Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Đánh giá tình hình trang bị và sử dụng thuốc tân dược theo danh mục do bộ y tế quy định trong chương trình thuốc thiết yếu tại tuyến y tế cơ sở phường phú bình thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 64 trang )

MỤC LỤC



Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………
1.1. Định nghĩa thuốc thiết yếu……………………………………………….
1.2. Quan niệm về thuốc thiết yếu……………………………………………
1.3. Sự hình thành và phát triển của thuốc thiết yếu………………………….
1.4. Mục tiêu của chương trình thuốc thiết yếu………………………………
1.5. Nội dung thuốc thiết yếu Việt Nam……………………………
1.6. Phân loại thuốc thiết yếu tại tuyến y tế cơ sở……………………………
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………
2.2. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………
2.3. Các bước tiến hành………………………………………………………
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………
Chƣơng 4. BÀN LUẬN……………………………………………………
KẾT LUẬN…………………………………………………………………
KIẾN NGHỊ………………………………………………………………….
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
3
3
3
4
5
6
8


13
13
17
18
20
30
39
40












PHỤ LỤC



1. Các quyết định.
1.1. Quyết định số 130/QĐ-BYT, ngày 23 tháng 5 năm 1985.
1.2. Quyết định số 548/QĐ-BYT, ngày 16 tháng 9 năm 1989.
1.3. Quyết định số 1904/QĐ-BYT, ngày 28 tháng 11 năm 1995.
1.4. Quyết định số 17/QĐ-BYT, ngày 01 tháng 7 năm 2005.
2. Danh mục thuốc tân dược trạm y tế phường Phú Bình.

3. Danh mục thuốc tân dược năm 2005 theo quy định của Bộ Y tế.
4. Bộ câu hỏi phỏng vấn.
5. Giấy xác nhận.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ


Thuốc là một trong những yếu tố quan trọng trong công tác chăm sóc
sức khỏe của nhân dân. Những năm gần đây công nghiệp Dược ở nhiều nước
và ở nước ta phát triển mạnh mẽ, số mặt hàng thuốc đưa ra thị trường và được
sử dụng ngày càng nhiều trong điều trị cũng gây khó khăn cho việc quản lý
thuốc. Chi phí thuốc ngày càng tăng trong ngân sách y tế, đặc biệt là các nước
phát triển. Mỗi nước có những đặc điểm riêng về kinh tế xã hội và truyền
thống văn hóa cho nên có những yêu cầu và giải pháp cụ thể giải quyết vấn đề
thuốc cho nước mình [16]. Tổ chức y tế thế giới cũng khuyến cáo các nước
đang phát triển cần có chính sách quốc gia về thuốc.
Ở Việt Nam trong những năm qua Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn
bản chính sách có liên quan đến thuốc nhưng còn chưa đồng bộ. Hiện nay,
lượng thuốc chữa bệnh tăng lên nhiều, chủng loại rất phong phú, đa dạng,
chất lượng có tiến bộ việc cung ứng thuốc cho dân do đó được cải thiện
nhưng cũng còn một số mặt hạn chế, mạng lưới phân phối thuốc chưa đều
khắp, tình trạng lạm dụng thuốc trong điều trị gây tốn kém và tác hại, công
tác quản lý của Nhà nước chưa theo kịp yêu cầu của tình hình thực tế, [9],
[11], [12]. Vì vậy, chính phủ ban hành chính sách quốc gia về thuốc làm cơ sở
cho ngành Dược nói riêng và ngành Y tế nói chung [14], [17], [27].
Bộ Y tế đã triển khai chương trình thuốc thiết yếu là một trong sáu
chương trình y tế quốc gia nhằm thực hiện chiến lược về thuốc tại các tuyến y

tế cơ sở. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ để mọi người dân, kể cả người
nghèo, người dân tộc ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi đều được cung ứng
đủ thuốc thiết yếu cho phòng bệnh và chữa bệnh [ 8 ], [10], [17].
2

Việc ban hành danh mục thuốc quốc gia dựa trên tiêu chí phù hợp với
mô hình bệnh tật và phương pháp điều trị trong nước có hiệu quả cao, bảo
đảm an toàn dễ sử dụng, phù hợp với yêu cầu điều trị ở mỗi tuyến. Thực hiện
chương trình thuốc thiết yếu là nền tảng đảm bảo các mặt hoạt động cho tuyến
y tế cơ sở [7 ], [15], [26].
Danh mục thuốc thiết yếu định kỳ 2-5 năm được Bộ Y tế xem xét bổ
sung cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội Việt Nam với tiến bộ về khoa
học và kỹ thuật còn là một trong những chương trình được Bộ Y tế quan tâm
nhằm để thực hiện chiến lược sử dụng thuốc an toàn, hợp lý [2 ], [3], [4], [5],
[6 ].
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc theo danh mục thuốc thiết yếu dành
cho tuyến cơ sở là một vấn đề cần thiết, do đó chúng tôi nghiên cứu đề tài: "
Đánh giá tình hình trang bị và sử dụng thuốc tân dược theo danh mục do
Bộ Y tế quy định trong chương trình Thuốc thiết yếu tại tuyến y tế cơ sở
phường Phú Bình -Thành phố Huế" với mục tiêu sau:
1. Khảo sát tình hình trang bị và sử dụng thuốc tân dược theo danh mục
do Bộ Y tế quy định trong chương trình Thuốc thiết yếu tại tuyến y tế cơ sở
nhằm đánh giá tính phù hợp của danh mục với thực tế tại tuyến y tế cơ sở để
rút kinh nghiệm và có những đề xuất cần thiết.
2. Khảo sát sự hiểu biết của cán bộ y tế cơ sở về chương trình Thuốc thiết
yếu.

