giấy tờ xác nhận của cơ quan y tế: Giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH của người lao
động bị ốm điều trị ngoại trú, nội trú tại các cơ sở y tế. Giấy chứng nhận nghỉ ốm
hưởng BHXH hoặc ra viện do bác sỹ, y sỹ, lương y được phân công khám bệnh, chữa
bệnh tại các cơ sở y tế nơi người lao động đăng ký theo hướng dẫn tại thông tư liên
tịch số 11/1999 TTLT – BHYT – BHXH ngày 26/06/1999 của Bộ Y tế và BHXHVN.
*Quy định về thời gian tối đa người lao động được hưởng trợ cấp trong thời gian 1
năm:
- Trong điều kiện lao động bình thường:
+ Nghỉ 30 ngày nều đóng BHXH dưới 15 năm.
+ Nghỉ 40 ngày nếu đóng BHXH từ 15 năm đến 30 năm.
+Nghỉ 50 ngày nếu đóng BHXH trên 30 năm.
- Trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại có hệ số phụ cấp khu vực từ 0.7 trở lên:
+Nghỉ 40 ngày nều đóng BHXH dưới 15 năm.
+ Nghỉ 50 ngày nếu đóng BHXH từ 15 năm đến 30 năm.
+Nghỉ 60 ngày nếu đóng BHXH trên 30 năm.
Danh mục nghề hoặc công việc nặng nhọc độc hại do BLĐTB&XH và BYT ban
hành.
Người lao động mắc bệnh cần điều trị dài ngày theo danh mục BYT ban hành thì thời
gian được hưởng trợ cấp tối đa là 180 ngày trong năm, không phân biệt thời gian đóng
BHXH nhiều hay ít.
- Trường hợp nghỉ chăm sóc con ốm thì thời gian tối đa được hưởng trợ cấp để chăm
sóc con như sau:
+ Nghỉ 20 ngày trong năm đối với con dưới 3 tuổi.
+Nghỉ 15 ngày trong năm đôí với con từ 3 đến 7 tuổi.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
*Mức trợ cấp cho người lao động trong chế độ này bằng 75% mức tiền lương làm căn
cứ đóng BHXH trước khi nghỉ việc. Trong trường hợp người lao động phải điều trị dài
hạn đã nghỉ quá 180 ngày mà còn phải điều trị tiếp thì thời gian điều trị thêm được
hưởng trợ cấp 70% nếu đóng BHXH từ 30 năm trở lên và 65% nếu đóng BHXH dưới
30 năm.
2.2 Chế độ trợ cấp thai sản:
*Lao đông nữ có thai, sinh con thứ nhất, thứ hai thuộc đối tượng hưởng trợ cấp của
chế độ thai sản
*Hồ sơ xét hưởng căn cứ vào Quyết định số 115/BHXH ngày 260/04/1996 bao gồm:
- Phiếu nghỉ hưởng BHXH mẫu C03/BHQĐ 1424/BTC.
- Phiếu khám thai, sẩy thai, đẻ thai chết lưu.
- Giấy khai sinh, giấy chứng sinh.
*Trong thời gian có thai được nghỉ việc để khám thai 3 lần, mỗi lần một ngày. Trong
trường hợp người lao động có thai làm việc xa tổ chức y tế hoặc người mang thai có
bệnh lý, thai không bình thường thì được nghỉ việc hưởng trợ cấp hai ngày trong mỗi
lần khám thai. Trường hợp bị sảy thai thì được nghỉ hưởng trợ cấp 20 ngày nếu thai
dưới 3 tháng và 30 ngày nếu thai từ 3 tháng trở lên.
*Thời gian hưởng trợ cấp được quy định như sau:
- Nghỉ 4 tháng đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường.
- Nghỉ 5 tháng đối với người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại,
làm việc theo chế độ 3 ca, làm việc những nơi có trợ cấp khu vực hệ số 0.5 hoặc 0.7.
- Nghỉ 6 tháng đối với người làm việc ở nhứng nơi có phụ cấp khu vực hệ số 1, người
làm nghề hoặc công việc đặc biệt theo danh mục do BLĐTB&XH ban hành.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Nếu sinh đôi trở lên thì tính con thứ hai trở đi, mỗi đứa đươc cộng thêm 30 ngày nghỉ
( ngoài thời gian quy định thông thường). Trong trường hợp nếu con dưới 60 ngày tuổi
bị chết ( kể cả trường hợp đẻ thai chết lưu) thì ngươì mẹ được nghỉ việc hưởng trợ cấp
75 ngày tính từ ngày sinh. Nếu con từ 60 ngày tuổi trở lên bị chết thì được nghỉ 15
ngày tính từ khi con chết nhưng không vượt quá thời gian đã quy định.
