1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
HÀ THỊ HOÀI NAM
NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG
TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƢƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
HÀ NỘI – 2011
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
HÀ THỊ HOÀI NAM
NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG
TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƢƠNG
Chuyờn ngành: Nhi khoa
Mó số: 60.72.16
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN PHÚ ĐẠT
HÀ NỘI – 2011
3
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi
đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của quý thầy cô, các anh chị, các bạn
đồng nghiệp và các cơ quan liên quan.
Với tất cả lòng kính trọng và sự biết ơn chân thành tôi xin được bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới:
Tiến sỹ Nguyễn Phú Đạt là người thầy trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo
và động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Các thầy cô trong hội đồng chấm đề cương và luận văn
Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội
Ban chủ nhiệm bộ môn Nhi, các thầy cô giáo đã giúp đỡ tôi và tạo điều
kiện để tôi hoàn thành luận văn.
Ban chủ nhiệm cùng toàn thể nhân viên khoa Nội tiết - Chuyển hóa - Di
truyền - Bệnh viện Nhi Trung ương.
Ban giám đốc, phòng Kế hoạch tổng hợp và các khoa phòng bệnh viện
Nhi Trung ương.
Ban giám hiệu trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh đã quan tâm và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp, lớp Cao học Nhi
khóa 18 đã luôn luôn ở bên tôi trong suốt 2 năm học.
Tôi vô cùng biết ơn mẹ, chồng, anh chị em cùng những người thân yêu
trong gia đình đã giúp đỡ tôi trong những ngày học tập và hoàn thành luận văn.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2011
4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố ở bất
kỳ công trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả luận văn
Hà Thị Hoài Nam
5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
B (B
1
- B
5
) Breast (tuyến vú) từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 5
BV Nhi TƯ: Bệnh viện Nhi Trung ương
ĐTĐ Đái tháo đường
GHBP Growth hormon binding protein
(Protein gắn hormon tăng trưởng)
GH-IGF-I Growth hormone - insulin- like growth factor I
(Hormon tăng trưởng - yếu tố tăng trưởng giống
insulin)
HbA1c Glycated hemoglobin A1C (Huyết sắc tố có gắn đường)
HLA Human leucocyte antigen (Kháng nguyên bạch cầu người)
IGF Insulin- like growth factor
(Yếu tố tăng trưởng giống insulin)
IGFBP Insulin- like growth factor binding protein
(Protein gắn yếu tố tăng trưởng giống insulin)
mmol/l milimol/ lít
P (P
1
- P
5
) Pubic hair (Lông mu từ giai đoạn 1-5)
SDS Standard Deviation Score (Thang điểm lệch chuẩn)
TGĐT Thời gian điều trị
Hà Thị Hoài Nam
6
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 13
Chƣơng 1: TỔNG QUAN 15
1.1. Đại cương về bệnh đái tháo đường 15
1.2. Dịch tễ của bệnh đái tháo đường 17
1.3. Bệnh nguyên đái tháo đường týp 1 18
1.4. Sinh lý bệnh đái tháo đường 19
1.5. Triệu chứng bệnh đái tháo đường 20
1.6. Chẩn đoán xác định 21
1.7. Các biến chứng của bệnh ĐTĐ týp 1 22
1.8. Điều trị bệnh ĐTĐ ở trẻ em 29
1.9. Kiểm soát đường máu trong điều trị đái tháo đường 31
1.10. Chăm sóc và quản lý bệnh nhân ĐTĐ tại nhà 32
1.11. Theo dõi ngoại trú 32
1.12. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất ở trẻ bị ĐTĐ. 33
1.13. Tình hình nghiên cứu sự phát triển thể chất và các yếu tố ảnh hưởng
ở trẻ bị đái tháo đường 35
