Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Tìm hiểu phong tục tập quán và tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai sau sinh của các bà mẹ tại phường vỹ dạ, thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 51 trang )


TRƯờNG ĐạI HọC Y DƯợC





Trần HậU CƯ






TìM HIểU PHONG TụC TậP QUáN Và TìNH HìNH
Sử DụNG CáC BIệN PHáP TRáNH THAI SAU SINH
CủA Bà Mẹ TạI PH-ờng vỹ dạ, thành phố huế













NM, 2009


MỤC LỤC

trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. SINH LÝ THỜI KỲ HẬU SẢN 3
1.2. KHÁI NIỆM PHONG TỤC, TẬP QUÁN CHĂM SÓC SAU SINH 4
1.2.1. Phân loại phong tục, tập quán sau sinh 4
1.2.2. Chỉ định và kiêng kị 5
1.3. CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI DÀNH CHO NGƢỜI CHO CON BÚ 7
1.3.1. Các biện pháp tránh thai hiện đại 7
1.3.2. Các biện pháp tránh thai truyền thống 10
1.3.3. Triệt sản 11
1.4. TÌNH HÌNH DÂN SỐ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH TRÊN THẾ GIỚI
VÀ TRONG NƢỚC 12
1.4.1. Tình hình dân số kế hoạch hóa gia đình trên thế giới 12
1.4.2. Tình hình dân số kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam 12
1.4.3. Tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai ở tỉnh T.T Huế 13
1.4.4. Tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai ở thành phố Huế 14
1.4.5. Tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai ở Phường Vỹ Dạ 14

Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 15
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 15
2.2.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu 15
2.2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 15

2.2.4. Sơ lược về địa điểm nghiên cứu 16
2.3. CÁC BƢỚC THỰC HIỆN 17
2.4.XỬ LÝ SỐ LIỆU 20

Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 21
3.1.1. Tuổi 21
3.1.2. Nghề nghiệp 22
3.1.3. Phân bố theo trình độ học vấn 22
3.1.4. Tình trạng hôn nhân 23
3.1.5. Số con hiện có của bà mẹ 23
3.1.6. Số bà mẹ theo tuổi hiện tại của con nhỏ nhất 23

3.2. TÌM HIỂU PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA CÁC BÀ MẸ SAU SINH 24
3.2.1. Thời gian bà mẹ bắt đầu cho trẻ bú sữa mẹ 24
3.2.2. Thời gian các bà mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm 24
3.2.3. Thời gian cho trẻ cai sữa 24
3.2.4. Loại thức ăn dặm cho trẻ 25
3.2.5. Các loại thức ăn kiêng và thói quen ăn uống của các bà mẹ 25
3.2.6. Kinh nghiệm của các bà mẹ về một số loại thức ăn lợi sữa 25
3.2.7. Kinh nghiệm của các bà mẹ về một số thuốc dân gian lợi sữa 26
3.2.8. Vệ sinh cá nhân sau khi sinh 26
3.2.9. Phương thức tắm trong 6 tuần đầu sau sinh 27
3.2.10. Nằm than sau khi sinh 27
3.2.11. Thời gian nằm than sau sinh 27
3.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI SAU SINH 28
3.3.1. Hiểu biết chung 28
3.3.2. Tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai 6 tháng đầu sau sinh 29
3.3.3. Tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai của các bà mẹ trên 6 tháng

đến 24 tháng sau sinh 30

Chƣơng 4 BÀN LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 32
4.1.1. Tuổi 32
4.1.2. Nghề nghiệp và trình độ học vấn 32
4.1.3. Tình trạng hôn nhân và số con hiện có của bà mẹ 33
4.2. TÌM HIỂU PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA CÁC BÀ MẸ SAU SINH 33
4.2.1. Thời gian bà mẹ bắt đầu cho trẻ bú sữa mẹ 33
4.2.2. Thời gian các bà mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm và cai sữa 34
4.2.3. Loại thức ăn dặm cho trẻ 34
4.2.4. Loại thức ăn kiêng, thói quen ăn uống và kinh nghiệm của các bà mẹ
về một số thức ăn, số thuốc dân gian lợi sữa 35
4.2.5. Vệ sinh cá nhân sau khi sinh 36
4.2.6. Nằm than sau khi sinh 36
4.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI SAU SINH 37
4.3.1. Hiểu biết chung 37
4.3.2. Tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai 6 tháng đầu sau sinh 37
4.3.3. Tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai sau sinh của các bà mẹ
có con từ trên 6 tháng đến 24 tháng 39
KẾT LUẬN 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây sự bùng nổ dân số của thế giới đã và đang làm

cho chúng ta quan tâm. Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) cho biết, dân số
thế giới đang tăng 78 triệu người/năm, kéo theo những hậu quả nặng nề về bệnh
tật, nghèo đói và thảm hoạ môi trường [35].
Dân số Việt Nam năm 2008 là 86,2 triệu. Nếu cứ tiêp tục tăng tốc độ dân
số hằng năm trên 2%, thì khoảng 30 năm dân số Việt Nam sẽ tăng gấp đôi. Sự
gia tăng dân số quá nhanh là một trong những nguyên nhân cản trở tốc độ phát
triển kinh tế-xã hội Vì vậy, làm tốt công tác kế hoạch hoá gia đình, thực hiện
gia đình ít con, giảm nhanh tỷ lệ phát triển dân số, tiến tới ổn định quy mô dân
số là một vấn đề rất quan trọng và bức xúc đối với nước ta.
Đảng và nhà nước ta đã rất quan tâm đến chính sách dân số - kế hoạch
hóa gia đình có thời điểm nhịp độ gia tăng dân số đã được khống chế, tỷ lệ tăng
dân số giảm xuống còn 1,32% [12]. Tuy nhiên, từ sau năm 2000 đến nay, kết
quả thực hiện chính sách DS-KHHHGĐ chững lại và giảm sút. Trong 2 năm
2003 và 2004, tỷ lệ phát triển dân số, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tăng mạnh trở
lại. Cho nên vấn đề thực hiện chính sách DS-KHHGĐ cần phải được xem xét lại
và phải được quan tâm hơn nữa, nhất là vấn đề thực hiện các biện pháp tránh
thai của các bà mẹ trong thời gian cho con bú.
Mặt khác, việc chăm sóc phụ nữ có thai và sau sinh vẫn còn nhiều thiếu
sót. Tỷ lệ các bà mẹ được khám thai, việc chăm sóc sau sinh, việc hướng dẫn
cho bú mẹ và nuôi con chưa được chú ý làm tốt, các phong tục tập quán của
nhân dân ta vẫn còn nặng nề nhất là ở một số vùng khó khăn, có những tập quán
tốt và xấu còn tồn tại trong dân chúng [3]. Theo nghiên cứu của Laderman (1983)
Malaysia cho thấy giai đoạn sau sinh là giai đoạn người phụ nữ phải tuân thủ
hàng loạt các nghi thức và tập tục văn hoá [36]. Ở Việt nam cũng còn tồn tại

