi để xe,
có hàng rào bảo vệ.
+ Đống ủ nên xếp thẳng hàng, giữa có lối đi rộng khoảng 3 - 4m. Đường đi được rải
nhựa hoặc xây xi măng 5 - 6m. Xung quanh khu ủ rác phải có rãnh thoát nước chung.
+ Khu dân cư cách xa nơi ủ tối thiểu 300 - 1000m.
Rác hoại là chất tơi xốp màu nâu sẫm, không còn mùi thối và trọng lượng giảm bớt
35%, có thể cày lật vào đất làm phân bón.
5.2.2. Phòng nhiệt sinh vật
Nguyên tắc: như nguyên tắc của ủ rác nhưng có thêm hệ thống bơm hút làm thoáng khí.
So với rác ủ thì quá trình sinh hóa xảy ra nhanh hơn, mạnh hơn, ở nhiệt độ cao hơn
(60 - 80
0
C). Hai ba ngày đầu rác tự sinh nhiệt. Sau mười ngày, nhiệt độ lên tới 70 - 80
0
C và
duy trì 3 - 4 tuần sau đó. Tiếp theo đến giai đoạn nhiệt độ hạ dần tới khi bằng với nhiệt độ
không khí bên ngoài. Toàn bộ quá trình xử lý mất 40 - 60 ngày.
Phòng nhiệt sinh vật hình lập phương, thể tích khác nhau từ 3 -100m
3
, trung bình là
20m
3
. Tường và sàn làm bằng gạch, bêton cốt sắt (dùng tường cách nhiệt). Sàn không thấm

nước và hơi dốc để nước bẩn chảy xuống thùng đặt phía dưới cách mặt sàn 15 - 20cm.
Rác cho vào phòng qua cửa sập, không lèn chặt cho tới khi đầy 2/3 thể tích. Điều kiện
cần thiết là :
− Rác còn ẩm, tỉ lệ mất nước ít hơn 70%.
− Trọng lượng chất vô cơ dưới 25%.
− Trọng lượng chất hữu cơ dễ phân hủy hơn 30%.
− Phải có luồng không khí vào phòng.
Trọng lượng sau cùng của rác giảm còn 50%. Hàm lượng mùn xấp xỉ 15%.
5.2.3. Xử lý bằng bãi lộ thiên
Biện pháp này tuy sơ sài nhưng vẫn còn đang phổ biến ở nước ta. Người ta tập
trung rác của thành phố, thị trấn vào một bãi trống; bãi trống thường đặt ở xung quanh
thành phố, cách xa khu dân cư từ 1000 - 3000m; với các mục đích như: lấp ao hồ và
những vùng đất thấp đang cần được mở rộng.
Một khu dân cư khoảng 50.000 dân cần một diện tích đổ rác 8-10 ha.
Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi nhiều kinh phí. Sau một thời
gian dài có thể sử dụng khu đất này để xây nhà ở, trồng cây, làm sân thể thao nhưng phương
pháp này có nhược điểm là: cần phải có khu đất rộng; dễ gây ô nhiễm môi trường; gây mùi
hôi thối; nơi phát triển của côn trùng, chuột mặt khác rất dễ gây ô nhiễm nguồn nước. Do sự
phân huỷ rác trong điều kiện tự nhiên, nên quá trình phân huỷ rác diễn ra chậm; phương pháp
này không tận dụng được nguồn hữu cơ.
Để giảm bớt sự hôi thối, sau khi đổ đủ một khối lượng rác nhất định, người ta lấp lên
đống rác một lớp đất dày 70- 80cm.
5.2.4. Chôn rác hợp vệ sinh
1
89

Có thể hiểu một cách đơn giản là dùng để:
- Cải tạo đất bằng

- Tôn nền đất thấp cho cao lên và sử dụng đất theo ý muốn. Điều cơ bản là phải dùng

một lớp đất dày từ 15- 25cm phủ ngay lên mặt rác chôn để khắc phục những nhược điểm của
bãi rác lộ thiên. Để hạn chế đến mức thấp nhất sự ô nhiễm cho nguồn nước bằng cách tạo hệ
thống thoát nước xung quanh khu vực chôn rác.
Chôn rác hợp vệ sinh có thể thực hiện theo 3 cách:
- Chôn rác trên mặt đất bằng: áp dụng ở nơi đất không đào được, rác không chất thành
đống mà rải trên khắp mặt bằng, đất được phủ rác phải đem từ nơi khác đến.
- Đào hố chôn rác: Thích hợp cho những vùng có thể đào được, đất đào sẽ được dùng
để phủ lên rác cần chôn. Rác không đổ cao quá miệng hố. Cách này rất phù hợp cho các gia
đình ở nông thôn, đào hố nhỏ để chôn rác.

- Chôn lấp chổ trũng: Aïp dụng tốt cho những vùng đất trũng tự nhiên hoặc nhân tạo.