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1. Đối tượng nghiên cứu 37
2.2. Phương pháp nghiên cứu 38
2.3. Xử lý số liệu 44
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu 44
7
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 46
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 46
3.2. Sự phát triển thể chất của trẻ đái tháo đường 48
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của bệnh nhân bị
đái tháo đường. 59
Chƣơng 4: BÀN LUẬN 65
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 65
4.2. Sự phát triển thể chất của trẻ đái tháo đường 68
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất 76
KẾT LUẬN 81
KHUYẾN NGHỊ 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
8
DANH M ỤC B ẢNG
Bảng 1.1. Kiểm soát đường máu theo tổ chức ĐTĐ quốc tế cho trẻ em và vị
thành niên 2006-2007 31
Bảng 2.1. Kiểm soát glucose máu theo tổ chức đái tháo đường quốc tế
2006-2007 43
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi khi được chẩn đoán ĐTĐ 46
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo thời gian bị bệnh 47
Bảng 3.3. Chiều cao trung bình (cm) của bệnh nhân trước khi điều trị 48
Bảng 3.4. Cân nặng trung bình (kg) của bệnh nhân trước khi điều trị 49
Bảng 3.5. Mức tăng chiều cao theo số năm điều trị ở nhóm I 50
Bảng 3.6. Mức tăng cân nặng theo số năm điều trị ở nhóm I 51
Bảng 3.7. Mức tăng chiều cao theo số năm điều trị ở nhóm II 52
Bảng 3.8. Mức tăng cân nặng theo số năm điều trị ở nhóm II 53
Bảng 3.9. Mức tăng chiều cao theo số năm điều trị ở nhóm III 54
Bảng 3.10. Mức tăng cân nặng theo số năm điều trị ở nhóm III 55
Bảng 3.11. Phân bố dậy thì theo giới 58
Bảng 3.12. Phân bố tình trạng phát triển dậy thì theo lứa tuổi khởi phát bệnh 60
Bảng 3.13. Liên quan giữa thời gian điều trị với sự phát triển thể lực 60
Bảng 3.14. Liên quan giữa thời gian điều trị với sự phát triển dậy thì 61
Bảng 3.15. Kết quả xét nghiệm đường máu của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 61
Bảng 3.16. Liên quan giữa kiểm soát đường máu với sự phát triển thể lực 62
Bảng 3.17. Liên quan giữa kiểm soát đường máu với sự phát triển dậy thì 63
Bảng 3.18. Liên quan giữa biến chứng của bệnh với sự phát triển thể lực 64
Bảng 3.19. Liên quan giữa biến chứng của bệnh với phát triển dậy thì 64
Bảng 4.1. So sánh tuổi trung bình lúc chẩn đoán bệnh ĐTĐ týp 1 với một số
tác giả khác 66
Bảng 4.2. So sánh kiểm soát HbA1c với một số tác giả khác 78
9
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân bố bệnh nhân ĐTĐ theo giới 47
Biểu đồ 3.2. Đồ thị SDS chiều cao bệnh nhân trước và sau điều trị theo nhóm
tuổi chẩn đoán 56
Biểu đồ 3.3. Đồ thị SDS cân nặng bệnh nhân trước và sau điều trị theo nhóm
tuổi chẩn đoán 57
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ phát triển dậy thì của bệnh nhân ĐTĐ 58
Biểu đồ 3.5. Tình trạng tăng trưởng chiều cao theo lứa tuổi khởi phát bệnh sau 5
năm điều trị. 59
DANH MỤC H ÌNH
Hình 1.1. Cấu trúc giải phẫu tuyến tụy 25
DANH SÁCH BỆNH NHÂN
TT
Họ và tên
Giới
Tuổi
chẩn đoán
Mã
hồ sơ
ngoại trú
1
Chu Văn N
Nam
13
57
2
Nguyễn Thị P
Nữ
10
61
3
Hoàng Thị P
Nữ
11
68
6
Nguyễn Thị H
Nữ
7
69
7
Trần Khánh L
Nữ
7
72
8
Hoàng Thị H
Nữ
14
73
9
Vũ Thị O
Nữ
14
74
10
10
Lê Trung T
Nam
13
75
11
Hoàng Văn Th
Nam
1
77
12
Nguyễn Thanh D
Nam
9
78
13
Vũ Quang H
Nam
5
81
14
Nguyễn Văn D
Nam
7
82
15
Nguyễn Trà G
Nữ
9
84
16
Nguyễn Thị A
Nữ
3
85
17
Phạm Thị L
Nữ
13
89
18
Tạ Đức B
Nam
13
90
19
Ngô Diễn C
Nam
7
96
20
Đoàn Thị T
Nữ
9
98
21
Nguyễn Văn T
Nam
13
101
22
Phạm Tiến T
Nam
3
103
23
Nguyên Hữu T
Nam
2
106
24
Trần Lê C
Nam
5
tháng
109
25
Trần Văn V
Nam
