Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

tóm tắt luận án tiến sĩ hoàn thiện thanh tra diện rộng của thanh tra chính phủ trong thực hiện chính sách xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.62 KB, 26 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH



NGUYỄ N THANH HẢ I



HOÀN THIỆN THANH TRA DIỆN RỘNG
CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ TRONG THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI


Chuyên ngành: Quản lý hành chính công
Mã số: 62 34 82 01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG
HÀ NỘI - 2013





Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH






Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Đinh Văn Mậ u






Phản biện 1: TS. Trầ n Đứ c Lượ ng


Phản biện 2: PGS. TS. Lê Thị Thiên Hương






Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá Luận án, Học
viện Hành chính
Địa điểm: Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ - tầng Nhà
Học viện Hành chính
Số: 77 - đường Nguyễn Chí Thanh - quận Đống Đa - Hà Nội
Thời gian: vào hồi giờ tháng năm 2013






Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện Quốc gia Việt Nam
hoặc thư viện của Học viện Hành chính

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. L do chn đề tài
Tổ chức thanh tra được hình thành, phát triển và hoàn thiện
cùng sự ra đời và sự phát triển của Nhà nước, là một chức năng thiết
yếu của cơ quan quản lý nhà nước (QLNN), thực hiện quyền dân chủ
và pháp quyền. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, hoạt động thanh
tra không ngừng được đổi mới, phát triển và ngày càng được hoàn
thiện cả về mặt lý luận và thực tiễn. Hoạt động thanh tra nói chung
và thanh tra diện rộng nói riêng nhằm kiểm tra, thanh tra việc thực
hiện chấp hành các chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch do Nhà
nước giao cho các cơ quan QLNN trong cả nướ c . Góp phần tích cực
vào việc phòng ngừa, xử lý các vi phạm, thúc đẩy hoàn thiện cơ chế
quản lý, tăng cường pháp chế XHCN, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức và công dân. Tuy nhiên, để giúp Chính phủ
và các cơ quan, ban, ngành thấy rõ được những mặt làm được, chưa
được, những bất cập trong quá trình ban hành các văn bản pháp luật;
những thiếu sót, sai phạm trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước đã đề ra thông qua việ c thự c hiệ n cá c CSXH để có
thể đưa ra các đánh giá, nhận xét, kết luận đúng. Từ đó, đề xuất các giải
pháp đúng đắn, kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế.
Chính vì vậy, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn
thiện thanh tra diện rộng của Thanh tra Chính phủ trong thực
hiện chính sách xã hội”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu, hệ thống hóa lý luận, phân tích thực
trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình thanh tra diện rộng
của TTCP trong thực hiện CSXH ở nước ta hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
2

- Hệ thống hóa lý luận về thanh tra và thanh tra diện rộng củ a
TTCP trong thực hiện CSXH.
- Phân tích thực trạng thanh tra diện rộng của TTCP trong thực
hiện CSXH.
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện thanh tra diện rộng của
TTCP trong thực hiện CSXH . Trên cơ sở đó , xây dựng quy trình
thanh tra diện rộng củ a TTCP trong thực hiện CSXH ở nước ta.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thanh tra và hoạt động thanh tra diện rộng của TTCP trong
thực hiện CSXH.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Thực trạng kết quả thanh tra diện rộng củ a TTCP trong thực
hiện CSXH ở Việt Nam từ 2002 - 2012. Từ đó, đưa ra các nhóm giải
pháp nhằm hoàn thiện quy trình thanh tra diện rộng củ a TTCP trong
thực hiện các CSXH ở nước ta hiện nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, và duy vật lịch sử, dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và mục tiêu của Đảng, Nhà nước, quy
định của Hiến pháp và pháp luật về thực hiện CSXH, đề tài sử dụng
nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
a. Phương pháp phân tích, tổ ng hợ p
b. Phương pháp thố ng kê toá n họ c

c. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
d. Phương pháp điều tra ankét
5. Đóng góp của luận án
5.1. Về lý luậ n
3

