Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Nghiên cứu tình hình thừa cân béo phì của học sinh trung học cơ sở huyện cai lậy, tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.45 KB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
MAI VĂN MÃI
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH
THỪA CÂN BÉO PHÌ CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN CAI LẬY
TỈNH TIỀN GIANG NĂM 2009
LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II

2010
- 1 -
KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BDNGDXBV : Bề dày nếp gấp dưới xương bả vai
BDNGDTĐ : Bề dày nếp gấp dưới cơ tam đầu
BMI : Body mass Index (Chỉ số khối cơ thể)
BPV : Bách phân vị (percentile)
CN/CC : Cân nặng/chiều cao
FAO : Food Agriculture Organization
(Tổ chức lương - nông)
GDP : Mức thu nhập quốc dân tính theo đầu người
NCHS : National Center For Health Statistics
(Trung tâm Thống kê Sức khỏe quốc gia)
OR : Odd Ratio (Tỷ suất chênh)
SD : Standard Deviation (Độ lệch chuẩn)
SDD : Suy dinh dưỡng
TC-BP : Thừa cân-béo phì
TCYTTG : Tổ chức y tế thế giới
THCS : Trung học cơ sở
VB : Vòng bụng
VM : Vòng mông


VB/VM : Vòng bụng/vòng mông
WHO : World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới )
- 2 -
ĐẶT VẤN ĐỀ :
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Định nghĩa thừa cân-béo phì
1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của béo phì………………….
1.3. Phân loại béo phì
1.4. Các yếu tố liên quan đến thừa cân-béo phì
1.5. Các hậu quả đối với sức khỏe của béo phì ở trẻ em
1.6. Dự phòng béo phì
1.7. Điều trị béo phì trẻ em
1.8. Quá trình nghiên cứu bệnh béo phì
1.9.Tình hình trong-ngoài nước thừa cân-béo phì…………………….
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3. Đạo đức nghiên cứu ……………………………………………
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tình hình thừa cân-béo phì của trẻ em từ 11-15 tuổi tại 5 trường
THCS huyện Cai Lậy
3.2. Các yếu tố liên quan với thừa cân-béo phì………………………
Chương 4: BÀN LUẬN-KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ :
4.1. Tình hình thừa cân béo phì của trẻ em 11-15 tuổi tại 5 trường …
4.2. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến tình trạng béo phì ở trẻ em……
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
- 3 -

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trẻ em là tương lai của đất nước “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai ”, do
vậy việc chăm sóc sức khỏe trẻ em không chỉ là mối quan tâm của từng gia đình
mà còn là sự quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước, để có một thế hệ có đủ thể
lực và trí tuệ tốt.
Béo phì và suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em là hai thái cực của một
vấn đề. Người ta nhận thấy cả tình trạng thừa cân-béo phì và quá nhẹ cân đều liên
quan đến sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong [13], [19], [23], [84].
Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em là sự tác động qua lại hết sức phức tạp
của các yếu tố kinh tế-văn hóa-xã hội và môi trường. Cho nên tính chất phổ biến
của tình trạng dinh dưỡng được coi là chỉ số hữu ích để đánh giá trình độ phát
triển của quốc gia.
Dinh dưỡng chiếm một vị trí quan trọng đối với sức khỏe trẻ em, nó ảnh
hưởng trực tiếp đến quá trình tăng trưởng, phát triển, ảnh hưởng đến tình hình
bệnh tật và tử vong của trẻ em. Tình trạng thể chất của trẻ không bình thường còn
liên quan đến khẩu phần ăn dư thừa, vượt quá mức nhu cầu của trẻ dẫn đến thừa
cân-béo phì. Do vậy, khi nói đến “Malnutrition” bao hàm cả “thiếu và thừa”
dinh dưỡng [19], [23].
Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu calo và năng lượng trong khi đó thừa
cân-béo phì là tình trạng tăng năng lượng thu vào hoặc giảm năng lượng tiêu hao
diễn ra trong một khoảng thời gian đáng kể [48]. Tuy nhiên có những yếu tố
nguy cơ khác cùng tác động lên mỗi cá thể để làm cho suy dinh dưỡng hoặc béo
phì dể xuất hiện [19], [72].
Thừa cân-béo phì đang được tổ chức Y tế thế giới xem xét dưới góc độ là
một “nạn dịch toàn cầu” (global epidemic) và người ta cho rằng béo phì xếp đầu
tiên của một nhóm được gọi là “các căn bệnh của nền văn minh” (Diseases of
civilization) [24], [32], [76], [78].
Việt Nam là nước đang phát triển vì vậy chúng ta đang ở trong xu hướng
chung của các nước đang phát triển đó là suy dinh dưỡng cùng tồn tại song hành
- 4 -

với béo phì. Nó cũng nói lên rằng chúng ta phải đồng thời can thiệp cùng lúc cho
hai mặt của một vấn đề dinh dưỡng như trong chiến lược quốc gia về dinh dưỡng
đề ra [5], [13], [19], [84].
Sự hiểu biết về kiến thức dinh dưỡng của trẻ em hiện nay là một vấn đề
của toàn xã hội, nó đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo điều hành
của Nhà nước và sự phối hợp lồng ghép của các ban ngành đoàn thể và các tổ
chức xã hội, trong đó ngành y tế đóng vai trò tham mưu đắc lực. Một số thống kê
gần đây cho thấy tỷ lệ thừa cân béo phì đang ngày càng tăng ở các thành phố lớn
[11], [23], [24], [34], [60], [76].
Cai Lậy là 1 huyện nằm về phía tây tỉnh Tiền Giang, dân số 325.982 người
gồm 27 xã và 1 Thị Trấn, 90% người dân sống bằng nghề nông nghiệp xen màu,
vườn cây ăn trái và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Kinh tế của huyện chủ yếu là
trồng lúa, kinh tế vườn, mô hình bệnh tật trước kia chủ yếu là suy dinh dưỡng và
các bệnh nhiễm trùng. Hiện nay các bệnh do virus, các bệnh không do nhiễm
trùng như: Tim mạch, đái tháo đường, chấn thương do tai nạn có chiều hướng
ngày một gia tăng.
Tại huyện Cai Lậy trong những năm gần đây chưa có công trình nào
nghiên cứu về tỷ lệ thừa cân-béo phì. Nhằm tìm hiểu thực trạng tình hình thừa
cân-béo phì ở trẻ em, đặc biệt trẻ em lứa tuổi trung học cơ sở từ 11 đến 15 tuổi,
góp phần cung cấp các thông tin cần thiết cho các ban ngành chức năng.
Với mong muốn góp phần vào sự đánh giá tình hình thừa cân-béo phì ở trẻ
em tỉnh Tiền Giang nói chung và huyện Cai Lậy nói riêng, nhằm có kế hoạch dự
phòng hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh thừa cân-béo phì và nâng cao sức khỏe cho trẻ em,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ thừa cân-béo phì của học sinh 5 trường trung học cơ sở
huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân-béo phì của
học sinh tại các trường trên.
- 5 -
Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Định nghĩa thừa cân-béo phì
Béo phì là sự tích tụ mỡ bất thường và quá mức tại mô mỡ và các tổ chức
khác gây hậu quả xấu cho sức khỏe [68]. Nguyên nhân có thể là thứ phát (nội
sinh) hoặc nguyên phát (ngoại sinh) [19], [38].
Cho đến nay, khác với người lớn người ta vẫn chưa có sự nhất trí cao về
định nghĩa cũng như trong việc sử dụng các ngưỡng thích hợp để phân định một
đứa trẻ là béo phì hay không.
Với khái niệm đơn giản được chấp nhận nhiều nhất thì thừa cân
(overweight) là một tình trạng tăng quá mức trọng lượng cơ thể so với trọng
lượng chuẩn và béo phì (obesity) là tình trạng tăng quá mức mỡ cơ thể một cách
cục bộ hay toàn thể [14], [36].
Trên thực tế có thể có một số trẻ thừa cân nhưng không béo phì do sự phát
triển quá mức của khối nạc và xương.
Sự tương quan chặt chẽ giữa chiều cao và cân nặng trong suốt thời kỳ phát
triển trẻ em cho thấy rằng chỉ số cân nặng theo chiều cao (weight for height):
W/H có thể là một phương pháp đơn giản để nhận định độ béo gầy [19], [24].
Một quần thể tham khảo đã được TCYTTG khuyến nghị sử dụng trên toàn
thế giới từ những năm 1970 là quần thể NCHS (National Center For Health
Statistics), Trung tâm thống kê Sức khỏe quốc gia của Hoa Kỳ. Trong các điều
tra sàng lọc giới hạn ngưỡng để đánh giá một đứa trẻ là thừa cân khi chỉ số cân
nặng theo chiều cao lớn hơn +2SD so với quần thể tham chiếu NCHS/WHO.
Một Ủy ban các chuyên gia của TCYTTG cũng đã đưa ra khuyến nghị rằng
mối liên quan này thay đổi nhiều theo tuổi, có lẽ là cùng với thời kỳ dậy thì và
trưởng thành. Vì vậy chỉ số cân nặng theo chiều cao chỉ nên được sử dụng trong
một khoảng tuổi nhất định mà thôi (<9 tuổi). Người ta cũng lưu ý rằng trong
điều tra cộng đồng chỉ số cân nặng theo chiều cao cao là đủ đánh giá béo phì, vì
đa số cá thể có cân nặng theo chiều cao cao đều béo [19], [34].
- 6 -
Để khắc phục nhược điểm trên, TCYTTG đã khuyến nghị sử dụng chỉ số

