Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

phân tích ma trận swot của ngành xuất khẩu gạo việt nam.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.91 KB, 19 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó với con người, làng quê Việt Nam, đồng thời
cũng trở thành tên gọi cho một nền văn minh đó là nền văn minh lúa nước. Cây
lúa, hạt gạo không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời
sống văn hoá tinh thần của người Việt. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra
cho cây lúa, hạt gạo Việt Nam.
Cây lúa, hạt gạo gắn liền với sự phát triển của dân tộc và đến nay là hàng hoá
xuất khẩu quan trọng trong nền kinh tế nước ta
Việt Nam là nước nông nghiệp, sản xuất chủ yếu là lúa gạo. Mặc dù quá trình đô
thị hoá đang phát triển nhanh, diện tích sản xuất lúa gạo ngày càng bị thu hẹp,
nhưng năng suất sản lượng lương thực mỗi năm đều tăng trên 1 triệu tấn, năm
2008 đạt trên 38 triệu tấn. Về xuất khẩu gạo, năm 2008 xuất khẩu 5 triệu tấn,
năm 2009 có khả năng xuất khẩu đến 6 triệu tấn gạo. Việt Nam có diện tích sản
xuất lúa xếp hạng 5 và xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới, đã góp phần đảm
bảo an ninh lương thực nước nhà và thế giới.
Tuy nhiên, nước ta xuất khẩu số lượng lúa gạo nhiều nhưng lợi nhuận thấp, tình
trạng việc được mùa, mất giá vẫn tiếp tục diễn ra, gạo xuất khẩu giá còn thấp, thị
trường không ổn định, làm cho đời sống và thu nhập người sản xuất lúa gạo còn
nhiều khó khăn. Việc giới thiệu tiềm năng thế mạnh về sản xuất lúa gạo Việt
Nam ra thế giới chưa nhiều. Việc xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam chưa
cân xứng với yêu cầu xuất khẩu.điều gì đã khiến cho cây lúa hạt gạo của chúng
ta như vậy.hãy cùng phân tích ma trận swot của ngành xuất khẩu gạo việt
nam để làm rõ vấn đề này.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
XUẤT KHẨU GẠO
Lúa gạo luôn là mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh truyền thống của Việt Nam. Từ
chỗ đảm bảo lương thực còn là mối lo, Việt Nam vươn lên xếp thứ hai trong dự
đoán 10 quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới vào năm 2003. Giá trị xuất
khẩu khẩu gạo vượt qua con số 1 tỷ USD năm 2005...


10 quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới 2003
1 Thái Lan 7.750.000 tấn
2 Việt Nam 4.250.000 tấn
3 Ấn Độ 4.000.000 tấn
4 Mỹ 3.400.000 tấn
5 Trung Quốc 2.250.000 tấn
6 Pakistan 1.100.000 tấn
7 Miến Điện 1.000.000 tấn
8 Uruguay 650.000 tấn
9 Ai Cập 400.000 tấn
10 Argerntina 350.000 tấn
Theo VietNamNet, 4/4/2003
Dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
Xưa...
Hơn một thế kỷ trước, các thương gia Việt Nam đã tổ chức xuất khẩu lúa gạo.
Tác giả Trần Văn Đạo, trên báo Công nghiệp tiếp thị số ngày 12/2/2007 có bài
viết
Theo sử triều Nguyễn, từ khi lên ngôi, vua Gia Long đã chọn Đà Nẵng làm cảng
biển ngoại giao duy nhất của triều đình. Nhưng từ năm 1802 đến khi Pháp xâm
lược nước ta (năm 1858), có tới 20 lần, tàu Pháp, Anh, Mỹ… đến Đà Nẵng dâng
quốc thư, gửi lên các vua Nguyễn xin thông thương, lập quan hệ buôn bán,
nhưng đều bị khước từ. Với chính sách “trọng nông khinh thương”, “bế quan tỏa
cảng” ấy, mặc dù Tường Tộ, Đặng Huy Tứ, Phạm Phú Thứ đã dâng sớ lên Vua
đề nghị chính sách canh tân đất nước, nhưng cũng không được chấp nhận.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tuy nhiên, ở Sài Gòn và các địa phương thuộc khu vực Nam bộ vẫn tìm cách
giao thương với các thương nhân nước ngoài. Thời kỳ này, lúa gạo, hàng tiểu
thủ công nghiệp vùng Sài Gòn - Gia Định vẫn phát triển. Sách “Những vấn đề
lịch sử về triều đại cuối cùng ở Việt Nam” có đoạn: Ở Sài Gòn - Chợ Lớn, các