2
hàng loạt các điều cấm kị, tập quán liên quan đến việc chăm sóc sau sinh như ăn
uống, vệ sinh, phục hồi sức khoẻ, vv…
Tuy nhiên, từ trước tới nay Ủy ban dân số kế hoạch hóa gia đình chưa có
những thống kê cụ thể về tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai cho đối

tượng là các bà mẹ trong thời gian đang cho con bú. Ngoài ra, chúng tôi cũng
chưa thấy có đề tài nào nghiên cứu về phong tục tập quán và tình hình sử dụng
các biện pháp tránh thai sau sinh [14].
Xuất phát từ mục đích và ý nghĩa trên chúng tôi thực hiện đề tài “ Tìm
hiểu phong tục tập quán và tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai sau
sinh của các bà mẹ tại Phường Vỹ Dạ, thành phố Huế”
Mục tiêu
- Tìm hiểu phong tục tập quán của các bà mẹ tại Phường Vỹ Dạ, thành
phố Huế.
- Tìm hiểu tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai sau sinh của các
bà mẹ tại Phường Vỹ Dạ, thành phố Huế.




3
Chƣơng 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. SINH LÝ THỜI KỲ HẬU SẢN
Thời kì hậu sản được tính là sáu tuần (42 ngày) kể từ sau khi đẻ. Đây là
thời gian trở lại bình thường các cơ quan sinh dục (trừ vú) về mặt giải phẫu và
sinh lí.
Trong suốt quá trình người phụ nữ mang thai, buồng trứng tạm thời
ngừng hoạt động, không tiết nội tiết tố theo chu kỳ, không có trứng rụng, còn tử
cung lớp nội mạc phát triển dày lên thành màng rụng. Nội tiết của người phụ nữ
mang thai bao gồm progesteron, estrogen do hoàng thể thai kỳ tiết ra đến tháng
thứ 4 thì do nhau thai tiết ra. Các nội tiết tố này có vai trò quan trọng trong việc
giữ gìn thai kỳ và phát triển bào thai. Sau khi sinh toàn bộ lớp màng rụng tử
cung sẽ bong ra, nội mạc tử cung chỉ còn lớp mỏng, tử cung co hồi dần đạt đến

kích thước ban đầu khoảng 6 tuần sau đẻ, niêm mạc tử cung phát triển dày lên
dưới tác dụng của nội tiết tố buồng trứng từ ngày 25 đến ngày 45. Khoảng 40
ngày sẽ có hiện tượng phóng noãn và đến khoảng ngày 60 sẽ có kinh nguyệt.
Tuy nhiên thực tế thời gian này rất thay đổi tùy theo có hay không cho con bú
hay tùy theo việc dùng thuốc (thuốc ức chế prolactin, thuốc tránh thai ) [], [].
Về nội tiết: Estrogen tụt thấp ở những đầu sau đẻ từ ngày thứ 25 dưới ảnh
hưởng của FSH, Estrogen lại được buồng trứng bắt đầu chế tiết như bắt đầu rong
kinh. Progesteron cũng hạ thấp trong 10 ngày đầu sau đẻ. Progesteron mất đi và
sẽ xuất hiện trở lại sau lần phóng noãn đầu tiên, có thể xảy ra sớm nhất vào ngày
thứ 40 prolactin tăng sau đẻ, giảm sau ngày 15 dù vẫn tiếp tục cho con bú [], [].
Sự phát triển của vú và sự tiết sữa khi có thai dưới ảnh hưởng của nội tiết
tố làm tuyến vú phát triển và vú người mẹ to dần, có thể chảy sữa non.
Sau khi sinh sẽ xảy ra hiện tượng sinh sữa và tiết sữa dưới ảnh hưởng của
nội tiết tố đặc biệt do tuyến yên tiết ra:

4
- Prolactin giúp sinh sữa, đồng thời prolactin làm ức chế estrogen và
progesteron nên người phụ nữ cho con bú chậm có kinh lại.
- Oxytoxin do thùy sau tuyến yên tiết ra làm kích thích sự tiết sữa.
Trong cơ chế tiết sữa, các phản xạ thần kinh từ sự mút sữa và làm trống
bầu sữa mẹ kích thích tuyến yên tiết ra prolactin và oxytoxin để phát động sự
tiết sữa và ép sữa chảy ra [].
2.2. KHÁI NIỆM PHONG TỤC, TẬP QUÁN CHĂM SÓC SAU SINH
2.2.1. Phân loại phong tục, tập quán sau sinh
Mọi tập quán chăm sóc sau sinh đều có mục đích phòng bệnh, nhìn từ góc
độ y học có thể chia những tập quán đó ra làm 3 nhóm: có lợi, không lợi không
hại và có thể gây hại.
- Nhóm có lợi
Gồm những niềm tin và tập quán mang lại kết quả tích cực cho sức khoẻ
của mẹ và con, như ăn thêm lượng thức ăn; tránh những đồ uống mạnh như rượu,

bia; giữ ấm, nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng hoặc tiếp xúc với hoá chất độc hại
như phân bón và tránh tiếp tục quan hệ tình dục sớm. Những tập quán này phù
hợp với lời khuyên của cán bộ y tế cũng như các tài liệu làm mẹ an toàn chính
thống. Một số các loại thực phẩm đã được khoa học chứng minh là có lợi cho bà
mẹ mới sinh như: nghệ vàng, rau ngót [12].
- Nhóm không lợi không hại
Gồm những niềm tin và tập quán không mang lại lợi ích cũng như không
gây hại đối với sức khoẻ của mẹ và con. Ví dụ: Không chải đầu, không soi
gương, không đến nhà khác, nút bông vào lỗ tai, mặc áo dài tay, đi tất, không cắt
móng tay, …
- Nhóm khả năng gây hại
Gồm những niềm tin và tập quán mang kết quả tiêu cực cho sức khoẻ của
mẹ và con, như kiêng những thức ăn giàu dinh dưỡng: các loại thức ăn có dầu,
hoa quả, cá, hải sản, thịt bò; hạn chế uống nước trong khi cơ thể mẹ và con có