Đặc biệt nếu hết ngày nghỉ có thể nghỉ thêm nếu được chủ sử dụng lao động đồng ý và
không được hưởng chế độ hoặc nếu có thể đi làm sớm nếu đã nghỉ được 60 ngày trở
lên vẫn được hưởng lương và trợ cấp thai sản đến hêt thời gian nghỉ, nhưng phải có
chứng nhận của thầy thuốc về việc trở lại làm việc sớm không có hại cho sức khoẻ và
phải báo cho người sử dụng lao động biết trước một tuần lễ. Ngoài ra không kể nam,
nữ người lao động khi nhận con nuôi cũng được nghỉ việc và hưởng trợ cấp cho đến
khi con đủ 4 tháng tuổi.
*Tiền trợ cấp thai sản hàng tháng đối với người hưởng chế độ làm100% mức tiền
lương đóng BHXH trước khi nghỉ đẻ, đồng thời khi sinh con được hưởng trợ cấp một
lần bằng một tháng tiền lương đóng BHXH.
2.3 Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
- Đối tượng hưởng trợ cấp của chế độ này là người lao động bị tai nạn trong khi làm
việc, tại nơi làm việc kể cả làm việc ngoài giờ theo yêu cầu của chủ sử dụng lao động;
bị tai nạn ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng
lao động hay bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc
- Hồ sơ hưởng bao gồm:
+Biên bản xác định tai nạn lao động ( Mẫu 05 ) hoặc biên bản điều tra tai nạn lao động
( Mẫu 06 ) theo Quy định tại điều 108 bộ luật lao động(Bản chính )
+Giấy ra viện ( Bản chính hoặc bản sao có công chứng).
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+Biên bản giám định thương tật của Hội đổng Ykhoa cấp tỉnh, thành phố hoặc ngành
(Bản chính).
+Công văn của chủ sử dụng lao động gửi BHXH tỉnh, thành phỗ hoặc BHXH thuộc
Bộ Quốc Phòng, Bộ Nội Vụ về hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động theo mẫu ( Bản
chính).
+Nếu về nghỉ hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng thì kèm theo sổ
BHXH.
Người bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp tuỳ thuộc vào mức độ suy giảm khả
năng lao động và đựơc tính theo mức tiền lương tối thiểu chung do chính phủ công bố.
+ Bị suy giảm từ 5% đến 30% khả năng lao động được trợ cấp một lần theo quy định
dưới đây.
Bảng 7: Mức trợ cấp một lần
Mức suy giảm khả năng lao động Mức trợ cấp 1 lần
Từ 5% đến 10% 4 tháng tiền lương tối thiểu
Từ 11% đến 20% 8 tháng tiền lương tối thiểu
Từ 21% đến 30% 12 tháng tiền lương tối thiểu
(Nguồn BHXH Việt Nam)
+ Bị suy giảm từ 31% khả năng lao động trở lên, được hưởng trợ cấp hàng tháng kể từ
ngày ra viện theo quy định dưới đây:
Bảng 8: Mức trợ cấp hàng tháng
Từ 31% đến 40% 0,4 tháng tiền lương tối thiểu
Từ 41% đến 50% 0,6 tháng tiền lương tối thiểu
Từ 51% đến 60% 0,8 tháng tiền lương tối thiểu
Từ 61% đến 70% 1,0 tháng tiền lương tối thiểu
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Từ 71% đến 80% 1,2 tháng tiền lương tối thiểu
Từ 81% đến 90% 1,4 tháng tiền lương tối thiểu
Từ 91% đến 100% 1,6 tháng tiền lương tối thiểu
(Nguồn BHXH Việt Nam)
2.4 Chế độ hưu trí.
Người lao động được hưởng chế độ hàng tháng khi nghỉ việc mà có một trong các điều
kiện sau đây:
- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên.
- Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong 20
năm đó có thời gian làm việc thuộc 1 trong các trường hợp sau:
+ Đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại.
+ Đủ 15 năm làm việc ở nơi có trợ cấp khu vực có hệ số từ 0.7 trở lên.
+ Đủ 10 năm công tác ở miền nam, ở Lào trước 30/04/1995 hoặc ở Campuchia trước
ngày 31/08/1989.
Người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng với mức lương hưu thấp hơn
chế độ hưu trí ở trên khi có một trong các điều kiện sau:
- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm đến dưới 20
năm.
- Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên mà bị
suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
- Người lao động có ít nhất 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại
và đóng BHXH đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên (
không phụ thuộc vào tuổi đời).
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Danh mục nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc
hại do BLĐTB&XH và BYT ban hành.
Người lao động hưởng chế độ hưu trí hàng tháng được hưởng quyền lợi sau đây:
- Lương hưu hàng tháng tính theo số năm đóng BHXH và mức bình quân của tiền
lương làm căn cứ đóng BHXH như sau:
+ Người lao động có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm tính bằng 45% mức bình quân
của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH
tính thêm 2%. Mức lương hàng tháng tối đa bằng 75% mức bình quân của tiền lương
hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH.