BMI là một chỉ số thực hành lâm sàng đơn giản được mô tả đầu tiên vào thế kỷ
XIX bởi Quetelet. Vì vậy, BMI còn được gọi là chỉ số Quetelet, là một chỉ số kết
hợp hai yếu tố cân nặng và chiều cao [19], [34].
Chỉ số BMI ở người trưởng thành gia tăng chậm theo tuổi, vì vậy ngưỡng
này không phụ thuộc vào độ tuổi khi đánh giá độ béo gầy. Trái lại ở trẻ em, BMI
thực tế thay đổi cùng với tuổi: Gia tăng nhanh chóng ở tuổi sơ sinh, giảm xuống
ở tuổi tiền học đường và rồi tăng trở lại suốt thời kỳ thiếu niên và giai đoạn sớm
ở người trưởng thành. Chính vì lý do này mà BMI chỉ nên được sử dụng ở trẻ lớn
(>9 tuổi) và người trưởng thành, đánh giá chỉ số BMI ở trẻ em cần thiết phải
được đánh giá cùng biểu đồ tham khảo liên quan với tuổi và giới (bách phân vị
theo giới và tuổi). Bách phân vị (Percentile) là số phần trăm của các cá thể trong
nhóm mà những cá thể này đã đạt đến một mức tăng trưởng hoặc một đo lường
về lượng nào đó (ứng với một cột cao 95cm). Đối với số liệu nhân trắc, các
ngưỡng bách phân vị có thể được tính toán từ trung bình và độ lệch chuẩn.Ở mốc
5,10,25 bách phân vị tương ứng với -1,65SD, -1,3 SD và - 0,7SD [14], [19], [34].
Ở trẻ em, BMI ≥ 85 bách phân vị (85
th
Percentile) so với quần thể tham
chiếu NCHS/WHO thì được xem là thừa cân [48] và ≥ 95 bách phân vị
(95
th
Percentile) là béo phì. Ngoài ra nếu BMI ≥ 85 bách phân vị và bề dầy nếp
gấp da > 90 bách phân vị cũng được xem là béo phì [13], [19], [34], [72], [81].
Ngoài ra người ta còn sử dụng việc đo bề dầy nếp gấp da để loại trừ các
trường hợp thừa cân do phát triển khối nạc. Hai vị trí là nếp gấp da cơ tam đầu và
góc dưới xương bả vai [19], [34]. Gọi là béo phì ở một trẻ vừa có thừa cân vừa có
nếp gấp da cơ tam đầu và góc dưới xương bả vai >90 bách phân vị so với quần
thể tham chiếu NCHS [19], [34].
Tỷ số vòng bụng/vòng mông (WAIST – HIP – RATIO) và vòng thắt lưng
(WAIST CIRCUMFERENCE) cũng có giá trị để đánh giá sự phân bố của mỡ.

Hiện chưa có các “ngưỡng” quy ước với vòng bụng. Người ta thấy các nguy cơ
bị bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim tăng khi vòng bụng
- 7 -
≥ 94cm đối với nam, ≥ 80cm đối với nữ và tăng lên rõ khi các trị số tương ứng là
≥ 102cm và ≥ 88cm [2], [8], [19] là béo phì trung tâm.
1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của béo phì
Mọi người đều biết cơ thể giữ được cân nặng ổn định là nhờ trạng thái cân
bằng giữa năng lượng do thức ăn cung cấp và năng lượng tiêu hao cho lao động
và các hoạt động khác của cơ thể [72]. Cân nặng cơ thể tăng lên có thể do các chế
độ ăn dư thừa vượt quá nhu cầu hoặc do nếp sống làm việc tĩnh tại ít tiêu hao
năng lượng [68]. Người ta nhận thấy 60-80% trường hợp béo phì là do nguyên
nhân dinh dưỡng [19], [72].
Cơ sở sinh lý học của sự điều hòa cân nặng cơ thể là phương trình cân
bằng năng lượng:
Năng lượng dự trữ = Năng lượng hấp thu – Năng lượng tiêu hao.
Một cân bằng năng lượng dương tính xảy ra khi năng lượng hấp thu lớn
hơn năng lượng tiêu hao, điều này sẽ kích thích làm gia tăng dự trữ năng lượng
và tăng cân [68]. Ngược lại, một cân bằng âm tính xảy ra khi năng lượng hấp thu
thấp hơn năng lượng tiêu hao, điều này làm giảm năng lượng dự trữ và giảm cân
[13], [14], [19], [34]. Như vậy chỉ khi có cân bằng năng lượng dương tính xảy ra
thì mới có khả năng phát triển thành béo phì tức là năng lượng (Calo) đưa vào
cơ thể qua thức ăn, thức uống được hấp thu và dự trữ dưới dạng mỡ nhiều hơn
là được oxy hóa để tạo thành nhiệt lượng (TCYTTG 2000). Do đó người béo phì
cần hạn chế bớt thức ăn giàu năng lượng như chất béo, chất ngọt và cần tăng
hoạt động thể lực để tăng cường sử dụng năng lượng, không ăn quá mức
cần thiết [19], [71], [73], [85].
Các nghiên cứu về dịch tễ học, di truyền học và sinh thái học phân tử cho
thấy nhiều quần thể khác nhau trên thế giới có những người rất dễ nhạy cảm với
sự tăng cân và phát triển thành béo phì dễ hơn những người khác. Các yếu tố di
truyền, sinh học và các yếu tố cá nhân khác như tuổi, giới, hoạt động các