5
nhu cầu và niềm tin về việc không thể mang thai trong giai đoạn hậu sản nên
không cần áp dụng các biện pháp tránh thai kể cả biện pháp tự nhiên có thể dẫn
đến hậu quả mang thai ngoài ý muốn.
Giai đoạn hậu sản thường là 100 ngày. Tục ngữ Việt nam có câu “3 tháng
10 ngày chưa hết tuần chay gái đẻ”. Thời kỳ hậu sản có rất nhiều thứ phải kiêng
cữ như chế độ ăn, vệ sinh và các hoạt động, vv…Theo quan niệm dân gian,
người phụ nữ sau khi sinh phải ăn chế độ ăn đặc biệt, phải ở nhà và phải tuân
thủ hàng loạt các chỉ định cũng như những điều cấm kị. Thời gian ăn kiêng kéo
dài từ 25-100 ngày, kiêng tắm gội từ 7-30 ngày, nghỉ ở nhà từ 15-100 ngày và
kiêng sinh hoat tình dục từ 2-6 tháng.
2.2.2. Chỉ định và kiêng kị
- Trong ăn uống
Sau khi sinh người phụ nữ phải hạn chế môt số món ăn. Người phụ nữ tin
rằng một số loại thức ăn nhất định có thể để lại hậu quả không tốt cho cơ thể mẹ

và con về mặt thể chất và tinh thần về lâu về dài. Nếu ai đó không kiêng được,
người đó sẽ có nguy cơ về sức khoẻ.
Ăn cái gì và kiêng cái gì là cách phòng tránh bệnh tật. Niềm tin này được
“truyền miệng” từ thế hệ này sang thế hệ khác, chủ yếu từ mẹ đẻ sang con gái
hoặc từ mẹ chồng sang con dâu. Thói quen ăn uống mới trong thời kỳ hậu sản
được các bà mẹ chấp nhận: các bà mẹ trẻ và các bà mẹ sinh con lần đầu tuân thủ
nghiêm ngặt nhất vì họ bị coi là “chưa có kinh nghiệm” [], [].
Niềm tin văn hoá dựa trên thuyết cân bằng giữa “âm” và “dương” hay
“nóng” và “lạnh”. Người phụ nữ sau khi sinh được coi là mất cân bằng giữa
“âm” và “dương”. Nói cách khác, người phụ nữ thiên về âm. Trong trường hợp
này, cơ thể họ đang trong giai đoạn “lạnh” do mất máu và sức lực trong khi sinh.
Như vậy, thức ăn chính là bài thuốc khôi phục sự cân bằng. Sản phụ được chỉ
định ăn những thức ăn “ấm” nhằm cung cấp hơi ấm, sinh huyết, phục hồi sức
khoẻ, làm tan máu cục và cải thiện tuần hoàn [].

6
Tập quán chăm sóc sau sinh liên quan đến ăn uống khá phổ biến. Tất cả
mọi người trong số họ đều tuân thủ những tập quán này tuy thời gian và mức độ
có khác nhau, dao động trong khoảng từ 25-100 ngày. Bữa ăn điển hình của sản
phụ sau sinh khá đơn giản, gồm: cơm, rau ngót luộc, thịt lợn và nước mắm. Các
loại thực phẩm đều được chế biến không dầu/mỡ. Họ luộc nhiều rau để lấy nước
đặc. Đôi khi, họ thêm nghệ vào thịt lợn để ăn [].
Thêm nữa, người phụ nữ phải tránh một số thức ăn “lạnh” và “độc” vì cơ thể
người phụ nữ sau sinh được coi là “thay mới” hay “dạ mới” vì thế nó rất dễ bị
tổn thương. So với những thức ăn được phép ăn, danh sánh thức ăn phải kiêng
nhiều hơn. Thức ăn phải kiêng gồm các loại rau, quả, cá, đồ biển và các loại
khác bị coi là có “mùi tanh”, dầu, mỡ, thức ăn cay nóng. Mọi món ăn rán đều
phải kiêng do thành phần của chúng có dầu, mỡ. Các bà mẹ tin các thức ăn trên
là “độc” và “lạnh” dễ làm họ mắc bệnh mãn tính và gây nhiều loại bệnh tật trong
tương lai gần và khi về già. Nói cách khác, kiêng cữ bảo vệ “cơ thể mới” khỏi

bệnh tật cũng như phòng tránh các vấn đề liên quan đến sức khoẻ trong tương lai.
Nếu ai vi phạm, mẹ và con sẽ bị nhiều loại bệnh. Phần giải thích về văn hoá ở
trên đều quy về bị “hậu sản”. Thuật ngữ “hậu sản” gồm nhiều triệu chứng bệnh
như xuất huyết, tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu, cảm thấy yếu người, vv…
Về thức uống, các bà mẹ sau sinh uống nước chín còn ấm song phải uống
hết sức hạn chế số lượng, dùng trà thảo dược. Các bà mẹ sống trong các gia đình
có hơn 2 thế hệ tuân thủ thói quen dùng thức uống khá nghiêm ngặt. Các sản
phụ này dường như tuân thủ các tập quán là do gia đình họ muốn như vậy chứ
không phải bản thân họ muốn thế [].
- Kiêng tắm gội
Theo tập quán kiêng tắm gội, chải đầu trong 7-30 ngày có thể tránh được
bệnh đau đầu về sau. Thời gian kiêng khác nhau giữa các sản phụ. Người đẻ con
so kiêng lâu hơn người đẻ con rạ vì họ tin đẻ lần đầu cơ thể thay “mới”, cần cẩn
thận hơn [], [].