3

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. ĐỊNH NGHĨA THUỐC THIẾT YẾU
Thuốc thiết yếu là thuốc đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho
đông đảo nhân dân [20], [31].
1.2. QUAN NIỆM VỀ THUỐC THIẾT YẾU
+ Theo quyết định 28-26 của tiểu ban hành động vì sức khỏe thế giới
(WHA) của tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 1975 : "Các nước cần xây dựng
một đường lối quốc gia về thuốc gắn liền nghiên cứu, sản xuất, phân phối
thuốc theo nhu cầu thực tế chăm sóc sức khỏe của nhân dân". Quyết định này
đã đặt cơ sở cho quan niệm thuốc thiết yếu ra đời và đường lối đó thể hiện ở
việc lựa chọn, cung ứng các thuốc sao cho những thuốc này có sẵn bất cứ lúc
nào, với số lượng cần thiết, dưới dạng bào chế phù hợp và có giá cả hợp lý
[7], [10], [13].
+ Hiện nay trên thế giới có trên dưới 400.000 loại thuốc đang lưu hành
cạnh tranh lẫn nhau. Có nhiều loại thuốc tốt giá trẻ, nhưng những loại cần
thiết thì quá đắt.
+ Việc sử dụng thuốc ngày càng trở nên phức tạp, tạo sự bất bình giữa
người giàu người nghèo. Người ta ước tính có 70% dân số thế giới ở các nước
đang phát triển chỉ hưởng được 15% số thuốc đang lưu hành và nhiều nơi
người bệnh không có đủ các thứ thuốc cần thiết cũng như là loại thuốc thông
thường .
+ Do vậy chương trình thuốc thiết yếu là một nội dung quan trọng quyết
định cơ sở vật chất nền tảng cho việc Chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ)
[7], [10], [13], [29].
4

1.3. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHƢƠNG TRÌNH
THUỐC THIẾT YẾU

1.3.1. Trên thế giới
+ Từ năm 1975, tổ chức y tế thế giới đã thành lập một tiểu ban nghiên
cứu xây dựng một mô hình thuốc thiết yếu cho tất cả các nước.
+ Năm 1981, chương trình chính thức về thuốc thiết yếu ra đời.
+ Năm 1982, Tổ chức y tế thế giới đã ban hành một danh mục mẫu về
thuốc thiết yếu có khoảng 250 loại bao gồm những thuốc cần được ưu tiên
bảo đảm trong hoàn cảnh nhất định vì lợi ích chăm sóc sức khỏe cho đại đa số
nhân dân. Nội dung và danh mục thuốc thiết yếu này là cơ sở áp dụng của các
quốc gia. Người ta nhận thấy chỉ cần xây dựng cho mình một danh mục tương
tự là có thể cung ứng đầy đủ các loại thuốc cần thiết CSSKBĐ ở nước mình
[20], [26], [31].
1.3.2. Ở nƣớc ta
+ Danh mục thuốc thiết yếu (lần I) Việt Nam được Bộ Y tế ngày
23/2/1985, theo quyết định số 130/QĐ-BYT. Đây là danh mục thuốc thiết yếu
của cả nước gồm 225 loại thuốc xếp thành 31 nhóm cho cả 3 tuyến. Đó là
những loại thuốc cần thiết nhất được lựa chọn trong danh mục thuốc thống
nhất của toàn ngành, bao gồm các loại thuốc ưu tiên để bảo đảm cho công tác
phòng bệnh, chữa bệnh và bồi dưỡng sức khỏe phù hợp với đường lối,
phương châm y tế của nước ta [2], [30].
+ Danh mục thuốc thiết yếu (lần thứ II) Việt Nam được Bộ Y tế ban
hành ngày 16/09/1989 theo quyết định số 548/QĐ –BYT để thay thế cho danh
mục thuốc thiết yếu đã ban hành theo quyết định số 130/QĐ –BYT. Đây là hệ
thống danh mục thuốc ưu tiên bao gồm :
5

* Danh mục thuốc tối cần thiết (ưu tiên 1): Là danh mục những thuốc
đáp ứng nhu cầu phòng, chữa các bệnh, triệu chứng, trường hợp cấp cứu phổ
biến nhất.
* Danh mục thuốc thiết yếu (ưu tiên 2): Là danh mục những thuốc đáp
ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đông đảo nhân dân [3 ], [10], [20].