nghề chế biến nông sản như xay xát lúa gạo, sản xuất đường, sản xuất các loại
bột từ khoai, gạo… các nghề rèn, mộc, đóng thuyền, dệt nhuộm hoạt động mạnh
mẽ. Ở làng Bình Tây, vào đầu thế kỷ XIX đã có 240 nhóm xay gạo, làm hàng
xáo, mỗi nhóm có 5-6 giàn cối xay. Gạo đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu
quan trọng của Nam kỳ thời đó…
Đặc biệt từ đầu những năm 70 của thế kỷ XIX, các thương nhân người Hoa đã
có vai trò quan trọng trong việc thu mua và xuất khẩu gạo ở miền Nam. Nam kỳ
là thuộc địa Pháp, nên các nhà buôn Pháp phải cạnh tranh với thương nhân
người Hoa trong việc xuất khẩu gạo. Sách dẫn trên đã công bố một tài liệu lịch
sử quan trọng, bàn đến các biện pháp bảo đảm gạo và tăng cường chất lượng
gạo Nam kỳ xuất khẩu. Trong đó có “biên bản” cuộc họp giữa các nhà xuất nhập
khẩu người Âu và người Hoa vào ngày 12/9/1874 tại Sài Gòn - Chợ Lớn nhằm
chấn chỉnh tình hình mất giá và chất lượng gạo xuất khẩu kém.
Về cách ứng xử trong quan hệ buôn bán với nông dân và các thương gia nước
ngoài, sách có đoạn:
“Hôm nay, 12/9/1874, vào lúc 3 giờ chiều, tại Nhà hàng Denis Fréses, đường
Catinat, tất cả thương nhân người Âu và người Hoa ở Sài Gòn và Chợ Lớn có ký
tên dưới đây đã thực sự lo lắng về tình trạng lúa gạo của chúng ta bị mất giá trên
mọi thị trường tiêu thụ do chất lượng kém, mà nguyên nhân là do người bản xứ
cũng như chính những tiểu thương người Hoa ở Chợ Lớn đã không làm sạch hột
gạo và pha trộn gạo.
Tất cả đã họp lại để có những biện pháp nghiêm chỉnh nhằm đảm bảo một
tương lai tốt đẹp hơn cho việc kinh doanh của chúng ta; và sẽ rất phương hại
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nếu gạo của chúng ta từ nay về sau không được chuyển giao tốt hơn.
Có thể nói toàn bộ nền thương mại Sài Gòn dựa vào sản xuất lúa gạo. Vì vậy,
mọi người đều quan tâm muốn cho sản phẩm này được nước ngoài tìm đến và
ưa thích. Cho nên, mọi người đều nhất trí quyết định chấp nhận các biện pháp
sau:

Tất cả thương nhân người Hoa ký tên dưới đây hứa danh dự với người Âu và với
chính bản thân họ rằng: Họ sẽ chăm sóc nghiêm chỉnh chất lượng gạo chuyển
đến thị trường Chợ Lớn, kể từ đợt thu mua lúa gạo sắp bắt đầu vào tháng 12 tới.
Hai loại gạo ngon sẽ được bán cho thương nhân người Âu là gạo Gò Công hay
gạo tròn và gạo Vĩnh Long hay gạo dài đúng theo hạt gạo làm mẫu. Các loại gạo
này không có bất cứ sự pha trộn nào và không được vượt quá 3% đến 5% lúa
(thóc).
Chỉ chấp nhận 10% tấm đối với các loại gạo tròn và 15% tấm đối với các loại gạo
dài: Loại gạo Pye-Chow (có lẽ loại “gạo hoa liên” hạt trong và dài - chú thích của
HT-HA, sách đã dẫn) cũng cùng những điều kiện như gạo Vĩnh Long.
Gạo bán ra không phù hợp với các hợp đồng đã ký sẽ phải bồi thường theo ấn
định của các trọng tài. Gạo làm mẫu sẽ đặt tại Phòng Thương mại, được sử
dụng để đối chiếu trong trường hợp có tranh chấp” (Sách đã dẫn, trang 68 - 69).
... và Nay
Theo tổng kết của Xuân Bách, báo Nhân dân số ngày 2/8/2007, trong sáu tháng
đầu năm 2007, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt hơn 2,3 triệu tấn, kim ngạch 731
triệu USD, giảm hơn 18% về lượng và gần 6% về trị giá so cùng kỳ năm trước.
Các thị trường nhập khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam vẫn tập trung ở khu vực
châu Á (chiếm 76,58%), phần còn lại là châu Phi (14,32%) và châu Mỹ (5,9%).
Tuy nhiên, giá cước vận tải tăng nhanh đang là khó khăn rất lớn đối với hoạt
động xuất khẩu gạo của Việt Nam. Cước luồng châu Á tăng từ 18-19 USD/tấn
lên 26-30 USD/tấn; luồng vận tải đi châu Phi còn tăng cao hơn, từ 80-90
USD/tấn lên tới 120-130 USD/tấn, chiếm trên 30% trị giá FOB của loại gạo cao
cấp khi xuất khẩu.
Mặc dù vậy, cho đến thời điểm hiện nay, tổng lượng gạo xuất khẩu đã ký hợp
đồng đạt 4,5 triệu tấn (trong đó các hợp đồng thương mại chiếm khoảng 30%).
Cụ thể số lượng đã ký có thời gian giao hàng từ ngày 1-7 còn khoảng 2,2 triệu
tấn, trong đó có khoảng 100 nghìn tấn giao vào đầu năm 2008.
Theo chỉ tiêu xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo trong năm nay thì các doanh nghiệp chỉ
còn có thể ký xuất khẩu được khoảng 100 nghìn tấn gạo nữa. Trong khi đó, dự