- Bổ sung và hệ thống hóa lý luận về thanh tra và thanh tra
diện rộng của TTCP trong thực hiện CSXH.
- Chỉ ra mố i quan hệ giữ a hoạ t độ ng thanh tra diệ n rộ ng vớ i
chính sách xã hội.
- Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữ a thanh tra diệ n rộ ng
của TTCP với thanh tra chuyên đề của Bộ, ngành; giữ a cơ cấ u tổ chứ c
và hoạt động thanh tra của Việt Nam với một số nước trên thế giới.
5.2. Về thự c tiễ n
- Phân tích, đánh giá thực trạng thanh tra diệ n rộ ng t rong
thự c hiệ n CSXH tạ i 06 lĩnh vực: bảo đảm an sinh xã hội ; bảo hiểm
xã hội - bảo hiểm y tế ; bảo vệ tài nguyên môi trường , phủ xanh đất
trố ng đồ i trọ c gắ n liề n vớ i xó a đó i giả m nghè o ; y tế ; giáo dục - đà o
tạo và văn hóa - thể thao - du lịch. Luậ n á n đã chỉ ra vai trò , vị trí,
tầ m quan trọ ng củ a cá c chính sá ch nêu trên và cá c dạ ng sai phạ m ,
nguyên nhân củ a cá c sai phạ m và kiế n nghị trong quá trì nh thanh tra.
- Mộ t số kinh nghiệ m rú t ra qua thanh tra diệ n rộ ng.
5.3. Kế t quả nghiên cứ u
- Đề xuấ t phương hướ ng và hệ thố ng 05giải pháp là: ( hoàn
thiệ n về thể chế ; tổ chứ c nhân sự củ a đoà n; kinh phí; tăng cườ ng phố i
kế t hợ p củ a lã nh đạ o TTCP vớ i lã nh đạ o cá c Bộ ngành, đị a phương;
tuyên truyề n phổ biế n phá p luậ t, hợ p tá c quố c tế) và 04 nhóm điều kiện
là: (hoàn thiên quy trình giai đoạn chuẩn bị thanh tra; tiế n hà nh thanh
tra; kế t thú c thanh tra và xử lý sau thanh tra) nhằ m hoà n thiện quy trì nh
thanh tra diệ n rộ ng củ a TTCP trong thự c hiệ n CSXH.

6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
- Chương 1: Cơ sở lý luận thanh tra diện rộng của Thanh tra
Chính phủ trong thực hiện chính sách xã hội.
- Chương 2: Thực trạng thanh tra diện rộng của Thanh tra
Chính phủ trong thực hiện chính sách xã hội.
4

- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện thanh tra diện rộng của
Thanh tra Chính phủ trong thực hiện chính sách xã hội.
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN
ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
I. Những công trình đã nghiên cứu liên quan đến đề tài
1. Những công trình trong nƣớc
Hướng thứ nhất: Nghiên cứu về quá trình ra đời, hình
thành, phát triển và truyền thống ngành Thanh tra.
Hướng thứ hai: Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và các
giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác thanh tra.
Hướng thứ ba: Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và giải
pháp nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Hướng thứ tư: Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và các giải
pháp nâng cao hiệu quả trong công tác phòng, chống tham nhũng.
2. Những công trình nghiên cứu nƣớc ngoài
Hướng thứ nhất, tập trung nghiên cứu về công tác kiểm tra,
giám sát hành chính.
Hướng thứ hai, tập trung nghiên cứu về giám sát và thanh
tra các nghĩa vụ hành chính ở chính quyền từ Trung ương đến địa
phương và nghiên cứu nâng cao hiệu quả những hoạt động của các tổ
chức được nhà nước giao quyền.
Hướng thứ ba, các tác giả quan tâm nghiên cứu đến công
tác kiểm tra Đảng và phòng, chống tham nhũng.

II. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Luận án cầ n nghiên cứu làm rõ mố i quan hệ giữ a hoạ t độ ng
thanh tra diện rộng vớ i chí nh sá ch xã hộ i , vai trò của thanh tra diện
rộng của TTCP trong việc thực hiện CSXH như thế nào? So sánh chỉ
ra sự giống nhau và khác nhau giữ a thanh tra diệ n rộ ng và tha nh tra
diệ n hẹ p; thanh tra diệ n rộ ng củ a TTCP vớ i thanh tra chuyên đề củ a
5

Bộ , ngành; giữ a cơ cấ u tổ chứ c và hoạ t độ ng củ a Việ t Nam vớ i mộ t
số nướ c trên thế giớ i.
Luận án phân tích đánh giá thực trạng, nêu ra những sai phạm của
các tổ chức, cá nhân liên quan đến người thực thi, đối tượng thụ hưởng
chính sách trên phạm vi cả nước. Đồng thời, chỉ ra những bất cập của cơ
chế chính sách nhà nước đã ban hành.
Từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện, xây dự ng một
quy trình tiến hành thanh tra diện rộng của TTCP trong thực hiện CSXH.
Chƣơng 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN THANH TRA DIỆN RỘNG CỦA THANH TRA
CHÍNH PHỦ TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.1. Những khái niệm có liên quan đến đề tài
1.1.1. Thanh tra và thanh tra diện rộng
1.1.1.1. Thanh tra
Bản chất của hoạt động thanh tra luôn gắn với hoạt động
QLNN, vì vậy theo quy định củ a Luật Thanh tra hiệ n hà nh : “Thanh
tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ
tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối
với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ
quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành
chính và thanh tra chuyên ngành”.
Như vậy, có thể hiểu: Thanh tra là một dạng hoạt động, là

một chức năng của quản lý nhà nước, được thực hiện bởi chủ thể
quản lý có thẩm quyền, nhân danh quyền lực nhà nước nhằm tác
động đến đối tượng quản lý. Trên cơ sở xem xét, đánh giá ưu, khuyết
điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm. Góp
phần hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế XHCN, bảo vệ
lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức và công dân.
6

1.1.1.2. Thanh tra diệ n rộ ng
“Thanh tra diện rộng là hình thức thanh tra trực tiếp của các tổ
chức TTNN diễn ra trên phạm vi rộng theo chỉ đạo của cấp quản lý nhà
nước có thẩm quyền nhằm làm rõ ưu khuyết điểm trong quản lý, điều
hành, chấp hành những vấn đề kinh tế xã hội phục vụ cho quản lý vĩ mô
của Nhà nước (đối tượng điều chỉnh và phạm vi điều chỉnh của quyết
định, chỉ thị thanh tra và tác động của kết luận và kiến nghị sau thanh
tra ở phạm vi rộng, có ý nghĩa quản lý vĩ mô)” [58, 475].
1.1.1.3. Phân biệ t thanh tra diệ n rộ ng và thanh tra diệ n hẹ p ;
thanh tra diệ n rộ ng củ a TTCP vớ i thanh tra chuyên đề củ a Bộ , ngành
1.1.2. Chính sách xã hội
CSXH là sự thể chế hoá của Nhà nước các đường lối, quan
điểm của Đảng về việc giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan con
người, nhóm người hoặc toàn thể các cộng đồng dân cư nhằm phát
triển con người, vì con người, thiết lập sự công bằng xã hội, trật tự an
toàn xã hội, phát triển và tiến bộ xã hội ngay trong từng bước và tính
chính xác phát triển, thực hiện tốt các nghĩa vụ, cống hiến và hưởng
thụ, tạo động lực mạnh mẽ và bền vững hơn cho sự phát triển kinh
tế- xã hội. Tập trung giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc.
1.2. Thanh tra diện rộng trong thực hiện chính sách xã hội
1.2.1. Khái niệm thanh tra diện rộng trong thực hiện chính

sách xã hội
Thanh tra diện rộng đối với CSXH là hình thức thanh tra trực
tiếp của các cơ quan TTNN, diễn ra trên phạm vi rộng, theo chỉ đạo
của cấp QLNN, có thẩm quyền, đối với các CSXH nhằm làm rõ ưu
khuyết điểm trong hoạch định, thực thi chính sách, quản lý quá trình
thực thi chính sách, điều hành, chấp hành việc thực thi CSXH, những
vấn đề phát sinh trong quá trình hiện thực hóa chính sách phục vụ
cho quản lý vĩ mô của nhà nước.
7