hormone tác động qua lại với nhau tạo nên một cá thể có những đặc tính sinh học
trở nên dễ nhạy cảm với sự gia tăng hay là không.
- 8 -
- Sự hấp thu năng lượng
Năng lượng thu vào là toàn bộ thức ăn và đồ uống mà có thể được chuyển
hóa bên trong cơ thể. Chất béo cung cấp nhiều năng lượng nhất, tính trên mỗi
đơn vị trọng lượng thức ăn, carbonhydrate và protein là ít nhất. Năng lượng của
chất xơ được ước tính vào khoảng 6,3KJ/g, chất béo: 37KJ/g, rượu: 29KJ/g,
protein: 17KJ/g, carbonhydrate: 10KJ/g.
Các quan sát trực tiếp về hấp thu năng lượng đều cho thấy người béo phì
thường ăn nhiều và ăn nhanh hơn người gầy, sự hấp thu chất béo liên quan chặt
chẽ với béo phì ở trẻ em. Sự nở lớn của khối mỡ làm giảm các phản ứng chuyển
hóa bù trừ dẫn đến sự tích lũy mỡ nhiều hơn nữa. Hoạt động tĩnh tại tạo nên nhu
cầu năng lượng thấp ở trẻ em. Hơn thế nữa hoạt động cơ bắp thấp làm giảm sự
oxy hóa chất béo thuận lợi cho việc tích lũy mỡ.
- Sự tiêu hao năng lượng
Sự tiêu hao năng lượng: yếu tố thứ hai của phương trình cân bằng năng
lượng gồm 3 phần chính [13], [19], [74], [83], [87]:
+ Năng lượng dành cho chuyển hóa cơ bản.
+ Năng lượng dành cho quá trình sinh nhiệt.
+ Năng lượng dành cho các hoạt động thể lực.
Tùy theo tính chất thường xuyên và mức độ hoạt động thể lực của từng
người mà các thành phần cơ bản của sự tiêu hao năng lượng có sự thay đổi khác
nhau, những người có mức hoạt động thể lực thấp là tương đồng với sự gia tăng
của tỷ lệ béo phì [13], [83].
1.3. Phân loại béo phì
1.3.1. Dựa theo đặc điểm giải phẫu và sự phân bố của mô mỡ
- Béo phì dạng nam (android obesity) hay còn gọi là béo bụng, béo trung
tâm, béo phần trên, béo dạng quả táo (apple – shapled), kiểu béo phì này có nhiều
nguy cơ bệnh tật [8], [13], [19].

- 9 -
- Béo phì dạng nữ (gynoid obesity) hay còn gọi là béo phần dưới, béo
ngoại vi, béo dạng quả lê (pear – shapled), hay béo phần thấp kiểu đàn bà, kiểu ít
gây nguy cơ bệnh tật hơn [13], [19].
- Béo phì hỗn hợp: trường hợp này mô mỡ phân bố khá đồng đều.
Các trường hợp béo phì nặng và rất nặng thường là béo phì hỗn hợp [13], [19].
1.3.2. Theo nguyên nhân bệnh sinh
- Chỉ có một số ít (10%) béo phì ở trẻ em có nguyên nhân nội tiết hoặc do
khiếm khuyết di truyền (còn được gọi là béo phì thứ phát hay béo phì nội sinh),
còn lại hơn 90% là béo phì nguyên phát [19].
- Một số bệnh nội tiết có thể gây béo phì, tuy nhiên nguyên nhân này tương
đối hiếm gặp như trong hội chứng Cushing, thiểu năng giáp trạng, thiểu năng
sinh dục.
- Ngoại trừ bệnh cường insulin nguyên phát, các nguyên nhân béo phì thứ
phát đều làm trẻ chậm tăng trưởng, thường chỉ số chiều cao theo tuổi thấp hơn 5
bách phân vị. Trong khi đó các trẻ béo phì nguyên phát thường có chiều cao lớn
hơn chuẩn. Nói cách khác nếu trẻ béo phì có chiều cao theo tuổi lớn hơn 50 bách
phân vị thì không cần khảo sát thêm nguyên nhân của béo phì. Đây là một điểm
rất quan trọng trong thực hành lâm sàng.
Bảng 1.1. phân biệt giữa béo phì nguyên phát và béo phì thứ phát nội sinh
[13], [19].
Yếu tố Béo phì nguyên phát Béo phì thứ phát
1. Tần suất béo phì ở trẻ em > 90% < 10%
2. Chiều cao Cao, thường >50 BPV Lùn, thường < 5 BPV
3. Tiền sử gia đình Gia đình có béo phì
Gia đình có béo phì
không thường gặp
4. Chức năng tâm thần Bình Thường Chậm phát triển
5. Tuổi xương
Bình thường hoặc lớn

hơn so với tuổi
Chậm phát triển tuổi
xương
6. Lâm sàng Bình thường
Kèm các dấu hiệu đặc
trưng của bệnh nguyên
- 10 -
1.3.3. Phân loại béo phì dựa theo khởi phát
- Nhìn chung, mọi người thừa nhận rằng béo phì ở trẻ em thường liên quan
đến béo phì trưởng thành. Người ta cho rằng ở một giai đoạn nào đó của cuộc
đời, cụ thể là khi còn bé và tuổi thiếu niên, sự phát sinh béo phì thường kèm theo
sự tăng số lượng các tế bào mỡ kèm theo phì đại tế bào mỡ, loại này khó điều trị
[13], [19].
- Béo phì khởi phát ở người lớn thường chỉ có sự gia tăng kích thước
(phì đại) tế bào mỡ mà thôi, loại này dễ điều trị [13], [19].
- Do đó béo phì ở trẻ em thường là yếu tố báo trước của béo phì ở người
lớn và có sức đề kháng cao đối với điều trị [13], [64], [74]. Nghiên cứu ở Nhật
Bản cho thấy có đến 30% số trẻ béo sẽ trở thành người béo khi trưởng thành kèm
theo các rối loạn bệnh lý khác liên quan tới béo. Do đó cần đặt riêng và nhấn
mạnh vấn đề kiểm soát béo phì ở trẻ em [13], [19], [55], [59], [62].
1.4. Các yếu tố liên quan đến thừa cân-béo phì
1.4.1. Chế độ ăn giàu lipit hoặc đậm độ nhiệt cao
Liên quan chặt chẽ với gia tăng tỷ lệ béo phì. Các thức ăn giàu chất béo
thường ngon nên người ta ăn quá thừa mà không biết. Khi vào cơ thể các chất
protit, Lipit, gluxit đều có thể chuyển thành chất béo dự trữ. Các nghiên cứu cho
thấy chỉ cần ăn dư 70 calo mỗi ngày sẽ dẫn tới tăng cân mặc dù số calo nhỏ này
có thể không được nhận ra dễ dàng, nhất là khi ăn những thức ăn giàu năng
lượng. Vì vậy khẩu phần nhiều mỡ, dù số lượng nhỏ cũng có thể thừa calo và
tăng cân [48]. Nhiều nghiên cứu trên trẻ em cho thấy trẻ béo phì thường háu ăn,
ăn nhiều lần. Những thức ăn có hàm lượng mỡ cao có vẻ làm ngon miệng hơn,

trong khi rau quả làm trẻ dễ chán. Không chỉ ăn nhiều mỡ, thịt mà ăn nhiều chất
bột, đường, đồ ngọt đều có thể gây béo [19], [48], [58], [73], [85]. Những thức ăn
hấp thụ nhanh, đặc biệt là Carbonhydrate còn gây tăng nhanh Glucose, insulin
máu, kế đó giảm glucose và gây thèm ăn nhiều hơn. Nhiều tác giả cho rằng việc
thích ăn nhiều đường, Snack (giàu béo), những thức ăn nhanh nấu sẵn
(hamburger, sausage) và miễn cưỡng ăn rau quả là một đặc trưng của trẻ béo phì.
- 11 -
Thói quen ăn nhiều vào bữa tối cũng là một điểm khác nhau giữa trẻ béo và
không béo [4], [19]. Một số trẻ có thói quen nhấm nháp thứ gì đó khi thấy mệt
mỏi, buồn bã hoặc xúc động. Tiêu thụ đồ ăn nhanh, kể cả khi không thực sự thấy
đói, cũng khiến trẻ rơi vào tình trạng tăng cân khó kiểm soát.
1.4.2. Hoạt động thể lực kém
Trọng lượng cơ thể trước tiên được điều hòa bởi một loạt quá trình
sinh lý nhưng nó cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về nhận thức cũng như yếu tố
xã hội bên ngoài. Tuy nhiên yếu tố cơ bản để béo phì trở thành “nạn dịch toàn
cầu” chính là các yếu tố xã hội mà dẫn đến sự thay đổi về lối sống, thói quen ít
hoạt động thể lực, tăng tiêu thụ thực phẩm giàu năng lượng và có hàm lượng chất
béo cao [57], [78], [85]. Cùng với yếu tố ăn uống, sự gia tăng tỷ lệ béo phì đi
song song với sự giảm hoạt động thể lực trong một lối sống tĩnh tại hơn, thời gian
dành cho xem tivi và đọc báo, làm việc bằng máy tính, nói chuyện qua điện thoại
dài, lái xe [67], [75].
Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận trẻ em thừa cân ở thành thị nhiều hơn ở
nông thôn [3], [4], [42], [56], [84]. Phân tích nhận định này cho thấy ngoài tác
động do điều kiện kinh tế, trẻ sống từ môi trường thành thị hầu như thiếu cơ hội
để vui chơi bên ngoài trong những điều kiện an toàn. Chúng sẽ ở nhà để xem tivi
và do buồn chán, chúng sẽ tìm đến thức ăn để được thích thú [4]. Ngược lại, trẻ
sống ở nông thôn, nơi mà khí hậu ưu đãi quanh năm cho những hoạt động ngoài
trời, thì ít béo hơn. Nhiều tác giả đã xác định: trẻ thừa cân ít hoạt động thể lực
hơn trẻ có cân nặng bình thường [4], [60], [66]. Hai yếu tố quan trọng góp phần
đó là giảm hoạt động thể lực ở trẻ em trong những xã hội giàu có, hầu như trẻ

không cần đi bộ đến trường vì đã có phương tiện vận chuyển và chương trình tivi
phát sóng liên tục làm trẻ ngồi xem thụ động, ngay cả những trẻ nhỏ [4]. Năm
1990 ở Mỹ, trẻ 2-5 tuổi xem tivi trung bình 4h/ngày, trẻ 6-11 tuổi xem trung bình
3,5h/ngày. Xem tivi là yếu tố quan trọng làm tăng sự thừa cân của trẻ [2], [19].
Tỷ lệ trẻ 6-11 tuổi thừa cân tăng 2% cho mỗi giờ xem tivi và những đứa trẻ xem
trung bình 25giờ/tuần để xem tivi liên quan chặt chẽ với thừa cân là do khi xem
- 12 -
tivi thường kèm ăn Snack và bản chất của thức ăn này giàu calo [4]. Vì vậy, xem
tivi là sự kết hợp của tăng năng lượng ăn vào và giảm năng lượng tiêu hao ở trẻ.
Kiểu sống tĩnh tại cũng giữ vai trò quan trọng. Một nghiên cứu ở học sinh
Bắc Ireland cho thấy ở 11 tuổi, trẻ thường có những quan tâm về thể thao, nhưng
tới 16 tuổi quan tâm này giảm và các nghề tĩnh tại được trẻ thích hơn, đặc biệt là
nữ, những hoạt động nhàn rỗi mà trẻ ưa thích là nghe nhạc, nói chuyện với
bạn bè [19].
1.4.3. Yếu tố kinh tế-xã hội
Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ người béo phì ở tầng lớp nghèo thường
thấp (thiếu ăn, lao động chân tay nặng, phương tiện đi lại khó khăn) và béo phì
như một đặc điểm của giàu có (béo tốt). Ở các nước đã phát triển khi thiếu ăn
không còn phổ biến nữa thì tỷ lệ béo phì lại thường cao ở tầng lớp nghèo, ít học
so với tầng lớp trên [19], [31].
Nguyên nhân khác nhau này là do ở những nước nghèo, sự tiếp cận thực
phẩm hạn chế, nên người béo là biểu hiện của sự giàu có, hấp dẫn giới tính.
Người ta tin rằng béo là khỏe mạnh. Ngược lại ở các nước giàu, béo lại bị xem là
kém thông minh, chậm chạp và thiếu sự kiềm chế [4], [83].
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy trẻ là con một, con út hay con cả
thường được cưng chiều, không có sự tranh giành trong gia đình nên có tỷ lệ dư
cân cao [4], [13].
Các nhà tâm lý học cũng nhất trí rằng nhiều cha mẹ nuông chiều và ân cần
quá mức trong việc ăn uống của trẻ, dùng những thực phẩm không thích hợp để
làm yên những đứa trẻ hiếu động, quấy khóc đã tạo ở trẻ thói quen đòi và tìm ăn

những thức ăn này khi buồn chán.
1.4.4. Ngủ ít
Yếu tố này cũng được xem như là một nguy cơ cao ở trẻ thừa cân dưới 5
tuổi. Nguyên nhân chưa rõ, nhưng một số tác giả cho rằng kiểu sống gia đình
thiếu điều độ từ ngủ tới ăn hoặc do thiếu hoạt động thể lực tạo ra những sóng
thấp trên điện não khi ngủ cũng có thể do hoạt động tiêu mỡ của cơ thể là tối đa
- 13 -
về đêm và sự ngủ ít làm giảm tiêu mỡ nói chung (Poskitt-EME, 1995). Trong khi
ngủ cơ thể tiết ra hormone làm giảm sự thèm ăn. Nếu thức dậy giữa chừng
quá trình này bị gián đoạn sẽ làm cho bạn đói cồn cào và rất khó ngủ tiếp nếu
không được ăn một chút gì và đó chính là thủ phạm nhanh nhất để tích lũy mỡ
thừa [13], [19], [24].
Sự mất ngủ thường xuyên còn ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các
hormone đốt cháy calo thừa trong cơ thể bạn. Một nghiên cứu kéo dài 13 năm
trên gần 500 người ở Mỹ, tuổi từ 27 đến 40, cho thấy: những người tăng cân
nhiều nhất là những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm. Một phần nguyên nhân là:
thời gian thức dậy giữa đêm càng dày thì xu hướng ăn thêm càng tăng, và sự
thiếu ngủ cũng đã thay đổi cả đồng hồ sinh học cũng như hệ sinh hóa tự nhiên
trong cơ thể. Các hóa chất và hormone kiểm soát cảm giác thèm ăn rất dễ bị thay
đổi khi thời gian ngủ giảm đi dù chỉ một hoặc hai tiếng so với bình thường [19].
Càng béo phì, càng khó ngủ. Đây là một vòng luẩn quẩn, người mất ngủ sẽ
bị tăng cân và càng béo thì họ càng khó ngủ hơn. Người béo phì dễ bị ngạt thở
lúc ngủ vì các cơ ở họng bị giãn, trùng xuống làm cản trở dòng khí ra vào. Vì thế,
họ buộc phải thức dậy một vài giây để dễ thở, sau đó ngủ lại, rồi lại thức giấc.
Cứ thế, cái vòng luẩn quẩn này lặp đi lặp lại suốt đêm khiến người béo phì không
thể có giấc ngủ sâu [19], [68], [69], [77].
1.4.5. Yếu tố di truyền
Đáp ứng sinh nhiệt kém có thể do yếu tố di truyền. Yếu tố di truyền có vai
trò nhất định đối với béo phì, những trẻ béo thường hay có cha mẹ béo, tuy vậy
nhìn trên đa số cộng đồng yếu tố này không lớn. Theo Mayer J (1995) thì nếu cả

bố lẫn mẹ đều bị béo phì thì có 80% con họ sẽ bị béo phì. Nếu một trong hai
người có béo phì thì 40% con họ sẽ có béo phì. Ngược lại, nếu cả bố và mẹ bình
thường thì khả năng các con bị béo phì chỉ chiếm 7% [19], [34], [71].
1.4.6. Do gen
Có người rất dễ bị tăng cân, trong khi có trường hợp chẳng cần lo giữ gìn
mà trọng lượng vẫn không thay đổi trong nhiều năm. Gen là yếu tố tạo sự khác
biệt này [19]. Các nhà khoa học đã nhận dạng nhiều loại gen làm tăng hoặc làm
- 14 -
giảm cảm giác thèm ăn, khiến một số người chóng đói hơn so với người khác,
hoặc cần phải ăn nhiều hơn mới đủ no. Đó chính là nguyên nhân gây ra hiện
tượng ăn quá nhiều và tăng cân.
1.4.7. Lối sống tĩnh tại
Xem tivi thật ra không gây nên thay đổi trong tốc độ chuyển hóa của trẻ,
nhưng tăng thời lượng xem tivi đồng nghĩa với tăng thời gian không hoạt động.
Hoạt động ở đây cả lao động chân tay và trí óc.
Những người hoạt đông thể lực nhiều thường ăn thức ăn giàu năng lượng,
khi họ thay đổi lối sống, hoạt động nhưng vẫn giữ thói quen ăn nhiều cho nên dễ
bị béo [23].
1.5. Các hậu quả đối với sức khỏe của béo phì ở trẻ em
Hấp thụ
- 15 -
ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG
VÀ XÃ HỘI
ĐIỀU HÒA NĂNG LƯỢNG
Tiêu hao
Chất
béo
Đường
bột
Đạm

Sự nhạy cảm của cá
thể
Kiểu hoạt động thể
lực và chế độ ăn
Hoạt động
thể lực
Sinh nhiệt
Chuyển
hóa cơ bản
Tăng cân Duy trì cân nặng Giảm cân
Dự trữ mỡ cơ thể
Sơ đồ 1.1. Các sự ảnh hưởng lên cân bằng và điều hòa năng lượng
Béo phì là một đơn vị bệnh lý độc lập đồng thời là một trong những yếu tố
nguy cơ chính của các bệnh mạn tính không lây như bệnh mạch vành (CHD),
bệnh đái tháo đường týp 2 [45]. Các yếu tố nguy cơ chính của các bệnh mạn tính
không lây (non commiucable disease NCD) là hút thuốc lá, béo phì, tăng huyết
áp và tăng Cholesterol máu [19], [20], [23], [39], [54], [57].
Béo phì làm gia tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong [8], [18], [19], [22], [40],
[61]. Các hậu quả xấu về sức khỏe của người béo phì rất nhiều và rất khác nhau.
Các nguy cơ này được sắp xếp từ những nguy cơ làm chết yểu cho đến những
nguy cơ tuy không nguy hiểm chết người nhưng lại làm kém đi chất lượng cuộc
sống [19].
Các hội chứng liên quan với béo phì ở trẻ em liên quan đến vấn đề tâm lý
xã hội [43], phát triển quá nhanh, dậy thì sớm, gia tăng khối mỡ tự do, rối loạn
lipit huyết, gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch, gan nhiễm mỡ, bất thường trong
chuyển hóa glucose. Các hậu quả ít gặp hơn gồm các biến chứng về hình thể
(orthopeadic complication), khó thở tắc nghẽn lúc ngủ [68], [69], [77], khối giả u
não, bệnh buồng trứng đa nang, sỏi mật.
Hậu quả lâu dài và quan trọng nhất của béo phì ở trẻ em là sự tồn tại dai
dẵng cho đến tuổi trưởng thành. Có khoảng 80% trẻ em béo phì sẽ trở thành béo

phì lúc trưởng thành cùng với tất cả bệnh tật đồng hành của nó [74].
1.5.1. Các hậu quả về tâm lý xã hội
Hậu quả thường thấy ở trẻ béo phì tại các nước nông nghiệp phát triển là
chức năng tâm lý-xã hội nghèo nàn [43], [57]. Trẻ lớn thường liên hệ gán ghép
giữa thân hình quá cở với 1 sự thiếu thành đạt trong cuộc sống [69], [75], [80],
[82].
Béo phì ở thiếu niên cũng có thể liên quan với những khó khăn trở ngại về
kinh tế và xã hội sau này [82]. Một nghiên cứu tiến cứu (prospective study) rộng
lớn ở Hoa Kỳ đã cho thấy những phụ nữ mà đã bị béo phì lúc còn trẻ tuổi thường
- 16 -
có thu nhập thấp hơn, tỷ lệ nghèo khó thiếu thốn cao hơn so với nhóm cũng từng
bị các bệnh mãn tính khác trong thời trẻ [32], [82].
1.5.2. Các nguy cơ về tim mạch
Rối loạn lipit huyết, tăng huyết áp, đề kháng với insulin thường thấy ở trẻ
béo phì [1], [26], [33], [57], [61], [76], [80]. Tình trạng béo phì ở trẻ em là một
yếu tố tiên đoán các mức lipoprotein, lipit huyết, huyết áp sẽ trở nên cao hơn sau
này [20], [57], [73]. Chính vì thế béo phì hiện nay là vấn đề sức khỏe cấp bách
nhất, vấn đề này có thể đe dọa làm nghịch đảo thành quả của loài người trong ½
thập kỷ qua trong việc đẩy lùi bệnh tim mạch.
1.5.3. Các biến chứng tại gan và dạ dày
Người ta đã báo cáo các biến chứng về gan ở trẻ em béo phì, đặc biệt là
tình trạng gan nhiễm mỡ (hepatic steatosis) cùng với sự tăng men transaminase.
Các bất thường này liên quan với sỏi mật. Tuy thế tình trạng này hiếm gặp ở trẻ
em nhỏ và thiếu niên [8], [19], [32], [74].
Chứng trào ngược dạ dày – thực quản, rối loạn làm rỗng dạ dày ở béo phì
có thể là hậu quả của việc gia tăng áp lực bên trong ổ bụng do lượng mỡ bên
trong bụng quá nhiều [74].
1.5.4. Bệnh đái tháo đường
Có mối liên quan chặt chẽ giữa béo phì và bệnh đái tháo đường týp 2.
Đường huyết được duy trì tương đối hằng định nhờ hoạt động điều hòa của hệ

thần kinh và nội tiết. Trong đó, insulin là hormone duy nhất làm giảm đường
huyết. Khi bị béo phì khả năng làm giảm đường huyết của insulin giảm nhất là
những người béo bụng, chính vì vậy tế bào gan tăng sản xuất glucose, trong khi
tế bào cơ và mô mỡ lại giảm tiếp nhận glucose, gây tăng đường huyết. Để thích
ứng với mức đường huyết cao hơn bình thường như vậy, tuyến tụy tăng cường
sản xuất insulin, đến một thời điểm nào đó, khi lượng insulin không đủ sức để
khống chế đường huyết, các triệu chứng của bệnh đái tháo đường xuất hiện.
Chính vì vậy, người béo dễ mắc bệnh đái tháo đường hơn so với người có cân
nặng bình thường. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là người béo nào cũng mắc
- 17 -
bệnh đái tháo đường, bởi vì sự xuất hiện của bệnh cần có thời gian và còn phụ
thuộc khả năng thích ứng của cơ thể [1], [8], [36], [53], [59], [84]. Nguy cơ đái
tháo đường týp 2 tăng lên liên tục khi BMI tăng và giảm đi khi cân nặng giảm.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy có thể giảm tới 64% trường hợp đái tháo đường
týp 2 ở nam và 74% ở nữ nếu BMI không vượt quá 24. Các nguy cơ trên tiếp tục
tăng lên khi:
- Béo phì ở thời kỳ trẻ em và thiếu niên.
- Béo bụng.
Khi cân nặng giảm, khả năng dung nạp glucose tăng, sự kháng lại insulin
giảm [8], [19].
1.5.5. Các biến chứng về hình thể (orthopeadic complication)
Các biến chứng nặng bao gồm chứng cong xương đùi do bị đè nén bởi cơ
thể quá nặng, bệnh Blount (biến dạng xương là hậu quả từ việc phát triển quá
mức xương chày) [74]. Các biến chứng nhẹ hơn gồm có tật chân vòng kiềng
(genuvalgum) và chứng dễ trẹo cổ chân [56], [72].
1.5.6. Các biến chứng khác
Bao gồm chứng khó thở tắt nghẽn lúc ngủ [8], [68], [69], [77] và khối giả
u não (Pseudotumor Cerebri) [58], [74]. Khó thở tắt nghẽn lúc ngủ có thể giảm
thông khí phổi, thậm chí gây đột tử trong các trường hợp nặng [74]. Khối giả u
não là một bệnh tâm lý hiếm gặp với triệu chứng tăng áp lực nội sọ, cần phải

được điều trị kịp thời.
1.5.7. Béo phì làm tổn thương bàn chân trẻ
Gần đây người ta đã khảo sát ở những trẻ bị thừa cân-béo phì và đã nhận
thấy ở những trẻ béo phì, bàn chân dài hơn và rộng hơn so với trẻ bình thường.
Ngoài ra trẻ béo phì, sự thừa cân khiến cho cấu trúc bàn chân biến dạng, lâu ngày
sẽ dẫn đến những bệnh lý ở lưng và chân [19].
1.6. Dự phòng béo phì
Béo phì trẻ em cũng gần như béo phì ở người lớn. Điều trị và ngăn ngừa
thành công béo phì lúc còn nhỏ sẽ làm giảm nguy cơ béo phì khi trưởng thành.
- 18 -
Điều này sẽ giúp làm giảm nguy cơ của bệnh tim mạch và các bệnh khác [19],
[50], [57], [73], [77].
Dự phòng béo phì là một trong những biện pháp hiệu quả nhất và ít tốn
kém hơn là để bị béo phì rồi mới điều trị. Để dự phòng béo phì trước mắt phải
tuyên truyền những kiến thức cơ bản cho cộng đồng hiểu để cùng tham gia, ngoài
ra còn có sự phối hợp hết sức chặt chẽ giữa các ban ngành như y tế, giáo dục,
gia đình và xã hội [38], [54], [62].
Để dự phòng thừa cân-béo phì, cần chăm sóc tốt cho trẻ từ trong bào thai
để tránh thiếu hoặc thừa dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh, cho bú mẹ hoàn toàn trong 6
tháng đầu, cai sữa sau 2 năm. Nếu phải nuôi con bằng sữa bò không nên thêm
đường và tinh bột, khi ăn dặm, thức ăn phải được bổ sung các vi chất dinh dưỡng
để giúp tăng trưởng tối đa [13]. Điều quan trọng là theo dõi tăng trưởng của trẻ ở
mọi lứa tuổi qua chỉ số cân nặng/chiều cao. Như vậy cha mẹ là người sẽ
phát hiện sớm suy dinh dưỡng hoặc thừa cân-béo phì để xử trí kịp thời [13], [68],
[69], [72].
Ở các nước đang phát triển có giải pháp đơn giản để kiểm soát thừa cân-
béo phì bằng cách giáo dục từng cá nhân và cộng đồng thay đổi thói quen về hoạt
động thể lực và cải thiện chế độ ăn [57], [71]. Như vậy dự phòng đem lại hiệu
quả và rẻ tiền hơn nhiều so với việc điều trị béo phì. Các can thiệp nhằm mục tiêu
kiểm soát và dự phòng béo phì phải được thiết kế một cách cẩn trọng để tránh

làm bùng nổ các rối loạn liên quan đến ăn uống do sự lo sợ quá mức bệnh béo
phì, đặc biệt ở lứa tuổi mới lớn [60], [62], [66], [77], [85].
1. Dự phòng tăng cân
2. Khuyến khích duy trì cân nặng hiện tại
3. Kiểm soát bệnh tật đồng hành với béo phì
4. Khuyến khích giảm cân
Người ta áp dụng 3 mục tiêu dự phòng sau đây:
- Dự phòng cho cộng đồng: (Dự phòng toàn dân)
- 19 -
+ Dự phòng trực tiếp lên tất cả mọi người trong cộng đồng. Nhằm tuyên
truyền dinh dưỡng hợp lý và lối sống lành mạnh thông qua các phương tiện thông
tin đại chúng, tại nơi làm việc, thông qua trường học và các tài liệu giảng dạy, tập
huấn qua mạng lưới của các câu lạc bộ và trung tâm của cộng đồng.
+ Các can thiệp thiết yếu: Nâng cao kiến thức của cộng đồng về
mối nguy hại của thừa cân-béo phì và 2 giải pháp quan trọng ngăn ngừa
thừa cân-béo phì được xác định rõ đó là: Nâng cao hoạt động thể lực và cải thiện
chất lượng bữa ăn. Hạn chế những thức ăn chế biến sẵn có đậm độ năng lượng
cao, nhiều chất béo đang thay thế dần những thức ăn truyền thống
(TCYTTG 2000) [61], [66], [72], [73], [86].
- Dự phòng chọn lọc: Dự phòng trực tiếp lên các cá nhân và các nhóm có
nguy cơ cao bị béo phì. Tuyên truyền sâu hơn để các đối tượng hiểu rõ và có thể
tự giải quyết các nguy cơ.
- Dự phòng có mục tiêu: là nhằm đến cá nhân đã bị thừa cân thực sự và
những người tuy chưa bị béo phì nhưng có những chỉ dấu sinh học cho thấy có sự
thừa chất béo quá mức. Dự phòng trẻ bị thừa cân không trở thành béo phì lúc
trưởng thành là một mục tiêu chiến lược dự phòng này.
Chiến lược dự phòng thừa cân-béo phì trong cộng đồng bao gồm các biện
pháp phối hợp như sau [82]:
- Tăng cường hiểu biết của cộng đồng về béo phì và các bệnh mạn tính
không lây có liên quan đến béo phì [19].

- Khuyến khích chế độ ăn uống hợp lý: Chế độ ăn calo thấp, cân đối, ít
béo, chú trọng cân đối giữa các loại chất béo no và chất béo không no có nhiều
nối đôi và một nối đôi, ít đường, đủ đạm, đủ vitamin, khoáng chất và nhiều rau
quả theo nhu cầu đề nghị cho từng lứa tuổi [19].
- Khuyến khích các hoạt động thể lực và lối sống năng động [57], [71].
- Áp dụng các giải pháp cải thiện môi trường góp phần kiểm soát thừa cân-
béo phì. Những lời khuyên hướng tới phòng thừa cân-béo phì như:
+ Ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm.
- 20 -
+ Ăn chất béo ở mức vừa phải, chú ý phối hợp dầu mỡ ở tỷ lệ cân đối, ăn
thêm vừng lạc.
+ Ăn nhiều rau xanh và quả chín (ăn 300gram rau xanh mỗi ngày).
+ Duy trì cân nặng ở “mức nên có”.
+ Thực hiện nếp sống năng động, lành mạnh, hoạt động thể lực đều đặn.
1.7. Điều trị béo phì trẻ em
Hầu hết các chương trình điều trị áp dụng cho trẻ em cũng gần giống với
các chương trình điều trị áp dụng cho người lớn. Tuy vậy mục tiêu điều trị ở
người lớn và trẻ em có khác nhau [19], [53], [77].
Việc đạt đến và duy trì cân nặng thích hợp là điều rất quan trọng. Đó là lý
do tại sao việc khuyến cáo lại tập trung vào vấn đề thay đổi lâu dài trong việc ăn
uống có thể giúp cải thiện tốt hơn cân nặng trong thời gian ngắn.
Có hai nguyên tắc cơ bản để điều trị thừa cân-béo phì đó là tiết thực và rèn
luyện thể dục thể thao [19], [59], [68], [73], [83].
Một mục tiêu quan trọng của việc điều trị ở trẻ em ngăn chặn trở thành béo
phì thật sự lúc trưởng thành [19]. Để đạt được mục tiêu này nguyên tắc là giảm
lượng mỡ dư thừa bằng phối hợp thích hợp giữa tăng năng lượng tiêu hao và
giảm cung cấp năng lượng đồng thời phải bảo đảm sự tăng trưởng của trẻ [19],
[54]. Nguyên tắc thứ hai là đảm bảo tính lâu dài, dễ dung nạp, không làm trẻ cảm
thấy bị cách biệt. Ở những trẻ thừa cân vừa phải, người ta cố gắng duy trì cân
nặng hiện tại đợi khi trẻ lớn lên sẽ trở thành bình thường.

Đối với trẻ béo phì nặng, chương trình giảm cân phải được tiến hành từng
bước, lý tưởng nhất là giảm khoảng 0,5 kg/tuần. Điều này sẽ không kìm hãm sự
tăng trưởng chiều cao, quá trình chuyển hóa vẫn diễn ra an toàn, gây nên một
cảm giác đói tối thiểu, giữ an toàn khối nạc, không gây nên các rối loạn về
tâm lý. Chương trình điều trị gồm có: chế độ ăn, thể dục, trị liệu hành vi và một
số phương pháp trị liệu khác [19], [77].
- 21 -
Bảng 1.2. Các thành phần của một chương trình điều trị béo phì [19]
Thành phần Đề nghị
Mục tiêu giảm
cân thỏa đáng,
tiết chế
- Khởi đầu đạt được giảm 2,5 -5kg tốc độ 0,5-2kg/tháng
- Tính được tổng năng lượng mỗi ngày, phần trăm năng lượng
của các thành phần mỡ, protein và carbonhydrate
Hoạt động
Thực thể
- Bắt đầu tùy thuộc chức năng hô hấp và tuần hoàn của
trẻ, với mục tiêu cuối cùng là hoạt động 20-30phút/ngày
(không tính các hoạt động tay chân ở trường học)
Điều chỉnh
hành vi
- Tự kiểm soát, giáo dục dinh dưỡng, khuyến khích, điều chỉnh
các thói quen ăn uống, hoạt động thể dục thể thao, thay đổi thái
độ, củng cố và phần thưởng
Sự tham gia của
gia đình
Đánh giá sinh hoạt gia đình, kiểu xem tivi, tham vấn dinh
dưỡng cho cha mẹ bệnh nhi
1.7.1. Thay đổi chế độ ăn

Nguyên tắc chọn thức ăn cho trẻ thừa cân phải theo nguyên tắc “giảm bột
đường, béo và tăng rau trái”. Thức ăn nhẹ như bún, cháo, phở thay cho các thức
ăn có năng lượng cao như xôi, bánh mì, bánh chưng. Mỗi bữa ăn của trẻ giảm từ
½ đến 1 chén cơm và thay bằng canh rau hay trái cây. Lựa chọn cho trẻ trái cây
không ngọt như thanh long, bưởi, dưa hấu, dưa bở, loại bỏ các mỡ thịt, da, lòng
động vật ra khỏi chế độ ăn, thay thức ăn chiên xào bằng các thức ăn luộc, hấp,
canh. Tránh các loại thức ăn nhanh, thức ăn công nghiệp, thay vì ăn thịt nên cho
trẻ ăn cá, đậu hũ. Các bữa phụ nên chọn ăn khoai củ, và không được cho trẻ ăn
vặt ngoài bữa, nhất là với các loại thức ăn giàu năng lượng như bánh kẹo ngọt,
chocolat [24]. Lựa chọn sữa không có chất béo: sữa gầy, sữa tách bơ, sữa đậu
nành, tập cho trẻ uống không đường.
Giảm nguồn năng lượng từ chất béo: Nên ở mức thấp càng có hiệu quả
giảm cân. Tất cả các thực phẩm có nhiều chất béo thì nên tránh: Thịt mỡ, nước
dùng thịt, bơ, thịt chân giò. Tránh các thực phẩm có nhiều cholesterol: não, tim,
gan, thận và lòng lợn [63].
- 22 -
- Protein (Đạm): đảm bảo đủ chất đạm. Thay thế một phần chất béo trong
chế độ ăn bằng Protein, có thể là cách hiệu quả trong giảm cân, chiếm tỷ lệ
15-25% năng lượng của khẩu phần. Các thực phẩm giàu protein: Thịt nạc, tôm,
cua, cá ít béo, giò nạc, sữa đậu nành, fomat, trứng, sữa bột tách bơ, sữa chua
không có đường, đậu đỗ.
- Gluxit: Nên sử dụng gluxit có nhiều chất xơ như bánh mì đen,
ngũ cốc nguyên hạt, khoai củ có đậm độ năng lượng thấp, không đắt tiền, luôn có
sẵn [13].
- Đủ vitamin và muối khoáng: cần bổ sung viên đa vitamin, khoáng và vi
khoáng tổng hợp. Những khẩu phần ăn dưới 1200 Kcal thường thiếu hụt vitamin
và khoáng chất cần thiết như: Canxi, sắt, vitamin E.
+ Muối: hạn chế muối ăn <6g/ngày, nếu có cao huyết áp thì dùng
2-4g/ngày [6].
- Tạo thói quen ăn uống theo đúng chế độ ăn. Số bữa ăn nên 3 bữa/ngày.