7
Mọi hành vi đều nhằm đề phòng các loại bệnh do “gió” gây ra. Người ta
tin gió có thể gây hại cho cơ thể đang bị lạnh của người mẹ cả khi mới sinh lẫn
sau này, dẫn đến một số bệnh mãn tính. Nếu họ tắm gội sớm, “gió” sẽ thâm
nhập vào cơ thể qua lỗ chân lông, gây nên hậu quả xấu như bị đau đầu, cảm lạnh,
người yếu [].
- Nghỉ ngơi
Phụ nữ Việt Nam sau khi sinh con được khuyến khích nghỉ ngơi một thời
gian dù sinh nở dưới hình thức nào. Người ta tin rằng làm việc nặng nhọc, vất vả
trong thời kỳ này có thể dẫn đến đau lưng và sa dạ con về sau.
- Kiêng sinh hoạt tình dục
Nghỉ ngơi và bình phục sau khi sinh con cũng bao gồm tập tục kiêng sinh
hoạt tình dục. Sinh hoạt tình dục cũng là điều cấm kỵ trong thời gian này.
Một số phụ nữ tin rằng họ không thể mang thai do chưa có kinh nguyệt
trở lại. Vì thế, họ không áp dụng biện pháp tránh thai nào, kể cả biện pháp tự

nhiên như tính lịch hay xuất tinh ra ngoài. Có nhiều phụ nữ có thai trở lại ngay
trong thời kì hậu sản mà không hề biết, do con mới sinh còn quá nhỏ nên họ đã
quyết định phá thai khi có thai khoảng 8-9 tuần [].
2.3. CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI DÀNH CHO NGƢỜI CHO CON

Bộ Y tế Hoa kỳ khuyến nghị rằng giai đoạn từ sau khi sinh con đến khi bé
được 3 tuổi là thời điểm cơ thể bà mẹ phục hồi. Do đó nên áp dụng các biện
pháp tránh thai để tránh thụ thai ngoài ý muốn [10].
Có nhiều biện pháp tránh thai bao gồm các biện pháp tránh thai tạm thời và
vĩnh viễn, hiện đại và truyền thống. Tuy nhiên với người phụ nữ sau sinh đang
cho con bú, việc lựa chọn biện pháp tránh thai sao cho hiệu quả và phù hợp là
vấn đề rất khó khăn, có không ít phụ nữ sau sinh vì không biết cách phòng tránh
thai để mang thai ngoài ý muốn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế của gia
đình họ.

8
Mỗi biện pháp tránh thai có những mặt ưu và nhược điểm riêng, có những
chỉ định và chống chỉ định. Không có biện pháp nào lại thích hợp cho mọi đối
tượng sử dụng vì vậy các bà mẹ cần phải được tư vấn và tự lựa chọn cho mình
biện pháp tránh thai phù hợp.
2.4.1. Các biện pháp tránh thai hiện đại
2.4.1.1. Dụng cụ tử cung
Dụng cụ tử cung là một biện pháp tránh thai sử dụng một vật nhỏ đặt vào
tử cung, chỉ một lần nhưng tác dụng tránh thai kéo dài nhiều năm. Năm 1929,
Grafenberg người Đức đã công bố 453 trường hợp phụ nữ được đặt DCTC làm
bằng những vòng tơ tằm hoặc chỉ bạc, kết quả tránh thai cao nhưng biến chứng
nhiễm khuẩn cao, do đó phương pháp này đã bị bỏ quên. Từ năm 1960 trở đi, có
nhiều hội nghị Quốc tế về DCTC và nó được khẳng định là một phương pháp
tránh thai cao được ghi nhận và sử dụng rộng rãi [1].
DCTC có ưu điểm rẻ tiền, đơn giản, hiệu quả tránh thai cao từ 94 – 97%,

hiệu quả của DCTC chịu ảnh hưởng của 3 yếu tố: tính chất của vòng, kĩ năng
của người làm dịch vụ (trong việc đặt vòng) và đặc điểm của người sử dụng
(tuổi đời, số lần sinh ) [1].
+ Các chỉ định và ích lợi
Thời gian có thể đặt dụng cụ tử cung được cho người phụ nữ sau đẻ là hết
thời kỳ hậu sản (06 tuần sau đẻ) [5], [7].







Hình 1.1. Một số hình ảnh về dụng cụ tử cung

9
Ngoài tác dụng tránh thai cao, dụng cụ tử cung cũng còn một số ưu điểm
như đặt vào tử cung dễ dàng và tháo ra dễ dàng không ảnh hưởng đến giao hợp,
thời gian tránh thai lâu dài.
DCTC có ưu điểm rẻ tiền, đơn giản, có hiệu quả tránh thai cao và thích
hợp với hoàn cảnh sinh hoạt của người phụ nữ Việt Nam.
2.4.1.2. Thuốc tránh thai
Vì thuốc tránh thai phối hợp có estrogen làm ảnh hưởng đến lượng sữa
nên phụ nữ cho con bú chỉ thích hợp với thuốc tránh thai chỉ có progesteron.
Thuốc tránh thai nội tiết tác động đến sự rụng trứng, sự làm tổ của thai, sự di
chuyển của giao tử và sự hoạt động của hoàng thể [7].
+ Viên uống tránh thai đơn thuần: Viên thuốc tránh thai đơn thuần chỉ có
Progestin, không có Estrogen. Có 2 loại:
 Progestin liều thấp, liên tục (microprogestatif)
Viên tránh thai progestin liều thấp hay được sử dụng là EXLUTON