1.2.2. Vai trò của thanh tra diện rộng trong thực hiện
chính sách xã hội
Thanh tra diện rộng đối với CSXH góp phần xây dựng bộ
máy nhà nước trong sạch, có hiệu lực, hiệu quả.
Thanh tra diện rộng đối với CSXH còn góp phần xem xét
tính hiệu quả của QLNN đối với việc thực thi chính sách.
Thanh tra diện rộng đối với CSXH có vai trò quan trọng
trong việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm
pháp luật, nói chung và trong thực thi CSXH nói riêng.
1.2.3. Mối quan hệ giữa hoạt động thanh tra diện rộng với
chính sách xã hội
Theo chu trình quản lý hành chính, hoạt động thanh tra chính
là một khâu thiết yếu nhằm xem xét, đánh giá, xử lý việc thực hiện
chính sách, pháp luật và nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân
thuộc thẩm quyền quản lý.
Hoạt động thanh tra diện rộng là một dạng của hoạt động
thanh tra chính là công cụ kiểm soát mang tính quyền lực nhà nước
đối với quá trình thực thi chính sách.
1.3. So sánh cơ cấu tổ chức và hoạ t độ ng thanh tra của
Việ t Nam vớ i một số nƣớc trên thế giới

1.3.1. Cơ cấu tổ chức và hoạt động thanh tra của mộ t số
nước trên thế giới
1.3.1.1. Thanh tra Quốc hội
Là mô hình phổ biến ở các nước Bắc Âu, Nam Mỹ và một số
nước khác. Thụy Điển, Đan Mạch là những quốc gia thành lập tổ
chức này sớm nhất vào những năm đầu của thế kỷ 20. Thanh tra
Quốc hội là cơ quan của Quốc hội, thực hiện quyền giám sát tối cao
của cơ quan quyền lực đối với hoạt động của các cơ quan hành pháp
và tư pháp. Nó hoạt động theo nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo
8

pháp luật. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân không được can thiệp vào
hoạt động của Thanh tra Quốc hội.
1.3.1.2. Thanh tra, giám sát hành chính
Đây là mô hình khá phổ biến ở các nước Châu Á, Châu Phi
như Trung Quốc, Hàn Quốc, Lào, Ai Cập
1.3.1.3. Thanh tra chuyên ngành
Được thành lập trong các bộ, ngành có chức năng quản lý
nhà nước và có nhiệm vụ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp
luật về những vấn đề thuộc phạm vi quản lý của bộ ngành đó. Tổ
chức Thanh tra chuyên ngành chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp
của Bộ trưởng . Mô hì nh nà y phổ biế n ở hầ u hế t cá c quố c gia như
Pháp, Ai Cậ p, Hoa Kỳ , Anh…
1.3.2. So sánh cơ cấu tổ chức và hoạt động thanh tra củ a
Việ t Nam vớ i mộ t số nước trên thế giới
Qua nghiên cứ u và so sá nh về mô hình tổ chứ c , hoạt động
thanh tra, thanh tra diệ n rộ ng củ a Việ t Nam và mộ t số nướ c trên thế
giớ i, cho thấ y: hiện nay trên Thế giới tồn tại 3 mô hình Thanh tra
(Thanh tra Quốc hội, giám sát Hành chính và Chuyên ngành ), 03 tổ
chức này có sự giống nhau và khác nhau với Thanh tra Hành chính và