- Các thức ăn giàu năng lượng như: đường mật, mứt, kẹo, bánh ngọt,
chocolat, nước ngọt… nên tránh ăn uống.
- Các thức ăn không nên dùng: Không uống các chất kích thích như rượu,
bia, café.
- Khi chế biến tránh xào rán nhiều mỡ, nên tăng các dạng rau luộc, nấu
canh, làm nộm, rau trộn xalat.
- Không nên ăn nhiều vào chiều và tối, phân chia các bữa ăn trong ngày
theo một thời gian biểu hợp lý, trẻ có thể ăn 3 bữa chính + 1-2 bữa phụ. Những
bữa ăn trong ngày nên càng sớm càng tốt (trước 19 giờ). Các thức ăn được đưa
vào cơ thể trong thời gian này được tiêu hóa trong thời gian ngủ, tức là khi cơ thể
không hoạt động chuyển thành năng lượng dự trữ.
Việc áp dụng chế độ ăn hạn chế protein một cách nhanh chóng chỉ nên
được áp dụng đối với những trường hợp nặng và phải được thực hiện tại các
trung tâm chuyên khoa dưới sự giám sát chặt chẽ. Cần lưu ý chương trình giảm
cân có thể làm tổn thương xúc cảm, tâm thần của trẻ. Các rối loạn hành vi ăn
- 23 -
uống như chứng chán ăn tâm thần (anorexia nervosa), chứng cuồng ăn (bulimia
nervosa) có thể xảy ra [13], [53].
Sự bận tâm lo lắng thái quá của cha mẹ hoặc của bản thân trẻ về cân nặng
có thể làm giảm đi tính tự tin của trẻ. Sau khi đã đạt được các mục tiêu ban đầu,
cả gia đình và đứa trẻ phải tích cực duy trì các thói quen tốt đã đạt được. Việc tái
khám đều đặn sẽ giúp đạt được điều này [19].
1.7.2. Thể dục
Tùy theo từng người mà có thể lựa chọn hình thức luyện tập cho thích hợp:
duy trì chế độ luyện tập thể thao ít nhất 30 phút/ngày với các loại hình như: đi bộ,
bơi, thể dục nhịp điệu, đi xe đạp… Người ta ước tính 1kg chất béo của cơ thể
cung cấp đủ năng lượng cho đi bộ hoặc đi nhanh 100km. Điều này tương ứng với
đi bộ 2,5km (20-30phút/ngày, 5 lần/tuần) sẽ mang đến giảm khoảng 6,5kg chất
béo trong 1 năm với điều kiện không ăn thừa năng lượng. Nhiều nghiên cứu
chứng tỏ rằng tăng hoạt động thể lực kết hợp với chế độ ăn hiệu quả hơn nhiều

khi áp dụng riêng rẽ từng biện pháp trong trị liệu giảm cân và duy trì được tình
trạng giảm cân đó [19]. Hoạt động thể lực giúp bảo toàn các khối mỡ tự do trong
suốt thời kỳ ăn kiêng. Thể dục còn làm cải thiện tâm trạng và tác động tốt lên sự
lựa chọn thức ăn của trẻ. Luôn giữ lối sống năng động: Đi xe đạp thay vì bố mẹ
phải chở, giảm thời gian ngồi một chỗ xem tivi, khuyến khích trẻ làm một số việc
nhà hơn là ngồi một chỗ [60], [61], [66], [78].
1.7.3. Trị liệu hành vi (Behavioral Therapy)
Trị liệu hành vi làm gia tăng một cách có ý nghĩa hiệu quả của các chương
trình điều trị béo phì. Trị liệu này cung cấp kỹ năng cho trẻ nhằm thay đổi hành
vi để có một nếp sống hợp sức khỏe hơn. Chương trình trị liệu hành vi ăn uống
và gia tăng hoạt động thể lực. Cần lưu ý là sự tham gia hợp tác và sự động viên
khích lệ của bố mẹ là rất cần thiết và làm gia tăng kết quả điều trị.
Cần vượt qua các rào cản của bản thân, tham gia vào hoạt động có tính thể
dục. Đừng chế nhạo trẻ, điều tồi tệ nhất mà chúng ta thường hay làm với các trẻ
béo phì là lôi các em ra làm trò đùa, nhất là ở nơi công cộng. Đừng bao giờ cười
- 24 -
giễu và gọi trẻ với những cái tên như thằng bệu, con heo… Cha mẹ nên hiểu
rằng, những đứa trẻ “quá khổ” rất nhạy cảm và dễ tủi thân. Nhiều cha mẹ cứ nghĩ
việc chế nhạo sẽ khiến các em thấy lo lắng và chăm chỉ giảm cân. Thực tế không
ít trẻ do bị chế nhạo quá nhiều đã trở nên ì ạch trong sự mặc cảm. Trẻ có thể nghĩ
rằng “số” mình là thế và sẽ khó thay đổi.
1.7.4 . Một số phương pháp trị liệu khác
Bao gồm sử dụng thuốc, phẩu thuật nội soi đặt đai thắt dạ dày để chữa béo
phì, trị liệu bằng y học dân tộc. Các phương pháp này áp dụng chủ yếu cho người
lớn. Các thuốc giảm cân không được khuyến nghị dùng cho trẻ em vì chưa có đủ
dữ liệu về ảnh hưởng của thuốc đối với những rối loạn hành vi ăn uống trong giai
đoạn dậy thì hoặc khi sử dụng dài hạn. Dùng thuốc và giải phẫu chỉ áp dụng cho
trẻ bị béo phì rất nặng mà thất bại với các chương trình giảm cân và chỉ được tiến
hành tại các trung tâm chuyên khoa mà thôi [53], [77].
Một số phương pháp trị liệu mới dựa trên các hiểu biết mới về sinh bệnh

học của béo phì như sử dụng leptin, trong tương lai sẽ là phương pháp hiệu quả
để điều trị cũng như dự phòng ở trẻ em.
1.8. Quá trình nghiên cứu bệnh béo phì
Các biểu hiện lâm sàng của bệnh béo phì đã được ghi nhận từ thời Hi Lạp
La Mã cổ [85]. Đầu thế kỷ XX, các phân tích về các dữ kiện bảo hiểm nhân thọ
đã chứng tỏ rằng béo phì có liên quan với sự gia tăng tỉ lệ tử vong. Yếu tố gia
đình trong bệnh béo phì được đề cập vào năm 1920, bệnh Cushing và bệnh béo
phì do tổn thương vùng dưới đồi được mô tả cũng trong thời gian này [82]. Nửa
đầu thế kỷ XX, nhiều thuốc mới để điều trị bệnh béo phì được giới thiệu, phẫu
thuật cắt 1 phần dạ dày cũng đã được áp dụng để điều trị cho những ca bệnh béo
phì trầm trọng [85].
Tại các quốc gia công nghiệp phát triển đã có rất nhiều nghiên cứu về béo
phì ở các khía cạnh khác nhau.
Tại Hoa Kỳ, béo phì đã trở nên 1 vấn đề dịch tễ quan trọng được quan tâm
nghiên cứu. Năm 1990 Hoa Kỳ tiêu tốn khoảng 68,8 tỷ USD để điều trị và
- 25 -

×