(lynestrenol 0,5mg), vỉ 28 viên. Ngoài ra còn có thể gặp ở thị trường: Microval
(Levonorgestrel 0,03mg), Milligynon (Norethisterone Acetate, 0,6mg). Ogyline
(norgestrienone). Cơ chế tránh thai của viên tránh thai progestin liều thấp là làm
đặc chất nhầy cổ tử cung, ngăn cản tinh trùng xâm nhập lên đường sinh dục trên.
Làm teo nội mạc tử cung, giảm khả năng làm tổ. Hiệu quả tránh thai cao đạt đến
97% [1], [7], [8].
 Viên Progestin liều cao (macroprogestatif)
Các chế phẩm có thể là: Norluten (Noréthisterone 5mg), Orgametril
(Lynestrenol 5mg). Một số thuốc có dẫn xuất từ progesteron như Lutenyl
(Nomegestrol 5mg), Luteran (Chlomadinon 5mg), Surgestone (Promegeston
0,125mg) ít gây nam tính hoá khi sử dụng dài ngày. Các viên progestin liều cao
ít sử dụng vì mục đích tránh thai và thường dùng trong điều trị.
Viên tránh thai có những tác dụng phụ như hơi khó chịu trong những tuần
đầu dùng thuốc, có thể thấy buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu thông thường các

10
triệu chứng này là tạm thời và không có hại. Ra máu bất thường, kinh nguyệt
không đều [13].
+ Thuốc tiêm tránh thai DMPA (Depo-Provera):
Thuốc tiêm tránh thai DMPA là loại hormon progestin có tác dụng tránh
thai 1 tháng hay 3 tháng. Thuốc tiêm DMPA liên tục ức chế phóng noãn, làm
niêm mạc tử cung mỏng và làm đặc chất nhầy cổ tử cung. Chống chỉ định dùng
DMPA dưới 6 tuần sau sinh. Tỷ lệ thất bại là 0,3%.
+ Viên tránh thai khẩn cấp:
Viên tránh thai khẩn cấp còn gọi là viên thuốc tránh thai sáng hôm sau.
Có tác dụng làm niêm mạc tử cung phát triển không thuận lợi cho sự làm tổ. Chỉ
định cho những trường hợp giao hợp không được bảo vệ, hoặc bị cưỡng dâm.
Tuy nhiên có ảnh hưởng ít nhiều đến sự tiết sữa.
Viên tránh thai khẩn cấp chỉ có Progestin đơn thuần: Loại thường được sử
dụng là Postinor (Levorgestrel 0,75mg) Viên đầu tiên uống càng sớm càng tốt

trong vòng 72 giờ sau giao hợp không được bảo vệ, viên thứ hai uống sau viên
thứ nhất 12 giờ.
Tác dụng phụ thường gặp: chóng mặt, buồn nôn và nôn sau khi dùng viên
tránh thai khẩn cấp.
+ Thuốc cấy tránh thai: Hiện nay có 2 loại là Norplant và Implanon:
NORPLANT: gồm 6 bao chất dẻo mềm mỏng cấy ghép dưới da mặt trong
cánh tay, hoạt động theo cơ chế liên tục ức chế rụng trứng và tạo dịch nhầy đặc
ở cổ tử cung, hiệu quả tránh thai đạt 99,8% [1].
IMPLANON: Chỉ có một nang chứa 68mg Etonogestrel. Có tác dụng 3
năm. Тác dụng phụ chủ yếu là ra máu âm đạo thấm giọt. Tỷ lệ thất bại là 0,2%.
+ Thuốc diệt tinh trùng: Là những loại chất có tác dụng hoá học để diệt
hoặc làm mất khả năng di chuyển của tinh trùng. Ngoài ra nó có tác dụng như
một dung môi tạo nên màng chắn, hoặc tạo bọt nhằm đẩy tinh trùng ra xa cổ tử
cung. Tuy nhiên hiện nay ít được sử dụng.

11
2.4.2. Các biện pháp tránh thai truyền thống
2.4.2.1. Áp dụng ở nữ giới
Phương pháp cho bú vô kinh
Có thể sử dụng ngay sau khi sinh con. Không cần áp dụng thêm các biện
pháp tránh thai khác trong khi quan hệ tình dục, không có tác dụng phụ của hóc
môn. Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ là hiệu quả trong khoảng thời gian
6 tháng đầu sau sinh và đối với một số bà mẹ, nhất là các bà mẹ phải đi làm thì
khó có thể cho con bú liên tục nên khó thực hiện. Ngoài ra, nếu bà mẹ mắc HIV
(virus gây bệnh AIDS) virus HIV có thể sẽ thâm nhập vào trẻ thông qua sữa [9].
Phương pháp cho bú vô kinh được sử dụng như là một biện pháp tránh thai
tạm thời có hiệu quả tránh thai cao với các điều kiện sau: Cho bú mẹ hoàn toàn.
Sữa mẹ phải chiếm trên 90% thức ăn và nước uống của con. Mẹ cho con bú
thường xuyên, liên tục cả ngày lẫn đêm. Mẹ phải chưa có kinh trở lại. Con phải
dưới 6 tháng tuổi. Phương pháp cho bú vô kinh còn giúp cung cấp nguồn thức

ăn tốt cho trẻ và giúp phòng ngừa bệnh tật.
Phương pháp tính vòng kinh Ogino-Knaus
Phương pháp này áp dụng từ năm 1925-1930. Đây là phương pháp được
cộng đồng chấp nhận. Không ảnh hưởng đến hoạt động tình dục và không cần
hỗ trợ của thuốc hoặc dụng cụ nào. Tuy nhiên phương pháp này có tỷ lệ thất bại
cao và chỉ áp dụng cho phụ nữ có vòng kinh đều [1].
Mũ cổ tử cung, màng ngăn âm đạo
Dụng cụ làm bằng kim khí hoặc chất dẻo để ngăn cản không cho tinh
trùng vào tử cung. Tỷ lệ thất bại của màng ngăn âm đạo, mũ cổ tử cung gần 20%
cho mỗi loại. Các phương pháp này hiện nay rất ít được sử dụng.
2.4.2.2. Áp dụng ở nam giới
Xuất tinh ngoài âm đạo
Dễ thực hiện bất cứ lúc nào nhưng mang lại hiệu quả tránh thai thấp, đòi
hỏi người đàn ông phải có nghị lực, hiệu quả tránh thai thấp, đòi hỏi người đàn

