Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Tìm hiểu về sự nhận thức và thái độ thực hiện phòng bệnh cúm gia cầm h5n1 của người dân phường an cựu, thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 45 trang )


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh cúm gia cầm hay còn gọi là bệnh cúm gà, là một bệnh truyền
nhiễm cấp tính rất nguy hiểm đối với gà, vịt, ngan, ngổng, gà tây, đà điểu,
chim cút. Các loài chim cảnh và chim hoang dã nhất là vịt trời, diệc, ngổng
trời và đặc biệt là các thủy cầm nuôi (vịt, ngan, ngổng), trước đây được coi là
những vật mang trùng khỏe mạnh
Bệnh do một loại virus gây ra với đặc điểm lây lan rất nhanh và tỷ lệ
chết rất cao trong quần thể gia cầm bị bệnh, trong vòng 24 - 48h sau khi
nhiễm virus. [6]
Trong những năm qua bệnh cúm H5N1 xảy ra ở người tại nhiều nước
Châu Á. Năm 1997 vụ dịch cúm gà đầu tiên trên người gây ra do phân typ A
H5N1 đã xảy ra tại Hồng Kông làm 18 người mắc và 6 người tử vong. Đây là
một hồi chương báo động về một loại bệnh nguy hiểm lây từ động vật sang
người. Sáu năm sau dịch cúm gà A H5N1 đã thực sự xảy ra ở một số quốc gia
trên nền của vụ "đại dịch" cúm gia cầm và lan rộng trên 13 nước Châu Á. Ở
Việt Nam bệnh cúm A H5N1 ở người được phát hiện tháng 12/2003 tại miền
Bắc và cúm gà đã lan rộng trên toàn lãnh thổ qua 3 đợt dịch lớn. Dòng virus
H5N1 Việt Nam 2004 lây lan mạnh trên vịt qua đường hô hấp, thời gian thảy
virus ra ngoài môi trường cũng kéo dài, lâu hơn so với các chủng trước, càng
làm tăng thêm mối lo ngại về quy mô và mức độ virus có thể lây lan trong
cộng đồng [10] [12]
Hiện nay, dịch cúm A H5N1 ở gia cầm vẫn tiếp tục xảy ra thành dịch ở
nhiều nước Châu Á, dịch lan nhanh ở gia cầm do các loại chim di trú bị nhiễm
virus nhiều trường hợp H5N1 ở người được thông báo ở các nước Châu Á,
sau đó được ghi nhận rải rác các ca H5N1 ở Việt Nam và Thái Lan. Sự lưu
hành liên tục của dịch cúm H5N1 ở gia cầm và các trường hợp bệnh ở người.

2


Các trường hợp bệnh ở người luôn luôn đặt một mối hiểm hoạ tiềm ẩn khó
lường cho con người. Khi có sự chuyển đổi virus cúm H5N1 trở thành một
virus cúm mới của người với độc lực cao hơn các virus cúm người đã biết
trước đây. Đây là một dấu hiệu báo động cho thấy virus đang tích hợp các đột
biến để tăng độc tính và thích nghi với vật chủ mới và cộng đồng có thể phải
đối mặt với sự lan truyền virus cúm H5N1 từ người qua người [10] [18]
Đứng trước mối hiểm hoạ được báo trước, trong những năm gần đây
nhiều quốc gia và tổ chức y tế thế giới, đặc biệt là các nước đang lưu hành
dịch cúm gia cầm H5N1 đã tiến hành nhiều chương trình nhằm kiểm soát
bệnh cúm đang lưu hành ở động vật và hạn chế tối đa sự lây lan của virus
sang người. Ở Việt Nam chương trình phòng chống dịch cúm gia cầm được
tiến hành rộng rãi với sự tham gia của nhiều ngành và các tổ chức xã hội.
Nhận thức được mối nguy hại của bệnh đối với cá nhân và đối với cộng
đồng sẽ giúp cho người dân có trách nhiệm hơn trong việc chăn nuôi và xử lý
gia cầm khi bị bệnh và có các biện pháp phòng ngừa với hiểm hoạ bệnh cúm
gia cầm truyền cho người. Chúng tôi thực hiện đề tài: “Tìm hiểu về sự nhận
thức và thái độ thực hiện phòng bệnh cúm gia cầm H5N1 của người dân
phường An Cựu, thành phố Huế”, nhằm mục đích:
- Biết được tỷ lệ hiểu biết về nguyên nhân đường lây và tính chất nguy
hiểm của bệnh cúm gia cầm H5N1.
- Biết được tỷ lệ hiểu biết và thái độ thực hiện các biện pháp phòng
bệnh của người dân về bệnh cúm gia cầm H5N1.

3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. ĐỊNH NGHĨA
Bệnh cúm gà hay dịch cúm gia cầm là một loại bệnh cúm do virus gây
ra cho các loài gia cầm và có thể xâm nhiễm một số loài động vật có vú.

1.2. VÀI NÉT LỊCH SỬ BỆNH CÚM GIA CẦM
Siêu vi cúm gia cầm được phát hiện từ hơn 400 năm nay. Bệnh cúm
dùng để chỉ các dịch bệnh lạ xảy ra vào thế kỷ XV. Virus cúm gia cầm được
phát hiện đầu tiên tại Ý vào năm 1878. Virus cúm gia cầm có tên Avian
Influenza virus thuộc họ Orthomyxoviridae được chia làm 3 typ A, B, C trong
đó có nhóm A là tác nhân gây bệnh cúm ở người và động vật [6], [18].
Các phân Typ vir cúm A được ghi nhận gây ra các vụ dịch lớn hoặc đại
dịch ở người trong lịch sử.
H2N8 Năm 1989 - 1900
H3N8 Năm 1900 - 1903
H1N1 Năm 1918 - 1919
H1N1 Năm 1946 - 1947
H2N2 Năm 1957 - 1958
H3N2 Năm 1968 - 1969
H1N1 Năm 1977 - 1978
H5N1 Nguy cơ gây dịch từ năm 1997
Đặc biệt trong quá khứ, thế kỷ XX đã chứng kiến 3 đại dịch gây nhiều
tử vong. thiệt hại kinh tế và tàn phá xã hội [6], [17].
- 1918 - 1919 "Cúm Tây Ban Nha", A H1N1 gây tử vong 500.000
người ở Hoa Kỳ và toàn thế giới có thể tới 20 đến 50 triệu người, nhiều người
đã chết ngay trong mấy ngày đầu mới mắc.

