Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.29 KB, 26 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN



PHAN THANH VÂN




GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử giáo dục
Mã số: 62 14 01 01



TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC







THÁI NGUYÊN - 2010


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN




Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Bùi Văn Quân




Phản biện 1: ...........................................................
Phản biện 2: ...........................................................
Phản biện 3: ...........................................................




Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Nhà nước
họp tại: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Vào hồi: ..... giờ..... ngày ..... tháng ..... năm.....






Có thể tìm hiểu Luận án tại
- Thư viện Quốc gia;
- Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên;

- Thư viện trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Phan Thanh Vân (2004), "Giáo dục ý thức hành vi pháp luật cho học sinh",
Tạp chí Giáo dục, số 83, Chuyên đề Quý 1 năm 2004.
2. Phan Thanh Vân (2009), "Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong phong
trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”", Tạp chí Giáo dục,
số 214, kỳ 2-5/2009.
3. Phan Thanh Vân (2009), "Giáo dục kỹ năng sống - Điều cần thiết với trẻ em",
Tạp chí Giáo dục, kỳ 1-11/2009.
4. Phan Thanh Vân (2010), "Tích hợp mục tiêu giáo dục kỹ năng sống trong hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp", Tạp chí Giáo dục, số 239, kỳ 1, tháng 6/2010.

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế đã
và đang tạo ra những tác động đa chiều, phức tạp ảnh hưởng đến quá trình hình thành
và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Thực tiễn này khiến các nhà giáo dục và các
quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục kĩ năng sống (KNS) cho
thế hệ trẻ, trong đó có học sinh THPT. Nhận thức về KNS, cũng như việc thể chế hóa
giáo dục KNS trong giáo dục phổ thông ở Việt Nam chưa thật cụ thể, đặc biệt về
hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho học sinh ở các cấp, bậc học còn hạn
chế. Những năm gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội có xu hướng gia tăng,
đặc biệt là ở các đô thị và thành phố lớn. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến
tình trạng trên. Một trong những nguyên nhân đó là học sinh THPT chưa được tiếp
cận với chương trình giáo dục KNS; việc khai thác thế mạnh của hoạt động giáo dục
NGLL để thực hiện giáo duc kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường còn hạn
chế. Đó cũng là lý do để tác giả lựa chọn đề tài luận án với tiêu đề: "Giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh trung học phổ thông thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ

lên lớp" để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả giáo dục KNS cho hoc sinh THPT bằng
con đường tích hợp giáo dục KNS với hoạt động giáo dục NGLL ở trường trung học
phổ thông.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục KNS cho học sinh THPT và hoạt động giáo dục NGLL ở
trường trung học phổ thông.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục KNS cho học sinh THPT thông thông qua hoạt động giáo dục NGLL.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu đề xuất được các biện pháp có tính khả thi theo định hướng tích hợp các
thành tố của giáo dục KNS với các thành tố của hoạt động giáo dục NGLL thì có thể
nâng cao được hiệu quả giáo dục KNS cho học sinh THPT.

2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về KNS, giáo dục KNS, giáo dục KNS
cho học sinh THPT thông qua tổ chức hoạt động giáo dục NGLL.
5.2. Khảo sát thực trạng giáo dục KNS cho học sinh THPT thông qua tổ chức hoạt
động giáo dục NGLL ở một số trường THPT.
5.3. Đề xuất các biện pháp giáo dục KNS cho học sinh THPT thông qua hoạt động
giáo dục NGLL và thực nghiệm một số biện pháp đã đề xuất.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu
- Các kĩ năng sống cơ bản được cần giáo dục cho học sinh THPT được xác định
trong nghiên cứu của luận án là: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng giáo tiếp, kĩ năng
đương đầu với cảm xúc, căng thẳng và kĩ năng giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực.
- Thực nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động giáo

dục ngoài giờ lên lớp được thực hiện với chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp lớp 10, lớp 11 THPT.
6.2. Về địa bàn nghiên cứu
Các nghiên cứu được triển khai tại Thành phố Hồ Chí Minh với 3 trường trung
học phổ thông đại diện cho 3 khu vực phát triển của thành phố: khu vực thành phố,
khu vực nông thôn và khu vực có nhiều khó khăn.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận: Vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử và các tiếp cận hệ thông, tiếp cận tích hợp.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích, tổng hợp,
khái quát hoá, hệ thống hoá để xây dựng khung lý thuyết của đề tài luận án.
7.2. 2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi., phương pháp phỏng vấn; phương pháp
chuyên gia; phương pháp trắc nghiệm, phương pháp thực nghiệm để tường minh thực
trạng và kết quả nghiên cứu nhằm chứng minh cho giả thuyết khoa học.

3
7.2.3. Phương pháp hỗ trợ
- Phương pháp quan sát: Nghiên cứu thực trạng và kết quả nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê toán học: Dùng để xử lý các kết quả thực nghiệm sư phạm và kết
quả điều tra bằng phiếu hỏi.
8. Những luận điểm bảo vệ
- Giáo dục kỹ năng sống là mục tiêu, nhiệm vụ trong nhiệm vụ giáo dục nhân cách
toàn diện của giáo dục THPT.
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp là vận hành đồng thời các thành tố của giáo dục kĩ năng sống và các thành
tố của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để cùng thực hiện mục tiêu của hai hoạt động.
- Tích hợp là con đường có hiệu quả để thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học

sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đồng thời không làm quá tải các
hoạt động của học sinh THPT.
9. Đóng góp mới của luận án
9.1. Về lí luận
Góp phần phát triển lý luận về giáo duc kĩ năng sống thông qua hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp thông qua các kết luận:
- Giáo dục kỹ năng sống (KNS) được xác định là nhiệm vụ của giáo dục THPT
nhằm phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh THPT trong bối cảnh hội nhập
quốc tế.
- Tích hợp là phương thức có hiệu quả để thực hiện giáo dục KNS cho học sinh
THPT đồng thời góp phần giảm tải cho giáo dục THPT.
- Giáo dục KNS cho học sinh THPT thông qua hoạt động giáo dục NGLL là tích hợp
các thành tố cấu trúc của giáo dục KNS với các thành tố cấu trúc của hoạt động giáo dục
NGLL và vận hành đồng thời các thành tố đó theo mục tiêu giáo dục đã xác định.
9.2. Về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án đã khẳng định:
- Học sinh THPT rất hạn chế về KNS. Một trong những nguyên nhân của thực trạng
này là do giáo dục THPT chưa quan tâm thỏa đáng đến vấn đề giáo dục KNS cho học
sinh; chưa xác định được phương thức hiệu quả để giáo dục KNS cho học sinh.

4
- Tích hợp mục tiêu của giáo dục KNS với mục tiêu của hoạt động giáo dục
NGLL; thiết kế các chủ để giáo dục KNS phù hợp với nội dung/hoạt động để thực
hiện chủ đề của chương trình hoạt động giáo dục NGLL,... là những biện pháp thực
hiện phương thức tích hợp nhằm giáo dục KNS cho học sinh trong các trường THPT
một cách có hiệu quả.
10. Bố cục của luận án
Luận án gồm 145 trang, trong đó: Mở đầu (8 trang). Chương 1: Cơ sở lý luận và
thực tiễn (59 trang); Chương 2: Biện pháp giáo dục KNS cho học sinh THPT thông
qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (37 trang); Chương 3: Thực nghiệm sư

phạm (29 trang). Kết luận và kiến nghị (3 trang). Các công trình khoa học đã công bố
có liên quan đến luận án (1 trang). Tài liệu tham khảo (8 trang). Phần phụ lục (27
trang). Luận án trình bày 28 bảng, 3 biểu đồ và 2 đồ thị.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC
KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Những nghiên cứu về giáo dục kỹ năng sống trên thế giới khá phong phú. Theo
tổng thuật của UNESCO, có thể khái quát những nét chính trong các nghiên cứu này
như sau: Nghiên cứu xác định mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống; Nghiên cứu
xác định chương trình và hình thức giáo dục kỹ năng sống. Chương trình, tài liệu giáo
dục kĩ năng sống được thiết kế cho giáo dục không chính quy là phổ biến và rất đa
dạng về hình thức.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
- Chủ yếu các đề tài phân tích làm rõ thực trạng trước tính cấp bách của vấn đề
kĩ năng sống, chưa tập trung giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu lí luận một cách
có hệ thống về phương pháp, hình thức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, sinh viên
nói chung và học sinh trung học phổ thông nói riêng.

5
- Các đề tài đã đề cập đến những hình thức giáo dục kĩ năng sống cụ thể và chưa
có kết quả thử nghiệm rõ ràng, cụ thể nên tính thuyết phục chưa cao. Một số đề tài
nghiên cứu tương đối đầy đủ các nhiệm vụ: nghiên cứu lí luận, đánh giá thực trạng và
đề xuất các biện pháp giáo dục kĩ năng sống nhưng ở trên đối tượng sinh viên.
Do vậy, cần thiết phải khai thác nội lực của chính các hoạt động trong nhà trường
trung học phổ thông nhằm thực hiện có hiệu quả nội dung giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh ở bậc học này.
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG

CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.2.1. Các khái niệm
1.2.1.1. Kỹ năng sống
Kỹ năng sống (life skills) là khái niệm được sử dụng rộng rãi nhằm vào mọi lứa tuổi
trong lĩnh vực hoạt động thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Tuy nhiên,
cho đến nay, khái niệm này vẫn nằm trong tình trạng chưa có một định nghĩa rõ ràng
và đầy đủ.
Tác giả luận án thể hiện sự thống nhất với quan niệm KNS của UNESCO. Theo
đó, khái niệm KNS được sử dụng trong nghiên cứu luận án là: “khả năng làm cho
hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp với cách ứng xử tích cực giúp con người có
thể kiểm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sống
hàng ngày”.
Có nhiều cách phân loại KNS, dù phân loại theo hình thức nào thì một số kĩ năng
vẫn được coi là kĩ năng cốt lõi như: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng giáo tiếp, kĩ năng
đương đầu với cảm xúc, căng thẳng; kĩ năng giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực;
kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng đặt mục tiêu... Tác giả luận án đã
giới hạn các KNS được nghiên cứu trong luận án để giáo dục cho học sinh THPT
thông qua hoạt động giáo dục NGLL là các kĩ năng: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng
giáo tiếp, kĩ năng đương đầu với cảm xúc, căng thẳng và kĩ năng giải quyết mâu thuẫn
một cách tích cực.
1.2.1.2. Giáo dục kĩ năng sống
Khái niệm giáo dục cũng được hiểu theo nghĩa rộng, hẹp khác nhau ở cấp độ
xã hội và cấp độ nhà trường. Từ nội hàm của khái niệm KNS và quan niệm về

6
hoạt động giáo dục đã trình bày trong luận án, tác giả luận án quan niệm, giáo dục
KNS là một quá trình với những hoạt động giáo dục cụ thể nhằm tổ chức, điều khiển
để học sinh biết cách chuyển dịch kiến thức (cái học sinh biết) và thái độ, giá trị (cái
học sinh nghĩ, cảm thấy, tin tưởng) thành hành động thực tế (làm gì và làm cách nào)
một cách tích cực và mang tính chất xây dựng.