12
ông phải có nghị lực. Phương pháp này hạn chế khoái cảm cho cả 2 vợ chồng, tỷ
lệ thất bại cao.
Bao cao su
Có thể sử dụng ngay trong lần giao hợp đầu tiên sau khi sinh mà không
gây ra vấn đề gì về sức khỏe [1]. Bao cao su là dụng cụ tránh thai ngăn không
cho tinh trùng gặp trứng thụ tinh. Có thể góp phần phòng các bệnh lây truyền
qua đường tình dục kể cả HIV/AIDS. Bao cao su dễ sử dụng. Hiệu quả 80%-
97% khi sử dụng đúng, sẵn có, rẻ và không gây ra tác dụng phụ nào trên cơ thể
người nam giới cũng như phụ nữ.
Đôi khi trong giao hợp bao cao su có thể bị thủng, rách hay tuột ra khỏi
dương vật làm cho phụ nữ có thai ngoài ý muốn[].
2.4.3. Triệt sản
Là biện pháp vĩnh viễn, có hiệu quả cao, tương đối an toàn và không đòi
hỏi người sử dụng phải tiếp tục lưu tâm đến nó, bao gồm:

Triệt sản nam, bằng phương pháp thắt và cắt ống dẫn tinh, làm gián đoạn
ống dẫn tinh dẫn đến không có tinh trùng trong mỗi lần xuất tinh. Phương pháp
này hiệu quả hầu như 100%. Không gây ra một tác dụng phụ trầm trọng nào [1].
Triệt sản nữ là phương pháp thắt và cắt vòi trứng, không cho tinh trùng
gặp noãn để thụ thai. Triệt sản nữ là phương pháp tránh thai vĩnh viên, thực hiện
một lần là có tác dụng tránh thai suốt đời. Hiệu quả tránh thai rất cao trên 99%
không ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh nguyệt, giới tính
2.6. TÌNH HÌNH DÂN SỐ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH TRÊN THẾ
GIỚI VÀ TRONG NƢỚC
2.6.1. Tình hình dân số kế hoạch hóa gia đình trên thế giới
Từ rất xa xưa, khoảng 4000 năm trước công nguyên dân số thế giới là 86
triệu người, đến năm 1830 dân số thế giới tăng lên đến 1 tỷ người. Sau đó dân số
ngày càng tăng nhanh.

13
Từ 1960-1975 trong 15 năm dân số thế giới đã là 4 tỷ người và 12 năm
sau đó (1975-1987) đã là 5 tỷ người.
Tháng 3/2004, Cục điều tra dân số Mỹ thông báo, dân số thế giới đã đạt
tới 6 tỷ người vào tháng 6/1999. Con số này vượt quá 3,5 lần so với dân số thế
giới đầu thế kỷ 20 và tăng gấp đối so với năm 1960 [37].
Vào năm 2012 các nhà dân số học ước tính dân số sẽ đạt khoảng 7 tỷ
người [35].
Dân số thế giới bùng nổ đã trở thành thách thức đối với nhân loại toàn cầu:
Nạn thất nghiệp, đói kém, bệnh tật ngày càng gia tăng trong khi đất đai tài
nguyên và sự phát triển kinh tế xã hội khác không kịp bù đắp cho sự tăng nhanh
về dân số đặc biệt là ở các nước nghèo, chậm phát triển. Trước thực trạng đó đòi
hỏi nhà hoạch định chính sách về kinh tế xã hội phải quan tâm đến vấn đề dân số
và có những biện pháp cấp bách để hạn chế sự bùng nổ dân số. Trong đó cần
quan tâm nhiều đến tuyên truyền, sử dụng các BPTT [12].
2.6.2. Tình hình dân số kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam

Nước ta là một trong những nước đông dân đứng hàng thứ 12 trong tổng
số 25 nước đông dân nhất thế giới. Tốc độ phát triển dân số nước ta có thể được
biểu thị qua đồ biểu sau:
15585
19600
23061
30172
53722
59872
66017
71996
77635
83106
86160
0
20000
40000
60000
80000
100000
1921 1939 1951 1960 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2008
(Đơn vị: 1.000 ngƣời)
Năm

Biểu đồ 1.1. Dân số trung bình Việt nam qua một số mốc thời gian [34], [35].

14
Qua các số liệu nói trên cho thấy từ thập kỷ 70 đến nay dân số nước ta
phát triển rất nhanh so với sự phát triển chung của dân số thế giới. Theo tính
toán hiện nay cho thấy:

- Mỗi ngày có 4000 trẻ em ra đời tương đương với một xã [14].
- Mỗi tháng có khoảng 120.000 trẻ em ra đời tương đương với một huyện
- Mỗi năm có khoảng 1,5 triệu trẻ em ra đời tương đương với một tỉnh [14].
Trong điều kiện kinh tế nước ta còn nghèo và đang trên đà phát triển, tuy đã
bước ra khỏi khủng hoảng về kinh tế xã hội, song số hộ đói nghèo vẫn còn tỷ lệ
khá cao. Nếu không kìm hãm được sự gia tăng dân số thì sẽ gây sức ép rất
lớnđối với nền kinh tế xã hội của đất nước. Vì vậy sự quan tâm của Đảng và nhà
nước ta về DS-KHHGĐ là một chủ trương đường lối hết sức đúng đắn và cấp
thiết được coi là quốc sách đối với sự phát triển chung của nước nhà.
2.6.3 Tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai ở tỉnh T.T Huế
Bảng 1.1. Tóm tắt tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai của tỉnh
Thừa thiên-Huế 2005-2008
Năm

Nội dung
2005
2006
2007
2008
Chỉ
tiêu
Đạt
(%)
Chỉ
tiêu
Đạt
(%)
Chỉ
tiêu
Đạt

(%)
Chỉ
tiêu
Đạt
(%)
Dân số
1.134.476
1.148.384
1.150.900
1.139.743
DCTC
12179
105,9
12987
99,2
13142
97,3
14.300

Đình sản
509
101,8
560
112,0
495
90,0
550

Bao cao su
31.606

105,6
31.200
104,0
30.570
101,9
30.300

Thuốc uống
14.860
102,5
15.834
105,6
16.930
112,9
15.200

Thuốc tiêm
4.208
105,7
4.828
120,7
5.293
117,6
5.260

Thuốc cấy
349
87,5
474
94,8

419
139,7
300


Năm 2009 là năm thứ tư thực hiện chiến lược dân số giai đoạn hai (2006-
2010), mục tiêu là tiếp tục phấn đấu giảm sinh và giảm nhanh tỷ lệ sinh con thứ
3 trở lên trên địa bàn, triển khai thực hiện có hiệu quả các mô hình nâng cao chất
lượng dân số; đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền nhằm hạn chế tình trạng mất