4
- 1957 - 1958 "Cúm Châu Á H2N2 gây 70.000 tử vong ở Hoa Kỳ, bắt
đầu cuối tháng 12/1957 đến tháng 6/1957 lan sang Mỹ.
- 1968 - 1969 "Cúm Hồng Kông", H3N2 gây 34.000 tử vong ở Hoa Kỳ,
phát hiện tại Hồng Kông đầu năm 1968 rồi sau đó lan sang Mỹ, Typ A H3N2
ngày nay vẫn lưu hành.
Cả hai trận đại dịch cúm Châu Á và cúm Hồng Kông khiến 4,5 triệu
người tử vong, Biến chứng H5N1 của virus cúm gà bắt đầu hoành hành từ

năm 1997 và có nguy cơ bùng phát thành đại dịch đối với con người trong
tương lai.
Cho đến thời điểm này, trên thế giới đã phát hiện cúm H5N1 ở 15 nước.
1.3. TÌNH HÌNH BỆNH CÚM H5N1 TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.3.1. Tình hình H5N1 trên thế giới
Hiện nay, dịch cúm A H5N1 đã và đang xảy ra với gia cầm ở Châu Á
và trên thế giới, dịch lan rộng và phát triển nhanh và khó kiểm soát vì nguồn
lây lan do chim di cư mang mầm bệnh từ vùng này đến vùng khác, từ quốc
gia này đến quốc gia khác từ châu lục này đến châu lúc khác. Và phát hiện có
nhiều người nhiễm và tử vong với kết quả xét nghiệm khẳng định do virus
cúm A H5N1.
Dịch cúm A H5N1 bắt đầu xuất hiện từ năm 1997 ở Hồng Kông sau đó
lan rộng và gây nhiễm cho người ở một số nước Châu Á như Việt Nam, Thái
Lan, Campuchia, Indonesia, Trung Quốc [6],
1.3.2. Tình hình nhiễm H5N1 ở Việt Nam
Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO) dự đoán sẽ xuất hiện
một đại dịch cúm gia cầm mới sẽ bùng phát và cướp đi sinh mạng hàng triệu
người, WHO kêu gọi chính phủ các nước cần phải chuẩn bị để đối phó với
một đại dịch và cần tăng cường các biện pháp phòng ngừa để giảm thiệt hại
về người và của.
Cuối năm 2003 đầu năm 2004 tại Bệnh viện Nhi trung ương bắt đầu
thấy xuất hiện những ca viêm phổi đặc biệt không rõ nguyên căn và dẫn đến

5
tử vong. Kết quả sau 2 tháng chúng ta đã nhận diện được căn nguyên gây
bệnh và virus cúm gia cầm A H5N1 lần đầu tiên phát hiện ở Việt Nam kể từ
sau vụ dịch Hồng Kông năm 1997. [9]
Sau khi các ca bệnh tại Hà Nam được phát hiện bằng chẩn đoán xác
định tại phòng thí nghiệm từ tháng 12/2005 ngành y tế dự phòng đã tăng
cường giám sát các ca bệnh viêm đường hô hấp có biểu hiện lâm sàng nghi

ngờ do virus và có tiền sử tiếp xúc với gia cầm. Các trường hợp nghi ngờ đều
được nhập viện Trung ương ở Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh để lấy mẫu bệnh
phẩm xét nghiệm xác định căn nguyên virus gây bệnh, các kỷ thuật chẩn đoán
cúm A H5N1 được áp dụng bao gồm test nhanh, phản ứng ức chế ngưng kết
hồng cầu, PCR và phân lập virus.
Trong bối cảnh như vậy, trong 3 năm liền 2003 -2005 dịch cúm H5N1
ở gia cầm liên tục xảy ra trong những tháng 11, 12, 01, 02, 07, 08 hàng năm.
Tuy hàng chục triệu gia cầm bị tiêu huỷ nhưng vẫn có người mắc bệnh. Theo
thông báo mới nhất tính đến tháng 12 năm 2005 cho thấy có 130 người mắc
bệnh và 67 người tử vong.
Hiện nay, dịch cúm gia cầm đã tái phát ở một số địa phương trong cả
nước. Dịch xảy ra chủ yếu trên đàn thuỷ cầm chưa được tiêm phòng và đang
diễn biến rất phức tạp, có nguy cơ tái phát nhanh ra diện rộng [6].
Nếu không ngăn chặn được tình trạng tiếp tục có bệnh nhân bị nhiễm
thì virus có rất nhiều cơ hội thích nghi để có thể có khả năng lây truyền từ
người sang người [17].
1.4. TÍNH CHẤT VIRUS HỌC VÀ KHẢ NĂNG GÂY BỆNH
1.4.1. Một số đặc điểm virus học
Virus cúm thuộc Orthomyxoviridae gồm 3 typ A, B, C, trong đó typ A
được phân chia thành 15 Typ phụ căn cứ vào protein bề mặt.
Về hình thể, ba loại siêu vi của A, B, C đều giống nhau. Cụ thể virus
cúm có cấu trúc đa dạng, đa hình dễ thay đổi, nhân ARN chuổi đơn có kích
thước từ 80 - 120nm bao bọc bên ngoài bằng lớp vỏ lipit. Trên bề mặt siêu vi

6
có nhiều turglycoprotein, chứa kháng nguyên H và N. Bộ gen ARN của virus
có 8 phân đoạn rời nhau có chức năng sao chép, tổng hợp các thành phần của
virus. Bộ gen của siêu vi chia làm nhiều đoạn, vì vậy lúc nhiễm trùng, cơ hội
để các gen sắp hàng thực hiện nhiệm vụ rất cao và hiện tượng sắp này thường
ở các tế bào bị nhiễm [6].