Thanh tra Chuyên ngành Việt Nam. Đặc biệt, mô hình Thanh tra giám
sát Hành chính, Thanh tra Quốc hội của các nước Bắc Âu và mộ t số
nước Châu Á; Ai Cập thì không có Thanh tra diện rộng. Riêng đố i vớ i
hệ thố ng tổ chứ c và hoạ t độ ng củ a thanh tra chuyên ngà nh ở Việ t
Nam, thì giống như thanh tra chuyên ngành của các nước này và thanh
tra diệ n rộ ng ở Việ t Nam do TTCP tổ chứ c , chịu sự chỉ đạo của Thủ
tướ ng và không được xử phạt vi phạ m hà nh chí nh.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Để các CSXH được triển khai đi vào cuộc sống một cách
hiệ u quả , tránh được những hạn chế , tiêu cự c thì công tá c quả n lý
9

nhà nước về các vấn đề xã hội hay trong thự c hiệ n CSXH tấ t yế u đò i
hi Nhà nước cần sử dụng các công cụ kiểm tra , giám sát hữu hiệu
mang tính quyề n lự c nhà nướ c đó là hoạ t độ ng thanh tra và ở tầ m vĩ
mô thì hoạ t độ ng thanh tra diệ n rộ ng là hế t sứ c cần thiết.
Qua phân tích, so sá nh mô hình tổ chứ c, hoạt động thanh tra
của Việ t Nam và mộ t số nướ c trên thế giớ i cho thấ y mô hì nh thanh
tra diệ n rộ ng củ a Việ t Nam có sự khá c biệ t cơ bả n so vớ i mộ t số mộ t
số quố c gia trên thế giới ở chủ thể tiến hành thanh tra và cách thức tổ
chứ c tiế n hà nh thanh tra.
Chƣơng 2.
THỰC TRẠNG THANH TRA DIỆN RỘNG CỦA THANH TRA
CHÍNH PHỦ TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
2.1. Thể chế hành chính về thanh tra diện rộng của
Thanh tra Chính phủ trong thực hiện chính sách xã hội
Văn bả n quy đị nh về tổ chứ c và hoạ t độ ng thanh tra : Luật
Thanh tra số 56/2010/QH12 thông qua ngày 15/11/2010 gồm 07
chương 78 điều đã quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ
chức của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra bộ, ngành, địa phương, tạo

cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động thanh tra các cấp thực hiện.
Văn bả n hướ ng dẫ n thi hà nh : Nghị định số 86/2011/NĐ-CP
ngày 23/9/2011 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật thanh tra và các
văn bản quy phạm pháp luật quy định về cơ cấu tổ chức, hoạt động của
thanh tra các ngành, lĩnh vực. Hay các văn bản quy phạm pháp luật quy
đinh về quy trình tiến hành thanh tra chuyên ngành ở các ngành, lĩnh
vực cụ thể… đây là những văn bản tạo hành lang pháp lý cho ngành
thanh tra triển khai các hoạt động thanh tra nói chung và thanh tra diện
rộng nói riêng có hiệu quả, chặt chẽ và đúng quy định.
10

Về quy trì nh thanh tra đượ c quy định tại Thông tư
02/2010/TT-TTCP ngày 02/03/2010 của Thanh tra Chính phủ, gồ m
03 giai đoạ n: Chuẩ n bị; Tiế n hà nh và Kế t thú c thanh tra.
2.2. Thực trạng thanh tra diện rộng trong thực hiện
chính sách xã hội
2.2.1. Thực trạng thanh tra diện rộng trong thực hiện
chính sách ưu đãi người có công
Thực hiện sự chỉ đạo của Tổng Thanh tra, tiến hành thanh tra tại
59/61 tỉnh, thành phố và 2 Bộ (Quốc phòng, Lao động - Thương binh
và Xã hội) đã phát hiện 7.340 hồ sơ thương binh và người hưởng
chính sách mất đã lâu nhưng vẫn chi trả như còn sống, 123 hồ sơ khai
man thời gian, 192 hồ sơ sai tỷ lệ thương tật, các sai phạm khác như
thiếu hồ sơ chứng từ gốc 1.572 trường hợp, 759 hồ sơ sai về người làm
chứng, 3.542 người có các sai phạm ở mức độ khác nhau.
Thông qua thanh tra diện rộng đã giúp TTCP phát hiện hàng
loạt các sai phạm tại cơ sở. Bên cạnh ý nghĩa chấn chỉnh việc điều
hành, chấp hành pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước , thanh
tra diện rộng củ a TTCP về việc thực hiện chích sách ưu đãi người có
công với cách mạng đã củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh

đạo của Đảng và Chính phủ.
2.2.2. Thực trạng thanh tra diện rộng trong thực hiện
chính sách Bảo hiểm xã hội - Bảo hiểm y tế
Kết quả thanh tra BHXH cho thấy: Tổng thu BHXH-BHYT từ
năm 2005 đến năm 2009 là 165.843.599 triệu đồng. Hoạt động đầu tư
tăng trưởng quỹ: Tại thời điểm 31/12/2009, tiền nhàn rỗi của quỹ
BHXH là 107.435.176 triệu đồng. Tổng số vốn đầu tư tăng trưởng quỹ
là 98.563.000 triệu đồng. Tổng số tiền tăng trưởng quỹ từ 01/01/2005
đến 31/12/2009 là 27.718.722,08 triệu đồng. Kết quả sai phạm qua
11

thanh tra các tỉnh kiến nghị xử lý như sau: Thu nộp vào NSNN:
33.334,9 triệu đồng, thu nộp vào quỹ BHXH: 6.156.031,15 triệu đồng
Tình trạng chậm đóng, nợ đọng chế độ BHYT, nhất là khối DN
chiếm tỷ lệ lớn. Nhiều DN nợ đọng kéo dài, thiếu trách nhiệm trong
việc đóng BHYT cho người lao động. Việc thực hiện các chế độ
BHYT có một số vi phạm như: ký hợp đồng khám chữa bệnh, thanh
toán trùng lắp, chênh lệch so với thực tế, kê sai số lượng thuốc, sai đơn
giá thuốc, không tự giác thống kê chi phí khám chữa bệnh theo quy
định với tổng số tiền vi phạm là 647.403,14 triệu đồng.
Việc cho vay vốn có một số vi phạm như: ký hợp đồng thiếu chặt
chẽ về thời gian vay và trả nợ dẫn đến tình trạng trả nợ trước hạn khi lãi
suất cơ bản giảm; cho vay với lãi suất thấp hơn lãi suất do Ngân hàng
Nhà nước công bố, cho vay với lãi suất thấp hơn lãi suất do BHXH Việt
Nam cho vay cùng thời điểm và phương thức thanh toán lãi theo năm,
làm giảm lãi vay với tổng số tiền 104.972,67 triệu đồng, giảm hiệu quả
đầu tư tăng trưởng quỹ theo Điều 96 Luật BHXH.
2.2.3. Thực trạng thanh tra diện rộng trong thực hiện
chính sách bảo vệ tài nguyên, môi trường, phủ xanh đất trống, đồi
trọc với chính sách xóa đói giảm nghèo

Qua cuộc thanh tra diện rộng về chương trình phủ xanh đất trống
đồi trọc và xóa đói giảm nghèo cho thấy: Tình trạng đầu tư dàn trải, phân
tán, quản lý thiếu chặt chẽ để xảy ra tham ô, lãng phí vốn, chưa gắn chặt
chương trình trồng rừng với chương trình định canh, định cư và chủ
trương giao đất, giao rừng nên hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đạt thấp.
Qua kết quả thanh tra của đoàn TTCP và cá c đoàn Thanh tra củ a
39 tỉnh (TP) đã kết luận là: Các chương trình, dự án tuy được Nhà
nước quan tâm đầu tư khá lớn nhưng thiếu sự chỉ đạo tập trung thống
nhất, sự lồng ghép giữa các chương trình còn hạn chế. Công tác chỉ
đạo, điều hành và sử dụng vốn các dự án còn manh mún, phân tán,
12