15
cân bằng giới tính khi sinh [11]. Chỉ tiêu dân số trung bình cho năm 2009 là
1.165.000 người, tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên < 20 %, tỉ lệ cặp vợ chồng áp dụng
BPTT là 69,5 % [11].
2.6.4. Tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai ở thành phố Huế
Bảng 1.2. Tóm tắt tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai của Thành
phố Huế 2005-2008 [], [], [].
Năm

Nội dung
2005
2006
2007
2008
Chỉ
tiêu
Đạt
(%)
Chỉ
tiêu

Đạt
(%)
Chỉ
tiêu
Đạt
(%)
Chỉ
tiêu
Đạt
(%)
DCTC
2.100
102,3
2.400
95.4
2.450
93,7
2.550

Đình sản
130
116,2
130
123,1
145
98,6
145

Bao cao su
11.500

102,7
11.500
104,6
11.800
102,9
12.000

Thuốc uống
3.800
104,8
4.000
103,2
4.100
105,6
4.500

Thuốc tiêm
360
113,3
360
128,3
499
110,9
660

Thuốc cấy
80
83,8
90
181,1

50
200,0
50


2.6.4 Tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai ở Phƣờng Vỹ Dạ
Bảng 1.3. Tóm tắt tình sử dụng các biện pháp tránh thai của phường Vỹ
Dạ từ 2005-2008
Năm

Nội dung
2005
2006
2007
2008
Chỉ
tiêu
Đạt
(%)
Chỉ
tiêu
Đạt
(%)
Chỉ
tiêu
Đạt
(%)
Chỉ
tiêu
Đạt

(%)
DCTC
100
95,0
110
96,4
120
88,8


Đình sản
8
100,0
8
12,5
10
40,0


Bao cao su
770
95,5
735
89,3
656
100,0


Thuốc uống
224

120,8
162
76,9
230
70,4


Thuốc tiêm
5
17
8
162,5


Thuốc cấy
3
4
2
200


Được sự quan tâm của cấp ủy Đảng và các cấp các ngành nên công tác dân số ở
phường Vỹ Dạ tương đối tốt.

16
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Gồm 250 phụ nữ sau sinh cho con bú tại Phường Vỹ Dạ thành phố Huế,

có hộ khẩu thường trú tại phường.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu
Chọn ngẫu nhiên theo danh sách quản lý theo chương trình tiêm chủng tại Y
tế phường vỹ Dạ các bà mẹ có con từ 24 tháng trở xuống và có cho con bú sữa mẹ
Chọn mẫu theo công thức:

2
α/2
2
d
p)p(1
ZN



Trong đó:
 : Là mốc có ý nghĩa thống kê
 = 0,05 thì độ tin cậy là 95% lúc đó Z /2 =1,96
Chọn  = 0,05 Z /2 =1,96 (độ tin cậy 95%)
d là sai số chuẩn (5%) = 0,05
p là ước chọn đối tượng nghiên cứu 20%

Ta có mẫu như sau
N = 1,96
2
x 0,20 x(1- 0,20) /0,05
2

= 245,86 ≈ 246
Như vậy số phụ nữ cần điều tra ≥ 246, chúng tôi chọn cỡ mẫu 250
2.2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian từ 20/5/2008 đến 10/6/2009 tại địa bàn Phường Vỹ Dạ, thành
phố Huế
2.2.4. Sơ lƣợc về địa điểm nghiên cứu

17
Phường Vỹ Dạ thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm về phía
Đông thành phố, cách thành phố khoảng 2,5km.
- Phía Đông giáp với xã Thủy Vân (Hương Thủy)
- Phía Tây giáp phường Phú Cát, Phú Hiệp (sông Hương)
- Phía Bắc giáp với xã Phú Thượng (Phú Vang)
- Phía Nam giáp với Xuân Phú, Phú Hậu.
Toàn phường gồm có 07 khu vực được chia thành 25 tổ với tổng số nhân
khẩu 26.363 người. Trong đó tổng số phụ nữ từ 15 – 49 tuổi là 3.579 người. Địa
hình của phường tương đối bằng phẳng, giao thông đi lại dễ dàng. Diện tích
phường tương đối nhỏ hẹp 202 hecta, mật độ dân số đông 17.703 người.
Đời sống nhân dân chủ yếu là nghề buôn bán – nội trợ cán bộ công nhân
viên chức 15,83%, nghề nông nghiệp 18,3%, nghề khác 2,51%. Ở đây người dân
Vạn đò chiếm tỷ lệ cũng khá cao.
Đời sống văn hóa mang đậm bản sắc truyền thống như lễ hội, lễ cúng
hàng tháng hàng năm.
Kinh tế hộ giàu – khá :14%, hộ trung bình 75%; hộ nghèo 11%.
Dịch vụ y tế: có 1 trạm y tế nằm ở trung tâm trên địa bàn phường, trạm y
tế gồm có một bác sĩ, hai y sĩ và 1 nữ hộ sinh. Trạm y tế có 25 cộng tác viên dân
số phụ trách 25 tổ thuộc 07 khu vực. Trong phường gồm có 04 quầy thuốc,
quầy do trạm quản lý và 03 quầy thuốc của tư nhân.
Phường Vỹ Dạ được trường Cao Đẳng Y khoa Huế chọn làm cơ sở để cho
sinh viên được thực tập nghiên cứu cộng đồng trong nhiều năm qua. Công tác

chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày được nâng lên rõ rệt, với sự quan tâm
thích đáng của Đảng Ủy, Ủy ban nhân dân Phường và các ban ngành đoàn thể
tại địa phương.