Tới năm 2005 đã xác định được 16 thứ Typ HA và 9 thử Typ NA. Sự
kết hợp giữa các HA và NA sẽ tạo ra nhiều thứ Typ khác nhau về khả năng
gây bệnh, trong đó Typ H5N1 thường chỉ gây bệnh trên gia cầm.
Về kháng nguyên, virus cúm có 4 loại kháng nguyên chính, tuy nhiên,
kể về vụ dịch 1874 đến nay chỉ có H1, H2, H3 cũng như N1, N2 thuộc virus
cúm A được ghi nhận là gây thành dịch ở người [9] [10] [19]










Hình 1.1. Virus H5N1

1.4.2. Tính chất gây bệnh
Bệnh cúm gia cầm (Avian influenza hay còn gọi là cúm gà) là một
trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gia cầm, lây lan nhanh, tỷ lệ chết
cao (100% số gia cầm bị bệnh). Virus cúm A gây nhiễm nhiều loài khác nhau
như chim, ngựa, hải cẩu và cá voi, chim bao gồm cả gà, vịt.

7
Virus cúm gia cầm lây truyền qua không khí và tiếp xúc trực tiếp với
gia cầm. Nhiều trường hợp bệnh H5N1 ở người trong thời gian qua đều có
liên hệ tiếp xúc với gia cầm bị bệnh.
Sự lây truyền cúm A H5N1 cho đến nay không xác định được trường
hợp nào lây truyền từ người sang người. Một số trường hợp cúm H5N1 vào

viện vì có người trong gia đình bị bệnh. Tuy nhiên khả năng lây truyền cần có
các nghiên cứu dịch tễ học và virus học để xác định những kết quả này.
Thời kỳ ủ bệnh của cúm A H5N1 3-5 ngày. Các triệu chứng mắc bệnh
ở động vật rất hay thay đổi từ gây chết cho đến không có triệu chứng, hiện
nay đã xuất hiện một số biến thể virus có động lực cao có thể gây chết ở gia
cầm 100% nếu bị nhiễm virus.
1.5. BỆNH CÚM GIA CẦM LÀM CHO CON NGƢỜI LO LẮNG HIỆN NAY?
1.5.1. Khả năng hình thành một biến thể mới
Sự xuất hiện một biến thể mới là tính chất rất thường xảy ra so với
virus cúm A, sự thay đổi làm hình thành một biến chứng virus mới. Điều đáng
ngại hiện nay hệ miễn dịch của người còn hoàn toàn xa lạ với virus cúm
H5N1 do vậy nguy cơ gây đại dịch trên người là rất lớn nếu virus có thể biến
đổi thích nghi và lây truyền từ người sang người. Điều này rất có thể sẽ xảy ra
trong những năm tới nếu tình trạng dịch bệnh gia cầm vẫn hoành hành ở
nhiều vùng như hiện nay [10].
Về phương diện sinh học, các virus cúm ở gia cầm có tính chất xâm
nhiễm mạnh với tế bào biểu mô ở đường hô hấp, tiêu hóa của các loài thủy
cầm như vịt, ngan, gà trên tế bào biểu mô đường tiêu hoá của gia cầm có
cấu trúc Sialic acid đặc trưng theo kiểu liên kế ầm
bám vào cấu trúc này và nhân lên ở đường hô hấp, tiêu hoá của loài gia cầm,
trái lại biểu mô hô hấp ở người cũng có cấu trúc Sialic acid nhưng theo kiểu
liên kế ở người bám vào cấu trúc này để đi vào tế bào,

8
nhân lên và gây bệnh cúm ở người. Do vậy virus cúm gia cầm rất khó bám
vào để gây bệnh cho người. Trở ngại về phương diện sinh vật học này được
gọi là "rào cản của loài".
Khi hình thành một biến thể virus mới từ H5N1 thì lúc đó virus mới
vượt qua được rào cản của loài này.
1.5.2. Con đƣờng hình thành biến thể virus cúm ngƣời từ H5N1

Virus cúm có đặc điểm là hay thay đổi kháng nguyên theo thời gian,
đặc điểm này giúp virus tiếp tục lưu hành và có tính chất không tiên đoán
được những thay đổi nhỏ có thể xảy ra ở trên gen NA và HA với tần suất 0,5 -
1%. Nếu trên 2% virus sẽ lan truyền nhanh hơn. Khi virus thay đổi kháng
nguyên do sự tổ hợp gen trên vật chủ hay tự do trao đổi, thì virus có khả năng
thích nghi với vật chủ [18].
Các vụ dịch cúm ở người trong quá khứ 1918 có tiến hoá từ virus cúm
gia cầm do đột biến gen qua nhiều bước. Virus năm 1918 rõ ràng là đã phát
sinh từ một nguồn động vật gia cầm nhưng virus mang trên một số đoạn gen
có yếu tố thích nghi được với cơ thể người. Virus năm 1918 cũng khác với
virus năm 1957 (H2N2) và virus năm 1968 (H3N2) bởi vì virus H2N2 và
H3N2 đều là những tác nhân gây nhiễm phát sinh từ một sự lai giống, giữa
một virus cúm người với một virus cúm gia cầm mà trước đó đã thông qua
một vật chủ trung gian đó là lợn rồi mới thích nghi và cơ thể người. Ở lợn,
biểu mô đường hô hấp có chứa SA với cả hai liên kết đặc trưng nên trên có
nghĩa là vừa có cả 2 virus và khả năng sẽ tạo ra một virus mới, virus sẽ mang
gen với 2 tính chất là virus cúm ngườ 2,6 Gal từ virus cúm người). và
động lực cao (độc lực cao từ H5N1) [6], [20].
Một con đường chuyển đổi khác là các gia cầm sống trên cao như gà,
chim, có thể là vật chủ trung gian để tạo ra một biến thể virus cúm người từ
virus H5N1.

