Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Vài vét về các tổ chức của VNGO hoạt động tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 27 trang )

Viện nghiên cứu xã hội kinh tế và
môi trường (iSEE)

VUSTA-CARE
Dự án ENABLE



















Báo cáo tóm tắt

VÀI NÉT VỀ CÁC TỔ CHỨC VNGO
HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN




















Hà Nội tháng 10 năm 2008




MỤC LỤC



Trang
Mục lục
2
Danh mục bảng
3

Danh mục biểu đồ
4
Lời nói đầu
5
1. Giới thiệu chung
6
2. Phương pháp nghiên cứu
6
3. Kết quả nghiên cứu
6
3.1 Nhân lực của VNGO
6
3.2 Giám đốc của VNGO
9
3.3 Lĩnh vực hoạt động chuyên môn của các VNGO
10
3.4 Hình thức hoạt động của VNGO
11
3.5 Các phương pháp triển khai dự án
13
3.6 Nguồn tài chính
13
3.7 Hoạt động thông tin
14
3.8 Tập huấn
16
3.9 Hoạt động mạng lưới
17
3.10 Hoạt động chính sách
20

3.11 Các khó khăn gặp phải của VNGO
21
4. Kết luận và kiến nghị
23
Phụ lục 1: danh sách các tổ chức tham gia nghiên cứu
25





2







DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 1: Giới của nhân viên các tổ chức phi chính phủ, tính theo
tuổi tổ chức
7
Bảng 2: Trình độ nhân viên VNGO tách theo tuổi tổ chức 8
Bảng 3: lĩnh vực hoạt động của các tổ chức VNGO 11
Bảng 4: Hình thức hoạt động của VNGO 12
Bảng 5: Tỉ lệ áp dụng các phương pháp khác nhau 13
Bảng 6: Nguồn thu của các tổ chức VNGO tách theo địa bàn 13

Bảng 7: Mục đích ẩ
n phẩm thông tin tách theo địa bàn 14
Bảng 8: Đối tượng chia sẻ thông tin của các tổ chức VNGO 15
Bảng 9: Loại thông tin cho là cần thiết được chia sẻ 15
Bảng 10: Ưu tiên tập huấn của các năm 2007, 2008 và 2009 17
Bảng 11: Hình thức hoạt động mạng lưới được cho là hiệu quả 19
Bảng 12: Nhu cầu tập huấn của các tổ chức tham gia trả lời phỏng
vấn.
21
Bảng 13: Các khó khăn VNGO g
ặp phải 22


3








DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 1: Trình độ của nhân viên VNGO 7
Biểu đồ 2: Trình độ của nhân viên VNGO tách theo giới 8
Biểu đồ 3: Tuổi của nhân viên VNGO 9
Biểu đồ 4: Tuổi của nhân viên VNGO tách theo giới 9
Biểu đồ 5: Tuổi của giám đốc 10

Biểu đồ 6: Số hình thức hoạt động của VNGO 12
Biểu đồ 7: Số nguồn thu khác nhau của các tổ chức tham gia nghiên cứu 14
Biểu đồ 8: Đánh giá hiệ
u quả hoạt động mạng lưới 18



4








Lời nói đầu

Báo cáo này dựa trên kết quả phỏng vấn 51 tổ chức phi chính phủ Việt Nam (VNGO)
hoạt động trong lĩnh vực phát triển nông thôn. Việc thu thập thông tin do nhóm cán bộ
của dự án ENABLE thuộc tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam và Liên hiệp các Hội
Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp tiến hành. Phần phân tích thông
tin và viết báo cáo do Viện nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường (iSEE) thực hiện.
Tuy nhiên, mọi phân tích và ý kiến trong báo cáo này phản ánh quan
điểm cá nhân
của nhóm tác giả chứ không phải của tổ chức CARE quốc tế, VUSTA hoặc iSEE.

Chúng tôi xin chân thành cám ơn nhóm cán bộ của dự án ENABLE đã cung cấp thông
tin và hỗ trợ cho chúng tôi trong suốt quá trình phân tích và viết báo cáo. Nếu không
có sự hợp tác của họ chắc chắn báo cáo này sẽ không được thực hiện. Chúng tôi cũng

xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp đã góp ý để chúng tôi có thể hoàn thành báo
cáo này.

Vì báo cáo chỉ dựa trên kết quả phỏng vấn m
ột nhóm các tổ chức hoạt động trong lĩnh
vực phát triển nông thôn nên không thể đại diện cho toàn bộ cộng đồng VNGO ở Việt
Nam. Bên cạnh đó, do còn nhiều hạn chế trong suốt quá trình nghiên cứu nên báo cáo
chắc chắn còn nhiều thiếu xót. Mọi góp ý và nhận xét xin được gửi về cho nhóm tác
giả theo địa chỉ
Xin chân thành cảm ơn.

Nhóm tác giả:
Lê Quang Bình
Lê Nguyễn Thu Thuỷ
Nguyễn Văn Tùng














5




1. Giới thiệu chung

Dự án Nâng cao Hiệu quả Hợp tác và Học hỏi của các Tổ chức Phi Chính phủ Việt
Nam (ENABLE) được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu của các tổ chức phi chính phủ
Việt Nam (VNGO) về nâng cao năng lực phát triển và quản lý dự án
thông qua việc
tạo
cơ hội cho các tổ chức này tiếp cận tốt hơn với các nguồn thông tin, tham gia các khóa
đào tạo nâng cao năng lực phù hợp, cải thiện cơ chế hoạt động phối hợp giữa các tổ
chức cũng như tham gia đóng góp ý kiến về chính sách. Dự án ENABLE được tổ
chức CARE quốc tế tại Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt
Nam (VUSTA) phối hợp th
ực hiện.

Để tiến hành thu thập các thông tin cơ bản phục vụ cho việc xác định các nhu cầu và
ưu tiên của các VNGO, ban quản lý Dự án đã tiến hành khảo sát, đánh giá nhu cầu
nâng cao năng lực của 51 VNGO vào tháng Bảy và tháng Tám năm 2007. VNGO
được chọn thuộc hai nhóm đối tượng là Liên hiệp hội các tỉnh/thành phố và các tổ
chức phi chính phủ Việt Nam thuộc và không thuộc VUSTA.

Mục đích của ENABLE khi tiến hành nghiên cứu là để tìm hiểu nhu cầ
u nâng cao
năng lực, nhu cầu hợp tác giữa các tổ chức VNGO thông qua các hình thức chia sẻ
thông tin, hoạt động nhóm/ mạng lưới. Tuy nhiên, trong bảng hỏi có nhiều thông tin
hữu ích vì vậy Viện nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường (iSEE) đã hợp tác với dự
án ENABLE phân tích nhằm cung cấp thêm một số hiểu biết về các tổ chức phi chính
phủ ở Việt Nam. Cần lưu ý rằng mẫu nghiên cứu chỉ bao gồm các tổ chứ

c hoạt động
về phát triển nông thôn, sinh kế, nông lâm nghiệp và an toàn lương thực. Vì vậy kết
quả nghiên cứu chỉ đại diện cho một nhóm các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam.

2. Phương pháp nghiên cứu

Bảng hỏi được sử dụng để thu thập thông tin từ các tổ chức. Các giám đốc được
phỏng vấn trực tiếp bởi nhân viên dự án ENABLE hoặc gián tiếp thông qua việc tự
đ
iền vào bảng hỏi rồi gửi về dự án qua đường email. Cụ thể nghiên cứu đã phỏng vấn
16 VNGO trong hệ thống VUSTA và 35 VNGO ngoài hệ thống VUSTA. Nếu phân
theo địa bàn thì có 38 tổ chức ở Hà Nội và 13 tổ chức có trụ sở đặt tại 5 tỉnh Yên Bái,
Hòa Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Thanh Hóa. Danh mục các tổ chức tham gia
nghiên cứu được đính kèm trong phụ lục 1.

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Nhân l
ực của VNGO

Các VNGO tham gia nghiên cứu nhìn chung có quy mô nhỏ, trung bình mỗi tổ chức
có 8,35 nhân viên. Tổ chức có số nhân viên nhiều nhất là 22 (Trung tâm công nghệ
sinh học Thanh Hoá) và có ba tổ chức chỉ có 3 người là Trung tâm tư vấn pháp luật,
Trung tâm thông tin KHCN và dịch thuật Thanh Hoá, và PUSTA Thái Nguyên. Tuy
số nhân viên ít nhưng không phải tất cả họ đều làm toàn thời gian. Theo kết quả điều
tra, chỉ có khoảng 76% nhân viên làm toàn thời gian, còn lại 24% là làm bán thời
gian. Tỉ lệ nhân viên làm toàn thời gian của các tổ chức ở
Hà Nội cao hơn ( 85%) so
với các tổ chức không có văn phòng ở Hà Nội (57%).