8
110
26
Nguyễn Diệu L
Nữ
6
111
27
Vũ Xuân L
Nam
12
112
28
Nguyễn Thị H
Nữ
6
115
29
Lê Văn B
Nam
8
117
30
Vũ Thị Thu U
Nữ
9
121
31
Nguyễn Thị H
Nữ
10
123
32
Đinh Thị N
Nữ
14
129
33
Nguyễn Thế G
Nam
10
132
34
Bùi Mai C
Nữ
5
tháng
133
35
Nguyễn Tiến C
Nam
14
134
36
Nguyễn Thị Kim T
Nữ
13
135
37
Phạm Thị Hải T
Nữ
12
139
38
Đặng Thị Hà T
Nữ
10
140
39
Bùi Mạnh T
Nam
6
142
40
Đỗ Bá M
Nam
3
tháng
143
41
Hoàng Thị Thùy L
Nữ
5
144
42
Nguyễn Văn M
Nam
9
145
43
Bùi Hồng N
Nữ
15
147
44
Đào Lê Nhật M
Nữ
7
148
45
Lê Văn C
Nam
10
154
11
46
Nguyễn Thị H
Nữ
5
155
47
Trần Như L
Nam
15
157
48
Nguyễn Văn T
Nam
10
158
49
Nguyền Đình P
Nam
12
159
50
Cao Thị Thanh T
Nữ
4
160
51
Nguyễn Thị T
Nữ
10
162
52
Vũ Quang A
Nam
7
163
53
Nguyễn Văn Q
Nam
12
164
54
Nguyễn Thị Vân A
Nữ
5
165
55
Hà Thị Thu H
Nữ
12
166
56
Trần Thị Hải Y
Nữ
4
167
57
Trịnh Xuân H
Nam
8
168
58
Vũ Thị Thu U
Nữ
9
169
59
Hoàng Gia N
Nam
2
tháng
171
60
Nông Thị Thanh L
Nữ
13
172
61
Lê Thị Kim O
Nữ
14
173
62
Hoàng Văn V
Nam
9
174
63
Khổng Thị Trà M
Nữ
7
175
64
Nguyễn Phúc T
Nam
2
176
65
Vũ Huy H
Nam
2
177
66
Thân Văn Q
Nam
12
178
67
Nguyễn Quốc T
Nam
2
179
68
Nguyễn Hồng N
Nữ
4
180
69
Lê Hồng T
Nam
9
181
70
Trần Hoàng Q
Nam
5
185
71
Nguyễn Thị U
Nữ
15
190
72
Nguyễn Thị D
Nữ
3
191
73
Nguyễn Khánh H
Nữ
10
192
74
Nguyễn Thị V
Nữ
6
195
75
Nguyễn Mạnh H
Nam
5
198
76
Nguyễn Thị H
Nữ
14
199
77
Lê Nam K
Nam
2
200
78
Đỗ Văn G
Nam
10
205
79
Nguyễn Việt Khánh
L
Nữ
8
206
80
Lại Thu T
Nữ
4
tháng
207
81
Nguyễn Thị H
Nữ
13
208
12
82
Trịnh Minh H
Nam
9
210
83
Hoàng Tuấn V
Nam
3
211
84
Bùi Thị Bảo Y
Nữ
9
212
85
Nguyễn Thị Đ
Nữ
10
213
86
Đinh Đức H
Nam
11
214
87
Nguyễn Thùy D
Nữ
3
215
88
Nguyễn Công H
Nam
14
216
89
Lưu thị Thanh H
Nữ
11
217
90
Phạm Ngọc A
Nữ
9
218
91
Nguyễn Hùng C
Nam
4
220
92
Nguyễn Văn M
Nam
3thán
g
221
93
Nguyễn Thị H
Nữ
12
222
94
Đinh Gia K
Nam
14
223
95
Nguyễn Vũ C
Nam
6
224
96
Vũ Thị Ng
Nữ
12
225
97
Hoàng Kiều O
Nữ
12
226
98
Trần Văn Trường A
Nam
9
228
99
Dương Hoàng T
Nam
5
229
10
0
Nguyễn Văn Th
Nam
12
230
10
1
Vũ Duy T
Nam
4
231
10
2
Vũ Thị Thúy H
Nữ
10
232
10
3
Trịnh Minh Th
Nữ
5
233
Xác nhận của Xác nhận của
Phòng kế hoạch tổng hợp Giáo viên hƣớng
dẫn
Nguyễn Phú
Đạt
13
ĐẶT VẤN ĐỀ
“Thế kỷ 21 là thế kỷ của các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa”, dự
báo này của các chuyên gia y tế từ những năm chín mươi của thế kỷ 20 đang trở
thành hiện thực. Trong số các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa bệnh ĐTĐ là
phổ biến nhất, bệnh đã và đang là mối quan tâm của không chỉ những người làm
công tác y tế mà cả những nhà quản lý xã hội. ĐTĐ là một trong ba bệnh không
lây truyền có tốc độ phát triển nhanh nhất: ung thư, tim mạch, ĐTĐ [2], [29].
Hiện nay, bệnh ĐTĐ đang ngày càng gia tăng, nhất là ở các nước đang
phát triển. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới năm 2000 có ít nhất 171
triệu người mắc bệnh ĐTĐ trên toàn thế giới, chiếm khoảng 2,8% dân số và
dự đoán vào năm 2030 số lượng người mắc bệnh ĐTĐ có thể là gấp đôi,
chiếm tỷ lệ 5,4% dân số toàn cầu [2], [56].
Bệnh ĐTĐ chủ yếu gặp ở người lớn với thể ĐTĐ không phụ thuộc
insulin (týp 2), tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ ở trẻ em chỉ chiếm khoảng 8 - 10%
trong tổng số mắc bệnh, tuy nhiên ĐTĐ ở trẻ em hầu hết (trên 90%) là ĐTĐ
phụ thuộc insulin hay còn gọi là ĐTĐ týp 1 [2], [24].
Ở Việt Nam, theo tổng kết của Bệnh viện Nhi Trung ương, từ 1992 -
2001 có 127 trẻ bị ĐTĐ nhập viện và là bệnh đứng hàng thứ 5 (2,62%) trong
các bệnh vào điều trị tại khoa Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền [12].
