Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

Bài thuyết trình: Quản lý và sử dụng nước trong nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 26 trang )

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC
TRONG NÔNG NGHIỆP
Đề tài:
THỰC HIỆN : NHÓM 7

1. Đặng Đức Hạnh
2. Trần Kim Khánh
3. Lê Thị Ngọc Hạnh
4. Nguyễn Thùy Dung
5. Lê Thụy Vương Lan
6. Nguyễn Ngọc Uyên Minh
7. Nguyễn Phan Ngọc Tuyền
MỤC
LỤC
I
II
III
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC
TRONG NÔNG NGHIỆP
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC
TRONG NÔNG NGHIỆP
I. TỔNG QUAN
I. TỔNG QUAN
1. Nước là gì?

Nước có tên khoa học là Hydrogen Hydroxide (H2O), là chất lỏng không màu,
không mùi không vị, khối lượng riêng 1g/cm3 (ở 3,98 độ C), đóng băng ở
nhiệt độ 0 độ C và sôi ở nhiệt độ 100 độ C.

Khác với mọi chất lỏng khác, khi đông đặc nước nở ra, thể tích tăng khoảng
9% so với thể tích ban đầu. Chính nhờ đặc tính này mà nước đóng băng lại nổi


lên mặt nước chứ không chìm xuống đáy mang theo oxy cần thiết cho các
sinh vật trong nước
Mô hình phân tử nước
Liên kết Hidro
I. TỔNG QUAN
I. TỔNG QUAN
2. Nước có những điều kì lạ gì?

Có khả năng hấp thụ rất nhiều nhiệt lượng khi nóng lên và toả ra khi lạnh đi.
Nhờ đặc tính này mà tất cả sông suối, ao hồ đều không bị sôi sục lên dưới
ánh nắng mặt trời chói chang trong mùa hè và duy trì được mọi mầm sống
trên trái đất.

Nước có thể hoà tan được rất nhiều chất, nó hoà tan các muối khoáng để
cung cấp dinh dưỡng cho cây cỏ và hoà tan oxy cần thiết cho sự
trao đổi chất trong cơ thể động vật.

Tất cả những tính chất kỳ lạ của nước đã làm cho nước trở thành
một vật chất gắn bó nhiều nhất với cuộc sống con người, được sử
dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, đồng thời cũng chịu tác động
mạnh mẽ của con người trong quá trình khai thác sử dụng
I. TỔNG QUAN
I. TỔNG QUAN
Biểu đồ về sự phân bố nước trên trái đất
3. Có bao nhiêu nước trên trái đất?
I. TỔNG QUAN
I. TỔNG QUAN
4. Tài nguyên nước là gì?

Theo luật Tài nguyên nước, Tài nguyên nước bao gồm nước mưa, nước mặt,

nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ một quốc gia. Tài nguyên nước mặt
gồm nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo, trong lòng sông (dòng chảy
sông), ao hồ, đầm lầy. Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa
nước dưới đất.

Lượng nước mưa và nước ngọt trên hành tinh phân bố không đều. Hiện nay
trên toàn thế giới chỉ mới sử dụng 4000 km
3
nước ngọt, chiếm hơn 40% lượng
nước ngọt có thể khai thác được

Việt Nam là một quốc gia có tài nguyên nước phong phú với mức bình quân
trên đầu người hiện nay là 12.000 m
3
/ năm, nhưng 2/3 lượng nước nói trên lại
xuất phát từ lãnh thổ của nước khác ở thượng lưu như là thượng lưu lưu vực
sông Hồng, trung và thượng lưu lưu vực sông Mekong

Do địa hình bị chia cắt bởi nhiều dãy núi song song và chế độ mưa không
đồng nhất nên nước phân bố không đều trên lãnh thổ, ví dụ:

Vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm tới 61% quỹ nước mặt của toàn
lãnh thổ.

Vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng chiếm 19% quỹ nước quốc gia.

Vùng Bắc Trung Bộ là vùng từ Thanh Hóa trở vào Nam tới phía Bắc đèo
Hải Vân, tổng lượng nước là 9,4% quỹ nước quốc gia.

Còn lại phân bố tại các vùng khác trên khắp lãnh thổ Việt Nam

I. TỔNG QUAN
I. TỔNG QUAN
5. Tài nguyên nước ở Việt Nam
I. TỔNG QUAN
I. TỔNG QUAN
5. Khái quát về nền nông nghiệp của Việt Nam

Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam.

Năm 2009, giá trị SL của NN đạt 71,473 nghìn tỷ đồng (so với năm 1994),
tăng 1,32% so với năm 2008 và chiếm 13,85% tổng SP trong nước.