báo sản lượng lương thực hàng hóa của Việt Nam năm 2007 chỉ đạt khoảng 8,7
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
triệu tấn, điều này cũng có nghĩa là lượng gạo để xuất khẩu của Việt Nam trong
năm 2007 đã hết.
Trong những ngày cuối tháng 6 và đầu
tháng 7, giá xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục vững ở mức cao trong bối cảnh nhu
cầu xuất khẩu mạnh và nguồn cung tăng dần. Tại TP Hồ Chí Minh và Đồng bằng
sông Cửu Long, giá gạo 5% tấm là 303 USD/tấn, trong khi gạo 25% tấm là 285
USD/tấn. Tuy nhiên, trong tuần qua, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên,
giá xuất khẩu ngày 17-7 loại 5% tấm là 308 USD/tấn và gạo 25% tấm là 290
USD, tăng 5 USD/tấn so với hồi đầu tháng 7.
Theo tìm hiểu của Đức Kế (báo Tiền phong), dù giá gạo tăng cao nhưng lợi
nhuận của DN vẫn chưa tương xứng. Nguyên nhân chính là do giá cước vận
chuyển đã tăng gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái (khoảng 30 USD/tấn). Thêm
nữa, giá cước tăng nhưng vẫn khó thuê tàu. Về thông tin ngừng ký các hợp
đồng xuất khẩu gạo mới có ảnh hưởng đến người trồng lúa, đại diện Bộ Công
Thương cho rằng, không có ảnh hưởng lớn. Lý do, trong tổng số hơn 1,7 triệu
tấn gạo mà các DN phải giao từ nay đến cuối năm thì các DN mới thu mua được
0,6 triệu tấn. Số còn lại khá “khít” với lượng gạo còn tồn đọng trong dân.
Thống kê xuất khẩu gạo
Gạo Đơn vị Tăng trưởng
Nghìn tấn
1995 1988.0 -
1996 3003.0 51%
1997 3575.0 19%
1998 3730.0 4%
1999 4508.3 21%
2000 3476.7 -23%
2001 3720.7 7%

2002 3236.2 -13%
2003 3810 18%
2004 4063.1 7%
Sơ bộ 2005 5250.3 29%
Tổng cục thống kê, 2007
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Họat động xuất khẩu đã có truyền thống từ xưa.vậy ngành xuất khẩu gạo đang
đối mặt với những vấn đề gì.hãy cùng phân tích ma trận swot để hiểu rõ hơn

I. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT
thế mạnh :
là 1 nước chiếm đa phần về nông
nghiệp , đất đai màu mỡ nên thuận lợi
cho việc trồng trọt , chăn nuôi .
- công nhân ( ở đây là nông dân )
không phải trải qua đào tạo bất
cứ 1 khoá học nào.
- bên cạnh đó , công nghệ khoa
học luôn giúp sức khi liên tục
nghiên cứu và cải tạo ra những
giống lúa , cây trồng ngắn hạn
và đạt năng suất cao .
- -luôn có sự ưu đãi về vay vốn
của nhà nước
- -điểm yếu :
- - là ngành kinh tế theo thời vụ .
- - phụ thuộc chủ yếu vào thời tiết
khí hậu.
- - nhân lực, kĩ sư đào tạo ko