Đái tháo đường týp 1 là một bệnh mạn tính, diễn biến lâu ngày, có thể
gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm dẫn đến tàn phế hoặc tử vong. Bệnh đòi
hỏi phải điều trị suốt đời bằng insulin, nếu được chẩn đoán và điều trị kịp
thời bằng liệu pháp hormon thay thế trẻ có thể được cứu sống và phát triển
14
bình thường, nếu không được điều trị đầy đủ sẽ gây rối loạn nghiêm trọng
đến sự phát triển thể chất và các biến chứng nguy hiểm…làm ảnh hưởng trầm
trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của trẻ [1], [2], [58].
Tuy nhiên, các nghiên cứu về biến chứng của bệnh ĐTĐ ở trong nước
đang chủ yếu chú ý đến các vấn đề như nhiễm toan ceton, tổn thương mắt,
tổn thương thận…còn ít các nghiên cứu về phát triển thể chất và đặc biệt là
các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thể chất ở trẻ bị ĐTĐ. Trong khi đó,
ngoài việc kiểm soát bệnh để phòng ngừa các biến chứng trên thì việc đảm
bảo sự phát triển thể chất của trẻ cũng là một mục tiêu quan trọng trong điều
trị ĐTĐ ở trẻ em và nó cũng là một tiêu chí để đánh giá chất lượng điều trị.
Xuất phát từ thực tế trên cùng với để góp phần vào việc nâng cao chất
lượng điều trị bệnh ĐTĐ ở trẻ em, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu sự phát triển thể chất và một số yếu tố ảnh hưởng tới sự phát
triển thể chất của bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện Nhi Trung ương”
với hai mục tiêu:
1. Nghiên cứu sự phát triển thể chất ở trẻ bị đái tháo đường týp 1 đang
điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
2. Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất ở trẻ bị
đái tháo đường týp 1.
15
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Đại cƣơng về bệnh đái tháo đƣờng
1.1.1. Định nghĩa
Theo Tổ chức Y tế thế giới: ĐTĐ là một hội chứng có đặc tính biểu
hiện bằng tăng glucose máu do hậu quả của việc thiếu hoặc mất hoàn toàn
insulin hoặc do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết và hoạt động của
insulin [2], [58].
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu đái tháo đường
Bệnh ĐTĐ đã được ghi nhận từ thời kỳ cổ đại, Hippocrat đã đề cập
trong y văn của mình, ông cho rằng đó là bệnh không thể chữa được, nó làm
cho người bệnh chết sau một thời gian ngắn và trong đau đớn…[8], [45]. Tuy
nhiên cho đến năm 1425, ĐTĐ mới được ghi lại trong y văn của người Anh.
- Năm 1675 Thomas Willis thêm vào từ Mellitus tiếng Latin nghĩa là
“mật ong” để ám chỉ tình trạng có vị ngọt trong nước tiểu. Hiện tượng này
cũng đã được người Hi Lạp cổ đại, người Trung Quốc phát hiện [45], [57].
- Năm 1776 Mathew Dobson xác định rằng vị ngọt là vì một lượng dư
thừa của một loại đường trong nước tiểu và máu của người bị bệnh ĐTĐ.
- Năm 1900 bệnh học của nó được hiểu rõ ràng hơn thông qua thí
nghiệm của Joseph Von Mering và Oskar Minkowski, 2 ông đã gây bệnh
ĐTĐ thực nghiệm bằng cách cắt bỏ tuyến tụy của chó.
16
- Vai trò nội tiết của tuyến tụy trong chuyển hóa, thực chất là của insulin
vẫn không được làm sáng tỏ cho đến năm 1921 khi Frederick Grant Banting
và Charler Herbert Best làm lại thí nghiệm của Von Mering và Minkowski
sau đó phát hiện, chiết xuất được insulin và đưa vào điều trị bệnh ĐTĐ, mở
ra kỷ nguyên mới cho bệnh nhân ĐTĐ. Để vinh danh, ngày sinh nhật của
Banting trở thành ngày đái tháo đường thế giới (14 tháng 11) [8], [45].
- Đến năm 1965 Tổ chức Y tế thế giới đã xuất bản tài liệu hướng dẫn
chẩn đoán và phân loại ĐTĐ đầu tiên. Tài liệu này được xem là tiêu chuẩn để
chẩn đoán và phân loại ĐTĐ thống nhất trên toàn thế giới. Đến năm 1998
cuốn sách được bổ sung thêm phần định nghĩa và các biến chứng của bệnh và
lần chỉnh sửa gần nhất là vào năm 2006 [58].