Hệ thống danh mục ưu tiên này gồm 64 thuốc tối cần thiết (lựa chọn từ
119 thuốc sử dụng trong 89 bệnh, triệu chứng, cấp cứu quan trọng nhất) và
116 thuốc thiết yếu cho các tuyến .
+ Danh mục thuốc thiết yếu (lần thứ III) Việt Nam được Bộ Y tế ban
hành ngày 28 tháng 11 năm 1995 theo Quyết định số 1904/QĐ-BYT, thay cho
các danh mục cũ. Danh mục này gồm 28 tiểu mục, với 255 thuốc dành cho
tuyến A, 197 thuốc dành cho tuyến B và 83 thuốc dành cho tuyến C [4], [20].
+ Danh mục thuốc thiết yếu (lần IV) Việt Nam được Bộ Y tế ban hành
ngày 28 tháng 7 năm 1999 theo quyết định số 2285/1999/QĐ-BYT gồm 27
nhóm với 346 thuốc dành cho cả 3 tuyến y tế, trong đó tuyến C có 20 nhóm
với 117 loại thuốc [5], [20].
+ Danh mục thuốc thiết yếu (lần thứ V) Việt Nam được BộY tế ban hành
ngày 01 tháng 7 năm 2005 theo quyết định số 17/2005/QĐ-BYT thay cho các
danh mục cũ. Danh mục này gồm có 27 nhóm với 335 loại thuốc sử dụng cho
4 tuyến. Trong đó tuyến C sử dụng cho cơ sở y tế có bác sĩ (phòng khám, y tế
cơ quan, trường học, trạm y tế xã ) gồm có 175 loại thuốc nằm trong 22 nhóm
[6 ], [20].
1.4. MỤC TIÊU CỦA CHƢƠNG TRÌNH THUỐC THIẾT YẾU
Ban hành danh mục thuốc thiết yếu là bước đầu tiên quan trọng trong
việc xác lập đường lối quốc gia về thuốc. Ở nước ta chương trình thuốc thiết
yếu là một trong sáu chương trình y tế quốc gia (Chương trình 6). Mục tiêu
của chương trình bao gồm :
6

1.4.1. Mục tiêu tổng quát
Nhằm đạt được hiệu quả tối đa của việc bảo đảm thuốc (cũng như trang
thiết bị y tế, hóa chất xét nghiệm) đối với công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân
trong hoàn cảnh kinh tế, kỹ thuật, bệnh tật và tổ chức chăm sóc sức khỏe của
Việt Nam. Hiệu quả đó đạt được trước hết trong chăm sóc sức khỏe ban đầu.
1.4.2. Mục tiêu cụ thể

1.4.2.1. Mục tiêu liên quan đến sức khỏe
* Lựa chọn thuốc ưu tiên đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, cũng như
trang thiết bị thiết yếu đảm bảo người dân có thể sử dụng khi cần, với chất
lượng tốt, giá cả chấp nhận được.
* Góp phần tăng cường hoạt động y tế cơ sở.
* Đảm bảo an toàn, hiệu lực của thuốc cung cấp cho người dân
* Hoàn thiện từng bước điều kiện cung ứng thuốc cho người dân : kho
tàng, đóng gói, bảo quản, hướng dẫn sử dụng.
* Hợp lý hóa kê đơn thuốc của nhân viên y tế.
* Đẩy mạnh hoạt động nhằm đảm bảo việc sử dụng thuốc đúng trong
nhân dân [8 ], [20].
1.4.2.2. Mục tiêu liên quan đến kinh tế
* Sử dụng có hiệu quả chi phí của nhà nước của nhân dân đối với thuốc
và trang thiết bị thuốc thiết yếu.
* Cải tiến được phương pháp mua hàng, nhằm sử dụng có hiệu quả
nguồn kinh phí để nhập thuốc - trang thiết bị…
* Tạo thêm việc làm trong các khâu cung ứng (sản xuất, đóng gói, bảo
quản…) [8 ], [12], [20].
1.5. NỘI DUNG THUỐC THIẾT YẾU VIỆT NAM
1.5.1. Thuốc theo hệ thống VEN
Thuốc theo hệ thống VEN là hệ thống thuốc ưu tiên, đa số là thuốc hóa
dược, là những sản phẩm (dược phẩm hoặc thành phẩm) được bào chế dưới
nhiều dạng có thể dùng ngay để phòng và chữa bệnh. Hệ thống VEN gồm :
7

* Thuốc tối cần thiết (MV - Médicaments Vitaux):
Là loại thuốc rất cần cho phòng bệnh và chữa bệnh không được để thiếu,
nếu không sẽ nguy hại đến tính mạng của người dân. Vì vậy đây là những loại
thuốc lúc nào cũng phải có, giá nào cũng phải có [13], [26].
* Thuốc thiết yếu (ME - Médicaments Essentiels):

