Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Khảo sát huyết áp của học sinh và tìm hiểu kiến thức của bố mẹ học sinh về bệnh tăng huyết áp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 49 trang )


TRƯờNG ĐạI HọC Y DƯợC











Khảo Sát Huyết áp Của Học SINH
Và Tìm Hiểu Kiến Thức Của Bố Mẹ Học SINH
Về BệNH TĂNG Huyết áP














HUế, 2009




NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

BMI (Body Mass Index) : Chỉ số khối cơ thể
HA : Huyết áp
HATT : Huyết áp tâm thu
HATTr : Huyết áp tâm trương
cm : Xăng ti mét
kg : Ki lô gam
O
2
: Oxi
CO
2
: Cacbonic
SD (Standard deviation) : Độ lệch chuẩn





MỤC LỤC

Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Vai trò chăm sóc sức khoẻ cộng đồng trong nước và trên thế giới 3
1.2. Sinh lý về mạch và huyết áp 4
1.2.1. Sinh lý về mạch 4

1.2.2. Sinh lý về huyết áp 6
1.3. Cơ chế điều hòa tim 8
1.3.1. Cơ chế Frank - Starling 8
1.3.2. Cơ chế thần kinh 8
1.3.3. Cơ chế thể dịch của hormon các tuyết nội tiết 10
1.4. Các bệnh lý về mạch và huyết áp 10
1.4.1. Bệnh lý liên quan về mạch 10
1.4.2. Các biểu hiện liên quan đến huyết áp 11
1.5. Các nghiên cứu về mạch huyết áp trong và ngoài nước 11
1.5.1. Trong nước 11
1.5.2. Thế giới 12
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1. Đối tượng nghiên cứu 13
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn 13
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 13
2.2. Phương pháp nghiên cứu 13
2.2.1. Đặc điểm chung 13
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu 14
2.2.3. Các kỹ thuật thực hiện 14
2.2.4. Xử lý số liệu 17
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18
3.1. Tuổi và giới của học sinh trường tiểu học Thuận Thành 18
3.2. Đặc điểm hệ tuần hoàn của học sinh 19
3.2.1. Tần số mạch, tần số tim theo nhóm tuổi và giới 19
3.2.2. Trị số huyết áp của từng nhóm tuổi và giới 22
3.2.3. Trị số huyết áp tính theo cân nặng, chiều cao theo từng nhóm tuổi . 25
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN 29
4.1. Tuổi và giới của nhóm nghiên cứu 29
4.2. Đặc điểm hệ tuần hoàn của nhóm nghiên cứu 29
4.2.1. Tần số mạch và tần số tim của từng nhóm tuổi và giới 29

4.2.2. Trị số huyết áp của từng nhóm tuổi và giới 32
KẾT LUẬN 40
KIẾN NGHỊ 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



1


ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiệp hội American Heart Association (Mỹ) đã công bố cuộc điều tra mới
đây, theo đó thì khi vòng eo của trẻ tăng thì huyết áp cũng tăng, các vấn đề về
tim mạch sẽ xuất hiện. Các nhà khoa học đã khảo sát dữ liệu của 7 cuộc thăm dò
do chính phủ Mỹ tiến hành từ năm 1963 đến năm 2007, đối với các em tuổi từ 8
đến 17.
Họ khám phá cứ mỗi khi vòng bụng các em gia tăng thêm 0,4 inch thì
huyết áp sẽ gia tăng thêm khoảng 10% và “tiền huyết áp cao” sẽ gia tăng khoảng
5%.
Tăng huyết áp là căn bệnh của nhiều độ tuổi, ở Mỹ có 30% người lớn và
gần 5% trẻ em và thanh thiếu niên bị tăng huyết áp. Các chuyên gia cho rằng
việc ngày càng có nhiều trẻ em mắc bệnh này có thể liên quan đến việc tăng tỷ
lệ bệnh béo phì . Tỷ lệ trẻ em thừa cân ở lứa tuổi từ 6 đến 11 tăng từ 13.8% năm
1999 lên 16% năm 2004, và tỷ lệ này ở thanh thiếu niên từ 12 đến 19 tuổi tăng
từ 14% lên 18% [ ]
Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng, cao huyết áp là bệnh dành cho người
cao tuổi, trẻ con thì không mắc chứng bệnh này. Tuy nhiên, trên thực tế trẻ em
cũng có thể bị chứng cao huyết áp và những hệ quả của căn bệnh “giết người

thầm lặng” này với trẻ em là vô cùng lớn.
Với những biểu hiện bệnh ở trẻ, ngay cả giới chuyên môn nhiều khi cũng
lầm tưởng cao huyết áp với những căn bệnh khác. Một số bệnh- thường là bệnh
tim hoặc bệnh thận- có thể gây huyết áp cao ở trẻ em. Đây gọi là chứng tăng
huyết áp thứ cấp.
Trước đây, giới bác sĩ cho rằng hầu hết chứng huyết áp cao ở trẻ em là thứ
cấp (do các bệnh khác gây nên). Giờ đây họ biết là không phải thế. Nhiều trẻ em
2