1.1.3. Phân loại bệnh đái tháo đường
Phân loại theo Tổ chức Y tế Thế giới năm 1998 [2], [3]: chia làm 4 nhóm
Nhóm 1: ĐTĐ týp 1 (ĐTĐ phụ thuộc insulin)
Đái tháo đường týp 1 đặc trưng bởi mất khả năng sản xuất insulin của tế
bào bêta của tuyến tụy. Đây là một bệnh tự miễn dịch mạn tính, quá trình gây
bệnh là quá trình hủy hoại các tế bào bêta của đảo tụy Langerhans. Hậu quả
là thiếu hoặc không có insulin trong máu. Bệnh phần lớn xảy ra ở trẻ em và
người trẻ tuổi. Điều trị ĐTĐ týp 1 bắt buộc phải dùng insulin.
Nhóm 2: ĐTĐ týp 2 (ĐTĐ không phụ thuộc insulin)
Thể bệnh này thường do kháng insulin nhiều hoặc ít, hay gặp ở người
lớn, ở trẻ em có thể gặp nhưng rất ít, liên quan đến bệnh béo phì.
Nhóm 3: ĐTĐ thai nghén
Rối loạn dung nạp glucose được chẩn đoán khi có thai, xảy ra ở khoảng
2 - 5% các trường hợp mang thai, mặc dù đường máu có thể trở về bình
17
thường sau đẻ nhưng có nguy cơ rất cao (khoảng 20 - 50% các trường hợp)
trở thành ĐTĐ thực sự về sau (trên 40 tuổi).
Nhóm 4: Các loại ĐTĐ khác
Do các bệnh của tụy, do thuốc, do các bệnh nội tiết (cường giáp, u tủy
thượng thận, hội chứng Cushing…) do bị nhiễm trùng hoặc do biến đổi gen
di truyền.
1.2. Dịch tễ của bệnh đái tháo đƣờng
Đái tháo đường là bệnh đã có từ lâu, nhưng gia tăng mạnh trong những
năm gần đây do xu hướng phát triển của nền kinh tế - xã hội, là căn bệnh ngày
càng trở nên nguy hiểm. ĐTĐ trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu
trong tổng số những trường hợp tử vong do các bệnh nội tiết [1], [2], [29].
Trẻ em mắc bệnh ĐTĐ chủ yếu là thể ĐTĐ týp 1 với tỷ lệ khoảng 90 - 95%.
Trẻ trai và gái mắc bệnh gần như nhau. Tỷ lệ mắc bệnh cũng tăng lên mỗi
năm khoảng 3%, đặc biệt ở trẻ em lứa tuổi tiền học đường là khoảng 5%.
Ước tính mỗi năm có khoảng 70.000 trẻ dưới 15 tuổi mắc bệnh ĐTĐ týp 1
(gần 200 trẻ mỗi ngày). Trong số khoảng 440.000 trẻ mắc ĐTĐ týp 1 trên
toàn thế giới hơn một phần tư sống ở vùng Đông Nam châu Á và hơn một
phần năm sống ở châu Âu [2], [24], [36].
Tỷ lệ mới mắc hàng năm cũng thay đổi giữa các nước, thay đổi theo vùng
địa lý và có yếu tố giống nòi, báo cáo vào năm 2004 cho thấy: Ở Anh và xứ
Wales là 17/100.000 trẻ (<15 tuổi), Scotland 25/100.000…cao nhất là Phần Lan
(43/100.000) còn Nhật Bản và Mehico là (1/100.000) [45].
Đối với ĐTĐ týp 1 ở Việt Nam chưa có số liệu điều tra trên toàn quốc
nhưng theo thống kê từ các bệnh viện ở Hà Nội và Huế tỷ lệ người mắc ĐTĐ
týp 1 chiếm khoảng 7 - 8% tổng số người mắc bệnh ĐTĐ [4], [7], [16].
18
Đối với đối tượng bệnh nhân ĐTĐ là trẻ em thì chỉ có một vài thống kê
số lượng bệnh nhân ĐTĐ nhập viện điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương
của Nguyễn Thị Phượng và cộng sự, mà chưa có công trình nào đánh giá tỷ lệ
mắc bệnh ĐTĐ trẻ em ở cộng đồng. Các thống kê này cho thấy số lượng trẻ
nhập viện điều trị vì ĐTĐ cũng tăng lên (trong 20 năm từ 1971 - 1990 có 75 trẻ
nhưng trong 10 năm từ 1991 - 2001 có đến 125 trẻ mắc ĐTĐ týp 1) [8], [12].
1.3. Bệnh nguyên đái tháo đƣờng týp 1
Bệnh nguyên ĐTĐ týp 1 rất phức tạp, có nhiều yếu tố có thể trực tiếp,
có thể gián tiếp hoặc phối hợp cả hai tác động gây ĐTĐ.
Ngày nay sự phát triển của các ngành sinh học phân tử, miễn dịch
học, sinh hóa đã chứng minh ĐTĐ týp 1 có nguyên nhân là một rối loạn tự
miễn gây ra phá hủy các tế bào của đảo tụy, đặc điểm để phân biệt và
nhận biết ĐTĐ týp 1 là sự có mặt của các kháng thể kháng tiểu đảo nên
các tác giả đều công nhận ĐTĐ týp 1 là một bệnh tự miễn có can th iệp của
các yếu tố môi trường [11], [13], [58].