Là thuốc dùng cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đông đảo nhân dân.
Vì vậy, những thuốc này cần được đáp ứng mọi lúc với số lượng lớn, dạng
dùng thích hợp và sẳn sàng có bất cứ lúc nào [13], [21], [25], [26].
* Thuốc thông thường (MN- Médicaments Non Essentiels [13],[20] ,[27]
1.5.2. Thuốc Nam chữa bệnh tại cơ sở
Là những cây thuốc và vị thuốc thông thường của Việt Nam dễ trồng, dễ
thu mua và chế biến, sẵn có ở cơ sở, có thể dùng để phòng và chữa bệnh theo
kinh nghiệm dân gian, bao gồm :
* Danh mục 35 cây thuốc chữa 7 chứng và bệnh thông thường, theo chỉ thị
23 của Bộ Y tế năm 1976 và được bổ sung bằng toa căn bản gồm 36 cây và vị
thuốc được gia giảm theo kinh nghiệm để chữa 7 bệnh, chứng thông thường
[25].
* Danh mục 60 cây chữa 9 nhóm bệnh thông thường, theo quyết định số
2285/1999/QĐ-BYT ngày 28 tháng 7 năm 1999 [5 ].
* Danh mục 210 cây thuốc, vị thuốc YHCT xếp thành 25 nhóm Ban hành
kèm theo Quyết định số 17/2005/QĐ-BYT ngày 01 tháng 7 năm 2005 [6 ].
1.5.3. Các phƣơng pháp chữa bệnh không dùng thuốc
Sử dụng các phương pháp chữa bệnh dân gian, cổ truyền dân tộc kết hợp
với thể dục trị liệu, phục hồi chức năng (châm cứu, xoa bóp, day, bấm huyệt,
tẩm quất , cạo gió, xông hơi…) [20], [31].
8

1.6. PHÂN LOẠI NHÓM THUỐC THIẾT YẾU TẠI TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ
1.6.1. Phân theo hệ thống MV và ME
Hệ thống danh mục ưu tiên này gồm 64 thuốc tối cần thiết (lựa chọn từ
119 thuốc sử dụng trong 89 bệnh, triệu chứng, cấp cứu quan trọng nhất)
và 116 thuốc thiết yếu cho các tuyến. Trong đó ở tuyến y tế cơ sở có:

+ MV: Có 14 nhóm với 29 loại thuốc
+ ME: Có 19 nhóm với 31 loại thuốc

PHÂN NHÓM TÁC DỤNG THEO HỆ THỐNG MV, ME
TẠI TUYẾN YTCS
Theo quyết định số 548/QĐ – BYT, ban hành ngày 16-9-1989
TT
Nhóm tác dụng theo danh
mục MV
Số
loại
MV
TT
Nhóm tác dụng
theo danh mục MV
Số
loại
MV
1
Giảm đau, hạ sốt
1
8
Chữa ghẻ
1
2
Chống choáng, giải mẫn cảm
1
9
Chống acide dạ dày
1
3
Chữa giun
3

10
Ỉa chảy
2
4
Chống nhiễm trùng
3
11
Chống bướu cổ
1
5
Chống lao
2
12
Vaccine
4
6
Chống sốt rét
5
13
Nhỏ mắt
2
7
Chống nấm ngoài da
1
14
Chữa hen
1





Nước cất
1
TỔNG: 14 NHÓM: 29 LOẠI THUỐC





9

TT
Nhóm tác dụng theo
danh mục ME
Số loại
ME
TT
Nhóm tác dụng theo
danh mục ME
Số
loại
ME
1
Giảm đau, hạ sốt
1
8
Chữa ghẻ
1
2
Chống dị ứng

1
9
Chống Acide dạ dày
1
3
Chữa giun
13
10
Nhỏ mắt
3
4
Chống nhiễm trùng
1
14
Chữa hen
1
5
Tâm thần
1
15
Mê, tê
1
6
Chống sốt rét
1
16
Chữa thiếu máu
2
7
Vitamine

3
17
Lợi tiểu, hạ huyết áp
1
8
Chữa ghẻ
2
18
Sát trùng da
5
9
Điều chỉnh điện giải
1
19
Chống co thắt
2
10
Ỉa chảy
1



TỔNG: 19 NHÓM: 31 LOẠI THUỐC

1.6.2. Phân theo hệ thống danh mục thuốc tân dƣợc
Được Bộ Y tế ban hành ngày 01/07/2005 theo quyết định số 17/2005/QĐ -
BYT đây là danh mục mới nhất gồm 27 nhóm với 355 loại thuốc dành cho cả 4
tuyến (A, B,C, D) trong đó tuyến C: Tuyến cơ sở y tế có bác sĩ (phòng khám, y
tế cơ quan, trường học, trạm y tế xã) có 22 nhóm với 175 loại thuốc.(phụ lục 3)
Nhóm tác dụng

Số loại
thuốc
I. THUỐC GÂY TÊ, MÊ
3
II. THUỐC GIẢM ĐAU, HẠ SỐT, CHỐNG VIÊM, STEROID,
THUỐC ĐIỀU TRỊ GÚT VÀ CÁC BỆNH XƢƠNG KHỚP

2.1. Thuốc giảm đau thuốc hạ sốt, chống viêm không steroid
5
2.2. Thuốc giảm đau lọai opi
1
2.3. Thuốc điều trị gút
2
10

III. THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG VÀ DÙNG TRONG CÁC
TRƢỜNG HỢP QUÁ MẪN
4
IV. THUỐC GIẢI ĐỘC

4.1. Thuốc giải độc đặc hiệu
2
4.2. Thuốc giải độc không đặc hiệu
1
V. THUỐC CHỐNG ĐỘNG KINH
2
VI. THUỐC ĐIỀU TRỊ KÝ SINH TRÙNG, CHỐNG NHIỄM
KHUẨN

6.1. Thuốc trị giun, sán đường ruột

3
6.2. Chống nhiễm khuẩn

6.2.1 Thuốc nhóm beta - lactam
9
6.2.2. Thuốc nhóm aminoglycosid
1
6.2.3 Thuốc nhóm phenicol
1
6.2.4 Thuốc nhóm nitro Imidazol
1
6.2.5 Thuốc nhóm lincosamid
1
6.2.6. Thuốc nhóm macrolid
2
6.2.7 Thuốc nhóm quinolon
2
6.2.8. Thuốc nhóm sulfamid
2
6.2.9. Thuốc nhóm tetracyclin
1
6.3 Thuốc điều trị lao
6
6.4 Thuốc chống nấm
4
6.5 Thuốc điều trị bệnh amip
2
6.6. Thuốc điều trị sốt rét
6
VII. THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐAU NỬA ĐẦU CHÓNG MẶT

1
VIII. THUỐC CHỐNG PARKINSON
2
11

IX. THUỐC TÁC DỤNG ĐỐI VỚI MÁU

9.1 Thuốc chống thiếu máu
4
9.2 Thuốc tác dụng lên quá trình đông máu
2
X. THUỐC TIM MẠCH

10.1 Thuốc chống đau thắt ngực
2
10.2 Thuốc chống loạn nhịp
4
10.3. Thuốc điều trị tăng huyết áp
6
10.4. Thuốc điều trị hạ huyết áp
1
10.5. Thuốc điều trị suy tim
1
10.6. Thuốc chống huyết khối
1
10.7. Thuốc hạ lipid máu
2
XI. THUỐC NGOÀI DA

11.1. Thuốc chống nấm

6
11.2. Thuốc chống nhiễm khuẩn
2
11.3. Thuốc chống viêm ngứa
2
11.4. Thuốc có tác dụng làm tiêu sừng
1
11.5. Thuốc trị ghẻ
2
XII. THUỐC TẨY TRÙNG VÀ SÁT KHUẨN
4
XIII. THUỐC LỢI TIỂU
2
XIV. THUỐC ĐƢỜNG TIÊU HÓA

14.1. Thuốc chống loét dạ dày tá tràng
4
14.2. Thuốc chống co thắt
3
14.3. Thuốc tẩy, nhuận tràng
2
14.4. Thuốc tiêu chảy
4
14.5. Thuốc điều trị trĩ
1
XV. HOCMON, NỘI TIẾT TỐ VÀ THUỐC TRÁNH THỤ THAI

12

15.1 Hocmon thượng thận và những chất tổng hợp thay thế

2
15.2 Các chế phẩm androgen, estrogen và progesteron
3
15.3 Insulin và nhóm thuốc hạ đường huyết
3
XVI. SINH PHẨM MIỄN DỊCH

16.1. Huyết thanh và globulin miễn dịch
2
16.2. Vaccin
11
XVII. THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH MẮT, TAI MŨI HỌNG

17.1. Thuốc chống nhiễm khuẩn, kháng virus
7
17.2. Thuốc tai mũi họng
4
XVIII. THUỐC CÓ TÁC DỤNG THÚC ĐẺ, CẦM MÁU SAU ĐẺ
VÀ CHỐNG ĐẺ NON

18.1. Thuốc thúc đẻ cầm máu sau đẻ
2
28.2 Thuốc chống đẻ non
1
XIX. THUỐC CHỐNG RỐI LOẠN TÂM THẦN
1
XX. THUỐC TÁC DỤNG TRÊN ĐƢỜNG HÔ HẤP

20.1. Thuốc chữa hen
1

20.2. Thuốc chữa ho
3
XXI. DUNG DỊCH ĐIỀU CHỈNH NƢỚC, ĐIỆN GIẢI, CÂN
BẰNG ACID BASE

21.1. Thuốc uống
2
21.2. Thuốc tiêm truyền
4
21.3. Thuốc khác
1
XXII. KHOÁNG CHẤT VÀ VITAMIN
8
Tổng số: 22 nhóm và 175 loại thuốc
175




13

Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Địa bàn khảo sát
Nhằm mục tiêu xác định tính hợp lý trong danh mục thuốc thiết yếu
đang được trang bị và sử dụng tại tuyến y tế cơ sở theo quyết định của Bộ Y
tế nên trong đề tài này em chọn một trạm y tế phường thuộc thành phố Huế.