6



Trung bình, số nhân viên nam chiếm 55% và nữ là 45%. Các tổ chức đóng văn phòng
ở Hà Nội có số nhân viên nữ nhiều hơn nhân viên nam, tương ứng là 53% và 47%.
Ngược lại, các tổ chức không phải ở Hà Nội có số nhân viên nam cao hơn nhiều và
chiếm tới 64% tổng số nhân viên. Nếu tính theo tuổi của tổ chức thì những tổ chức
còn trẻ (1-5 tuổi) có tỉ lệ nhân viên nữ cao hơn hẳn nhân viên nam. Ngược lại, những
t
ổ chức có tuổi đời cao hơn thì tỉ lệ nhân viên nữ lại ít hơn như trình bày ở bảng dưới
đây.

Bảng 1: Giới của nhân viên các tổ chức phi chính phủ, tính theo tuổi tổ chức

Tuổi đời tổ chức
Từ 1 đến 5 Từ 6 đến 10 Từ 11 đến 15 Từ 16 trở lên

Giới
tính


Tần
suất
Phần
trăm
Tần
suất
Phần

trăm
Tần
suất
Phần
trăm
Tần
suất
Phần
trăm
Nam 40 44% 40 57% 22 61% 25 71%
Nữ 50 56% 30 43% 14 39% 10 29%
Tổng số 90 100% 70 100% 36 100% 35 100%


Nhân viên của các VNGO có chuyên môn rất đa dạng. Theo nghiên cứu, họ có 40
chuyên ngành khác nhau từ ngành bảo tàng đến cơ khí, y học đến tài chính, triết học
đến xây dựng. Tuy nhiên, các ngành chiếm tỉ lệ cao nhất là nông nghiệp (28%), Kinh
tế (10%), luật (10%) và xã hội học (7%). Có lẽ do đây là các tổ chức làm về vấn đề
nông nghiệp, phát triển cộng đồng và an ninh lương thực nên số nhân viên học về
nông nghiệp khá lớn.

Nhân viên của VNGO có trình độ khá cao như đượ
c trình bày trong biểu đồ dưới đây.

Biểu đồ 1: trình độ của nhân viên VNGO

33%
62%
5%
Trung cấp, cao đẳng

Có bằng đại học
Có bằng sau đại học
















7


Theo kết quả nghiên cứu, 62% nhân viên có bằng đại học và 33% nhân viên có trình
độ sau đại học. Hầu như không có sự khác biệt về trình độ của nhân viên giữa các tổ
chức ở Hà Nội và tổ chức ở các tỉnh nghiên cứu. Nếu tách theo giới, tỉ lệ nhân viên
nam có trình độ sau đại học cao hơn hẳn nhân viên nữ như biểu đồ dưới đây.

Biểu đồ 2: Trình độ của nhân viên VNGO tách theo giới

4%
5%

40%
55%
72%
24%
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
70.00%
80.00%
Trung cấp, cao đẳng Có bằng đại họcCó bằng sau đại học
Nam
Nữ



















Điều này cũng tương tự cho độ tuổi của tổ chức. Khi tổ chức càng tồn tại lâu thì tỉ lệ
nhân viên có bằng sau đại học càng cao như được trình bày ở bảng 2 dưới đây.

Bảng 2: Trình độ nhân viên VNGO tách theo tuổi tổ chức

Tuổi của tổ chức
Tuổi từ 1 đến
5
Tuổi từ 6
đến 10
Tuổi từ 11
đến 15
Tuổi trên 16
Trình độ
Tần
suất
Phần
trăm
Tần
suất
Phần
trăm
Tần
suất
Phần
trăm

Tần
suất
Phần
trăm
Trung cấp
và cao đẳng
4 6% - - 3 12% 2 6%
Có bằng đại
học
50 68% 34 69% 11 42% 15 44%
Có bằng sau
đại học
19 26% 15 31% 12 46% 17 50%
Tổng số 73
100
%
49
100
%
26 100% 34
100%