Tỷ trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế bị sụt giảm trong những năm gần
đây, trong khi các các lĩnh vực kinh tế khác gia tăng.

Trong năm 2005, có khoảng 60% lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm
nghiệp, và thuỷ sản. Sản lượng nông nghiệp xuất khẩu chiếm khoảng 30%
trong năm 2005. Việc tự do hóa sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa
gạo, đã giúp Việt Nam là nước thứ Nhất trên thế giới về xuất khẩu gạo(2013).
Những nông sản quan trọng khác là cà phê, sợi bông, đậu phộng, cao su,
đường, và trà.
II. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC TRONG
NÔNG NGHIỆP
II. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC TRONG
NÔNG NGHIỆP
Sử dụng nước trong trồng trọt
Sử dụng nước trong trồng trọt
Sử dụng nước trong chăn nuôi
Sử dụng nước trong chăn nuôi
II. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC TRONG

NÔNG NGHIỆP
II. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC TRONG
NÔNG NGHIỆP
1. Quản lý và sử dụng nước trong trồng trọt

“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”

Nước là tác nhân chuyển hóa các quá trình hình thành, phát triển đất, quá
trình hình thành phát triển môi sinh. Nước, chất dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt
độ và không khí, liên quan chặt chẽ với nhau nhưng không thay thế được cho
nhau. Tuy nhiên, chế độ nước có ảnh hưởng rõ rệt đến chế độ nhiệt, không
khí và dinh dưỡng trong đất.

Tác dụng của tưới nước được thể hiện trên hai mặt:

Bổ sung thẩm lượng nước và lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng
mà đất không cung cấp.

Ảnh hưởng đến các quá trình biến đổi lý hóa, hoạt động của vi sinh vật trong
đất và điều kiện khí hậu trên đồng ruộng.
II. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC TRONG
NÔNG NGHIỆP
II. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC TRONG
NÔNG NGHIỆP

Nước trong đất ( nước ngầm)

Nước là một thành phần cấu tạo nên đất, là một yếu tố linh động rất quan
trọng. Không có nước đất và sinh vật cũng như sự sống nói chung sẽ không
tồn tại được. Nước trong đất là nguồn chủ yếu cung cấp cho cây và vi khuẩn.

Nguồn nước trong đất được đến từ nước mưa, nước ngầm, hơi nước được
đọng lại và nước tưới.

Một loại đất thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây gồm ½ phần
rắn đất (cát bùn, sét và chất hữu cơ) và ½ các khe hở. Trong các khe hở đất có
thể chứa ½ không khí và ½ lượng nước. Trong ½ lượng nước này chỉ có 50%
nước là cây sử dụng nước, còn lại 50% nước cây không sử dụng được và bị
đất giữ lại bằng các lực học. Đất nhiều các hạt lớn thì có các khe hở lớn
nhưng tổng thể tích khe hở lại nhỏ và ngược lại.
Lượng trữ nước ngầm
Nước ngầm chảy bên dưới mặt đất
II. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC TRONG
NÔNG NGHIỆP
II. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC TRONG
NÔNG NGHIỆP

Vai trò của nước đối với cây
II. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC TRONG
NÔNG NGHIỆP
II. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC TRONG
NÔNG NGHIỆP

Vai trò của nước đối với tế bào cây trồng
II. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC TRONG
NÔNG NGHIỆP
II. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC TRONG
NÔNG NGHIỆP

Vai trò của nước đối với tế bào cây trồng
Hiện tượng thẩm thấu và quy luật

khuếch tán

Các phân tử của chất hòa tan cùng luôn
ở trạng thái chuyển động không ngừng
để choán được các khoảng không gian.
Đó là hiện tượng khuếch tán trong dung
dịch.

Sự khuếch tán của nước và chất hòa
tan qua màng như vậy gọi là sự thẩm
thấu.
Sự khuếch tán nước qua màng tế bào
II. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC TRONG
NÔNG NGHIỆP
II. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC TRONG
NÔNG NGHIỆP

Sự hấp thụ nước của cây trồng

Hấp thu nước bị động xảy ra khi nồng độ chất tan trong tế bào biểu bì trong rễ
cao hơn so với dung dịch hình thành gradient

Hấp thu nước bị động là do sự thoát hơi nước ở mặt lá gây nên. Hút nước bị
đồng chiếm trên 90% tổng lượng nước cây hút được. Hút nước bị động chỉ
xảy ra trong đất có nước đầy đủ và được tưới tiêu hợp lý.
Sự thoát hơi nước qua lá
II. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC TRONG
NÔNG NGHIỆP
II. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC TRONG
NÔNG NGHIỆP


Sự hấp thụ nước của cây trồng

Hấp thu nước chủ động: là sự hút nước mà cây trồng phải chi phí một
năng lượng đáng kể và do áp lực rễ gây nên.

Hút nước chủ động với một tỷ lệ nước đáng kể chỉ xảy ra trong thời kỳ
cây cần lượng nước thấp, còn thời kỳ cây cần lượng nước lớn thì hút nước
của cây là hút nước bị động. Tuy nhiên số lượng nước được vận chuyển
vào rễ nhờ áp lực rễ là ít hơn nhiều so với lượng nước bay đi thông qua lá.
Do đó khi có sự thoát hơi nước thì không tồn tại áp lực dương trong sylem
và áp lực rễ không có ý nghĩa trong việc vẩn chuyển nước lên cao.
Hấp thụ nước qua lông rễ
II. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC TRONG
NÔNG NGHIỆP
II. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC TRONG
NÔNG NGHIỆP

Ảnh hưởng của sự thiếu hụt nước đến các chức năng sinh
lý của cây

Quan hệ giữa nước và cây bao gồm 3 quá trình liên tục đó là: hấp thụ-vận
chuyển-thoát hơi nước. Mối quan hệ giữa chúng được biểu thị bằng sự cân
bằng nước trong cây. Cân bằng nước trong cây được xác định bằng hiệu số
giữa sự hút nước và mất nước. Có thể biểu thị cân bằng nước bằng hệ số cân
bằng nước, là tỷ số giữa lượng nước thoát ra T và lượng nước hút vào A.
II. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC TRONG
NÔNG NGHIỆP
II. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC TRONG
NÔNG NGHIỆP


Nhu cầu nước của cây

Nhu cầu nước của cây trồng là lượng nước cần thiết đáp ứng yêu cầu bốc –
thoát hơi nước (ET) và các hoạt động trao đổi chất của cây trong điều kiện cây
trồng sinh trưởng bình thường, đất khồng bị hạn chế về nước và chất dinh
dưỡng.

Nhu cầu nước cần được xác định dựa trên khối lượng nước, nguồn nước, yêu
cầu của cây trồng hoặc các mô hình cây trồng trong một thời gian xác định,
trên một khu vực cụ thể. Nhu cầu nước là “cầu” và “cung” có thể gồm bất kì
nguồn nước nào, nhưng chủ yếu là nước mưa, nước tưới và nước trong tầng
đất nuôi cây.

Điều tiết nước ( cung cấp nước và tiêu thoát nước) hợp lý sẽ điều chỉnh được
quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Tưới nước còn có tác dụng như cải tạo các điều kiện môi trường sống trong
đất.

Tưới nước, thoát nước còn có tác dụng rửa chua, rửa mặn, hòa tan và rửa trôi
các chất độc hoặc khống chế không cho chúng dâng lên tầng hoạt động của bộ
rễ.
II. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC TRONG
NÔNG NGHIỆP
II. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC TRONG
NÔNG NGHIỆP

Các chỉ tiêu và yêu cầu cơ bản của việc tưới nước
Các chỉ tiêu cơ bản của chế độ tưới nước

được xác định dựa trên nguyên lý cân bằng
nước với lượng nước đến và đi.

Để đảm bảo chất lượng nước tưới phải
đảm bảo yêu cầu sau:

Độ khoáng hóa của nước tưới được
biểu thị bằng lượng muối hòa tan
trong một lít nước, độ khoáng hóa lớn
hay nhỏ, các thành phần cụ thể các
loại muối trong nước có ảnh hưởng
quyết định đến khả năng hút nước của
cây trồng, quá trình mặn hóa và thoái
hóa đất đai.

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất.
mỗi loại cây trồng trong mỗi giai đoạn
phát triển có yêu cầu về chế độ nhiệt,
nước, không khí và dinh dưỡng khác
nhau, chúng có quan hệ chặt chẽ với
nhau. Nhiệt độ hợp lý cho nước tưới là
20 đến 30 độ C.
II. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC TRONG
NÔNG NGHIỆP
II. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC TRONG
NÔNG NGHIỆP

Sử dụng nước hiệu quả bằng phương pháp mới
KỸ THUẬT TƯỚI PHUN MƯA
II. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC TRONG

NÔNG NGHIỆP
II. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC TRONG
NÔNG NGHIỆP

Ưu – nhược điểm kỹ thuật tưới phun mưa
- Tiết kiệm nước cao tới 85 – 90% (so
với tưới rãnh chỉ đạt 50 đến 70 %).
- Tiết kiệm được 40 – 50% lượng
nước dùng so với tưới mặt.
- Thỏa mãn được nhu cấu sinh lí
nước của cây trồng.
- Thích ứng với mọi địa hình, thích
hợp với từng loại cây trồng và đất
đai.
- Đạt hiệu suất tưới nước cao.
- Giảm được diện tích chiếm đất của
kênh mương và công trình tưới.
-Diện tích chiếm đất của hệ thống
tưới mặt là 10 -15%, còn tưới phun
không đáng kể.
- Giá thành đầu tư hệ
thống phun mưa tương
đối cao so với tưới mặt,
vì cần nhiều các thiết bị
kim loại và năng lượng
(điện, dầu), trong khi
vận hành.
- Kỹ thuật tưới hơi phức
tạp, đòi hỏi phải có trình
độ nhất định để sử dụng.

- Chất lượng tưới phun
bị hạn chế bởi điều kiện
thời tiết (tốc độ gió,
hướng gió). Nếu tốc độ
gió lớn hơn 6m/s có thể
phải tạm ngừng tưới.
ƯU ĐIỂM
NHƯỢC ĐIỂM
II. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC TRONG
NÔNG NGHIỆP
II. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC TRONG
NÔNG NGHIỆP

Giảm mức tưới
II. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC TRONG
NÔNG NGHIỆP
II. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC TRONG
NÔNG NGHIỆP
2. Quản lý nước trong chăn nuôi
Loại heo Ăn hạn chế hoặc tự do Nhu cầu nước
uống (lít/con/ngày)
Heo con theo mẹ Cho ăn thức ăn tập ăn 0, 046 lít
Heo con cai sữa Cho ăn tự do, sau cai sữa 3 tuần 0, 49 lít
Cho ăn tự do, sau cai sữa 5 tuần 0, 89 lít
Cho ăn tự do, sau cai sữa 6 tuần 1, 46 lít
Heo choai đến xuất chuồng Ăn hạn chế 10-15 lít
Ăn tự do 10-12 lít
Nái chửa Ăn hạn chế 18-20 lít
Nái nuôi con Ăn tự do 25-40 lít
Đực giống Ăn hạn chế 15-20 lít

Tổng hợp nhu cầu nước uống hàng ngày của heo nuôi
Loại gà Tuổi (tuần)
Lượng nước tiêu thụ hằng ngày cho
1000 gà (lít/ngày)
20 độ C 32 độ C
Gà thịt 0 – 2 25 50
2 – 3 100 210
3 – 6 280 600
Gà hậu bị 10 – 20 140 220
Gà đẻ thương phẩm 200 400 400
Gà giống thịt 230 400 400
Nhu cầu nước uống của gà
II. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC TRONG
NÔNG NGHIỆP
II. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC TRONG
NÔNG NGHIỆP

Biện pháp tiết kiệm nước điển hình trong nông nghiệp
Mô hình VAC có thể nói là một trong những phương pháp ứng dụng sinh thái trong
nông nghiệp bằng chu trình khép kín vật chất để sử dụng hiệu quả, đồng thời làm
chấm dứt sự ô nhiễm môi trường trong hoạt động trồng trọt và chăn nuôi, trong đó
thực hiện tốt việc sử dụng tiết kiệm nguồn nước và tận dụng sử dụng lại nguồn nước.
III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

Kết Luận

Khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải tiết kiệm, an toàn, có hiệu quả.

Để bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên nước cần phải hạn chế thấp nhất

nguồn thải; nâng cao ý thức cộng đồng; xây dựng hệ thống thông tin trong
cộng đồng về ý thức bảo vệ môi trường.

Những biện pháp khắc phục hay giảm thiểu chỉ có hiệu quả khi được thực
hiện đồng bộ, thống nhất hành động từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên,
từ nâng cao nhận thức, ý thức đến các hoạt động cụ thể, từng việc làm cụ
thể.

Sự ra đời các văn bản pháp luật về môi trường là điều cần thiết nhưng
nhận thức và tham gia vào công việc bảo vệ môi trường ở mỗi người là
điều cần thiết và hiệu quả hơn để tạo ra một môi trường trong

Kiến nghị

Cần có những biện pháp tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức sử dụng tài
nguyên nước của người dân.

Ứng dụng các công nghệ xanh, công nghệ sinh thái trong hoạt động sản
xuất nông nghiệp, trồng trọt như sử dụng phân vi sinh,…

Cần hạn chế sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu trong trồng trọt
nhằm hạn chế sự ô nhiễm và xói mòn đất, bảo về nguồn nước ngầm dưới
lòng đất.

Hạn chế và giảm thiểu suy thoái Tài nguyên nước do biến đổi khí hậu
toàn cầu.

Hạn chế và giảm thiểu suy thoái Tài nguyên nước do Phát triển, sử dụng
Tài nguyên nước không hợp lý.

×