1.3.1. Thuyết tự miễn
Thời điểm bệnh ĐTĐ khởi phát hầu hết các tế bào bêta trong tuyến tụy đã bị
tổn thương: viêm nhiễm, phù nề, hoại tử, xơ hóa và sẽ làm giảm hoặc mất khả
năng bài tiết insulin. Quá trình gây tổn thương là một quá trình tự miễn dịch.
Người ta phát hiện thấy có khoảng 85% bệnh nhân ĐTĐ týp 1 có kháng thể
kháng tế bào đảo tụy ICA (islet cell antibody), khoảng 30% - 60% bệnh nhân
có kháng thể kháng insulin IAA (insulin auto antibody) kháng thể kháng
glutamic acid dercarboxylase (GAD) và kháng thể kháng Protein tyrosin
phosphatase IA - 2 (insulinoma antigen 2).
19
ĐTĐ týp 1 còn hay kết hợp với các bệnh tự miễn khác như: Addison,
viêm tuyến giáp tự miễn Hashimoto…[2], [3], [34].
1.3.2. Thuyết di truyền
Đái tháo đường týp 1 có yếu tố di truyền, năm 1989 Dorman đã xác định
được ĐTĐ týp 1 là một rối loạn di truyền thông qua phức hợp gen nhạy cảm.
Có nhiều gen ảnh hưởng đến nguy cơ ĐTĐ týp 1, bao gồm: HLA,
preproinsulin, PTPN22, CTLA-4, ERBB3e…Phức hợp các gen nhạy cảm nằm
trên các nhiễm sắc thể số 6, 7, 11, 14, 18. Đặc biệt, nguy cơ ĐTĐ týp 1 tăng lên
nhiều lần ở những cá thể mang gen HLA - DR3 hoặc HLA - DR4, nhưng nếu
mang đồng thời cả hai gen này thì nguy cơ tăng lên hàng chục lần [2], [8], [15].
1.3.3. Vai trò của môi trường
Người ta nhận thấy có nhiều yếu tố môi trường có thể tác động lên sự
xuất hiện của bệnh ĐTĐ như: nhiễm virus tạo nên các kháng thể chống lại
virus cũng gây tổn thương luôn các tế bào beta của đảo tụy. Nhiễm độc thuốc
hóa chất, yếu tố dinh dưỡng gây tổn thương hệ miễn dịch. Các stress về tinh
thần và thể chất có thể là cơ hội để bộc lộ ĐTĐ. Mùa thu và mùa đông tỷ lệ
mắc cao hơn các mùa khác [1], [2], [21].
1.4. Sinh lý bệnh đái tháo đƣờng
Cơ thể thiếu insulin khởi nguồn gây ra các triệu chứng của bệnh nhân
ĐTĐ týp 1. Insulin là một hormon được bài tiết bởi các tế bào của tiểu đảo
tụy, nó có vai trò rất quan trọng trong việc chuyển hóa gluxit, protit, lipit của
cơ thể. Khi thiếu insulin giảm vận chuyển glucose vào tế bào, tăng huy động
glucose từ tế bào gan do tăng hủy glycogen, sử dụng đường giảm, làm tăng
glucose máu. Khi glucose máu tăng quá ngưỡng thận (180mg/dl) thì glucose
sẽ bị đào thải ra ngoài nước tiểu, làm tăng áp lực thẩm thấu dẫn đến đái
nhiều. Glucose máu tăng cùng với hiện tượng đái nhiều kích thích trung tâm
20
khát để duy trì cân bằng nội môi do vậy bệnh nhân phải uống nhiều. Glucose
không được sử dụng do thiếu insulin sẽ làm cho cơ thể thiếu năng lượng, khi
thiếu năng lượng cơ thể huy động acid béo từ các mô mỡ dự trữ vào chuyển
hóa, giảm tổng hợp protid, tăng huy động acid amin… làm cho bệnh nhân
ĐTĐ gầy sút. Quá trình rối loạn trên làm tăng bài tiết GH, glucagon,
adrenalin làm tăng hoạt tính của enzym acylcarnitin, làm tăng glyceron và
acid béo tự do, thể ceton trong máu. Nếu không được điều trị sớm sẽ có các
rối loạn nước điện giải, toan chuyển hóa, rối loạn chức năng tế bào não dẫn
đến hôn mê do ĐTĐ và người bệnh có thể tử vong [1], [2], [24].
1.5. Triệu chứng bệnh đái tháo đƣờng
1.5.1. Triệu chứng lâm sàng
Các triệu chứng ĐTĐ ở trẻ em cũng tương tự như người lớn, nhưng
triệu chứng thường xuất hiện đột ngột, điển hình hơn, diễn biến nhanh hơn và
hay gặp thể nhiễm toan chuyển hóa hơn người lớn.