Tuổi của nhân viên VNGO tương đối trẻ như được trình bày trong biểu đồ 3 dưới đây.
Theo kết quả nghiên cứu, khoảng 1/3 nhân viên có tuổi đời dưới 30, 1/3 có tuổi đời từ
30 đến 45. Chỉ có khoảng 8.5% nhân viên có tuổi đời lớn hơn 60. Như vậy, một số
quan niệm là VNGO thường là tổ chức của các cán bộ về hưu lập lên để vui tuổi già là
không đúng. Kết quả điề
u tra cho thấy đại đa số nhân viên của các VNGO nằm trong
độ tuổi lao động sung sức hoặc còn rất trẻ. Một điều đáng lưu ý là độ tuổi trung bình



8


của nhân viên nữ thấp hơn độ tuổi trung bình của nhân viên nam như trình bày ở biều
đồ 4. Có thể yếu tố tuổi cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ có trình độ sau đại học của nhân
viên nữ. Tuy nhiên, điều này không kiểm chứng được mà chỉ là một suy đoán của
nhóm nghiên cứu.

Biểu đồ 3: Tuổi của nhân viên VNGO


34%
32%
25%
9%
Dưới 30
Từ 30 đến 45
Từ 45 đến 60
Trên 60

















Biểu đồ 4: Tuổi của nhân viên VNGO tách theo giới


29%
29%
30%
12%
43%
35%
18%
4%
0.00%
5.00%
10.00%
15.00%
20.00%
25.00%
30.00%
35.00%
40.00%
45.00%
50.00%
Dưới 30 Từ 30 đến 45 Từ 45 đến 60 Trên 60

Nam
Nữ



















3.2 Giám đốc của VNGO

Trong 30 mẫu trả lời, 60% giám đốc là nam và 40% là nữ. Tỉ lệ giám đốc là nam và
nữ là bằng nhau cho các tổ chức ở Hà Nội trong khi đó chỉ có 25% giám đốc của các
tổ chức không ở Hà Nội là nữ. Chuyên môn của 30 giám đốc trả lời bảng hỏi cũng rất


9



đa dạng và có tổng cộng 14 chuyên ngành, trong đó nông nghiệp và kinh tế chiếm
nhiều nhất, tương ứng là 27% và 14%. Không có giám đốc nào có bằng quản trị, quản
lý hoặc tương đương. Theo nghiên cứu, 59% giám đốc có bằng sau đại học, 37% có
bằng đại học và 4% có bằng trung cấp. Không có sự khác biệt về tuổi giữa giám đốc
là nam và giám đốc là nữ. Tuy nhiên các giám đốc trẻ thường làm cho tổ chức có tuổi
đời trẻ hơn.

Bi
ểu đồ 5: Tuổi của giám đốc


4%
14%
61%
21%
Dưới 30
Từ 30 đến 45
Từ 45 đến 60
Trên 60

















Như trình bày ở biều đồ 5, chỉ có 21% giám đốc có độ tuổi lớn hơn 60. Điều này một
lần nữa khẳng định VNGO không phải là do cán bộ về hưu thành lập lên.

3.3 Lĩnh vực hoạt động chuyên môn của các VNGO

Trung bình một tổ chức hoạt động trong 5,7 lĩnh vực khác nhau. Theo kết quả điều
tra, 37 tổ chức có từ 1
đến 5 lĩnh vực hoạt động, 8 tổ chức tham gia vào 6 đến 10 lĩnh
vực hoạt động và 6 tổ chức có từ 11 lĩnh vực hoạt động trở lên. 100% các tổ chức
không ở Hà nội có số lĩnh vực hoạt động từ 1 đến 5 – rõ ràng là tập trung hơn so với
các tổ chức ở Hà Nội. Khi xem xét quy mô của các tổ chức, trong tổng số 19 tổ chức
có số nhân viên từ 3 đến 9 ngườ
i, số lĩnh vực hoạt động trung bình là 5,7. Điều này
chứng tỏ các tổ chức này tuy nhỏ về quy mô nhưng đang dàn trải vào quá nhiều hoạt
động chuyên môn khác nhau.

Rõ ràng, một tổ chức mà hoạt động từ sáu lĩnh vực trở lên có thể gặp khá nhiều khó
khăn về năng lực kỹ thuật cũng như quản lý, đặc biệt khi họ chỉ có quy mô nhỏ. Có
lẽ, chính việc không ổn
định về kinh phí phải chạy theo các nguồn tài trợ khác nhau là
một trong các nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng dàn trải về lĩnh vực hoạt
động. Bên cạnh đó, việc thiếu một chiến lược rõ ràng để định hướng hoạt động cũng
như tìm kiếm đối tác và các nhà tài trợ đã góp phần vào việc phân tán này.



10

×