18

2.3. CÁC BƢỚC THỰC HIỆN
2.3.1. Phƣơng pháp tiến hành
Bước 1. Lập “Phiếu điêù tra”, sau đó tới trạm Y tế để phỏng vấn thử một
số trường hợp các bà mẹ sau sinh và tiếp tục hoàn chỉnh phiếu điều tra.
Bước 2. Chọn ngẫu nhiên các bà mẹ có con từ 24 tháng tuổi trở xuống từ
danh sách quản lý theo chương trình tiêm chủng tại Y tế phường vỹ Dạ. Tổng
cộng chọn được là 257 bà mẹ.
Bước 3. Loại ra khỏi đối tượng các bà mẹ không cho con bú sữa mẹ, còn
lại là 250 bà mẹ được đưa vào đối tượng nghiên cứu.
Bước 4. Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng theo phiếu điều tra.
Trên cơ sở dữ liệu thu thập được qua phiếu điều tra, chúng tôi phân tích,
xử lý theo các mục sau:
- Tuổi
Phân thành các nhóm tuổi
- 15 – 19 tuổi - 20 – 24 tuổi
- 25 – 29 tuổi - 30 – 34 tuổi
- 35 – 39 tuổi - > 40 tuổi
- Nghề nghiệp
- Cán bộ công nhân viên ( CBCNV) - Buôn bán
- Nội trợ - Nghề khác
- Trình độ học vấn
- Mù chữ - Tiểu học
- Trung học cơ sở ( THCS) - Trung học phổ thông (THPT)

- Cao đẳng - Đại học (CĐ-ĐH) - Sau đại học
- Tình trạng hôn nhân
- Có chồng - Không chồng
- Số con hiện có của bà mẹ
- ≤ 2 con - > 2 con

19
- Số bà mẹ có con có con
- ≤ 6 tháng > 6 tháng
* Tìm hiểu phong tục tập quán của bà mẹ sau sinh
Bú sữa mẹ
- Tỷ lệ các bà mẹ sau sinh cho trẻ bú sữa mẹ
Có Không
- Thời gian bà mẹ bắt đầu cho bú sữa mẹ
≤ 30 phút > 30phút – 2 giờ
> 2 – 9 giờ > 9 giờ
- Thời gian các bà mẹ bắt đầu cho trẻ ăn sặm
≤ 4 tháng 4 - 6 tháng > 6 tháng
- Thời gian cho trẻ cái sữa
≤ 12 tháng > 12 – 14 tháng > 24 tháng
Ăn dặm
- Loại thức ăn dặm cho trẻ
Bột gạo Cháo
Sữa bột Cơm mem
- Thức ăn kiêng và thói quen ăn uống của bà mẹ
Thức ăn chua Thức ăn lạnh
Canh chua Thức ăn mặn Thức ăn khô
- Kinh nghiệm của các bà mẹ về một số thức ăn lợi sữa
Chân giò heo Móng heo
Quả vả Đu đủ

- Kinh nghiệm của các bà mẹ về một số thuốc dân gian lợi sữa
Vệ sinh cá nhân sau sinh
- Tỷ lệ các bà mẹ tắm trong tuần đầu sau sinh
Có Không
- Thời gian tắm lần đầu sau sinh
≤ 2 ngày 3 – 4 ngày 5 – 7 ngày
- Phương thức tắm trong 6 tuần đầu sau sinh
Tắm nước lạnh Tắm nước nóng

20
Xông và lau khô Chỉ lau bằng khăn Dưới vòi nước
- Nằm than sau khi sinh
Có Không
- Phân phối theo thời gian nằm than sau sinh
≤ 6 tuần Trên 6 tuần đến 3 tháng 10 ngày
* Tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai sau sinh
- Tìm hiểu hiểu biết của các bà mẹ về các biện pháp tránh thai
Cho bú vô kinh Dựa theo vòng kinh Thuốc tránh thai
Dụng cụ tử cung Đình sản (bản thân) Đình sản ( chồng)
Xuất tinh ngoài âm đạo Bao cao su
- Nguồn thông tin để các bà mẹ hiểu biết về các biện pháp tránh thai
Cán bộ Y tế Cán bộ dân số CB Hội phụ nữ
Truyền hình Truyền thanh Sách báo
Câu lạc bộ Phương tiện khác
Tình hình sử dụng các BPTT 6 tháng đầu sau sinh của các bà mẹ
- Tỷ lệ các bà mẹ có áp dụng BPTT sau sinh
Có Không
- Các BPTT được các bà mẹ sử dụng trong 6 tháng đầu sau sinh
- Lý do không sử dụng BPTT cho bú vô kinh trong 6 tháng đầu sau sinh
Muốn có thêm con Không thể cho bú hoàn toàn

Không biết Không ý kiến
- Thời gian thực hiện BPTT cho bú vô kinh sau sinh của các bà mẹ
≤ 4 tháng 4 – 6 tháng
Tình hình sử dụng các BPTT sau sinh của các bà mẹ có con sau 6 tháng
tuổi
- Tỷ lệ các bà mẹ có con trên 6 tháng có sử dụng các biện pháp tránh thai
- Tỷ lệ các BPTT được các bà mẹ có con trên 6 tháng sử dụng
- Lý do không sử dụng các biện pháp tránh thai
Không biết Muốn có thêm con
Có tác dụng phụ Khác


21
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Các số liệu thu thập được phân tích, xử lý theo phương pháp thống kê y
học, bằng phần mềm Excell 2007.


























22
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tìm hiểu phong tục tập quán và tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai
sau sinh của các bà mẹ phường Vỹ Dạ thành phố Huế chúng tôi đã phỏng vấn,
điều tra 250 bà mẹ và đã có một số kết quả như sau:
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
3.1.1. Tuổi
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi
Nhóm tuổi
15-19
20-24
25-29
30-34
35-39
40-44
Tổng
Số bà mẹ

4
30
98
58
44
16
250
Tỷ lệ %
1,60
12,00
39,20
23,20
17,60
6,40
100,00
Tuổi TB
SDX 
= 30,13 ± 5,59; T
Tối đa
= 44; T
Tối thiểu
= 18

1,6
12
39,2
23,2
17,6
6,4
0

5
10
15
20
25
30
35
40
15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44
Nhóm
tuổi
Tỷ lệ
%

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo tuổi

Lứa tuổi từ 25-29 chiếm tỷ lệ cao nhất 39,20%, các bà mẹ tuổi từ 15-19
tuổi chiếm 1,60%.
Tuổi trung bình 30,13 ± 5,59 tuổi, tuổi lớn nhất 44 tuổi, nhỏ nhất 18 tuổi.

×