Ví dụ : ao hồ cần san lấp; đất phủ thường được mang từ nơi khác đến.
5.2.5. Nhà máy chế biến phân rác
Đây là dạng xí nghiệp phân loại và ủ rác dựa trên phương pháp xử lý nhiệt sinh vật.
Thường được áp dụng ở một số thành phố đông dân cư, đòi hỏi phải có đầu tư về kinh phí và
trang thiết bị.
Quá trình kỹ thuật được chia làm 3 giai đoạn chính:
- Phân loại rác
- Công đoạn ủ rác
- Phân loại rác sau khi đã được ủ
Khâu quan trọng nhất của quá trình chế biến là làm phân huỷ các chất hữu cơ. Rác
được chế biến thành phân bón dựa vào phản ứng lên men nhờ các vi khuẩn có sẵn trong rác.
Để đảm bảo quá trình diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, người ta cho vào rác ủ những vi
khuẩn cần thiết và tạo điều kiện ổn định như nhiệt độ, độ ẩm, thông khí. Sau quá trình ủ các
chất hữu cơ và vô cơ được chuyển sang dạng dễ tiêu, nâng cao hàm lượng đạm. Song song
quá trình trên là quá trình cơ học (nghiền, đảo, trộn, sấy khô, đóng gói)
5.2.6. Đốt rác. Áp dụng đối với một số loại phế thải độc hại.

Câu hỏi đánh gía cuối bài

Trình bày các nguyên nhân gây ô nhiễm đất ?
Ý nghĩa của việc thanh trừ chất thải bỏ đối với một khu dân cư ?
Ưu nhược điểm của mỗi công trình xử lý phân hợp vệ sinh ?
1
90

Tài liệu tham khảo chính

1. Hồng Anh (2008), Hệ thống các tiêu chuẩn về môi trường, Nxb Lao động - Xã hội.
2. Bộ môn Vệ sinh - Dịch tễ, (1997), Vệ sinh Môi trường - Dịch tễ, Tập 1, Nhà xuất bản
Y học, Hà nội.
3. Bộ môn Vệ sinh - dịch tễ, trường Đại học Y khoa Hà nội, (1978), Vệ sinh Dịch tễ, tập
I, Nhà xuất bản y học.
4. Hoàng Tích Mịnh,(1974), Vệ sinh Hoàn cảnh, Nhà xuất bản Y học, Hà nội
5. Đào Ngọc Phong, (1995), Vệ sinh Môi trường, Nhà xuất bản Y học, Hà nội
6. Sở Y tế Thừa thiên - Huế, Trung tâm Y tê dự phòng, (1999), Lớp tập huấn Phương
pháp và kỹ thuật xây dựng hố xí hợp vệ sinh, Huế.
7.
8.
9. www.web.health.gov/environment

1
91

VỆ SINH KHÔNG KHÍ

Mục tiêu học tập
1.Bàn luận được nguyên nhân, hiện tượng, hậu quả của ” hiệu ứng nhà kính và “Lỗ
thủng tầng Ôzôn”
2.Trình bày được sự tác động của các yếu tố khí tượng lên cơ thể con người;

3.Diễn giải được quá trình điều nhiệt của cơ thể liên quan mật thiết với sự thay đổi của
các yếu tố khí tượng.

I.
Những khái niệm chung

1. Các tầng khí quyển
Khí quyển được chia thành 3 tầng cơ bản theo độ cao: tầng thứ nhất là tầng đối lưu, tầng
thứ hai là tầng bình lưu và tầng thứ ba là tầng điện ly.

1.1. Tầng đối lưu
Là lớp khí quyển ở sát mặt đất . Ở xích đạo, đường giới hạn của tầng đối lưu có độ cao
17 -18km, ở Bắc cực 7 -8 km, ở Nam cực là 5 -6 km ở vĩ độ trung bình khoảng 11 km so với
mặt biển.
Tầng đối lưu chứa 3/4 khối lượng không khí của khí quyển và hầu như toàn bộ hơi
nước. Không khí trong tầng đối lưu luôn luôn chuyển động cả theo chiều ngang và chiều
thẳng đứng. Đặc tính chủ yếu của tầng đối lưu là áp suất và nhiệt độ giảm theo độ cao, trung
bình cứ lên cao 100m thì nhiệt độ hạ xuống 0,6
0
C, và áp suất khí quyển giảm khoảng
10mmHg. Ơ miền vĩ độ trung bình giới hạn trên của tầng đối lưu có nhiệt độ từ -50 đến -
60
0
C. Trong tầng đối lưu hơi nước bốc lên từ mặt đất và trong những điều kiện xác định có
thể ngưng kết thành những giọt nước rất nhỏ, tạo thành sương mù, mây, mưa, tuyết hoặc mưa
đá. Hiện tương “Hiệu ứng nhà kính” là hiện tượng vốn có, cần thiết với sự sống trên trái đất
nhờ có trong tầng này nhiều Khí nhà kính. Nhưng ngày nay nói đến “Hiệu ứng nhà kính”
người ta muốn chỉ một hiện tượng là hậu quả của sự Ô nhiễm khí quyển do hoạt động sản
xuất của Con người.
Bên trên tầng đối lưu là lớp đối lưu hạn. Lớp này có bề dày co giãn từ vài trăm mét đến

1,2km. Đặc điểm của lớp này là nhiêt độ không hạ thấp xuống nữa mà ổn định nhiệt.

1. 2. Tầng bình lưu
Tầng bình lưu chia 3 lớp:
- Lớp dưới (đẳng nhiệt) từ đối lưu hạn cho tới 30 - 35km nhiệt độ trong lớp này khoảng
-55°C.
- Đáng chú ý là lớp trung bình (nóng) nhiệt độ bắt đầu tăng và khi lên tới 60km đạt tới
65°C - 75°C, lý do là vì cấu tạo lớp này tập trung chủ yếu Ôzôn (O
3
) có khả năng hấp thu bức
xạ tử ngoại. Mấy chục năm gần đây, mức độ ô nhiễm không khí tăng cao, trong các thành
phần gây ô nhiễm không khí có rất nhiều loại khi phá hoại tầng O
3
(đặc biệt là chất
clorofluorocacbon-CFC; sản phẩm của công nghiệp chế tạo máy làm lạnh) đã làm mỏng đi
tầng O
3
, gây ra “lỗ thủng”, làm cho cường độ các tia tử ngoại tới mặt đất tăng lên gây ra
những nguy cơ cho các sinh vật sống trên trái đất, cho sức khỏe con người.
- Lớp trên (lạnh) từ 60 - 80km, ở đây nhiệt độ lại giảm đi rất nhanh theo độ cao.
1
92

Không khí ở tầng bình lưu chỉ chuyển động theo chiều ngang và tốc độ chuyển động lớn
(đến 100m/s)

1.3. Tầng điện ly
Là vùng không khí loãng nằm trên tầng bình lưu. Tầng điện ly chủ yếu là các ion từ các
nguyên tử khí. Tầng này có ý nghĩa lớn trong kỹ thuật vô tuyến viễn thông.
Ngoài tầng điện ly là hai vành đai phóng xạ


2. Hoá học bình thường của khí quyển
O
2
: Dưỡng khí cần thiết cho các quá trình oxy hóa, cho các hoạt động sống của sinh vật.
Giới động vật tiêu thụ rất nhiều O
2
, nhưng được bù lại bởi giới thực vật, cho nên, nói chung
nồng độ O
2
trong không khí ngoài trời luôn ổn định. Chỉ có những nơi kín, kém thông
thoáng, nồng độ O
2
mới giảm, và thường kèm theo tăng CO
2
. Lên trên cao, không khí loãng
dần nên lượng O
2
tuyệt đối cũng giảm. Vi dụ, ở độ cao 3 000 m , nồng độ O
2
còn 15%; 5000
m , nồng độ O
2
còn 11%.
CO
2
: Thán khí có nguồn gốc từ khí thở ra của giới động vật, từ sự đốt cháy các loại
nhiên liệu, quá trình phân giải thối rửa các chất hữu cơ, bốc lên từ trong lòng đất (từ hầm mỏ,
núi lửa, suối khoáng), Và được tiêu thụ bởi giới thực vật. Đại dương có vai trò quan trọng
trong việc điều hòa nồng độ CO

2
trong không khí. Khi CO
2
trong không khí tăng, chúng sẽ
hòa vào nước biển; khi CO
2
trong không khí giảm, nước biển sẽ nhả CO
2
vào không khí theo
phản ứng thuận nghich: CO
2
+ . H
2
O H
2
CO
3

Những nơi kín, kém thông thoáng (như dưới các giếng sâu, trong các hầm mỏ, những
nơi vừa mới nổ mìn) nồng độ CO
2
có thể tăng cao gây nguy hiểm cho con người.
Tại nơi cư ngụ của con người, nhất là khi tập trung đông người trong một không gian
hẹp, kém thông thoáng, nồng độ CO
2
có thể tănglên; con người ngoài thải ra CO
2
, còn thải ra
các loại hơi khí độc khác, chính các loại hơi khí đi kèm này gây nên sự khó chiu và có thể
gây độc cho con ngưòi. Cho nên người ta dùng mức CO

2
(1%
0
) trong không khí để làm chỉ
điểm vệ sinh cho những nơi cư trú của con người, mặc dù ở nồng độ CO
2
1p. 1 000 đó hoàn
toàn chưa ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Các thành phần của không khí cùng với các yếu tố của khí tượng là những tác nhân
quan trọng của hòan cảnh bên ngòai ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên cơ thể con người.
Con người sống và làm việc trong môi trường không khí; khi làm một công việc bình
thường người ta phải hít một lượng không khí gấp 2 - 3 lần so với lúc nghỉ ngơi. Thể tích hít
vào trung bình của một người là 1 -1,5m
3
/1giờ; 20 - 30m
3
/24 giờ; trong một năm là 7.200 -
10.800m
3
.
Không khí ngòai trời là một hỗn hợp của nhiều lọai khí như N
2
, O
2
, CO
2
và các khí
hiếm như Acgon, Néon, Xénon, Heli (với một tỷ lệ rất nhỏ); ngòai ra còn có hơi nước, bụi
và vi sinh vật, và cả các hợp chất không vững bền như O
3

, CO, NH
3
, NO
2
Tỷ lệ O
2
, N
2
, CO
2

trong không khí khá ổn định, tỷ lệ của hơi nước thường xuyên thay đổi.
Thành phần của không khí(ngoài trời) và khí thở ra (%thể tích) của một người
Lọai khí N
2
O
2
CO
2
Hơi nước
Không khí
Không khí thở ra
78,97
79,20
20,7 - 20,9
15,4 - 16
0,03 - 0,04
3,4 - 4,7
Thay đổi
Bảo hòa


1
93

Tỷ lệ O
2
trong khí thở ra của người giảm gần 25%, tỷ lệ của CO
2
tăng 50 - 100 lần, và
hơi nước tăng tới bảo hòa. Lúc nghỉ ngơi, 1 người bình thường tiêu thụ 25 lit O
2
và thải ra
22,60 lit CO
2
.

II. Những yếu tố khí tượng tác động lên cơ thể
1. Nhiệt độ không khí
Lớp không khí ở sát mặt đất liên quan thường xuyên và trực tiếp tới con người; lớp
không khí này nhận nhiệt từ mặt đất (mặt trời làm nóng mặt đất, đất truyền nhiệt vào trong
không khí, chứ không khí không lấy nhiệt trực tiếp từ bức xạ mặt trời). Nhiệt độ không khí
thay đổi tùy thuộc vào cường độ bức xạ của mặt trời, ngày dài hay ngắn, độ trong suốt của
bầu khí quyển, vào vị trí địa lý của từng địa phương, và vào thành phần cấu tạo của mặt đất.
Nhiệt độ không khí có những ảnh hưởng nhất định lên cơ thê, liên quan đến quá trình
phát sinh và phát triển của một số bệnh truyền nhiễm.; nhiều lọai côn trùng tiết túc trung gian
truyền bệnh có chu kỳ phát triển liên quan chặt chẽ đến nhiệt độ không khí. Các lòai vi sinh
vật, ký sinh trùng đều có thể tồn tại và phát triển ở những điều kiện nhiệt độ nhất định. Nhiệt
độ không khí còn ảnh hưởng tới tác động của các độc chất có trong không khí; nhiệt độ tăng
làm tăng biên độ và tần số hô hấp nên sẽ làm tăng lượng chất độc vào cơ thể theo đường hô
hấp.

Nhiệt độ không khí liên quan mật thiết tới quá trình điều nhiệt của cơ thể. Sự điều nhiệt
của cơ thể con người chỉ có thể thực hiện được trong những điều kiện nhất định, khi vượt ra
ngòai giới hạn đó thì cơ thể không còn điều nhiệt được nữa, và sẽ xuất hiện sự thay đổi thân
nhiệt (do sự thăng bằng nhiệt bị phá hủy) nóng quá: say nóng; lạnh quá: tê cóng.

2.Độ ẩm của không khí
Thành phần của không khí luôn chứa một lượng hơi nước thay đổi; có thể do lượng
hơi nước đó bằng áp lực riêng phần của hơi nước (mm thủy ngân, họặc khối lượng hơi nước
trong một thể tích không khí (gam hơi nước/1m
3
không khí).
2.1. Các đại lượng biểu thị độ ẩm trong không khí
2.1.1. Độ ẩm tuyệt đối (ĐÂTĐ): là khối lượng hơi nước có trong không khí (đơn vị đo
là g/m
3
, mmHg) tại một thời điểm nhất định;
2.1.2. Độ ẩm bão hoà(ĐÂBH): là lượng hơi nước tối đa có trong không khí ở một nhiệt
độ nhất định - hay chính là lượng hơi nước tối đa trong không khí ở nhiệt độ đó. Nhiệt độ
không khí càng cao thì lượng hơi nước bảo hòa càng tăng.
2.1.3. Độ ẩm tương đối (ĐÂPT): là tỷ lệ % giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tối đa.
ĐÂTĐ
ĐÂPT = x 100
ĐÂBH
Ví dụ: Độ ẩm tương đối là 80%, có nghĩa là tại nhiệt độ đó còn 20% hơi nước nữa là
không khí sẽ bảo hòa.(20% gọi là độ thiếu hụt bão hoà)

2.2.Ý nghĩa vệ sinh
- Cùng với nhiệt độ, độ ẩm không khí liên quan tới sự tồn tại và phát triển của các lọai
mầm bệnh, các côn trùng tiết túc trung gian truyền bệnh, cho nên mới có các bệnh nhiễm
trùng, ký sinh trùng theo vùng khí hậu

- Anh hưởng quan trọng của độ ẩm không khí đối với cơ thể là ảnh hưởng lên quá trình
điều nhiệt; độ ẩm không khí quá cao thường có tác động không tốt tới sức khỏe; độ ẩm cao,
1
94

nhiệt độ cao, cơ thể khó mất nhiệt gây cảm giác oi bức khó chịu; độ ẩm cao; nhiệt độ thấp làm
cơ thể mất nhiều nhiệt. Khi độ ẩm thấp, không khí trở nên khô hanh gây khát, niêm mạc khô,
dễ nứt nẻ, dễ chảy máu.

2.3.Sương mù
Hiện tượng nghịch nhiệt làm ô nhiễm không khí nặng hơn

Không khí thường xuyên chứa một lượng hơi nước; nhiệt độ càng cao thì lượng hơi
nước có trong không khí càng tăng (nên độ ẩm tương đối ít thay đổi). Khi nhiệt độ giảm thì
hơi nước trong không khí sẽ ngưng lại tạo thành sương mù, mưa Sương mù có ý nghĩa quan
trọng trong vai trò thời tiết với ô nhiễm, sương mù là một điều kiện thuận lợi làm xuất hiện”
hiện tương nghịch nhiệt” (hình minh hoạ). Nhờ có mưa, sẽ làm sạch không khí vì nó sẽ mang
theo bụi, vi sinh vật và các chất bẩn khác có trong không khí. Mưa còn cung cấp nước cho
các nguồn nước và còn cung cấp các hợp chất của N
2
cho cây trồng; mưa điều hòa thời tiết về
mùa hè nóng bức.