một số chương trình dự án được Trung ương đầu tư và quản lý trực
tiếp nên địa phương không nắm được dẫn đến thiếu sự phối hợp, chỉ
đạo giữa trung ương và địa phương. Qua thanh tra ở 43 tỉnh, thành phố
bước đầu đã phát hiện số tiền sai phạm trên 107 tỷ đồng, trong đó: sử
dụng vốn sai mục đích 21,7 tỷ đồng, lãng phí thất thoát trên 6,6 tỷ,
quyết toán khống 7,6 tỷ, thanh toán sai, thiếu cho dân 1,4 tỷ, cho vay
sai đối tượng 7 tỷ, tham ô chiếm dụng 5,2 tỷ, điều chuyển vốn sử dụng
vào mục đích khác trên 33,2 tỷ và sai phạm khác trên 22,5 tỷ đồng. Có
nơi cấp hiện vật của dự án như ti vi, ra-đi-ô cũng cấp sai đối tượng,
qua thanh tra phát hiện tới 306 ti vi và 1.183 ra-đi-ô chủ yếu cho cán
bộ xã và huyện không tới tay người dân vùng dự án.
2.2.4. Thực trạng thanh tra diện rộng trong thực hiện
chính sách Y tế
- Đối với lĩnh vực dược: Qua thanh tra diện rộng, Thanh tra Bộ
Y tế đã chỉ ra những dạng sai phạm chủ yếu như: kinh doanh thuốc
không được lưu hành, thuốc phi mậu dịch, thuốc quá hạn; bảo quản
thuốc không đúng quy định; vi phạm quy chế quản lý chất lượng
thuốc niêm yết giá thuốc chưa đầy đủ. Số tiền xử lý vi phạm gần

500.000 triệu đồng và quan trọng hơn phát hiện ra những dạng sai
phạm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏ e, sự sống của cộng đồng.
- Thanh tra diện rộng đối với chính sách khám chữa bệnh:
Kiểm tra chi phí khám chữa bệnh của 1.893.375 hồ sơ bệnh án tại 47
tỉnh và Bộ Quốc phòng phát hiện 472.796 bệnh án có vi phạm, (chiếm
24,97%); với tổng số tiền vi phạm là 54.505,49 triệu đồng, gồm: Kê sai
chủng loại thuốc, sai đơn giá, kê khống thuốc vật tư y tế, sai các chi phí
khác số 15.350,35 triệu đồng; vi phạm về thẻ BHYT số tiền 309,33 triệu
đồng; các vi phạm khác về BHYT số tiền 38.845,81 triệu đồng.
- Thanh tra diện rộng về CSXH hóa y tế: Các dạng sai phạm
thường xảy ra, gồm: Về thực hiện quy chế khám bệnh, làm bệnh án,
13

kê đơn điều trị: Nhiều bệnh án không ghi rõ kết quả xét nghiệm; Về
hoạt động của nhà thuốc: Không niêm yết giá, không đảm bảo kích
thước; Về hội chẩn: Không có sổ hội chẩn mà chỉ ghi kết quả hội
chẩn vào bệnh án; Việc phân loại rác thải còn chưa đúng quy định;
Nhiều cơ sở hành nghề ghi biển hiệu không đúng, không đủ phương
tiện, dụng cụ, cơ sở vật chất cần thiết.
- Thanh tra diện rộng về vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm bảo
vệ sức khỏe cộng đồng: Bộ Y tế đã phối hợp với các bộ, ngành, địa
phương tiến hành trên phạm vi 32 tỉnh, thành phố, trong cả nước. Kết
quả tổng hợp qua thanh tra như sau: Tổng số cơ sở được thanh tra là
182.004 thì có 33.503 cơ sở vi phạm bị xử lý, 31.352 cơ sở bị cảnh
cáo, 2151 cơ sở bị phạt tiền, 237 cơ sở bị đóng cửa tạm thời, 1718 cơ
sở có sản phẩm thu hồi và tiêu hủy và 13.831 cơ sở bị nhắc nhở,
chấn chỉnh, với tổng số tiền phạt là 1.478 tỷ đồng.
Từ kết quả thanh tra diện rộng về việc thực hiện chính sách
BHYT cho thấy: Hàng loạt sai phạm từ khám chữa bệnh, vệ sinh an
toàn thực phẩm, thực hiện thu và thực hiện chế độ BHYT, đấu thầu