+ Đối với người lao động hưởng chế độ hưu trí hàng tháng đối với mức lương hưu
thấp hơn theo quy định tại điều 26/Điều lệ BHXH thì cách tính lương hưu như trên.
Nhưng cứ mỗi năm nghỉ việc hưởng lương hưu trươc tuổi so với quy đinh tại khoản
1.2 Điều 25 - Điều lệ BHXH thì giảm 2% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn
cứ đóng BHXH.
Tuy nhiên mức lương hưu thấp nhất cũng bằng mức tiền lương tối thiểu.
- Ngoài lương hưu hàng tháng, đối với người lao động có thời gian đóng BHXH trên
30 năm khi nghỉ hưu được trợ cấp 1 lần theo cách tinhs như sau: Từ năm 31 trở lên
mỗi năm ( 12 tháng ) đóng BHXH được nhận bằng một nửa tháng mức bình quân của
tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, nhưng tối đa không quá 5 tháng.
- Người lao động hưởng hưu hàng tháng, được BH Y tế do quỹ BHXH trả.
- Người lao động nghỉ việc nhưng chưa đủ tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí hàng
tháng quy định tại các điều 25, 26 Điều lệ BHXH thì được hưởng trợ cấp một lần cứ
mỗi năm đóng BHXH được tính bằng một tháng mức bình quân của tiền lương tháng
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
làm căn cứ đóng BHXH có thể chờ đến khi đủ tuổi đời thì hưởng chế độ hưu trí hàng
tháng.
Cách tính mức bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH để làm cơ sở tính
lương hưu hàng tháng, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu quy định tại điều 27 và trợ cấp
một lần quy định tại điều 28 Điều lệ BHXH như sau:
- Người lao động đóng BHXH theo các mức tiền lương tháng trong các hệ thống thang
lương, bảng lương do Nhà nước quy định thì tính bình quân gia quyền các mức lương
tháng làm căn cứ đóng BH trong 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
- Vừa có thời gian đóng BHXH theo tiền lương trong các hệ thống thang lương, bảng
lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH không theo các mưc lương
trong các hệ thống thang lương, bảng lương do Nhà nước quy đinh thì tính bình quân
gia quyền các mức lương tháng làm căn cứ đóng BHXH chung của các thời gian.
2.5 Chế độ tử tuất.
- Người lao động đang làm viêc, người lao động nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu
trí, người lao động đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp hàng tháng khi chết thì người lo mai táng được nhận tiền mai táng bằng 8 tháng
tiền lương tối thiểu.
- Người lao động có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, người lao động nghỉ
việc chờ giải quyết chế độ hưu trí hàng tháng, người lao động đang hưởng lương hưu
hoặc trợ cấp tai nan lao động, bệnh nghề nghiệp chết thì những người thân nhân do họ
nuôi dưỡng sau đây được hưởng tiền tuất hàng tháng:
+ Con chưa đủ 15 tuổi ( Bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú được
pháp luật công nhận, con đẻ mà khi người chồng chết người vợ đang mang thai ). Nếu
con còn đi học thì được hưởng tiền tuất hàng tháng đến khi đủ 18 tuổi .
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+ Bố mẹ (cả bên vợ và bên chồng), vợ hoặc chồng, người nuôi dưỡng hợp pháp đ• hết
tuổi lao động ( nam đủ 60 tuổi trở lên, nữ đủ 55 tuổi trở lên )
- Mức tiền tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân quy định như trên bằng 40% mức
tiền lương tối thiểu. Trong trường hợp thân nhân không có nguồn thu nhập nào khác
và không có người thân trực tiếp nuôi dưỡng thì mức tiền tuất hàng tháng bằng 70%
mức tiền lương tôí thiểu.
- Số nhân thân được hưởng tiền tuất hàng tháng không quá 4 người và được hưởng kể
từ ngày người lao động chết. Trường hợp đặc biệt do BLĐ&TBXH xem xét và giải
quyết.
- Người lao động đang làm việc ; người lao động nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu
trí; người lao động đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tai nan lao động, bệnh nghề
nghiệp hàng tháng và người lao động đang làm việc bị tai nạn lao động hoặc bệnh
nghề nghiệp chết mà không có thân nhân thuộc diện hưởng tiền tuất hàng tháng thì gia
đình được hưởng tiền tuất một lần.
- Mức tiền tuất một lần đối với gia đình người lao động đang làm việc hoặc người lao
động nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí chết, tính theo thời gian đã đóng BHXH,
cứ mỗi năm tính bằng 1/2 tháng mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng
BHXH theo quy định tại điều 29- Điều lệ BHXH nhưng không quá 12 tháng.