3. Sự chuyển động của không khí
3.1. Gió và hoa hồng gió
Mặt trời sưởi nóng mặt đất không đều nên tạo ra các luồng chuyển động của không khí
thường xuyên. Tùy theo từng địa phương và tùy theo từng mùa mà sự chuyển động của không
khí sẽ theo những hướng nhất định. Dùng phương pháp vẽ đồ thị để nêu lên tính chất lập lại
của gió, chiều dài của đồ thị biểu thị phân xuất của một lượng gió so với tổng số gió quan sát
được trong một khoảng thời gian nhất định - làm như vậy ta sẽ có được Hoa hồng gió - Rất

cần thiết cho việc quy họach và xây dựng đô thị cũng như vệ sinh nhà ở, trường học, bệnh
viện Nhằm lợi dụng được những lọai gió mát, và tránh các loại gió nóng, gió lạnh, tránh các
lọai khói bụi, hơi khí độc từ các cơ sở sản xuất.

3.2. Ý nghĩa vệ sinh
Sự chuyển động của không khí ảnh hưởng trực tiếp lên sức khỏe của con người, quan
trọng là lên quá trình điều nhiệt của cơ thể. Ở nước ta, tùy theo từng mùa và tùy theo từng
vùng, sẽ có các loại gió khác nhau, mang các tính chất khác nhau, và sẽ ảnh hưởng khác nhau
1
95

lên quá trình điều nhiệt, và sẽ tạo ra các cảm giác khác nhau cho cơ thể con người. Các loại
gió đó là:
+ Gió nóng: gió Lào, gió Than Uyên, gió Ô Qui hồ
+ Gió lạnh: gió mùa Đông Bắc.
+ Gió mát: gió mùa Đông Nam.
Tại những nơi đô thị, sự chuyển động của không khí rất quan trọng trong vấn đề phân
tán các thành phần gây ô nhiễm không khí. Những ngày ít gió, nồng độ các chất gây ô nhiễm
không khí (chủ yếu từ khí thải xe hơi ) không được phát tán, là tác nhân quan trọng trong các
bệnh do ô nhiễm không khí gây nên, nhất là các bệnh liên quan tới cơ quan hô hấp

4. Bức xạ mặt trới
Mặt trời là nguồn sáng, nguồn sống, nguồn nhiệt của trái đất. Năng lượng bức xạ mặt
trời tới trái đất bằng các tia trực tiếp hay khuếch tán qua không khí và mây. Thành phần của
BXMT tới trái đất có 3 loại tia:
- Tia Hồng ngoại, có bước sóng λ = 2 000 - 760 mµ ;
- Tia Sáng, có bước sóng λ = 760 - 400 mµ;
- Tia Tử ngoại, có bước sóng λ = 400 - 280 mµ;
Thành phần quang phổ của BXMT đến trái đất thay đổi tùy thuộc vào độ cao của mặt
trời, độ mây, thành phần của không khí và sẽ ảnh hưởng khác nhau lên mọi sinh vật sống trên

trái đất, trong đó có con người.
BXMT ảnh hưởng lên mọi cơ quan , hệ thống của cơ thể, lên sự tổng hợp và phân giải
các chất trong cơ thể, làm tăng tuần hoàn, kích thích tăng sinh tổ chức hạt, làm vết thương
chóng lành. BXMT liên quan tới quá trình chuyển hóa khí, muối, nước trong cơ thể, làm tăng
quá trình miễn dịch, tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật, như bệnh còi xương, lao xương
Tia Hồng ngoại có bước sóng 600 - 1 000 mµ có sức đâm xuyên lớn, có thể xuyên qua
xương sọ, làm tăng nhiệt độ của tổ chức não hoặc rối loạn trung tâm điều nhiệt nằm ở vùng
Dưới đồi (Hypothalamus) gây say nắng; Tia Sáng tác động chủ yếu đến cơ quan thị giác; Tia
tử ngoại có tác dụng diệt khuẩn tốt.

5. Áp lực không khí
ALKK thay đổi tùy theo độ cao so vơi mặt đất. Càng lên cao, áp lực không khí càng
giảm, áp lực riêng phần của oxy cũng giảm, gây khó thở, thiếu oxy.
Khi xuống thấp, trong các giếng chìm (thợ lặn) , ALKK tăng, N
2
trong không khí sẽ hòa
tan nhiều vào máu; lúc trở lại môi trường có ALKK bình thường, N
2
hòa tan đó sẽ thải không
kịp (qua đường hô hấp), và sẽ tạo thành các bọt khí trong lòng mach, làm tắc mạch (ở bất kỳ
cơ quan nào của cơ thể nhất là các mạch máu trong xương ).
ALKK thay đổi đột ngột thường gặp trong thời tiết trước cơn bão, hoặc trước đợt gió
mùa Đông -Bắc gây nên trạng thái thần kinh kích thích , kém ăn, mất ngủ. Đặc biệt gây
thay đổi huyết áp đột ngột là tác nhân các cơn đột quỵ, hoặc Tai biến mạch máu não

III. Thân nhiệt và sự điều nhiệt
1. Thân nhiệt
Thân nhiệt hằng định đảm bảo duy trì chuyển hóa các chất , duy trì sự phát triển bình
thường của cơ thể. Thân nhiệt bình thường của người khỏe mạnh là 36,5 - 37,5
o