Đó là trạm y tế phường Phú Bình.
Điều kiện kinh tế- văn hoá - xã hội
- Phường Phú Bình là một phường nghèo so với mặt bằng chung của
toàn thành phố, đời sống kinh tế của nhân dân trên địa bàn còn nhiều khó
khăn, nhân dân đa phần là lao động phổ thông và hành nghề tiểu thủ công
nghiệp truyền thống như: Đóng tàu, vôi hàu, nem chả, rèn [18].
Phân bố nghề nghiệp:
+ CBCNVC và người lao động: 28,6%
+ Buôn bán nhỏ: 57,1%
+ Tiểu thủ công: 14,3%
- Vị trí địa lý:[18]
+ Phía Bắc giáp sông Đào và xã Hương Vinh
+ Phía Đông giáp sông Đông Ba, phường Phú Hiệp và phường Phú
Hậu
+ Phía Nam giáp phường Phú Hoà
+ Phía Tây giáp phường Thuận Lộc và phường Phú Thuận
14

Phường Phú Bình có tổng diện tích: 61,25 ha. Dân số 10.063 nhân khẩu
và có 2.044 hộ trong đó nam: 4.517 người, nữ: 5.546 người. Phụ nữ tuổi 15-
49 có chồng: 1.272 người, phụ nữ tuổi sinh đẻ 15-49 tuổi: 2.356.
- Y tế và Giáo dục.
Trạm y tế Phú Bình:
+ Cơ sở vật chất trang thiết bị:
* Trạm y tế được xây dựng từ năm 1990 là một dãy nhà trệt cấp 4 gồm
có 8 phòng, 4 giường lưu bệnh, có 1 tủ thuốc tại trạm y tế (không có quầy
thuốc) và 1 tủ sách Y học trên 10 đầu sách
* Trang thiết bị gồm: máy điện châm, máy đo huyết áp, máy hút đàm
nhớt, máy vi tính, máy Fax, ghế nha khoa.
+ Công tác tổ chức quản lý:

Trạm y tế Phú Bình có 5 biên chế gồm :
- Một bác sĩ đa khoa: trưởng trạm
- Một y sĩ YHCT: phụ trách YHCT
- Một nữ hộ sinh trung học: phụ trách BVBM-TE
- Một nữ hộ sinh trung học: phụ trách công tác Dược
- Một y sĩ đa khoa : chuyên trách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
Ngoài ra còn có 12 cộng tác viên dân số và y tế tổ 10/12
Trong những năm qua hoạt động chuyên môn các trạm y tế luôn được
nâng cao. Trạm y tế Phú Bình đạt chuẩn quốc gia về y tế năm 2006 và tiếp tục
giữ vững chuẩn quốc gia về y tế sau thẩm định vào cuối năm 2009.
Kết quả thực hiện công tác chuyên môn và triển khai các chương trình
y tế quốc gia năm 2009 như sau:
* Công tác khám và điều trị bệnh:
- Số lần khám chữa bệnh chung tại trạm y tế: 6.140 lượt
- Số lần khám lại hộ gia đình: 167 lượt
15

- Tổng số người khám: 4.618 người
- Công tác khám và điều trị trong năm không để xãy ra tai biến.
* Các chương trình y tế:
+ Chương tiêm chủng mở rộng:
- Số trẻ trong diện quản lý: 175
- Tỷ lệ tiêm chủng 6 bệnh : 171/175 đạt 97,7%
- Số phụ nữ có thai tiêm đủ mũi 2 trở lên: đạt 95,6%
- Trong tiêm chủng đảm bảo khâu chuyền lạnh, vô trùng trong kỹ thuật
tiêm nên không xãy ra tai biến.
+ Chương trình phòng chống tiêu chảy:
- Tổng số bệnh nhân : 25
- Công tác giám sát và báo cáo được thực hiện thường xuyên nên trong
năm không có bệnh tiêu chảy mất nước hay bệnh tả xãy ra.

+ Chương trình Phòng chống suy dinh dưỡng:
- Đã tiến hành cân trẻ dưới 5 tuổi : 780
- Tổng số trẻ được cân : 746 đạt 95,6%
- Tổng số trẻ suy dinh dưỡng: 114 đạt 15,3%
+ Chương trình Vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Thực hiện tốt Tháng hành động Vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tổ chức tập huấn kiến thức Vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở
kinh doanh với số người tham gia: 18
- Đã tiến hành kiểm tra và nhắc nhỡ các cơ sở kinh doanh ăn uống trên
địa bàn: 4
+ Chương trình Phòng chống dịch bệnh:
- Trong năm một số bệnh như: thương hàn, tả, sốt xuất huyết đều không
xãy ra trên địa bàn.
16

- Dịch cúm A H
1
N
1
trong năm đã xãy ra trên nhiều tỉnh thành trong cả
nước riêng phường Phú Bình – TP Huế cũng có xuất hiện.
- Diện quản lý cúm A H
1
N
1
tại cộng đồng: 12
- Điều trị giám sát tại cộng đồng : 4
+ Công tác Bảo vệ bà mẹ trẻ em:
- Tổng số phụ nữ có thai đang quản lý : 242
- Tổng số lần khám phụ khoa : 2.082