9
1.6. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ HIỆN NAY
1.6.1. Các biện pháp phòng
Đối với cộng đồng thực hiện 4 biện pháp chính
* Vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống
- Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, trước khi chế biến
thức ăn, sau khi tiếp xúc với gia cầm, sau khi đi vệ sinh.
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân hàng ngày.

- Không sử dụng thịt và các sản phẩm từ súc vật mắc bệnh
- Chỉ ăn thịt, sản phẩm từ gia cầm có nguồn gốc rõ ràng và được kiểm
dịch, nấu chín kỹ mới ăn.
- Không ăn tiết canh đặc biệt tiết canh gia cầm, thuỷ cầm.
* Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh
- Cần hạn chế tiếp xúc với gia cầm, thủy cầm, chim nuôi, chim hang dã,
kể cả khi chúng còn khoẻ.
- Khi tiếp xúc với người bệnh, súc vật mắc bệnh cần phải đeo khẩu
trang y tế, kính, mũ, áo, ủng, găng tay, rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn
sau khi tiếp xúc. Dụng cụ bảo hộ tốt nhất là dùng 1 lần.
- Những người mắc bệnh mãn tính, dể có nguy cơ nhiễm cúm, mắc cúm
không tiếp xúc với nguồn bệnh.
* Tăng cường sức khoẻ và khả năng phòng bệnh
- Tăng cường sức khoẻ bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
- Rèn luyện thân thể, giữ ấm cơ thể, uống Vitamin C để nâng cao khả
năng phòng bệnh.
- Những người thường xuyên tiếp xúc với nguồn bệnh, làm việc ở
những nơi có dịch cúm: cần thực hiện triệt để các biện pháp dự phòng cá
nhân.
- Sử dụng thuốc sát khuẩn mũi họng hàng ngày.

10
* Khi có biểu hiện viêm đường hô hấp như sốt cao > 38
0
C, đau đầu,
đau cơ, mệt mỏi, đau họng, ho, cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được
khám và điều trị kịp thời. [3], [5], [6].
1.6.1.1. Các biện pháp phòng chung
* Biện pháp xã hội
Biện pháp xã hội bao gồm: Chương trình quốc tế và quốc gia

+ Chương trình quốc tế
- Tổ chức y tế thế giới (WHO) và tổ chức thú y thế giới (OIE) vừa xây
dựng chiến lược mang tính toàn cầu nhằm ngăn chặn cúm gia cầm A (H5N1)
phát triển thành đại dịch, trong đó có thể có đề cập đến sự truyền bệnh của virus.
- WHO khuyến cáo chính phủ các nước cần thúc đẩy sự phối hợp giữa
ngành y tế và thú y vì virus gây cúm ở động vật có thể vượt qua được ranh
giới giữa các loài, không chỉ tấn công động vật mà tấn công cả con người.
- WHO cũng thúc giục các quốc gia chia sẽ mẫu bệnh phẩm và virus
được phân lập từ bệnh nhân với mạng lưới phòng thí nghiệm của WHO trên
toàn thế giới để có kết quả phân tích nhanh chóng, đồng thời chỉ dẫn các biện
pháp phòng chống bệnh.
- WHO cũng khuyến cáo tất cả những người có nguy cơ tiếp xúc cao,
hoặc làm việc tại các trại chăn nuôi có dịch hay có nguy cơ bùng phát dịch,
cần mặc quần áo bảo hộ, đeo găng tay cao su, khẩu trang y tế, kính bảo hộ,
ủng cao su và có thể uống thuốc kháng virus. Những biện pháp này đặc biệt
quan trọng trong các cuộc điều tra thú y hay công tác tiêu huỷ gia cầm khẩn
cấp trên diện rộng [2].
* Chương trình quốc gia ở Việt Nam
Công tác phòng chống đại dịch cúm ở người ở nước ta phải được thực
hiện đồng bộ và nhất trí cao về chủ trương chính sách, nguồn kinh phí, đến

11
nay chúng ta vẫn duy trì hệ thống phòng chống dịch cấp quốc gia cùng trách
nhiệm của toàn dân trong cuộc chiến đấu và ngăn chặn đại dịch.
- Ngày 4/11/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về các biện pháp
cấp bách ngăn chặn đại dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người.
- Tổ chức chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm từ trung ương đến địa
phương duy trì và đảm bảo hoạt động về chuyên môn kỷ thuật cũng như công
tác y tế dự phòng.
- Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo yêu cầu của

cơ quan chuyên môn về y tế, thú y và chỉ thị số 53-CT/từ ngày 28/10/2005
của Ban Bí thư trung ương Đảng về việc triển khai các biện pháp cấp bách
ngăn chặn dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người. Tập trung chỉ
đạo kiên quyết, đồng bộ các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh tiêu độc khử
trùng, tiêm phòng vaccin và các biện pháp khác theo quy định của pháp luật
Tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y
đối với gia súc, gia cầm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Bên cạnh đó cần có các hình thức thông tin tuyên truyền, vận động,
giáo dục phù hợp với nội dung yêu cầu phòng chống dịch đến tận cơ sở thôn,
bản, cụm, tổ dân cư, cơ quan, đơn vị, trường học và hộ gia đình để mọi người
dân có nhận thức đúng về sự nguy hiểm của bệnh dịch, nguy cơ lây truyền
dịch, có biện pháp tự bảo vệ sức khoẻ bản thân và cộng đồng, đồng thời chủ
động tham gia tích cực các biện pháp phòng chống dịch.
* Biện pháp y tế
- Tổ chức y tế thế giới (WHO) dự đoán một đại dịch gia cầm mới sẽ
bùng phát ở tất cả các nước. WHO kêu gọi các nước chuẩn bị đối phó với đại
dịch, vấn đề bây giờ không phải là khi nào nó xảy ra mà con người đối phó
như thế nào. Chính phủ các nước cần tăng cường biện pháp phòng ngừa để
giảm thiệt hại, ngoài việc sản xuất vaccin cần tăng cường các biện pháp giám

12
sát, tổ chức y tế cũng cho rằng các nước cần xây dựng kế hoạch hành động
khẩn cấp trong các trường hợp đại dịch xảy ra [2].
- Ngày 24/11/2005 Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch hành động phòng
chống đại dịch cúm ở người tại Việt Nam, với các mục tiêu, giải pháp thích
ứng với từng giai đoạn của dịch, đáp ứng nhu cầu phòng chống đại dịch cúm
ở người.
- Giám sát quốc gia
Tiến hành giám sát thường xuyên các trường hợp viêm đường hô hấp
cấp tính và hội chứng cúm tại địa phương theo đúng nghĩa hệ thống giám sát

bệnh truyền nhiễm do Bộ y tế ban hành.
- Giám sát trọng điểm
Là giám sát tại các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao như khu vực
đang có dịch cúm gia cầm lưu hành, các ổ dịch củ. Đối tượng cần quan tâm là
nhân viên y tế, nhân viên thú y, những người có liên quan đến việc giết mổ,
chăn nuôi gia cầm
- Giám sát, phát hiện và cách ly ngoài cộng đồng
Tổ chức giám sát phát hiện và cách ly ngoài cộng đồng đặc biệt có ý
nghĩa cho việc hạn chế lây lan dịch.
- Giám sát ca bệnh: Dựa trên cơ sở của việc giám sát các trường hợp
viêm đường hô hấp thông thường tại cộng đồng, phát hiện sớm ca bệnh, dựa
vào tiêu chuẩn chẩn đoán điền hình, tại phác đồ điều trị do Bộ y tế ban hành.
Tại ổ dịch: Nơi có bệnh nhân nhập viện về bệnh cúm A (H5N1) phải điều
tra đầy đủ đối với người tiếp xúc với bệnh nhân nhân viên y tế phải có danh sách
theo dõi bệnh nhân và diễn biến dịch hàng ngày.
Tại gia đình, nơi tạm trú hoặc khu vực có ổ dịch cần thực hiện triệt để
việc khử trùng bằng cách xử lý bề mặt hoặc xử lý không khí bị ô nhiễm. Các
chất thải của người cách ly đều được quản lý và xử lý riêng.

13
Trang trại và chuồng chăn nuôi gia cầm bị bệnh phải được quản lý chặt
chẽ và thực hiện xử lý theo chỉ định của cơ quan thú y .
* Các biện pháp kỷ thuật vaccin
Phát triển vaccin cúm A/H5N1 vẫn là giải pháp kinh tế và hiệu quả
trong phòng chống đại dịch cúm cho cộng đồng. Viện Vaccin Nha Trang đã
hợp tác với viện công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất vaccin cúm A/H5N1
bằng phương pháp nuôi cấy trên phôi trứng gà và sử dụng chủng NIBRG-14
do viện quốc tế về tiêu chuẩn và kiểm dịch sinh học (NIBBC) vương quốc
Anh cung cấp. NIBRG -14 là virus tái tổ hợp được tạo ra bằng kỹ thuật di
truyền ngược từ 2 chủng virus cúm A/Việt Nam/1994/2004 (H5N1) và

A/PR/8/34 (H1N1). Như vậy chủng NIBRG-14 đặc biệt gần gũi về kháng
nguyên bề mặt H5N1 và H1N1 so với chủng virus cúm H5N1 đã được phân
lập ở Việt Nam và được tổ chức y tế thế giới cho phép sử dụng làm vaccin
[13].
1.6.1.2. Nguyên tắc điều trị
- Mọi trường hợp được phát hiện bệnh đều phải nhập viện cách ly hoàn toàn.
- Thông báo ngay tất cả những trường hợp bệnh được phát hiện về
TTYT dự phòng của địa phương và Bộ Y tế.
- Đối với trường hợp nhẹ không có biến chứng thì chủ yếu là điều trị
triệu chứng: giảm ho, hạ nhiệt, dùng thuốc kháng sinh virus, nâng cao thể
trạng [6].

14
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỊA BÀN VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu là phường An Cựu thành phố Huế, phường nằm ở
phía Nam thành phố Huế. Cách trung tâm thành phố khoảng 1km, phường
nằm sát đường quốc lộ I đi từ Huế - Đà Nẵng, vị trí phường có thể định vị
như dưới đây.
Phía Đông giáp xã An Đông
Phía Tây giáp xã An Tây - Thuỷ Xuân
Phía Bắc giáp phường Phú Nhuận - Phước Vĩnh
Phía Nam giáp xã Thuỷ An - Thuỷ Dương
Phường gồm 22 tổ, có 1650 hộ
Chúng tôi chọn ngẫu nhiên 9 tổ trên địa bàn phường bao gồm:

Tổ 9 44 hộ

Tổ 13 60 hộ
Tổ 15 50 hộ
Tổ 16 71 hộ
Tổ 17 62 hộ
Tổ 18 40 hộ
Tổ 19 98 hộ
Tổ 20 79 hộ
Tổ 21 65 hộ