C. Để hằng
1
96

định được thân nhiệt, cơ thể phải điều hòa thân nhiệt bằng cách cân bằng lượng nhiệt mất đi
và lượng nhiệt sản ra.
Nguồn nhiệt của cơ thể : Cơ thể có các nguồn nhiệt sau:
- Nhận trực tiếp từ BXMT (không phụ thuộc vào nhiệt độ không khí);
- Từ đất, đá, đồ vật xung quanh;
- Từ không khí (khi nhiệt độ không khí > 33
o
C : là nhiệt độ bình thường của bề mặt
da);
- Chuyển hoá các chất sinh năng lượng trong cơ thể.
Sự mất nhiệt của cơ thể : bằng các cách sau:
- Dẫn nhiệt: truyền nhiệt từ vật nóng sang vật lạnh;
- Đối lưu: thông qua sự chuyển động của không khí;
- Bức xa nhiệt : mọi vật khi có nhiệt độ cao hơn môi trường xung quanh đều là nguồn
Bức xạ nhiệt, nhiệt độ càng cao thì sự Bức xạ nhiệt càng mạnh.

2. Sự điều nhiệt của cơ thể có 2 cơ chế điều nhiệt:
Cơ chế “ hóa học” : Tăng hoặc giảm quá trình phân giải các chất sinh năng lượng
trong cơ thể
Cơ chế “ lý học” : Co hoặc giãn nở mạch ngoại vi, toát và bay hơi mồ hôi. Tần số
mạch tăng khi chống nóng
Người thấy dễ chịu khi nhiệt độ ngoài mặt cơ thể (bề mặt da) < 33
o
C.

2.1. Mất nhiệt trong điều kiện gần vùng dễ chịu

Khi nhiệt độ không khí < nhiệt độ bề mặt da; nghĩa là cơ thể thu nhiệt từ bên trong
nhiều hơn thu nhiệt từ bên ngoài, khi đó cơ thể sẽ truyền nhiệt ra môi trường xung quanh.
Thường vùng dễ chịu với người Việt nam khi không khí có nhiệt đô :
26 ± 2
o
C; Độ ẩm tương đối của không khí : 79 ± 5% ; Sự chuyển động của không khí:
0,3 - 0,5 m/s.

2.2. Mất nhiệt trong điều kiện quá nóng
Khi nhiệt độ không khí > 33
o
C thì sự mất nhiệt của cơ thể chủ yếu bằng cách toát và
bay hơi mồ hôi (1g nước bay hơi hoàn toàn thu 580 Calo nhiệt). Sự bay hơi mồ hôi phụ thuộc
vào độ ẩm của không khí và sự chuyển động của không khí. Quân áo với vải thoáng khí, thấm
nước tốt, sẽ thấm mồ hôi, mồ hôi từ quần áo bay hơi sẽ làm lạnh quần áo và làm lạnh da.
Sự chuyển động của không khí sẽ đẩy đi lớp không khí xung quanh da chứa nhiều hơi
nước, và thay vào đó lớp không khí mới, ít hơi nước hơn, và sẽ làm tăng quá trình bay hơi mồ
hôi. Trong trường hợp quá nóng, sự chuyển động của không khí là yếu tố quan trọng làm
giảm tác động không tốt của nhiệt độ cao lên cơ thể.

2.3. Mất nhiệt trong điều kiện lạnh
Khi nhiệt độ không khí < 15
o
C, sự mất nhiệt của cơ thể sẽ tăng do tăng quá trình đối
lưu và phát nhiệt. Sự chuyển động của không khí tăng và độ ẩm khônhg khí cao càng làm tăng
sự mất nhiệt của cơ thể. Nếu quần áo thích hợp (cách nhiệt tốt) và ăn uống đầy đủ thì cơ thể
sẽ chống rét tốt.
Chuyển biến của quá trình điều nhiệt: Các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm của không khí, bức xạ
mặt trời, sự chuyển động của không khí đều góp phần tác động lên cơ thể; cơ thể tìm mọi
1

97

cách điều nhiệt để hằng định thân nhiệt, nhưng sự điều nhiệt của cơ thể chỉ có thể thực hiện
được trong những điều kiện nhất định của môi trường bên ngoài và môi trường bên trong, khi
cơ thể không thể điều nhiệt được nữa thì thân nhiệt sẽ bị thay đổi: tăng hoặc giảm, và sẽ rối
loạn chuyển hóa, rối loạn chức năng


Câu hỏi đánh gía cuối bài

1. Trình bày hiện tượng hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ô zôn :nguyên nhân, hiện
tượng, hậu qủa ?
2. Các yếu tố khí tượng tác động trên cơ thể người ? Ý nghĩa vệ sinh của các yếu tố này ?
3. Phân tích sự điều nhiệt của cơ thể với các yếu tố môi trường ?


Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ


Mục tiêu bài giảng:
1.Trình bày được khái niệm thế nào là không khí sạch, định nghĩa ôn nhiễm không khí,
mô hình phân loại ô nhiễm không khí ;
2.Liệt kê được các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí về mặt hóa học và một số ví dụ
cụ thể .
3. Trình bày được các biện phàp phòng chống ô nhiễm không khí.