có huyết áp cao hơn mà không rõ nguyên nhân. Những em bé này được chẩn
đoán là bị tăng huyết áp cơ bản hoặc vô căn.
Ngày nay, đối với sự phát triển của xã hội trên mọi lĩnh vực đời sống,
năng lượng cung cấp ở nhóm thừa cân đều vượt quá nhu cầu của cơ thể , nền
kinh tế không ngừng được nâng cao nên những bệnh lý liên quan đến sự thừa
năng lượng cần được quan tâm nhiều hơn. Nước ta là một nước đang phát triển,
trẻ em béo phì ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh ngày
càng gia tăng, việc phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ, tình hình mắc bệnhvà tiến
triển của bệnh tim mạch rất cần thiết cho việc phòng ngừa và chăm sóc cộng
đồng. Do vậy, việc nghiên cứu huyết áp trẻ cần được quan tâm hơn. Đồng thời
sự nhận thức của bậc bố mẹ, phụ huynh và cộng đồng vẫn chưa quan tâm về mối
nguy cơ tăng huyết áp của con em mình.
Xuất phát từ mục đích và ý nghĩa trên chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát
huyết áp của học sinh và tìm hiểu kiến thức của bố mẹ học sinh về bệnh tăng
huyết áp”
Mục tiêu
- Tìm hiểu huyết áp học sinh Trường tiểu học Trần Quốc Toản, thành phố
Huế.
- Tìm hiểu kiến thứccủa bố mẹ học sinh về bệnh tăng huyết áp thành phố
Huế.








3


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. HỆ TIM MẠCH
1.1.1. Cấu tạo hệ tim mạch
Là mạng lưới phân phối máu đến khắp các nơi trong cơ thể. Bằng mỗi
nhát đập của tim, máu đi đến từng nơi trên cơ thể để thực hiện quá trình trao đổi
khí (cung cấp oxy cho tế bào và lấy lại cacbonic) và trao đổi chất (cung cấp chất
dinh dưỡng cho tế bào và thu gom chất thải từ tế bào). Có khoảng 7.571 lít máu
chảy suốt chiều dài 96.500km qua lại các mạch máu mỗi ngày.
Tim là cơ quan chính trong hệ tuần hoàn, tim nhận thông tin nhu cầu từ
các bộ phận trong cơ thể và điều chỉnh
nhịp đập nhằm đáp ứng lượng máu cần
thiết. Khi ngủ hoặc khi nghỉ ngơi, tim
vẫn đập nhưng chỉ đủ để cung cấp một
lượng oxy vừa đủ cho nhu cầu cơ thể.
Các mạch máu dẫn máu có nhiều
khí oxy từ tâm thất trái đến nuôi các cơ
quan gọi là động mạch. Tĩnh mạch có
chức năng thu hồi máu chứa nhiều khí
cacbonic từ các bộ phận đổ vào tâm nhĩ.

Thành tĩnh mạch và động mạch đều có
cấu tạo 3 lớp nhưng thành tĩnh mạch không có nhiều cơ như động mạch mà nó có
nhiều van rải rác suốt chiều dài để ngăn chặn tình trạng máu chảy ngược trở lại.
Một hệ thống các mạch máu li ti tạo thành một mạng lưới nối các tiểu
động mạch và tiểu tĩnh mạch gọi là hệ thống mao mạch. Tuy nhỏ nhưng mạng
4

lưới mao mạch là nơi rất quan trọng diễn ra quá trình trao đổi khí và trao đổi
chất với tế bào.
1.1.2. Chức năng
Nếu hệ tuần hoàn không hoạt động, chúng ta không thể nào sống sót. Những
thông số về nhịp tim, huyết áp được gọi là các dấu hiệu sinh tồn cho sự sống.
Hệ tuần hoàn làm việc rất chặt chẽ với các hệ thống khác trong cơ thể. Nó
cung cấp oxy và dưỡng chất cho cơ thể, đồng thời nó vận chuyển các chất thải từ
cơ thể đến các cơ quan tương ứng để thải ra ngoài. Ngoài ra, hệ tuần hoàn còn
phân phối các chất cần thiết như nội tiết tố, vitamin, khoáng chất và các chất dẫn
truyền thần kinh cho mọi hoạt động cơ bản của tế bào.
2.1.3. Một số bệnh lý thƣờng gặp
Các bệnh lý tim mạch là những bệnh lý thường gặp và có tỷ lệ tử vong rất
cao. Đừng nghĩ rằng bệnh lý tim mạch chỉ xảy ra ở người lớn tuổi, dưới đây là
một số bệnh lý tim mạch thường thấy ở tuổi trẻ:
Bệnh tim bẩm sinh: Đây là các dị tật bất thường trong tim và hệ mạch
máu lớn ngay khi sinh ra. Tim bẩm sinh hình thành từ khi còn ở trong bụng mẹ.
Tim bẩm sinh gây ra những hậu quả nghiêm trọng, có thể tử vong hoặc nhẹ hơn
là chậm phát triển thể chất.
Rối loạn nhịp tim: Đây là tình trạng tim đập bất thường, có thể do bẩm
sinh hoặc do mắc phải sau này. Trong rối loạn nhịp tim, nhịp đập bất thường,
không đều, nhanh quá hoặc chậm quá đều có thể xảy ra. Hậu quả là ảnh hưởng
xấu đến quá trình lưu thông của máu có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng.
Bệnh tim to: Đây là hậu quả sau một thời gian dài bệnh lý của các buồng