- Mức tiền tuất một lần đối với gia đình người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng chết thì tính theo thời gian đã hưởng
lương hưu hoặc trợ cấp, nếu chết trong năm thứ nhất thì tính bằng 12 tháng lương hưu
hoặc trợ cấp đang hưởng, nếu chết từ năm thứ hai trở đi thì mỗi năm giảm đi một
tháng lương, nhưng tối thiểu bằng 3 tháng lương hưu hoặc trợ cấp
3. Kết quả công tác chi trả
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Chi trả BHXH cho đối tượng được hưởng là nhiệm vụ quan trọng sau công tác thu nộp
BHXH, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia, góp phần ổn định tình hình
chính trị trên địa bàn.
Đối với công tác chi trả chế độ dài ngày, đây là những người đã nghỉ việc ở cơ quan về
gia đình, nguồn thu nhập chính là đồng lương hưu và trợ cấp BHXH. Thời gian qua,
các cấp từ tỉnh đến thành phố đặc biệt là cấp uỷ và chính quyền địa phương hết sức
quan tâm chỉ đạo. Thời gian đầu chủ yếu dựa vào chính quyền các phường xã thông
qua ban chi trả. Hàng tháng, sau khi nhận được tiền, ban chi trả đều tổ chức chi trả kịp
thời cho đối tượng. Phương thức này bên cạnh các ưu điểm vẫn còn tồn tại hạn chế. Từ
tháng 5/1998 thực hiện chủ trương của BHXH tỉnh, được sự quan tâm chỉ đạo của cơ
quan cấp trên có liên quan đồng thời áp dụng phương pháp chi trả phối hợp trên địa
bàn, BHXH thành phố Vinh đã đạt được những kết quả đáng kể sau hơn 8 năm hoạt
động.
Cụ thể: đến 31/12/2002: BHXH thành phố vinh đã tiến hành chi trả trợ cấp cho người
tham gia là 626.821.469.000đồng
(Nguồn: báo cáo kết quả chi các năm của BHXH thành phố Vinh)
Hoạt động chi cho bộ máy quản lý của BHXH thành phố Vinh.
Hiện nay, bộ máy hoạt động của BHXH TP Vinh gồm có 26 đồng chí, hàng năm cơ
quan được BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh Nghệ An quyết định trích chi phí quản lý
bao gồm: Lương, thưởng, cấp bậc, chức vụ, công cụ quản lý, tàI sản cố định… theo
định mức. Từ năm 2002 trở về trước là 0,6% tổng phí thu hàng năm, năm 2003 là
0,5% và đang phấn đấu trong những năm tới sẽ giảm xuống 0,4% như điều lệ BHXH
đã quy định.
4. Những bất cập trong công tác chi trả.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
* Mức hưởng các chế độ BHXH là quá cao
So với các mức hưởng trong công ước 102, hoặc so với các nước trên thế giới
thì mức hưởng trợ cấp BHXH của nước ta là quá cao. Điều này dược minh hoạ thông
qua bảng số liệu sau:
Bảng 12: Mức hưởng BHXH theo công ước 102
Chế độ Công ước 102 Nước ta
ốm đau 45 % 75%, thời gian hưởng 30-50 ngày / năm
Thai sản 45 % 100%, thời gian hưởng 4-6 tháng
Hưu trí 40 % 75%, có 3 năm đóng BHXH
Tử tuất 40 % 40 – 70% lương tối thiểu/định suất, không quá 4 định suất
(Nguồn BHXH Việt Nam)
Còn với các nước khác thì mức hưởng của họ thường xuyên xoay quanh mức hưởng
tại công ước 102 và thường thấp hơn của nước ta. Ví dụ như ở Thái Lan chế độ ốm
đau được hưởng 50% lương, chế độ thai sản là 50% lương nhưng chỉ được nghỉ 3
tháng. ở Pháp chế độ hưu trí được hưởng 50% lương làm căn cứ đóng BHXH Đây là
nguyên nhân quan trọng nhất làm mất khả năng cân đối của quỹ BHXH.
* Các chế độ BHXH còn có những bất cập.
- Chế độ ốm đau:
ốm đau dài ngày đối với một số bệnh thực tế là tàn phế suốt đời như: Xuất
huyết não, tâm thần áp dụng chế độ ốm đau dài ngày lkhông có giới hạn về thời giam
hưởng, gây khó khăn cho người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH.
Người lao động ốm dài ngày lại không có chế độ BHYT vì hưởng trợ cấp ốm đau
không quy định đóng BHYT nếu như khám lấy giấy nghỉ ốm hoặc điều trị bênh khác
là một trở ngại. Có người thời gian đóng BHXH dưới 5 năm, hưởng trợ cấp ốm dài
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -