Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phân tích ma trận SWOT của tỉnh quảng ngãi ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.91 KB, 6 trang )

I. Giới thiệu sơ lược về tỉnh Quảng Ngãi:
Quảng Ngãi là một tỉnh nằm ở duyên hải nam trung bộ ,Việt Nam. Biểu tượng của tỉnh
đó chính là “núi ấn-sông trà”
Vị trí địa lý của tỉnh: Quảng Ngãi trải dài từ 14°32′ đến 15°25′ Bắc, từ 108°06′ đến
109°04′ Đông, tựa vào dãy núi Trường Sơn hướng ra biển Đông, phía bắc giáp tỉnh
Quảng Nam, phía nam giáp tỉnh Bình Định, phía tây giáp tỉnh Kon Tum, phía đông giáp
biển Đông.
Về hành chính : Tỉnh Quảng Ngãi bao gồm 1 thành phố trực thuộc và 13 huyện trong đó
có 1 huyện đảo, 7 huyện đồng bằng, 6 huyện miền núi.
Khí hậu: Quảng Ngãi có khí hậu nhiệt đới và gió mùa. Nhiệt độ trung bình 25-26,9°C.
Thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa nắng.
Dân số tỉnh đang có xu hướng hơi giảm về cơ học, theo kết quả điều tra chính thức ngày
01/04/2009, dân số tỉnh Quảng Ngãi chỉ còn 1.217.159 người. Hơn 1.3 triệu (2007).
Về kinh tế:
Cơ cấu kinh tế:
 Nông lâm ngư nghiệp: 29-30%
 Công nghiệp - xây dựng: 36-37%
 Dịch vụ: 33-34%
Tăng trưởng kinh tế: GDP: 13-13,5%
Toàn tỉnh có 4 khu công nghiệp là:
 Khu công nghiệp Quảng Phú (Thành phố Quảng Ngãi)
 Khu công nghiệp Tịnh Phong (huyện Sơn Tịnh)
 Khu công nghiệp Phổ Phong (huyện Đức Phổ)
 Khu kinh tế Dung Quất (tiền thân là khu công nghiệp Dung Quất, huyện Bình
Sơn)
II. Phân tích ma trận SWOT (chỉ liên quan tới vấn đề thu hút dân cư)
1. Điểm mạnh (S)
Quảng Ngãi có mật độ dân số rất thấp chỉ khoảng 254 người/Km
2
nơi có mật độ dân
cư cao nhất tỉnh là thành phố Quảng Ngãi với mật độ 3390 người/ Km


2
và diện tích đất
còn trống còn khoảng hơn 37.000ha. Hiện nay tỉnh đã mở hàng loạt các đường giao thông
mới tạo ra một diện tích rất lớn đất nhà ở
Cơ sở hạ tầng của tỉnh được xây dựng sau và có tính quy hoạch. Tỉnh hiện có cảng
biển nước sâu Dung Quốc, đường bộ giao thông quốc lộ 1A bắc nam, đường sắt… và Hệ
thống y tế, giáo dục, thông tin viễn thông của tỉnh đang được cải thiện hơn trước rất nhiều
nên cũng thu hút một lượng lớn sinh viên các tỉnh lân cận về học tập
Được nhà nước đầu tư nhà máy lọc dầu Dung Quất nay tỉnh đã phát triển thành khu
kinh tế Dung Quốc hứa hẹn trong tuong lai sẽ thu hút một lượng lớn các doanh nghiệp
trong và ngoài nước đầu tư vào tỉnh tạo ra một lượng lớn việc làm.
Hệ thống môi trường sinh thái ở tỉnh rất tốt độ che phủ cây xanh của tỉnh tương đối
cao, không khí trong lành,
2. Điểm yếu (W)
Hệ thống thủ tục hành chính của tỉnh khá rườm rà một giấy phép kinh doanh phải đi
qua rất nhiều cổng.Các cơ quan hành chính sự nghiệp không có tính minh bạch cao và rõ
ràng tạo điều liện cho các nhóm lợi ích đăc quyền tung hoành.
Tỉnh Quảng ngãi hầu như không có một phương tiện giao thông công cộng nào để
phục vụ cho nhu cầu đi lại của người dân mà chủ yếu là phương tiện cá nhân
Tệ nạn xã hội về ma túy và mại dâm đang hoạt động hầu như là công khai nhưng các
cơ quan chức năng chưa thể giải quyết tốt và triệt để gây mất trật tự và an ninh xã hội.
Về dịch vụ y tế toàn tỉnh chỉ có một bệnh viện mới được xây dựng lại đó là bệnh viện
Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi trong khi đó đội ngủ y bác sĩ thiếu năng lực và nhũng nhỉu vòi
tiền của người bệnh. Thường các ca bệnh nặng thường được chuyển đến các bệnh viện
lớn ở thành phố Hồ Chí Minh hay đà Nẵng và nguy cơ tử vong cho các trường hợp này
rất cao do phải chuyển đi một quãng đường dài.
Vấn đề văn hóa thể thao cho người lớn không được tỉnh quan tâm đúng mức cả tỉnh
chỉ có một nhà văn hóa thể thao Diên Hồng nhưng thường xuyên được để trống do không
tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao
3. Cơ hội (O)

Hội nhập quốc tế góp phần giúp lượng hàng hóa xuất khẩu của tỉnh tăng lên do đi đến
nhiêu nước hơn dẽ dàng hơn, góp phần tạo ra nhiều việc làm hơn.
4. Thách thức (T)
Việc thu hút nhân tài ngày càng trở nên gây gắt hơn khi gần tỉnh có các khu kinh tế
mở Chu Lai và thành phố năng động nhất miền trng Đà Nẵng.
Những người về hưu có tài sản lớn ở tỉnh có xu hướng đến những nơi có hệ thống y
tế, giao thông tốt hơn để sinh sống.
Sử dụng nhân tài để tạo ra giá trị gia tang là một thách thức không nhỏ. Những thành
tựu tạo ra không phải chỉ do cá nhân con người mà còn do mội trường khoa học công
nghệ và môi trường kinh doanh. Nên nếu các doanh nghiệp không thành công thì khó giữ
người và tỉnh có nguy cơ mất nhân tài
II. Sự thất bại của Quảng Ngãi trong việc marketing địa phương đến thị
trường cư dân và công nhân:
Theo thống kê của tỉnh thì dân số của tỉnh đạt 1.306.307 người (2007) với tốc độ tang
dân số bình quân 1.21%/Năm(2000-2007) thì dự đoán dân số hiện nay đạt 1.331.578
người nhưng theo thống kê mới nhất của tỉnh thì dân số Quãng Ngãi đã có một sự giảm
cơ học và chỉ đạt 1.217.000 người (4-2009). Nguyên nhân của sự sụt giảm cơ học này là
do tình trang di cư của nhiều hộ gia đình vào các tỉnh Đông Nam Bộ sinh sống và làm
việc. Theo thống kê của khu kinh tế Dung Quất thì hiện nay có khoảng 300 - 500 ngàn
lao động người Quảng Ngãi đang lao động tại Tp Hồ Chí Minh. Đây là nguồn lao động
có tay nghề và chất lượng cao.
Tại sao lại có một thực trạng như vậy ta có thể phận tích như sau:
 Thứ nhất: Đó chính là mức thu nhập thấp và việc làm không ổn định Thực tế đầu
năm 2009 khi cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra một lượng lớn lực lượng lao động vế
quê xin việc làm và sau 1 thời gian ngắn họ lại trở lại thành phố Hồ Chí Minh làm
việc do mức lương trả cho họ quá thấp và công việc lại không ổn định. Các doanh
nghiệp ở đây chỉ đồng ý kí kết hợp đồng trong thời gian ngắn thường thì từ 3-6 tháng
và 1 số doanh nghiệp sử dụng thâm dụng lao động phá sản dẩn tới tình trạng thất
nghiệp hang loạt.
 Thứ hai: Không có môi trường làm việc tốt cho người có trình độ cao: Khi tỉnh