15
Tổng số hộ của 9 tổ là 569 hộ.
Chúng tôi thực hiện điều tra trong 569 hộ gia đình.
Khu vực dân phường An Cựu nằm sát đường quốc lộ IA và vùng ven
thành phố nên phần lớn làm nghề buôn bán và thủ công chiếm 2/3 còn lại 1/3
chủ yếu là cán bộ và phần nhỏ là ở nhà.
2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là người lớn, tuổi từ 18 đến 70 thuộc phường
An Cựu thành phố Huế.
- Đối tượng không đưa vào nghiên cứu là:
+ Những người già trên 70 tuổi
+ Trẻ em và vị thành niên dưới 17 tuổi
+ Những người thiểu năng về trí tuệ
2.1.3. Cỡ mẫu nghiên cứu
Tất cả những người dân trong phường chọn ngẫu nhiên người lớn từ 18
đến 30 tuổi.
Tổng số người được điều tra phỏng vấn 303.
2.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Không gian: trên cơ sở hỏi và cung cấp bảng xác định từ trước một

cách cụ thể.
Thời gian: từ ngày 10 tháng 03 năm 2007 đến ngày 05 tháng 04 năm
2008.
- Địa điểm: Phường An Cựu – thành phố Huế.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu điều tra cắt ngang và thực hiện phương pháp phỏng vấn trực
tiếp.



16
2.2.1. Phƣơng tiện nghiên cứu
Chúng tôi thiết kế bảng điều tra bao gồm các thông tin về nhân khẩu
học và các nội dung cần điều tra, kiến thức tổng quát về nhận thức và thái độ
phòng bệnh cúm gia cầm H5N1.
2.2.2. Phƣơng thức tiến hành
Thu thập số liệu dựa theo thiết kế bảng điều tra có chuẩn bị trước. Nội
dung bao gồm:
* Kiến thức hiểu biết
- Nguyên nhân gây bệnh
- Đường lây truyền do hô hấp, ăn uống, tiếp xúc qua da.
- Các yếu tố nguy cơ khi cúm gia cầm bị bệnh, tiếp xúc với gia cầm, ăn
thịt gia cầm.
- Hậu quả của bệnh chết nhanh, lành hoàn toàn
Các kiến thức về phòng bệnh
* Các thái độ thực hiện phòng bệnh :
- Mang khẩu trang , găng tay, đội mũ khi tiếp xúc gia cầm
- Rửa tay bằng xà phòng
Hành vi xử lý khi gia cầm bị bệnh
Biện pháp thực hiện khi có dịch

2.2.2. Tiến hành điều tra nghiên cứu
Các bước tiến hành trình tự như sau:
- Liên hệ với trạm y tế phường An Cựu và chính quyền địa phương để
tiến hành điều tra nghiên cứu.
- Thực hiện điều tra nghiên cứu theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp
từng hộ dân trong gia đình.



17
2.2.3. Thống kê, xử lý số liệu
Nội dung của bảng phỏng vấn được nhập vào máy tính và xử lý với
chương trình EPI - InFo.
Các chỉ số được tính theo số đếm và tỷ lệ phần trăm.
Trình bày kết quả bằng bảng các dữ liệu theo trình độ văn hoá
Trình bày kết quả bằng các dữ liệu theo tuổi
Trình bày kết quả bằng bảng các dữ liệu theo giới
Trình bày kết quả bằng bảng các dữ liệu theo nghề nghiệp
Một số quy ước dùng trong xử lý số liệu
Trình độ văn hoá:
- Mù chữ: Là những người thất học, không biết đọc, biết viết nhưng
việc tiếp thu kiến thức bên ngoài xã hội họ vẫn nắm và thực hiện tốt.
- Tiểu học bao gồm: Người biết đọc biết viết, có trình độ thấp.
- THCS: Gồm tất cả những người có trình độ văn hoá từ lớp 6 đến lớp 9.
- THPT, > THPT: Bao gồm những người có trình độ văn hoá cao và trí
thức làm việc trong cơ quan nhà nước và các công ty tư nhân.
Nghề nghiệp:
- Cán bộ: Những người làm việc trong các cơ quan nhà nước hoặc các
công ty tư nhân có hưởng lương, bao gồm cả công nhân.
- Ở nhà: Bao gồm những người làm công việc nội trợ.

- Các nghề khác: Gồm những người làm thợ nề, thợ sắt, thợ mộc, thợ
may, đạp xe thồ ….



18
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM NGHIÊN CỨU
3.1. Tình hình tổng quát về đối tƣợng nghiên cứu
Bảng 3.1. Tình hình tổng quát về đối tượng nghiên cứu


Số lượng
Tỷ lệ %
Giới
Nam
164
54,1
Nữ
139
45,9
Tuổi
≤30
11
3,6
31-40
68
22,4

41-50
113
37,3
>50
111
36,6
Trình độ văn hoá
Mù chữ
12
3,9
Tiểu học
94
31,0
THCS
123
40,6
THPT
60
19,8
>THPT
14
4,6
Nghề nghiệp
CBCNV
36
11,9
Lao động chân tay
134
44,2
Buôn bán

80
26,4
Nội trợ
53
17,5
Tổng số điều tra
303

Nhận xét:
Trong 303 đối tượng được điều tra, nam chiếm 54,2%, nữ chiếm
45,9%, độ tuổi 41-50 chiếm tỷ lệ cao nhất (37,3%), THCS chiếm 40,6%, lao
động chân tay chiếm 44,2%.


19
3.2. NHẬN THỨC VỀ NGUYÊN NHÂN, ĐƢỜNG LÂY VÀ NGUY CƠ
3.2.1. Nhận thức về nguyên nhân, đƣờng lây và nguy cơ theo giới
Bảng 3.2. Hiểu biết về nguyên nhân, đường lây và nguy cơ theo giới
Giới
Thông số
Nam
Nữ
Tổng
n
%
n
%
N
%
Nguyên

nhân
Virus H5N1
149
90,9
125
89,9
274
90,4
VK H5N1
5
3,0
9
6,5
14
4,6
Không biết
10
6,1
5
3,6
15
4,9
Đường lây
Hô hấp
56
34,1
32
23,0
88
29,0

Ăn uống
130
79,3
100
71,9
230
76,0
Qua da
37
22,6
49
35,3
86
28,3
Không biết
1
0,6
3
2,2
4
1,3
Nguy cơ
mắc bệnh
Tiếp xúc với nguời
bệnh
34
20,7
32
23,0
66

21,7
Tiếp xúc với gà, vịt
30
18,3
26
18,7
56
18,4
Ăn thịt gà, vịt bệnh
127
77,4
117
84,2
244
80,5
Lây người
sang người
Có lây
163
99,4
136
97,8
299
98,7
Nhận xét:
Tỷ lệ hiểu biết chung về nguyên nhân do virus H5N1 là 90,4%
Lây đường ăn uống chiếm tỷ lệ 76% ,đường hô hấp 29% và đường da
28,3%
Nguy cơ mắc bệnh do ăn thịt bị bệnh 80,5%, tiếp xúc với người bệnh
21,8% và tiếp xúc gà vịt bị bệnh là 18,4%

Lây từ người sang người là 98,7%

20
90,9
89,9
3
6,5
6,1
3,6
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
VirusH5N1 VK H5N1 Không biết
Nam
Nữ
Tỷ
lệ
Nguy
ên
nhân



Biểu đồ 3.1. Hiểu biết về nguyên nhân theo giới


34,15
23,02
79,27
72,94
22,56
32,25
0,61
2,16
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Hô hấp Ăn uống Qua da Không biết
Nam
Nữ
Tỷ
lệ
%


Biểu đồ 3.2. Hiểu biết về đường lây theo giới


21
3.2.2. Nhận thức về nguyên nhân, đƣờng lây và nguy cơ theo tuổi
Bảng 3.3. Hiểu biết về nguyên nhân, đường lây và nguy cơ theo tuổi
Tuổi
Thông số
< 30
31-40
41-50
>50
n
%
n
%
n
%
n
%
Nguyên
nhân
Virus H5N1
11
100
60
88,2
101
89,4
102
91,9
VK H5N1
0

0
4
5,9
7
6,2
36
32
Không biết
0
0
4
5,9
5
4,4
6
5,4
Đường lây
Hô hấp
2
18,2
15
22,0
32
28,3
39
35,1
Ăn uống
6
54,6
53

77,9
88
77,9
83
74,8
Qua da
7
63,6
18
26,5
31
27,4
30
27,0
Không biết
0
0,0
1
1,5
2
1,8
1
0,9
Nguy cơ
mắc bệnh
Tiếp xúc với
nguời bệnh
3
27,3
12

17,7
30
26,6
21
18,9
Tiếp xúc với
gà, vịt
2
18,2
9
13,2
24
21,2
21
18,9
Ăn thịt gà,
vịt bệnh
9
81,8
61
89,7
87
76,9
87
78,4
Lây người
sang người
Có lây
11
100

67
98,5
111
98,2
110
99,1

Nhận xét:
Đối tượng có độ tuổi < 30, biết virus H5N1 chiếm tỷ lệ 100%, các tuổi
khác có tỷ lệ từ 88,2% đến 91,9%.
Đường lây truyền qua ăn uống vẫn chiếm tỷ lệ cao trong các nhóm tuổi
Nguy cơ mắc bệnh do ăn thịt gia cầm bị bệnh có tỷ lệ từ 76,9% đến
89,7%
Lây từ người sang người, tỷ lệ hiểu biết tương đương ở các nhóm tuổi


22
3.2.3. Nhận thức về nguyên nhân, đƣờng lây và nguy cơ theo TĐVH
Bảng 3.4. Hiểu biết về nguyên nhân, đường lây và nguy cơ theo trình độ văn hoá
TĐVH
Thông số
Mù chữ
Tiểu học
THCS
THPT
>THPT
n
%
n
%

n
%
N
%
N
%
Nguyên
nhân
Virus H5N1
10
83,4
76
80,8
116
94,3
58
96,7
14
100
VK H5N1
1
8,3
9
9,6
2
1,6
2
3,3
0
0

Không biết
1
8,3
9
9,6
5
4,1
0
0,0
0
0
Đường
lây
Hô hấp
1
8,3
22
23,4
46
37,4
14
23,3
5
35,7
Ăn uống
11
91,7
73
77,7
87

70,7
48
80,0
11
78,6
Qua da
1
8,3
24
25,5
40
32,5
17
28,3
4
28,6
Không biết
0
0,0
1
1,1
3
2,4
0
0,0
0
0,0
Nguy
cơ mắc
bệnh

Tiếp xúc với
nguời bệnh
1
8,3
15
16,0
31
25,2
16
26,7
3
21,4
Tiếp xúc với
gà, vịt
1
8,3
11
11,7
28
22,8
14
23,3
2
14,3
Ăn thịt gà,
vịt bệnh
11
91,7
85
90,4

92
74,8
45
75,0
0
0,0
Lây
người
sang
người
Có lây
12
100,
92
97,9
121
98,4
60
100,
0
0,0
Nhận xét:
-Tỷ lệ hiểu biết nguyên nhân gây bệnh cúm gia cầm là virus H5N1 ở trình
độ THPT chiếm tỷ lệ 96,7%, đối tượng có trình độ > PTTH có tỷ lệ cao nhất
100%
- Tỷ lệ hiểu biết về đường lây qua hô hấp ở THCS (37,4%) và > THPT
(35,7%). Nhóm mù chứ chiếm tỷ lệ thấp nhất 8,3%
- Yếu tố nguy cơ ăn thịt GC bị bệnh chiếm tỷ lệ từ 75,0 đến 91,7%
- Có 97,9% đến 100% cho bệnh có lây từ người sang người


23
3.2.4. Nhận thức về nguyên nhân, đƣờng lây và nguy cơ theo nghề nghiệp
Bảng 3.5. Hiểu biết về nguyên nhân, đường lây và nguy cơ theo nghề nghiệp
Tuổi