Giáo dục KNS cho học sinh là giáo dục cho các em có cách sống tích cực trong xã
hội hiện đại, là xây dựng hoặc thay đổi ở các em các hành vi theo hướng tích cực phù
hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học dựa trên cơ sở giúp học
sinh có tri thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp.
1.2.2. Sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT và các thành tố cấu
trúc của giáo dục KNS cho học sinh THPT
1.2.2.1. Sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT
Giáo dục KNS cho học sinh do yêu cầu tất yếu được đặt ra từ các phương diện
sau: Theo yêu cầu xã hội; theo quan điểm giáo dục; theo góc độ văn hoá, chính trị,
theo yêu cầu của sự phát triển bền vững.
1.2.2.2. Các thành tố cấu trúc của giáo dục KNS cho học sinh THPT
Giáo dục KNS cho học sinh THPT cũng như các quá trình, hoạt động giáo dục khác
trong trường THPT đều có cấu trúc xác định, trong đó các thành tố mục tiêu, nội dung
và phương pháp là những thành tố tạo sự khác biệt giữa giáo dục KNS với các quá trình,
hoạt động giáo dục khác.
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng và đặc điểm của giáo dục KNS cho học sinh THPT
ở các thành phố lớn
1.2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục KNS cho học sinh THPT
- Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT
- Các yếu tố thuộc về chương trình giáo dục THPT
- Các yếu tố thuộc môi trường gia đình và xã hội
1.2.3.2. Đặc điểm của giáo dục KNS cho học sinh THPT ở các thành phố lớn
Từ đặc điểm về phát triển kinh tế xã hội, phát triển giáo dục của các thành
phố lớn, có thể xác định 2 đặc điểm chính của giáo dục KNS cho học sinh THPT ở
các thành phố lớn như sau: Ở các thành phố lớn, không chỉ nhu cầu được giáo dục

7
KNS của học sinh THPT phát triển mà yêu cầu về giáo dục KNS cho học sinh THPT
cũng rất cao. Giáo dục KNS cho học sinh THPT ở các thành phố lớn vừa thuận lợi
nhưng cũng gặp không ít khó khăn.

1.3. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGLL VÀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC KNS CHO HỌC
SINH THPT
1.3.1. Hoạt động giáo dục NGLL ở trường THPT
1.3.1.1. Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục NGLL ở trường THPT
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động tiếp nối của hoạt động trên
lớp, có mục tiêu giúp học sinh phát triển nhân cách toàn diện. Hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp nhằm thực hiện các mặt giáo dục trong nhà trường do đó nội dung
hoạt động giáo dục được tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây: Hoạt động gắn
liền với nội dung văn hoá trong nhà trường, hoạt động thể dục, thể thao, văn nghệ,
nghệ thuật, các hoạt động xã hội - chính trị, lao động nghề nghiệp, các vấn đề về tình
bạn, tình yêu, hôn nhân, gia đình, các vấn đề về giữ gìn phát huy các giá trị bản sắc
văn hóa dân tộc, phòng chống các tệ nạn xã hội, các vấn đề về vai trò của thanh niên
trong xây dựng đất nước ở thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, các vấn đề về hoà
bình hữu nghị, giáo dục hướng nghiệp, v.v...
1.3.1.2. Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục NGLL ở trường THPT
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực hiện ba mục tiêu sau:
* Nhiệm vụ giáo dục về nhận thức
Giúp học sinh THPT có tri thức hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc cũng
như những giá trị tốt đẹp của nhân loại; củng cố, mở rộng kiến thức đã học trên lớp (qua
các hình thức sinh hoạt câu lạc bộ theo môn học, tham qua, sinh hoạt theo chủ đề...); có ý
thức chính trị, đạo đức pháp luật và lối sống lành mạnh, ý thức về quyền và trách nhiệm
đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội; có ý thức về định hướng nghề nghiệp, lựa
chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực của cá nhân và yêu cầu phát triển ngành nghề
trong xã hội.
* Nhiệm vụ giáo dục về kỹ năng
Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng cơ bản đã được hình thành từ THCS để trên cơ sở đó
phát triển một số năng lực chủ yếu như: Năng lực tự hoàn thiện, khả năng thích ứng,

×