I.Khái niệm chung
1. Định nghĩa
Không khí là một hỗn hợp gồm các loại khí chủ yếu là N
2

, O
2
, CO
2
. ngòai ra còn có
một số khí hiếm như néon, héli, métan, kripton, Ở điều kiện bình thường của độ ẩm tuyệt
đối, hơi nước chiếm gần 1 - 4p.100 thể tích không khí. Ở gần mặt đất, không khí còn có các
phần tử rắn khác nữa (chẳng hạn như từ núi lửa hoặc từ kết quả họat động của con người).
Các thành phần từ bào tử, phấn hoa của cây cối không liệt vào những chất nhiễm bẩn vì chúng
là thành phần của thiên nhiên, thường gặp trong không khí. Nhiễm bẩn không khí là kết quả
của sự thải vào không khí những khí, hơi, giọt và phần tử lạ hoặc của sự chứa đựng trong đó
một lượng quá lớn các thành phần bình thường chẳng hạn CO
2
và các phần tử rắn lơ lững do
đốt các lọai nhiên liệu.
Ô nhiễn không khí chính là khi không khí có mặt một chất lạ hoặc có một sự biến đổi
quan trọng trong thành phần không khí gây tác động có hại hoặc gây ra một sự khó chịu (sự
tỏa mùi khó chịu, sự giảm tầm nhìn xa do bụi). Mặt khác sự tích lũy hay phân tán của các
chất ô nhiễm trong không khí phụ thuộc trước hết vào các điều kiện khí tượng.
Việc phân lọai, xác định tính năng của hoạt động dẫn đến nhiễm bẩn không khí dựa vào
quan điểm chung cho rằng nhiễm bẩn không khí là kết quả họat động của con người. Ở các
nước Tây Âu từ sau thế kỷ thứ 14, có tình trạng nhiễm bẩn không khí do sử dụng than đá làm
nguồn năng lượng nhiệt. Nhiễm bẩn không khí từ lò đốt trong nhà chắc là hình thức gây
nhiễm bẩn sớm nhất, mặc dù khả năng gây tác động có hại bên trong nhà thường mang tính cá
biệt. Việc thay than bằng sản phẩm dầu khí ở nhiều nước trên thế giới đã làm giảm bớt ô
nhiễm do khói than gây ra.
1
98

Tuy nhiên việc sử dụng sản phẩm dầu khí vẫn còn quá nhiều, nhất là do các động cơ

đốt trong. Hiện nay, đây là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm bẩn không khí. Các động cơ đốt
trong xả ra không khí carbon oxyd, chì, nitơ oxyt và nhiều hydrocarbua khí. Nồng độ cục bộ
của các chất nầy rất cao, nhất là ở trung tâm thành phố có giao thông sầm uất. Trong điều kiện
thông gió tự nhiên không đủ và cường độ bức xạ cao sẽ gây ra phản ứng phức tạp giữa nito
oxyd và hydrocarbua tạo nên nito peoxy axinitrat và nhiều chất đặc biệt được gọi chung là
“các oxyt quang hóa học”.

II. Các tác nhân sinh vật tồn tại trong không khí
1. Vi khuẩn trong không khí
Sử dụng thuật ngữ “nhiễm khuẩn không khí” chỉ dùng trong trường hợp xảy ra sự di
chuyển tác nhân gây bệnh bằng các giọt có kích thước đủ nhỏ, có thể dừng lại trong không khí
một thời gian ở trạng thái lơ lững.
Từ mặt đất, vi sinh vật phát tán vào không khí. Ở các thành phố, không khí chứa nhiều
vi sinh vật hơn không khí ở ngọai ô và nông thôn. Trong 1m
3
không khí ở độ cao 4 - 5km chỉ
có vài vi khuẩn, còn ở trên mặt đất có hàng vạn vi khuẩn. Không khí của mặt biển và núi cao
có ít bụi và vi khuẩn. Ngòai trời thường chỉ có tạp khuẩn vô hại đối với sức khỏe, ít khi có vi
khuẩn gây bệnh. Nếu đôi khi có gặp vi khuẩn trong khí trời thì vi khuẩn này cũng nhanh
chóng bị tiêu diệt bởi bức xạ mặt trời và sự khô hanh.
Về bản chất những vi sinh vật trong không khí hầu hết là tạp khuẩn. Các bụi sương vi
khuẩn là một hệ thống keo cấu tạo từ không khí trong đó có các giọt nhỏ chất lỏng hoặc chất
rắn có chứa vi khuẩn. Độ bền vững pha phân tán của bụi sương vi khuẩn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố (độ lớn, hình dạng, nồng độ các hạt, các tính chất của bản thân vi khuẩn). Các hạt
sương này đều chứa điện tích do chúng hấp thụ các ion trong không khí.
Cuối cùng thì các hạt sương vi khuẩn đều lắng đọng lên các hạt bụi và bị khô lại, tạo
ra bụi vi khuẩn.Thời gian tồn tại trong không không khí của các hạt này tùy thuôc vào kích
thước của nó, các hạt càng nhỏ thì thời gian tồn tại trong không khí càng lâù .Sự chuyển động
của không khí, độ ẩm của không khí cũng liên quan mật thiết tới thời gian tồn tại trong không
khí của các hạt đó. Khi giảm nhiệt độ hoặc tăng độ ẩm của không khí thì quá trình ngưng tụ