Các triệu chứng lâm sàng điển hình là:
- Đái nhiều: là triệu chứng sớm, hay gặp nhất. Trẻ có thể đi tiểu 3 - 5 lít/ngày,
trẻ hay đái đêm, đái dầm, nước tiểu vàng sánh, có ruồi đậu kiến bâu.
- Uống nhiều: Do mất nước và máu bị cô đặc, ưu trương nên trẻ khát và
uống nhiều, khát nhiều về đêm, uống 2-5 lít nước mỗi ngày.
- Ăn nhiều: Trẻ thường xuyên có cảm giác đói, ăn nhiều bữa trong ngày,
ăn nhiều cả về đêm, tuy nhiên có trường hợp trẻ lại biếng ăn.
- Gầy sút: xuất hiện nhanh trong thời gian ngắn mặc dù trẻ ăn nhiều.
Bệnh lý đi kèm có thể gặp, bao gồm: viêm da, viêm họng, viêm phổi,
nhiễm trùng tiết niệu…[1], [21], [30].
1.5.2. Triệu chứng cận lâm sàng
+ Xét nghiệm máu
21
- Glucose máu lúc đói tăng cao ≥ 7 mmol/l hoặc có một mẫu xét nghiệm
ngẫu nhiên đường huyết ≥ 11,1 mmol/l.
- Glycate Hemoglobine (HbA
1
C): tăng > 7%.
- C - peptid giảm.
- Khí máu: thường bị nhiễm toan trong trường hợp nhiễm toan ceton.
- Điện giải đồ: bình thường hoặc rối loạn điện giải.
- Insulin máu giảm
- Có thể tìm thấy kháng thể kháng tế bào đảo tụy, kháng thể kháng
insulin…
+ Xét nghiệm nước tiểu
- Đường niệu: dương tính (+)
- Ceton niệu: bình thường âm tính (-), khi có ceton niệu (+) là dấu hiệu
diễn biến nặng, gặp trong hôn mê do nhiễm toan ceton.
+ Các xét nghiệm và thăm dò khác
- Xét nghiệm chức năng gan, thận, tim mạch
- Khám chuyên khoa mắt: kiểm tra thị lực, soi đáy mắt…
- Điện tâm đồ, chụp Xquang tim phổi…
1.6. Chẩn đoán xác định
- Tiêu chẩn chẩn đoán đái tháo đƣờng
Theo Tổ chức Y tế thế giới (2001) ĐTĐ được chẩn đoán khi bệnh nhân
có bất kỳ một trong ba tiêu chuẩn sau [2], [13], [38].
22
+ Glucose huyết tương ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl) ở bất kỳ thời điểm nào
kèm theo các triệu chứng uống nhiều, đái nhiều, giảm cân và có glucose niệu,
có thể có ceton niệu.
+ Glucose huyết tương lúc đói ≥ 7 mmol/l (126 mg/dl) (bệnh nhân nhịn
đói trên 8 giờ).
+ Glucose huyết tương sau làm nghiệm pháp tăng đường huyết với
75gam glucose sau 2 giờ ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl).
- Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ týp 1:
Theo tiêu chuẩn của Hiệp hội ĐTĐ quốc tế (2006) [29]
+ Khởi phát bệnh rầm rộ
+ Biểu hiện lâm sàng: sút cân, uống nhiều, tiểu nhiều
+ Nhiễm ceton, C- peptid thấp hoặc mất
+ Kháng thể: IAA, anti - GAD, ICA dương tính
+ Điều trị bắt buộc dùng insulin.
1.7. Các biến chứng của bệnh ĐTĐ týp 1
1.7.1. Các biến chứng cấp:
1.7.1.1. Hôn mê do nhiễm toan ceton
Bệnh xuất hiện nhanh đột ngột với: nôn, đau bụng, thở kiểu Kusmaull,
mất nước nặng, rối loạn ý thức. Nguyên nhân do thiếu insulin làm chuyển
hóa không đầy đủ sinh ra các thể ceton, thường gặp trong các trường hợp:
- Bệnh ở giai đoạn mới phát triển, người bệnh và gia đình không biết trẻ
bị ĐTĐ.
- Các bệnh nhân đã được chẩn đoán nhưng kiểm soát đường máu kém và
chế độ ăn không hợp lý.
23
- Giảm liều insulin không đúng.
- Mắc một số bệnh cấp tính như nhiễm trùng khi đang điều trị ĐTĐ.
- Xảy ra sau các stress về tinh thần…[1], [2], [28].
1.7.1.2. Hạ đường huyết
+ Nguyên nhân:
- Do hoạt động thể lực nhiều mà không ăn uống chất bột, đường bổ sung
hoặc không giảm liều insulin.
- Bỏ bữa ăn, ăn muộn hoặc ăn ít hơn bình thường.
- Do tiêm quá liều hoặc tiêm insulin lúc đói.
- Do dùng một số thuốc ảnh hưởng đến đường máu.
- Do stress.
Hạ glucose máu có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí tuệ và có
khi đe dọa tính mạng của trẻ, do đó cần biết cách nhận biết các triệu chứng và
xử trí hạ glucose máu kịp thời [2], [25], [28].