đưa ra các chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về tỉnh làm việc thường
là sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường về quê làm việc thì cũng có một số sinh viên
sau khi tốt nghiệp ở tp Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng về quê làm việc nhưng sở
nội vụ của tỉnh lại phân cho nguồn nhân lực này về làm việc ở các xã phường nơi
không có việc gì để làm và phải chịu sự quản lý của các công tác viên chỉ có cái bằng
tốt nghiệp cấp III quản lý thế là nguồn lao động này lại bỏ tỉnh mà đi tìm nơi khác
làm việc. Và một thực tế đau buồn cho tỉnh là hàng năm có hàng ngàn sinh viên của
tỉnh tới các thành phố lớn học tập nhưng thường thì họ ở nơi mình học tập để làm
việc và sinh sông luôn mà không quay về tỉnh.
 Thứ ba : là tính không minh bạch trong công tác tuyển dụng nhân lực vào các cơ
quan nhà nước. Khi các cơ quan nhà nước có các vị trí bị khuyết do nghỉ hưu hay
chuyển công tác của các người tiền nhiệm thì các vị trí này nếu “tốt” thì không được
tuyển chọn một cách công bằng mà thường được bố trí sẵng cho các con em trong cơ
quan đó mặc dù phần lớn những người này thường ăn chơi lieu lổng không bằng cấp
và sau đó được hợp thức hóa bằng các bằng tại chứa được đào tạo ngay tại tỉnh mà
“chất lượng” thì không cần bàn cải. Nên những người có năng lực thực sự không
muốn ở lại tỉnh làm việc và cống hiến cho tỉnh.
 Thứ tư : Ở tỉnh có quá ít doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài có quy mô lớn để tạo ra việc làm nhằm thu hút lực lượng lao động các
nơi về tỉnh làm việc. Theo thống kê của khu kinh tế Dung Quất chỉ có khoảng hơn 20
doanh nghiệp có tổng vốn đầu tư trên 100 tỷ VND nhưng mức độ thâm dụng lao
động không cao. Nguyên nhân là nhà đầu tư nước ngoài và trong nước sau khi khảo
sát thấy rằng tại khu kinh tế Dung Quất vì trong tính toán của họ, có thể vùng đất này
có triển vọng tương lai, nhưng tại thời điểm này chưa mang lại hiệu quả bằng nơi
khác và họ chỉ ký kết các văn bảng ghi nhớ đầu tư, một văn bản hứa hẹn chưa có tính
ràng buộc rõ ràng. Và một nguyên nhân nữa là theo khảo sát về chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh (PCI) được khảo sát vào năm 2006 thì Quảng Ngãi được 44.2 điểm
đứng thứ 56 trên 64 tỉnh thành trên toàn quốc một vị trí tương đối thấp.
IV. Những sai lầm trong chiến lược Marketing địa phương của Quảng Ngãi.
Quảng Ngãi đã sai lầm một cách có hệ thống trong việc tiếp thị địa phương của mình

để thu hút dân cư và chỉ đưa ra các chiến lược mang tính tất thời đơn lẽ không có đồng
nhất. Hay nói một cách khác là Quảng Ngãi không có một chiến lược Marketing địa
phương nào rỏ ràng để thu hút dân cư cả.
Tỉnh không tạo ra được một thương hiệu nào của tỉnh cả để làm cho nhiều người
biết đến tỉnh hay một lời tuyên bố định vị nào để thấy rằng đây là miền đất hứa hẹn
sẽ mang tới cho họ khi tới định cư ở tỉnh một việc làm với mức thu nhập ổn định và
môi trường sống tốt cả hầu như không có.
Trách nhiệm và hiểu biết của các cơ quan chức năng về vai trò của tiếp thị địa
phương tương đối mờ nhạt. Khi cần thu hút nguốn nhân lực có trình độ về tỉnh làm
việc sở nội vụ của tỉnh đã đưa ra các chiến lược mang tính chất nhất thời, tình thế chứ
không mang tính chất phối hợp nhiều biện pháp.Điển hình là chích sách ưu đãi đối về
vật chất với người có trình đô về tỉnh làm việc.
Không sử dụng hiệu quả phương tiện thông tin để thực hiện kế hoạch tiếp thị địa
phương
Không thực hiện hài hòa các nhóm giải pháp sau để thực hiện tiếp thị là: về nhà ở,
dịch vụ gia đình, công việc thích hợp, cộng đồng và lối sống, thông tin, thuế thu nhập

×