hơi nước lên các hạt bụi sẽ tăng, do đó làm tăng trọng lượng các hạt và quá trình lắng đọng
của chúng. Các hạt mang điện tích trái dấu này sẽ hút nhau và dính liền với nhau, do đó kích
thước các hạt tăng lên và lắng đọng nhanh hơn. Độ bền vững của các hạt bụi còn tùy thuộc
vào thành phần vỏ bao bọc. Hình dạng các hạt bụi càng gần hình cầu thì độ bền vững càng
tăng. Độ lớn của đa số vi khuẩn thay đổi từ 0,4µ tới 10µ. Tốc độ bốc hơi tỷ lệ nghịch với kích
thước của chúng. Độ ẩm không khí ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng tồn tại của vi khuẩn trong
các hạt bụi sương. Không khí sẽ là vectơ làm lan truyền mầm bệnh có khả năng lây nhiễm khi
có đầy đủ 2 yếu tố cơ bản sau đây kết hợp:
- Các vi sinh vật gây bệnh tồn tại trong không khí với nồng độ đủ cao.
- Người dễ cảm thụ hít phải không khí nhiễm bẩn đó.
Các vi sinh vật gây bệnh của đa số trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp có thể bảo
tồn sự sống và tính độc hại tương đối lâu ở môi trường không khí. Ví dụ: trực khuẩn Bạch hầu
sống rất khỏe và rất lâu (30 ngày); ở trong bóng tối, nó sống tới 6 tháng. Song trực khuẩn Ho
gà chịu đựng yếu, chết ở 50
0
C và không chịu được ánh sáng. Trực khuẩn lao bị tiêu diệt bởi
bức xạ mặt trời ngòai không khi. Cho nên chủ yếu trực khuẩn lao tồn tại ở những nơi tối, ẩm.
Người ta cũng còn nhắc đến những lọai Liên cầu khuẩn và Tụ cầu khuẩn làm tan huyết truyền
bệnh qua đường không khí. Thời gian tồn tại của một số vi khuẩn gây bệnh trong không khí
như sau:
Số liệu về thời gian sống trung bình của một số vi khuẩn
1
99

Lọai vi khuẩn
Phế cầu
Liên cầu khuẩn tan huyết
Tụ cầu vàng
Trực khuẩn dịch hạch
Trực khuẩn bạch cầu

Trực khuẩn lao
Thời gian
4 - 5 tháng
2,5 - 6 tháng
3 ngày
8 ngày (trong không khí khô
hanh)
30 ngày
70 ngày
2. Virus trong không khí
Gồm các lọai như sau: Rhinovirus, ECHO 28, 11, 20, Coxsackie A 21, virus hợp bào
đường hô hấp, Adenovirus 1, 2, 3, 5 ; Virus cúm là một lọai điển hình gây các bệnh dịch qua
đường không khí. Các virus gây bệnh sởi, đậu mùa, quai bị.vv cũng tồn tại trong không khí
và có khả năng gây nên các vụ dịch. Các lọai virus gây bệnh ở động vật qua đường không khí
là các nhóm A (virus đậu của động vật), nhóm B (virus gây bệnh do làm tổn thương thần
kinh, virus viêm não do muỗi truyền làm động vật mắc viêm não Saint Louis, viêm não tủy
truyền nhiễm của lợn ), nhóm C (virus gây viêm họng hoặc gây bệnh truyền nhiễm chung ở
động vật) như virus cúm lợn, virus gây viêm mũi và phổi của ngựa, virus gây bệnh viêm
thanh khí quản truyền nhiễm của gia cầm )

3. Các lọai sinh vật khác trong không khí
Nấm mốc thích nghi với việc lan truyền bào tử trong không khí. Phân tích nấm mốc
trong không khí, người ta đã thấy Penicillium và Alternaria quanh năm và Stemphyllium
thường trội lên vào mùa Xuân và mùa Thu. Các lọai nấm Alternaria và Hemintosporium gặp
nhiều vào mùa Hè và mùa Thu. Điều đó cho thấy có thể có sự đối kháng giữa các tạp khuẩn tỵ
hầu và các lọai nấm trong không khí.
Sự phân bố bào tử nấm mốc trong không khí ở nước ta đều có liên quan đến các điều
kiện lý học của không khí. Các lọai nấm thường gặp là Penicillium Roqueforti và Aspergillus
flavus. Sau đó đến A.Niger và Hormodendrum; Aspergillus được gặp tới 9 nhóm khác nhau,
còn nấm Penicillium được gặp tới 11 nhóm khác nhau trong khí quyển ở những vùng được

khảo sát.

III. Ô nhiễm không khí về mặt hóa học
Các tác nhân hóa học gây ô nhiễm không khí có mặt ở khắp nơi. Các chất có nguồn gốc
tự nhiên gây ô nhiễm không khí hầu như hòan tòan không chịu sự kiểm sóat (do cháy rừng,
sấm chớp, núi lửa, phân hủy chất hữu cơ ). Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng
chủ yếu là do các hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và hoạt động của các
phương tiện giao thông vân tải.
Người ta đã xác định là sự đốt cháy nhiên liệu trong luyện kim và lò sưởi là nguyên
nhân chủ yếu gây tai nạn ô nhiễm không khí ở London năm 1952. Có một điều mà trước đây
người ta ít ngờ tới, đó là quá trình chuẩn bị thức ăn, đặc biệt là món ăn rán đòi hỏi nhiệt độ
cao, có thể phát sinh những hơi khí độc có hại trong nhà ở.
1. Ô nhiễm không khí gây kích thích
Mức độ phát sinh kích thích của hơi khí đến đường hô hấp trên, một phần phụ thuộc
vào sự hòa tan của chúng trong nước. Nếu các hơi khí này hòa tan tốt trong nước, thì khi ta hít

×