- Tổng số người điều trị phụ khoa : 339
- Số đẻ cơ sở y tế: 173
+ Chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình:
- Số người đặt vòng : 401
- Số đình sản : 18
+ Các bệnh xã hội :
- Số bệnh lao đang quản lý : 10
- Số bệnh phong đang quản lý : 12
- Số bệnh tâm thần đang quản lý : 44
+ Chương trình Thuốc thiết yếu :
- Trong đó chương trình Thuốc thiết yếu cũng không kém phần quan
trọng trong việc khám và chữa bệnh góp phần nâng cao sức khoẻ cho nhân
dân. Danh mục thuốc thiết yếu được sử dụng tại trạm y tế là DM-TTY lần thứ
V (2005).
Tủ thuốc trạm y tế được sắp xếp riêng theo từng loại, ngăn nắp theo
quy chế. (Trạm y tế Phú Bình không có quầy thuốc như các TYT xã).
Tại phòng tiêm có tủ thuốc cấp cứu và dụng cụ tiểu phẩu để cấp cứu và
sơ cứu ban đầu. Tất cả bệnh nhân đến khám được bác sĩ khám, kê đơn và
hướng dẫn cách sử dụng thuốc rõ ràng, cụ thể.
Văn hoá giáo dục:
17

Trong địa bàn phường Phú Bình về văn hóa giáo dục có:
- Một trường tiểu học
- Một trường trung học cơ sở
2.1.2. Đối tƣợng khảo sát:
Tại trạm y tế được khảo sát:
* Cán bộ nhân viên đang công tác tại trạm y tế
* Danh mục thuốc tân dược trang bị tại tủ thuốc của trạm y tế.
* Các đơn thuốc lưu từ tháng 5/2009 đến tháng 10/2009

2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu ngang.
2.2.2. Loại nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả - phân tích.
2.2.3. Phƣơng pháp chọn mẫu, số lƣợng mẫu chọn
* Với cán bộ nhân viên (CBNV): Khảo sát trực tiếp toàn bộ cán bộ nhân
viên y tế hiện có tại trạm y tế phường Phú Bình
* Với danh mục thuốc thiết yếu : Khảo sát toàn bộ thuốc tân dược hiện
lưu tại trạm từ danh mục nhập thuốc và thuốc hiện có tại tủ thuốc của trạm y
tế phường Phú Bình.
* Với đơn thuốc:
- Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên.
- Số lượng: Chọn 180 đơn thuốc từ sổ lưu khám bệnh tại trạm y tế xã
trong 6 tháng gần nhất với thời điểm khảo sát (Tháng 5/2009) số đơn được
chọn sẽ lấy từ tháng 5 năm 2009 đến tháng 10/2009.
- Cách chọn: Chọn ngẫu nhiên hàng tháng, đảm bảo số đơn đã được
chọn phân bố đều từ tháng 5/2009 đến tháng 10/2009 cho đến khi có đủ số
lượng 180 đơn thuốc được chọn ngẫu nhiên cho trạm y tế.
Như vậy số đơn chọn được phân phối trong các tháng là:
 Tháng 5: 30 đơn
18

 Tháng 6: 30 đơn
 Tháng 7: 30 đơn
 Tháng 8: 30 đơn
 Tháng 9: 30 đơn
 Tháng 10: 30 đơn
2.3. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH
2.3.1. Lập phiếu khảo sát
Thiết lập bộ câu hỏi theo phương pháp
* Câu hỏi kín (phụ lục 4)

* Câu hỏi mở (Phụ lục 4)
2.3.2. Thu thập số liệu
* Đến trực tiếp tại trạm y tế
* Ghi nhận toàn bộ danh mục thuốc trong sổ nhập và đang lưu hành tại
tủ thuốc của trạm y tế
* Ghi nhận toàn bộ thông tin trên đơn thuốc khám bệnh hiện lưu tại
phòng khám bệnh của trạm y tế gồm:
- Họ tên bệnh nhân, tuổi, giới tính.
- Chẩn đoán, chỉ định thuốc điều trị.
* Gặp và phỏng vấn trực tiếp nhân viên y tế đang công tác tại trạm y tế
để thu thập số liệu theo mẫu phiếu đã lập.
2.3.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Xử lý theo phương pháp thống kê thông thường trên chương trình excel
2007.





19






































Bản đồ địa giới phường Phú Bình thành phố Huế

20


Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU



Qua số liệu khảo sát tại trạm y tế Phú Bình, được ghi nhận như sau
3.1. TRANG BỊ THUỐC TẠI TRẠM Y TẾ PHÚ BÌNH
3.1.1. Danh mục thuốc đƣợc trang bị tại trạm y tế Phú Bình (phụ lục 2).
Bảng 3.1. Số lƣợng thuốc và nhóm thuốc đƣợc trang bị tại TYT Phú Bình
TT
Nhóm thuốc
Số lƣợng
1
Thuốc gây tê-mê
3
2
Thuốc giảm đau hạ sốt – chống viêm không steroid
8
3
Thuốc chống dị ứng và dùng trong quá mẫn
5
4
Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc
2
5
Thuốc chống co giật, chống động kinh
3
6
Thuốc điều trị KST, chống nhiễm khuẩn

30
7
Thuốc Parkinson
2
8
Thuốc tác dụng đối với máu
2
9
Thuốc tim mạch
4
10
Thuốc điều trị da liễu
13
11
Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn
4
12
Thuốc lợi tiểu
2
13
Thuốc đường tiêu hóa
11
14
Hoc mon, thuốc nội tiết, tránh thai
3
15
Sinh phẩm miễn dịch
5
16
Thuốc điều trị bệnh mắt - Tai mũi họng

11
17
Thuốc thúc đẻ - cầm máu sau đẻ - chống đẻ non
4
18
Thuốc chống rối loạn tâm thần
6
19
Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
6
20
Dung dịch điều chỉnh nước - điện giải - cân bằng acid base
và các dung dịch tiêm truyền khác
6
21
Khoáng chất và vitamin
7

Tổng
137
21

* Nhận xét:
Qua bảng 3.1. Ta thấy danh mục thuốc trang bị tại trạm y tế Phú Bình
có 137 loại thuốc gồm có 21 nhóm tác dụng trong đó số lượng thuốc nhiều ở
các nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn với 30 loại, nhóm
thuốc điều trị da liễu với 13 loại và 2 nhóm thuốc đường tiêu hóa, nhóm thuốc
điều trị bệnh Mắt – Tai Mũi Họng với 11 loại.
Bảng 3.2. Số loại thuốc - nhóm thuốc theo DM -TTY của Bộ Y tế
hiện có tại trạm y tế phƣờng Phú Bình - Thành phố Huế

Thuốc

Địa điểm
Loại thuốc
Nhóm thuốc
Trong DM
hiện có
Trong DM hiện
không có
Trong DM
hiện có
Trong DM
hiện không có
Phú Bình
103(58,86%)
72(41,14%)
21(95,45%)
1 (4,55%)

41,14%
58,86%
Hiện có Hiện không có
4,55%
95,45%
Hiện có Hiện không có

Loại thuốc Nhóm thuốc

Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ loại thuốc - nhóm thuốc trong DM hiện có và không có


* Nhận xét: Số loại thuốc hiện có chiếm 58,86% và nhóm thuốc hiện có
chiếm 95,45% theo danh mục Bộ Y tế quy định trong DM - TTY dành cho
tuyến y tế cơ sở năm 2005. (Phụ lục 2)

22

Bảng 3.3. Số loại thuốc trong và ngoài DM so với tổng số thuốc hiện có

Tổng
Trong DM
Ngoài DM
TYT Phú Bình
137
103
34
Tỷ lệ %
100
75,18
24,82
75,18%
24,82%
Trong DM
Ngoài DM

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ thuốc trong DM hiện có và ngoài DM
* Nhận xét: Tỷ lệ thuốc trong DM-TTY hiện có chiếm tỷ lệ tương đối
cao 75,18%. Tỷ lệ ngoài danh mục chiếm 24,82%.
3.1.2. Danh mục TTY trang bị theo hệ thống VEN tại trạm y tế Phú Bình
Bảng 3.4. Tỷ lệ các loại thuốc và nhóm thuốc theo hệ thống VEN
Hệ thống

VEN
Loại
Nhóm
Thuốc tối cần thiết (MV)
Thuốc chủ yếu (ME)
Quy định
BYT
TYT Phú
Bình
%
Quy định
BYT
TYT Phú
Bình
%
Loại thuốc
29
13
44,83
31
12
38,71
Nhóm thuốc
14
7
50,00
19
8
42,11
44,83

38,71
50
42,11
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
Tỷ lệ %
LOẠI THUỐC NHÓM THUỐC
MV
ME

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ các loại thuốc và nhóm thuốc theo hệ thống VEN
Loại thuốc,
nhóm
thuốc
23

* Nhận xét:
MV: Số loại thuốc TYT Phú Bình có là 13 so với quy định là 29 loại
chiếm tỷ lệ 44,83% và số nhóm thuốc trong 14 loại có 7 loại chiếm tỷ lệ
50,00%
ME: Số loại thuốc TYT Phú Bình có là 12 so với quy định là 31 loại

chiếm tỷ lệ 38,71% và số nhóm thuốc 19 có 8 loại chiếm tỷ lệ 42,11% .
Bảng 3.5. Số thuốc đƣợc quy định trong danh mục MV, ME so với tổng
số thuốc hiện có
Tổng số loại thuốc hiện
có tại TYT Phú Bình
Trong danh mục
Thuốc MV
Thuốc ME
137
13 (9,49%)
12 (8,76%)
9,49
8,76
8,2
8,4
8,6
8,8
9
9,2
9,4
9,6
Thuốc MV Thuốc ME
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ thuốc trong danh mục MV, ME so với tổng số thuốc hiện có
* Nhận xét: So với tổng số thuốc hiện có thì thuốc MV chiếm 9,49% và
ME chiếm tỷ lệ 8,76%.

3.2. TÌNH HÌNH KÊ ĐƠN, SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ
3.2.1. Kê đơn, sử dụng thuốc trong điều trị
Bảng 3.6. Tình hình kê đơn thuốc trong và ngoài DM theo đối tƣợng


Thuốc dùng
trong DM
Thuốc dùng
trong và ngoài
DM
Thuốc dùng
ngoài DM
Tổng
cộng
Số đơn
%
Số đơn
%
Số đơn
%
Số đơn
%
Trẻ em
117
100
0
0,00
0
0,00
117
65,00
Người lớn
57
90,48
5

7,94
1
1,59
63
35,00
Tổng
174
96,67
5
2,78
1
0,56
180
100,

Tỷ lệ %
Thuốc
MV, ME

×