1.7.1.3. Nhiễm trùng
- Hay gặp là nhiễm trùng đường hô hấp, răng miệng, đường tiết niệu, da…
- Trẻ bị ĐTĐ cũng dễ bị lao.
1.7.2. Biến chứng bán cấp và biến chứng muộn
1.7.2.1. Chậm phát triển thể chất
Phát triển thể chất biểu hiện sự tăng về số lượng và kích thước của từng
bộ phận và của cơ thể. Phát triển thể chất là một hiện tượng gắn liền với sự
tăng chiều dài (chiều cao), trọng lượng và sự phát triển các chức năng sinh lý
của cơ thể.
24
Để đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ em dựa vào: Cân nặng, chiều cao,
các dấu hiệu trưởng thành về tính dục (tuổi dậy thì) và tuổi xương [18], [20].
Đái tháo đường týp 1 cũng như các bệnh mạn tính khác ở trẻ em được
biết như là những ảnh hưởng bất lợi đến sự tăng trưởng và phát triển dậy thì.
Trước khi phát hiện ra insulin năm 1922, trẻ em bị bệnh ĐTĐ týp 1 đã bị suy
dinh dưỡng nghiêm trọng và phần lớn các trường hợp mắc bệnh cuộc sống
chỉ kéo dài vài tháng [43]. Trong những năm đầu khi liệu pháp insulin mới
được sử dụng, các báo cáo đều ghi nhận trẻ ĐTĐ týp 1 có tầm vóc thấp hơn
trẻ bình thường cùng lứa tuổi. Nhưng sau 50 năm kể từ khi insulin ra đời
người ta thấy có sự cải thiện đáng kể trong tiên lượng sự tăng trưởng chiều
cao cuối cùng ở trẻ bị ĐTĐ týp 1. Vì vậy trong những năm gần đây đã có
nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu cơ chế thiếu hụt
insulin ở bệnh nhân ĐTĐ týp 1 ảnh hưởng đến tăng trưởng như thế nào, các
tác giả đã giải thích hiện tượng này thông qua vai trò của insulin và sự liên
quan giữa insulin và GH [35], [50], [51].
* Vai trò của insulin đối với tăng trƣởng
Bên cạnh tác dụng điều hòa glucose máu cho cơ thể thì insulin còn có
vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng cơ thể, đặc biệt là ở thời kỳ bào thai
và trẻ em.
Tế bào beta xuất hiện trong đảo Langerhan đầu tiên từ tuần thứ 8, sau
tăng dần từ tháng thứ 2, thứ 3. Thời gian này các tế bào anpha nhiều hơn các
tế bào beta, sau đó tỷ lệ giữa hai loại tế bào này đảo ngược nhau, đến khi đẻ
thì tỷ lệ này bằng 1 và tế bào anpha sắp xếp thành vành xung quanh tế bào
beta cho đến tuần thứ 30, từ tuần thứ 30 mới tạo thành các tiểu đảo. Nhưng
bài tiết insulin đã xuất hiện từ tuần thứ 11, bài tiết tăng lên ở tuần thứ 15 và
24, sau đó giữ ở mức cân bằng. Insulin thấm qua rau, điều hòa bài tiết insulin
rất khác nhau giữa thời kỳ bào thai và sau khi đẻ.
25
Sau tuần thứ 30 của thời kỳ bào thai các tế bào không sinh sản nữa
nhưng to lên dưới ảnh hưởng của insulin. Nếu không có insulin thì đình trệ
tăng trọng lượng các tế bào của bào thai. Trong bệnh lý, người ta thấy ở
những trẻ bị ĐTĐ thì không cân bằng được, có nghĩa là khi thì tăng đường
máu, khi thì hạ đường máu, cả hai đều gây rối loạn tăng trưởng.
Hình 1.1. Cấu trúc giải phẫu tuyến tụy [21]
Như vậy, từ thời kỳ bào thai insulin đã ảnh hưởng đến tăng trưởng bằng
tác dụng trực tiếp và cả tác dụng gián tiếp. Tuy nhiên, tác dụng trực tiếp và
gián tiếp của insulin đối với tăng trưởng rất khó tách biệt. Ví dụ: Hiện tượng
tăng trưởng quá mức về cân nặng và chiều cao ở những trẻ mới đẻ, con của
các bà mẹ bị ĐTĐ. Người ta cho rằng sự tăng trưởng quá mức này có thể là
kết quả của quá nhiều chất dinh dưỡng vào trong tế bào hoặc do insulin kích
thích sinh sản các tế bào cơ thể thai nhi.
Tác dụng trực tiếp và tác dụng gián tiếp của insulin cũng trở nên khó
phân biệt còn do sự liên quan giữa insulin với hormon tăng trưởng. Hormon
tăng trưởng kích thích bài tiết insulin, insulin kích thích bài tiết IGF - I, nên
rất khó tách biệt tác dụng của hai hormon này.