tim, sau đó làm hủy hoại tế bào cơ tim, cuối cùng là tình trạng suy yếu của cơ
tim. Nhiều trường hợp phải thay tim.
Các bệnh lý mạch vành: bệnh thường phát triển do tình trạng xơ vữa
động mạch. Sự tích tụ chất béo, chất Calci trong các tế bào chết gây ra các cục
5

máu đông trong lòng mạch máu gây ra tình trạng lấp tắc dòng chảy của mạch
máu. Hậu quả sau cùng của bệnh lý mạch vành là nhồi máu cơ tim, có thể dẫn
đến tử vong.
Bệnh tăng mỡ máu: Quá nhiều Cholesteron trong máu gây ra các yếu tố
nguy cơ nghiêm trọng cho các bệnh lý tim mạch. Trẻ béo phì rất nhiều khả năng
bị bệnh lý tim mạch vì chắc chắn lượng Cholesteron máu cao.
Cao huyết áp: Là hậu quả của một số bệnh lý mắc phải, khi ấy gọi là triệu
chứng cao huyết áp. Bệnh cao huyết áp là hậu quả của lối sống quá nhiều căng
thẳng, hút thuốc lá, chế độ ăn nhiều muối, nhiều mỡ, ít vận động. Trẻ em thường
bị cáo huyết áp triệu chứng do hậu quả của các bệnh lý có sẵn ở tim, thận.
Bệnh thấp tim: hay còn gọi là viêm tim dạng thấp. Tình trạng thường xảy
ra sau một viêm nhiễm ở vùng họng. Loại nhiễm trùng này gây ra vẫn đề mạn
tính ở tim, thường xảy ra ở độ tuổi từ 5 - 15. Nếu điều trị viêm họng đúng cách
có thể ngăn ngừa được chứng bệnh này.
Tóm lại, tất cả các hoạt động của bạn, từ lối sống, chế độ ăn uống đến chế
độ vận động đều ảnh hưởng trực tiếp đến tim và hệ tuần hoàn. Tập thể dục đều
đặn, duy trì chế độ ăn uống cân bằng và hợp lý, giảm thiểu căng thẳng trong
cuộc sống, không hút thuốc lá, thăm khám sức khỏe đều đặn là những cách tốt
nhất để phòng tránh các bệnh lý tim mạch.
1.2. KHÁI NIỆM VỀ HUYẾT ÁP
1.2.1. Sinh lý về huyết áp
* Huyết áp (HA)
Là áp suất của máu trong mạch, do hai yếu tố chính tạo nên đó là sức co
bóp của tim và sức cản của động mạch. Khi tim co bóp HA trong động mạch lên

đến mức cao nhất gọi là huyết áp tâm thu (hay HATT). Khi tim dãn ra HA tới
mức thấp nhất gọi là huyết áp tâm trương (hay HATTr).HA là chỉ số phản ảnh
tương đối đầy đủ hoạt động của hệ thống tim mạch trẻ em. Chỉ số này được chi
6

phối mạnh bởi hệ thống thần kinh thực vật. Do vậy khi có một yếu tố tác động
đến hệ thống thần kinh thực vật sẽî làm ảnh hướng đến HA.
* Các chỉ số HA
- HA tâm thu: là huyết áp của máu đo được khi tim co bóp tống máu vào
động mạch.
Chỉ số này phụ thuộc vào sức co cơ tim và thể tích tâm thu của tim. Khi tim
bóp mạnh hoặc khi tần số tim tăng thì HA sẽ tăng. Tuy nhiên khi tần số tim quá
cao sẽ làm giảm thể tích tâm thu do đó HA sẽ giảm.
- Ở người lớn bình thường HATT khoảng 90 - 140 mmHg.
- Ở trẻ sơ sinh - 12
th
75 - 80 mmHg
- > 1 tuổi (80 + 2n) mmH (n là số tuổi)
- HA tâm trương: là trị số áp lực của máu đo được khi tim dãn ra, là giai
đoạn tim không bơm máu nhưng máu vẫn chảy được trong lòng mạch là nhờ có
sự đàn hồi của thành mạch. Do vậy HATTr phụ thuộc vào trương lực mạch máu.
Chỉ số này tăng khi động mạch giảm tính đàn hồi và kháng lực ngoại biên cao.
- HA hiệu số: là hiệu số giữa HATT và HATTr chỉ số này biểu hiện cho lực
tâm thu của tim. Khi HA hiệu số giảm rõ phản ảnh bất thường của hệ tim mạch,
đó là lực tâm thu suy giảm độ đàn hồi của động mạch và tiểu động mạch giảm
có sự tăng cường chống đỡ của mao mạch.
- HA trung bình: là trị số HA mà nếu giữ nguyên giá trị không đổi trong
suốt thời gian một chu kỳ tim thì có hiệu lực bơm máu bằng đúng một chu kỳ
với HA biến động khi lên cao nhất là HATT và lúc xuống thấp nhất là HATTr.
Thường thì HATB = HATTr +Ġ HA hiệu số.

Trong thực hành lâm sàng, thường trị số HA được ghi như sau:
 
HATT
mmHg
HATTr

VD: 95/60 mmHg
7

* Các yếu tố ảnh hưởng đến HA
- Tuổi: tuổi càng cao thì HA càng cao
- Ngày đêm: ban đêm lúc ngủ HA giảm và thấp nhất của 3h ngày gần sáng
HA tăng dần và lên cao cho lúc 12h và buổi chiều. Điều này được ghi nhận nhờ
một máy đo HA tự động liên tục 24h trong ngày.
- Thời tiết: Trời lạnh cơ thể co mạch làm HA tăng lên;
Trời nóng cơ thể dãn mạch làm HA giảm xuống;
- Tư thế: Ở tư thế đứng HA thấp hơn tư thế nằm
- Hoạt động: khi hoạt động tim sẽ tăng hoạt động bằng cách tăng tần số tim
và tăng sức co bóp của tim, do đó làm HA tăng lên và trở về bình thường lúc
nghỉ ngơi.
- Trạng thái tâm lý: Stress làm tăng tiết catecholamin gây tăng tần số tim và
co mạch đưa đến tăng HA.
1.2.2. Các cơ chế điều hòa tim
1.2.2.1. Cơ chế thần kinh
- Vai trò của hệ thần kinh thực vật
+ Hệ phó giao cảm: Các sợi trước hạch theo dây X tới hạch phó giao cảm
nằm ngay trong cơ tim, các sợi sau hạch tới nút xoang và nút nhĩ thất.
* Đối với nhịp tim: kích thích liên tiếp tới cường độ vừa làm tim đập chậm
lại, với cường độ cao làm tim ngừng đập nhưng sau một lúc tim đập trở lại mặc
dù vẫn tiếp tục kích thích gọi là hiện tượng thoát ức chế.

* Đối với co bóp của tim: kích thích dây X làm giảm co bóp
* Đối với tốc độ dẫn truyền xung động trong tim: kích thích dây X làm
giảm tốc độ dẫn truyền.
* Đối với trương lực cơ tim: kích thích dây X làm giảm trương lực cơ tim,
biểu hiện là khi tâm trương tim dãn to hơn và mềm hơn.
8

* Tính hưng phấn cơ tim: kích thích dây X, tính hưng phấn cơ tim sẽ thay
đổi.
+ Hệ giao cảm
Kích thích hệ giao cảm gây ra những tác dụng ngược lại với hệ phó giao
cảm, làm cho tim đập nhanh, tăng lực co bóp của tim tăng tốc độ dẫn truyền
xung động trong tim, thay đổi tính hưng phấn cơ tim.
+ Cơ chế tác dụng của hệ TKTV (thần kinh thực vật)
Những sợi thần kinh tác dụng lên tim không phải trực tiếp mà gián tiếp qua
các chất hóa học được tiết ra từ các đầu mút của sợi sau hạch, gọi là các chất hóa
học trung gian. Đối với hệ giao cảm chất hóa học trung gian Noradrenaline, hệ
phó giao cảm là Acetyl-cholin.
- Vai trò các phản xạ
Có nhiều phản xạ tham gia điều hòa hoạt động của tim
+ Phản xạ giảm áp: tăng áp suất ở quai động mạch chủ gây xung động theo
dây thần kinh cyon về hành não, kích thích dây X làm tim đập chậm và HA
giảm.
+ Phản xạ tim - tim (Bain-dridge): khi máu dồn về tim nhiều, gốc tĩnh mạch
chủ đỗ về nhĩ phải bị căng, làm phát sinh xung động theo những sợi cảm giác đi
trong dây X về hành não ức chế dây X làm tim đập nhanh.
+ Phản xạ mắt - tim: ép mạnh vào hai nhãn cầu, gây kích thích đầu mút dây
V, tạo xung động về hành não kích thích dây X làm tim đập chậm.
+ Phản xạ Goltz: Đánh mạnh vào vùng thượng vị gây xung động theo dây
tạng lên hành não, kích thích dây X làm ngừng tim.

- Aính hưởng của võ não và trung tâm thần kinh khác: Những trạng thái
hoạt động của võ não như cảm xúc, sợ hãi, lo lắng đều tác động làm thay đổi
hoạt động của tim.

9

1.2.2.2. Cơ chế thể dịch của hócmôn các tuyến nội tiết
- Hócmôn tủy thượng thận : Adrenalin làm tim đập nhanh, mạnh
- Hócmôn giáp : Thyroxin làm tim đập nhanh, ở người bị cường giáp nhịp
tim nhanh và có thể đưa đến suy tim.
- O
2
và CO
2
: nồng độ CO
2
máu tăng, nồng độ O
2
máu giảm làm tim đập
nhanh và ngược lại.
- Ca
++
, K
+
: Ca
++
máu tăng cao làm tăng trưởng lực cơ tim., K
+
máu tăng cao
làm giảm trương lực cơ tim

- pH máu giảm làm tim đập nhanh.
2.2.4. Các biểu hiện liên quan đến huyết áp
Tổn thương do tăng huyết áp như phì đại thất trái, tai biến mạch máu não,
rối loạn nhịp tim, bệnh thận do tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, suy tim.
Các bệnh lý nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp như tăng huyết áp do
thuốc, do hẹp động mạch chủ, bệnh lý chủ mô thận do hẹp động mạch thận, u
tuỷ thương thận
1.5. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MẠCH HUYẾT ÁP TRONG VÀ NGOÀI
NƢỚC
1.5.1. Trong nƣớc
- Nguyễn Tấn Viên [20], nghiên cứu về huyết áp trẻ em, kết quả huyết áp
trẻ em thay đổi tuỳ theo lứa tuổi và liên quan đến chiều cao, cân nặng của trẻ.
- Chu Văn Tường [18], huyết áp trẻ em được xem là tăng khi huyết áp tâm
thu > 140mmHg.
- Nguyễn Đức Công, Trương Đình Cẩm [3] nghiên cứu về biến thiên nhịp
tim để đánh giá thần kinh tự động.
- Phạm Hùng Lực, Lê Thế Thự [11] nghiên cứu chỉ số huyết áp trẻ em ở
lứa tuổi 6 - 15 tuổi ở Cần Thơ.
10

- Hoàng Sa, Bùi Thị Kim Oanh [14] khảo sát mạch, huyết áp, tần số tim
học sinh trường tiểu học Thanh Long - phường Phú Hoà - Thành phố Huế.
- Võ Thị Hiếu, Nguyễn Thị Mỹ Anh [6], Khảo sát mạch, huyết áp, tần số
tim học sinh trường Tiểu học Phú Hoà - phường Phú Hoà - Thành phố Huế.
- Nguyễn Quang Mai, Nguyễn Thị Ngọc Bích [12] nghiên cứu một số chỉ
số tuần hoàn và hô hấp của học sinh ở một số trường tiểu học tại tỉnh Nam Định.
1.5.2. Thế giới
- M. Mubulayi, S. Diaysu (1997) [32] nghiên cứu huyết áp ở trẻ em từ 6 -
14 tuổi ở Zairois.
- Kelley (2003) [24] nghiên cứu tác dụng của tập thể dục trên huyết áp trẻ

em và thiếu niên.
- Somu (2003) [27] nghiên cứu những phát hiện sớm của tăng huyết áp trẻ
em.
- Graves (2003) [23] nghiên cứu huyết áp bình thường ở trẻ em.
- Sun (2003) [28] nghiên cứu những yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp.












11




Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
- Là trẻ em độ tuổi từ 6 - 10 tuổi đang học tập và sinh hoạt bình thường tại
Trường tiểu học Trần Quốc Toản, phường Thuận Thành, thành phố Huế gồm cả
2 giới. Tổng số trẻ nghiên cứu là: 700.
- Gồm 96 bố mẹ có con em đang học tại trường Trần Quốc Toản

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn
- Tất cả các học sinh đều khỏe mạnh, không mắc bệnh mãn tính, không bị
dị tật hoặc mắc cảm cúm trong vòng hai tuần trước khi khám, các em đều đồng ý
với cuộc khám sức khỏe này.
- Các bố mẹ > 20 tuổi không phân biệt giới tính, trình độ văn hoá, nghề
nghiệp
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ
Chúng tôi không chọn các học sinh học sớm hoặc muộn so với tuổi trong
cùng một lớp.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo phương pháp cắt ngang.
-Thời gian thực hiện trong các buổi sáng và chiều từ ngày 20/5/2008 đến
10/6/2009. Tại Trường tiểu học Trần Quốc Toản, phường Thuận Thành, thành
phố Huế.
- Lập biểu mẫu “tìm hiểu về bệnh tăng huyết áp” cho các phụ huynh

12

2.2.1. Đặc điểm chung:
- Giới: Nam và nữ
- Tuổi: từ 6 - 10 tuổi, chia theo lớp như sau:
Học sinh lớp 1 (6 tuổi) : 130 em
Học sinh lớp 2 (7 tuổi) : 155 em
Học sinh lớp 3 (8 tuổi) : 99 em
Học sinh lớp 4 (9 tuổi) : 195 em
Học sinh lớp 5 (10 tuổi) : 121 em
2.2.2 Phƣơng tiện nghiên cứu
- Ống nghe Nhật
- Máy đo HA đồng hồ Nhật
- Cân bàn đồng hồ sai số 100 g.

- Thước dây Trung Quốc sai số dưới 0,1cm ,các dụng cụ đã được kiểm tra
kỹ trước khi tiến hành khám cho trẻ.
2.2.3. Các kỹ thuật thực hiện ( đối với các em học sinh)
2.2.3.1 Kỹ thuật đo huyết áp (HA)
- Đo bằng máy đo HA đồng hồ với phương pháp của Korotkoff với kích
thước bao hơi thích hợp:
Trẻ 6 - 7 tuổi: kích thước bao hơi 7cm x 13cm
Trẻ 8-10 tuổi: kích thước bao hơi 12cm x 20cm
- Cách đo HA:
Tư thế trẻ ngồi tựa lưng trên ghế, ở tư thế thoải mái nghỉ ngơi ít nhất 5 phút.
Đặt tay trái lên bàn, cánh tay trần, bàn tay để mở và giữ trên mặt bàn.
+ Phương pháp sờ mạch:
Dùng đầu ngón tay đặt lên động mạch, ngay sát bờ dưới bao hơi hoặc ở nếp
gấp khuỷu tay. Bao hơi được xả hết hơi rồi quấn sát vòng quanh cánh tay, bờ
dưới bao hơi cách nếp gấp khuỷu tay 2,5 cm bơm nhanh cho áp lực trong bao
13

hơi tăng cao và mạch không còn sờ được. Vặn van xả hơi từ từ, kim đồng hồ bắt
đầu tụt xuống. Theo dõi đến khi thấy mạch đập trở lại lần đầu tiên đấy là HA
tâm thu .
+ Phương pháp nghe:
Loa ống nghe được đặt sát bờ dưới bao hơi và ngay trên động mạch. Áp
lực trong bao hơi khi bơm được nhanh chóng tăng cao tới 130 - 140, cao hơn
mức HA tâm thu thực sự sau đó vặn van xả hơi cho áp suất trong bao hơi hạ dần
xuống với tốc độ đều khoảng 2-3 mmHg/ giây, khi bắt đầu nghe được tiếng đập
đầu tiên là HA tâm thu. Tiếp tục xả hơi và khi nghe tiếng đập trở nên êm dịu và
mờ dần đi là HA tâm trương.
Giai đoạn 1: tiếng đập đầu tiên nhẹ, khi xả hơi dần xuống.
Giai đoạn 2: Tiếng thổi nhẹ, thay tiếng đập nhẹ.
Giai đoạn 3: Tiếng thổi mạnh hơn.

Giai đoạn 4: Tiếng thổi và đập yếu hẳn đi.
Giai đoạn 5: Mất tiếng đập.
Huyết áp tâm thu tương ứng với tiếng mạch đập đầu tiên tương ứng giai
đoạn 1 của Korotkoff. Khi tiếng đập mất hẳn tương ứng với HA tâm trương tức
giai đoạn 5 của Korotkoff. Trong trường hợp hạn hữu khi xả hết hơi mà tiếng
đập vẫn còn nghe thấy thì ta lấy mốc ở giai đoạn 4 của Korotkoff (lúc tiếng thổi
và đập yếu hẳn đi) tương ứng với HA tâm trương.
2.2.3.2. Cách đo chiều cao.
Thước đo đã chia vạch sẵn, được treo trên tường phẳng và thẳng góc với nền
nhà. Trẻ đứng thẳng người, hai gót chân chụm lại,hai bàn chân mở ra một góc 60o,
mắt nhìn thẳng. Bốn điểm: chẩm, lưng, mông và gót áp sát vào thước đo.
Người đo dùng êke đặt thẳng góc giữa đỉnh đầu và thước đo. Đọc kết quả
(tính bằng đơn vị cm) và sai số không quá 1cm.
2.2.3.3. Cách cân trọng lượng:
Cân bàn đồng hồ được đặt trên nền xi măng bằng phẳng. Trẻ được cân mặc
quần áo mỏng, không đi giày dép, không đội nón mũ và các đồ dùng kèm theo,
14

đứng nhẹ nhàng lên giữa bàn cân. Đọc kết quả khi kim đồng hồ cân đã đứng yên,
kết quả tính bằng kg và sai số không quá 0,1kg.

2.2.3.4. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo cân nặng và chiều cao.
Chúng tôi dựa vào tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới .
2.2.4. Lập “phiếu tìm hiểu” cho các phụ huynh các em học sinh
Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng nằm trong độ tuổi từ 20 tuổi trở lên,
không phân biệt giới tính, nghề nghiệp, trình độ văn hoá. Tiến hành điều tra 96
người ở phường Phú Hội, về nhận thức bệnh tăng huyết áp.
Trên cơ sở dữ liệu thu thập được qua phiếu thăm dò, chúng tôi phân tích,
xử lý theo các mục sau:
- Tuổi:

Phân thành các nhóm tuổi
+ ≤ 3 5 tuổi
+ 36 – 50 tuổi
+ > 50 tuổi
- Giới:
+ Nam
+ Nữ
- Nghề nghiệp
+ Cán bộ công nhân viên ( CBCNV) + Lao động
+ Buôn bán + Nội trợ
- Câu hỏi về nhận thức về bệnh tăng huyết áp
- Bệnh huyết áp có nguy hiểm không ?
Có  Không  Không biết 
- Bệnh huyết áp ở trẻ em có điều trị được không?
Có  Không  Không biết 
- Bệnh huyết áp ở trẻ em có thể phòng được không?
Có  Không  Không biết 
15

- Bệnh huyết áp ở trẻ em có di truyền không?
Có  Không  Không biết 

- Bệnh huyết áp ở trẻ em có liên quan đến những yếu tố nào sau đây ?
 Ăn nhiều muối  Căng thẳng thần kinh
 Béo phì, ăn nhiều mỡ  Mất ngũ
 Giới  Ít hoạt động thể lực
 Tuổi  Khác (ghi rõ)
- Bệnh huyết áp thường gặp ở những lứa tuổi nào
 < 5 tuổi  5-10 tuổi  > 10 tuổi
- Bệnh huyết áp thường gặp ở những giới nào

 Nam  Nữ  Cả 2 giới
- Các em học sinh có được kiểm tra huyết áp thường xuyên ?
 Có  Không
- Nếu có , thì ai kiểm tra ?
Bố mẹ Bác sỹ tư Y tế trường  Khác
- Các học sinh có rèn luyện thể dục thường xuyên ?
 Có  Không
- Các học sinh có bị áp lực trong học tập không ?
 Có  Không
- Các học sinh có bị áp lực trong học tập không ?
 Có  Không
-Phương cách phòng ngừa bệnh huyết áp
 Tránh béo phì  Thể dục đều đặn
 Ăn chay  Không nên ướng sữa
- Bản thân phụ huynh có bi tăng huyết áp không
 Có  Không


16

2.2.4. Xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được phân tích, xử lý theo phương pháp thống kê y
học thông thường bằng phần mềm Excell 2003 và SPSS 15.0
Để tính trung bình cộng huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu, chiều cao ,
câng nặng của các em học sinh, chúng tôi tính theo công thức

- Độ lệch chuẩn tuổi tính theo công thức






xi
nn
XXX
X
n
i
n





1
21
1


2
1
1
)(
1
xx
n
S
n
i





17


Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Là trẻ em độ tuổi từ 6 - 10 tuổi đang học tập và sinh hoạt bình thường tại
Trường tiểu học Phú Hòa, phường Phú Hòa, thành phố Huế gồm cả 2 giới. Tổng
số trẻ nghiên cứu là: 623.
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn
Tất cả các học sinh đều khỏe mạnh, không mắc bệnh mãn tính, không bị dị
tật hoặc mắc cảm cúm trong vòng hai tuần trước khi khám, các em đều đồng ý
với cuộc khám sức khỏe này.
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ
Chúng tôi không chọn các học sinh học sớm hoặc muộn so với tuổi trong
cùng một lớp.
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo phương pháp cắt ngang.
Thời gian thực hiện trong các buổi sáng và chiều từ ngày 7 đến ngày 8
tháng 11/2005.
Tại Trường tiểu học Phú Hòa, phường Phú Hòa, thành phố Huế.
2.2.1 Đặc điểm chung:
- Giới: Nam và nữ
- Tuổi: từ 6 - 10 tuổi, chia theo lớp như sau:
Học sinh lớp 1 (6 tuổi): 130 em
Học sinh lớp 2 (7 tuổi): 82 em

Học sinh lớp 3 (8 tuổi): 135 em
Học sinh lớp 4 (9 tuổi): 115 em
18

Học sinh lớp 5 (10 tuổi): 161 em
2.2.2 Phương tiện nghiên cứu
- Ống nghe Nhật
- Máy đo HA đồng hồ Nhật
- Cân bàn đồng hồ sai số 100 g.
- Thước dây Trung Quốc sai số dưới 0,1cm ,các dụng cụ đã được kiểm tra
kỹ trước khi tiến hành khám cho trẻ.
2.2.3 Các kỹ thuật thực hiện
2.2.3.1 Kỹ thuật đo huyết áp [17] (HA)
- Đo bằng máy đo HA đồng hồ với phương pháp của Korotkoff với kích
thước bao hơi thích hợp:
Trẻ 6 - 7 tuổi: kích thước bao hơi 7cm x 13cm
Trẻ 8-10 tuổi: kích thước bao hơi 12cm x 20cm
- Cách đo HA:
Tư thế trẻ ngồi tựa lưng trên ghế, ở tư thế thoải mái nghỉ ngơi ít nhất 5 phút.
Đặt tay trái lên bàn, cánh tay trần, bàn tay để mở và giữ trên mặt bàn.
+ Phương pháp sờ mạch:
Dùng đầu ngón tay đặt lên động mạch, ngay sát bờ dưới bao hơi hoặc ở nếp
gấp khuỷu tay. Bao hơi được xả hết hơi rồi quấn sát vòng quanh cánh tay, bờ
dưới bao hơi cách nếp gấp khuỷu tay 2,5 cm bơm nhanh cho áp lực trong bao
hơi tăng cao và mạch không còn sờ được. Vặn van xả hơi từ từ, kim đồng hồ bắt
đầu tụt xuống. Theo dõi đến khi thấy mạch đập trở lại lần đầu tiên đấy là HA
tâm thu .
+ Phương pháp nghe:
Loa ống nghe được đặt sát bờ dưới bao hơi và ngay trên động mạch. Aïp
lực trong bao hơi khi bơm được nhanh chóng tăng cao tới 130 - 140, cao hơn

mức HA tâm thu thực sự sau đó vặn van xả hơi cho áp suất trong bao hơi hạ dần
19

xuống với tốc độ đều khoảng 2-3 mmHg/ giây, khi bắt đầu nghe được tiếng đập
đầu tiên là HA tâm thu. Tiếp tục xả hơi và khi nghe tiếng đập trở nên êm dịu và
mờ dần đi là HA tâm trương.
Giai đoạn 1: tiếng đập đầu tiên nhẹ, khi xả hơi dần xuống.
Giai đoạn 2: Tiếng thổi nhẹ, thay tiếng đập nhẹ.
Giai đoạn 3: Tiếng thổi mạnh hơn.
Giai đoạn 4: Tiếng thổi và đập yếu hẳn đi.
Giai đoạn 5: Mất tiếng đập.
Huyết áp tâm thu tương ứng với tiếng mạch đập đầu tiên tương ứng giai
đoạn 1 của Korotkoff. Khi tiếng đập mất hẳn tương ứng với HA tâm trương tức
giai đoạn 5 của Korotkoff. Trong trường hợp hạn hữu khi xả hết hơi mà tiếng
đập vẫn còn nghe thấy thì ta lấy mốc ở giai đoạn 4 của Korotkoff (lúc tiếng thổi
và đập yếu hẳn đi) tương ứng với HA tâm trương.
2.2.3.2. Kỹ thuật nghe tần số tim:
Tư thế trẻ ngồi yên thoải mái, thầy thuốc đặt ống nghe ở gian sườn V trên
đường trung đòn trái hoặc vào trong 1cm dùng đồng hồ bấm giây điện tử để đếm
tần số tim trong vòng 1 phút, đơn vị đo là nhịp/phút.
2.2.3.3 Kỹ thuật bắt mạch :
Trẻ để ngữa bàn tay lên bàn tư thế ngồi thoải mái, thầy thuốc dùng ba đầu
ngón tay ( trỏ ,giữa và nhẫn ) đặt vào động mạch quay để bắt mạch . Dùng đồng
hồ bấm giây điện tử để đếm mạch trong vòng một phút, đơn vị đo là nhịp / phút
.2.2.3.4. Cách đo chiều cao.
Thước đo đã chia vạch sẵn, được treo trên tường phẳng và thẳng góc với
nền nhà. Trẻ đứng thẳng người, hai gót chân chụm lại,hai bàn chân mở ra một
góc 60o, mắt nhìn thẳng. Bốn điểm: chẩm, lưng, mông và gót áp sát vào thước
đo.
20


Người đo dùng êke đặt thẳng góc giữa đỉnh đầu và thước đo. Đọc kết quả
(tính bằng đơn vị cm) và sai số không quá 1cm.
2.2.3.5. Cách cân trọng lượng:
Cân bàn đồng hồ được đặt trên nền xi măng bằng phẳng. Trẻ được cân mặc
quần áo mỏng, không đi giày dép, không đội nón mũ và các đồ dùng kèm theo,
đứng nhẹ nhàng lên giữa bàn cân. Đọc kết quả khi kim đồng hồ cân đã đứng yên,
kết quả tính bằng kg và sai số không quá 0,1kg.
2.2.3.6 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo cân nặng và chiều cao.
Chúng tôi dựa vào tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới .
2.2.4. Xử lý số liệu
Dùng phương pháp thống kê y học qua máy vi tính theo chương trình
Excel . Tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn.
21

Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. TUỔI VÀ GIỚI CỦA HỌC SINH
Bảng 3.1. Số lượng học sinh phân bố theo tuổi và giới
Giới
Tuổi(Lớp)
Nam
Nữ
Tổng cộng
p
n
%
n
%

n
%
6 (1)
74
56,9
56
43,1
130
18,6
< 0,05
7 (2)
89
57,4
66
42,6
155
22,1
< 0,05
8 (3)
62
62,6
37
37,4
99
14,1
< 0,05
9 (4)
118
60,5
77

39,5
195
27,9
< 0,05
10 (5)
67
55,4
54
44,6
121
17,3
< 0,05
Tổng cộng
410
58,6
290
41,4
700
100,0


43,1
56,9
42,6
57,4
37,4
62,6
39,5
60,5
44,6

55,4
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
6 7 8 9 10
Nam
Nữ
Tuổi
Tỷ lệ
%

Biểu đồ 3.1. Số lượng học sinh phân bố theo tuổi và giới

Trong 700 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5, có tỷ lệ nam 58,6% cao hơn nữ
(41,4%). Có sự khác biệt thống kê giữa 2 giới. (p< 0,05).


×