được bài bản , chủ yếu là từ
những sinh viên nghiên cứu
trong nước
- Cơ sở hạ tâng kỹ thuật trong
nông nghiệp kém
-
Cơ hội
-mởcửa thị trường gạo.gia nhập wto
-ảnh hưởng của suy thoái .kinh tê toàn
cầu
- nguồn cung bị thu hẹp
nhu cầu tiêu dùng gạo của thế giới
ngày càng cao, trong khi lượng cung
luôn thấp hơn nhiều so với cầu
Thách thức
-Sự biến đổi khí hậu toàn cầu
- môi trường ngày càng ô nhiễm,sâu
bệnh phá hoại co biến đổi phức tạp
- sự cạnh tranh khốc liệt từ các nước
châu a,và châu phi
. _thách thức về chất lụong và giá cả
Thách thức về thị trường và thương
hiệu
1NHỮNG ƯU ĐIỂM CỦA NGÀNH XUẤT KHẨU GẠO
việt nam là một nước nông nghiệp.có đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc trồng
trọt chăn nuôi. Những cánh đồng lúa bao la ở đồng bằng sông Hồng và đồng
bằng sông Cửu Long .
Đồng bằng sông Hồng - một nền văn minh lúa nước đã hình thành từ nghìn năm
qua. Ðây là địa bàn cư trú của người Việt cổ, cũng là nơi hình thành nền văn
minh lúa nước. Vùng lúa đồng bằng sông Hồng đang có những biến đổi tích cực

bước đầu nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất phì nhiêu, khí hậu thuận lợi. Đây là vựa
lúa lớn nhất của nước ta, ngành kinh tế quan trọng là sản xuất lúa gạo, đặc biệt
là gạo chất lượng cao để xuất khẩu.
người dân việt nam có truyền thống trồng lúa.nên họ không phải trải qua bất kỳ
khóa đào tạo nào
nguồn nhân công giá rẻ đã khiến cho gạo việt nam có ưu thế về giá so với các
nước xung quanh
bên cạnh đó khoa học công nghệ luôn giúp cho người nông dân có những giống
lúa mới hiệu quả hơn.làm tăng năng xuất các giống lúa mới được đưa ra thì
nghiệm và trồng đạt hiệu quả năng xuất cao
vừa qua Bộ môn công nghệ sinh học Viện lúa ĐBSCL cho biết vừa khảo nghiệm
có thêm 7 giống lúa mới triển vọng đã và đang được canh tác vào vụ Hè thu
năm nay ở ĐBSCL. TS Lê Thị Dự - Viện lúa ĐBSCL cho biết, các giống triển
vọng được chọn lọc từ các thí nghiệm so sánh, được bố trí chính quy kiểu khối
hoàn toàn ngẫu nhiên, với 3 lần lặp (RBD); chăm sóc lấy mẫu phân tích theo tiêu
chuẩn của IRRI
Theo Viện lúa ĐBSCL, qua kết quả đánh giá giống từ chương trình khảo nghiệm
vụ Đông xuân 2008-2009 ở ĐBSCL, các giống tốt có thể đưa vào cơ cấu giống
gồm:
1. Các giống lúa cũ chống chịu được bệnh RN và bệnh VL: AS 996, OM 2395,
OMCS 2000, OM 576, MTL 384, VN 95-20, HD 1.
2. Các giống lúa mới năng suất cao, chống chịu được RN, đạo ôn và bệnh VL:
OM 4218, OM 4101, OM 5451, OM 5490, OM 5976, OM 6377, OM 6700, OM
5472, OM 6071, OM 3960, OM 6561, OM 6297, OM 5981, OM 4059, OM 3315,
OM 4088, OM 5628, OM 7926, OM 6677, OM 5464, OM 6072, OM 6162, MTL
500, HD 4, NV 2.
3. Các giống lúa triển vọng, vừa có năng suất cao, kháng sâu bệnh tốt, vừa có

phẩm chất tốt như: OM 6162, MTL 449, OM 4900, OMCS 2000, OM 4218.
4. Các giống lúa đặc sản thơm nhẹ, chống chịu được bệnh VL: OM 3536, ST 5,
Ja
năm 2009, Viện lúa ĐBSCL cho biết sẽ triển khai dự án phát triển giống lúa XK
vùng ĐBSCL giai đoạn (2006-2010). Từ vụ Đông xuân (2008-2009) Viện đã
nhân giống siêu nguyên chủng trên 9,7 ha, sản lượng đạt 27 tấn cung cấp cho
các trung tâm giống, trung tâm khuyến nông, công ty giống và những hộ nông
dân sản xuất giỏi các tỉnh
không chỉ có khoa học công nghệ giúp sức
Phò nghành kinh tế xuất nhập khẩu gạo luôn có sự ưu đãi vay vốn từ nhà nước
7

×