Thông số
CBCNV
LĐ chân
tay
Buôn bán
Nội trợ
n
%
n
%
n
%
n
%
Nguyên
nhân
Virus
H5N1
36
100
121
90,3
69
86,3
48

90,6
VK H5N1
0
0,0
5
3,7
7
8,75
2
3,8
Không biết
0
0,0
8
6,0
4
5
3
5,7
Đƣờng lây
Hô hấp
12
33,3
40
29,9
20
25,0
16
30,2
Ăn uống

28
77,8
105
78,4
55
68,75
42
79,2
Qua da
14
38,9
35
26,1
28
35
9
17,0
Không biết
0
0,0
0
0,0
2
2,5
2
3,8
Nguy cơ mắc bệnh
Tiếp xúc
với nguời
bệnh

13
36,1
26
19,4
22
27,5
5
9,4
Tiếp xúc
với gà, vịt
8
22,2
24
17,9
21
26,25
3
5,7
Ăn thịt gà,
vịt bệnh
29
80,6
109
81,3
60
75,0
46
86,8
Lây
ngƣời

sang
ngƣời
Có lây
36
100
133
99,3
78
97,5
52
98,1
Nhận xét:
- Đối tượng là CBCNV có tỷ lệ 100% trả lời virus H5N1 là nguyên
nhân gây bệnh cúm gia cầm.
- Các đối tượng nghiên cứu cho rằng đường lây qua ăn uống chiếm
tỷ lệ cao
- Yếu tố nguy cơ ăn thịt gia cầm bị bệnh chiếm tỷ lệ tương đương ở
các nhóm CBCNV, nội trợ, LĐCT và thấp nhất ở buôn bán chiếm
75%.
- Có 97,5% đến 100% cho bệnh có lây từ người sang người

24
Bảng 3.6. Kiến thức về hậu quả và các loại bệnh khi mắc cúm gia cầm theo giới
Giới
Thông số
Nam
Nữ
Tổng
n
%

n
%
N
%
Hậu quả
khi bị cúm
gia cầm
Lành hoàn toàn
66
40,2
34
24,5
100
33,0
Bệnh mãn tính
23
14,0
18
12,9
41
13,5
Chết nhanh
75
45,7
87
62,6
162
53,5
Loại bệnh
khi mắc

CGC
Dạ dày
18
11,0
16
11,5
34
11,2
Viêm phổi
162
98,8
137
98,6
299
98,7
Nhận xét:
- Có 53,5% cho rằng khi bị cúm gia cầm thì bệnh chết nhanh
- Có 33% cho là lành hoàn toàn
- Bệnh viêm phổi chiếm tỷ lệ cao 98,7%
- Tỷ lệ trả lời nam - nữ tương đương nhau về các kiến thức này
Bảng 3.7. Kiến thức về hậu quả và các loại bệnh khi mắc cúm gia cầm theo
tuổi
Tuổi
Thông số
< 30
31-40
41-50
>50
n
%

n
%
n
%
n
%
Hậu
quả
khi bị
cúm
gia cầm
Lành hoàn toàn
3
27,3
23
33,8
28
24,8
46
41,5
Bệnh mãn tính
2
18,2
8
11,8
20
17,7
11
9,9
Chết nhanh

6
54,5
37
54,4
65
57,5
54
48,6
Loại
bệnh
khi mắc
CGC
Dạ dày
1
9,1
8
11,8
11
9,7
14
12,6
Viêm phổi
11
100,
67
98,5
112
99,1
109
98,2

Nhận xét:
- Tất cả mọi lứa tuổi có tỷ lệ tương đương cho rằng bị cúm gia cầm
chết nhanh
- Bệnh viêm phổi chiếm tỷ lệ cao và đồng đều ở các lứa tuổi

25
Bảng 3.8. Kiến thức về hậu quả và các loại bệnh khi mắc cúm gia cầm theo
TĐVH
TĐVH
Thông số
Mù chữ
Tiểu học
THCS
THPT
>THPT
n
%
n
%
n
%
n

%

Hậu
quả
khi bị
cúm
gia

cầm
Lành hoàn toàn
9
75,0
35
37,2
40
32,5
14
23,3
2
14,3
Bệnh mãn tính
0
0,0
12
12,8
13
10,6
16
26,7
0
0,0
Chết nhanh
3
25,0
47
50,0
70
56,9

30
50,0
12
85,7
Loại
bệnh
khi
mắc
CGC
Dạ dày
1
8,3
15
16,0
17
13,8
1
1,7
0
0,0
Viêm phổi
11
91,7
93
98,9
121
98,4
60
100,
14

100,
Nhận xét:
- Bệnh cúm gia cầm gây chết nhanh chiếm tỷ lệ tăng dần theo TĐVH
- Bệnh gia cầm gây bệnh viêm phổi cũng chiếm tỷ lệ cao từ 91% đến 100%.
Bảng 3.9. Kiến thức về hậu quả và các loại bệnh khi mắc CGC theo nghề
nghiệp
Tuổi
Thông số
CBCNV
LĐCT
Buôn bán
Nội trợ
n
%
n
%
n
%
n
%
Hậu quả
khi bị
cúm
gia cầm
Lành hoàn toàn
9
25,0
52
38,8
20

25,0
19
35,8
Bệnh mãn tính
3
8,3
21
15,7
11
13,8
6
11,3
Chết nhanh
24
66,7
61
45,5
49
61,3
28
52,8
Loại
bệnh
khi mắc
CGC
Dạ dày
3
8,3
17
12,7

6
7,5
8
15,1
Viêm phổi
36
100,
132
98,5
80
100,
51
96,2
Nhận xét:
- Bệnh cúm gia cầm gây chết nhanh chiếm tỷ lệ từ 45,5% đến 66,7%
- Bệnh gia cầm gây nên bệnh viêm phổi cũng chiếm tỷ lệ cao từ 96%
đến 100%.

×