cung ứng thuốc phục vụ khám chữa bệnh, thu tiền của bệnh nhân
BHYT, sử dụng dịch vụ xã hội hóa và thu tiền một số dịch vụ…Qua
thanh tra diện rộng mới phát hiện ra nhiều loại sai phạm trên. Thông
qua kết quả thực hiện hoạt động thanh tra diện rộng đã phát hiện
nhiều dạng sai phạm trong quản lý, thực hiện chính sách y tế và đồng
thời cũng đã xử lý kịp thời góp phần giảm thiểu vi phạm, trong lĩnh
vực y tế. Như vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý, thực hiện các chính
sách y tế thanh tra diện rộng đóng vai trò hết sức quan trọng, là công
cụ kiểm soát hữu hiệu của các cơ quan QLNN nhằm góp phần bảo
vệ, chăm sóc sức khe nhân dân.
2.2.5 Thực trạng thanh tra diện rộng trong thực hiện
chính sách Giáo dục và Đào tạo
14

Qua thanh tra diện rộng trong thực hiện chính sách GD&ĐT đã
phát hiện ra nhiều dạng sai phạm điển hình trong việ c tổ chứ c mua
sắ m thiế t bị giá o dụ c cho thấy: Bộ GD&ĐT xây dựng phương án giá
trình Cục quản lý giá Bộ Tài chính, nhưng không kiểm tra, đánh giá
sát với giá thị trường; chưa nghiên cứu, hướng dẫn và tập huấn trong
việc tổ chức mua sắm thiết bị mà giao cho các địa phương tự tổ chức
thực hiện. Công tác tập huấn, bồi dưỡng giáo viên sử dụng thiết bị,
nhiều Sở GD&ĐT đã giao cho các nhà thầu là không đúng chuyên
môn; Qua thanh tra đã phát hiện sai phạm kinh tế gây lãng phí
NSNN số tiền 4,16 tỷ đồng. Sai phạm kinh tế phải xuất toán, thu hồi
nộp NSNN số tiền là 3,2 tỷ đồng.
Tóm lại, công tác thanh tra diện rộng đối với các chính sách giáo
dục đã góp phần kiểm soát tính khả thi của các chính sách trong thực tế để
đưa ra những đánh giá làm cơ sở cho sự điều chỉnh, hoạch định chính
sách kịp thời chấn chỉnh, xử lý góp phần đạt mục tiêu chung của chính
sách trong lĩnh vực giáo dục là hướng tới con người, vì con người và nâng

cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện
còn có những hạn chế nhất định về cơ chế quản lý, giám sát, kiểm tra
cũng có buông lng. Do đó, dẫn đến những sai phạm.
2.2.6. Thực trạng thanh tra diện rộng trong thực hiện
chính sách Văn hóa - Thể thao - Du lịch
- Về chính sách văn hóa: Trong lĩnh vực văn hóa, đã tiến
hành 30 cuộc thanh tra. Phát hiện và xử lý 28 cơ sở vi phạm, kiến
nghị xử phạt vi phạm hành chính 22 cơ sở, cảnh cáo 06 cơ sở.
- Về chính sách thể thao: Thực hiện kế hoạch thanh tra diện rộng
năm 2009 của TTCP, Thanh tra Bộ VHTTDL đã tiến hành thanh tra diện
rộng đối với việc thực hiện chính sách thể thao có một số hạn chế thiếu
sót như bảo vệ môi trường, chất lượng vệ sinh phục vụ nhân dân rèn luyện
sức khác chưa đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, qua thanh tra
15

đối với chính sách phát triển thể thao có dạng sai phạm chủ yếu là đầu tư
cho vận động viên chưa bảo đảm, đầu tư vào các công trình phục vụ dân
sinh rèn luyện thể thao còn hạn chế.
- Về chính sách du lịch:Qua kế t quả củ a 17 Đoàn Thanh tra về
thanh tra diện rộng đối với chính sách phát triển du lịch đã phát hiện
69 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực lữ hành không thực hiện đúng mục
tiêu chính sách du lịch và quyết định xử phạt hành chính 500 triệu
đồng, thu giấy phép kinh doanh 04 cơ sở.
2.3. Những hạn chế, nguyên nhân và kinh nghiệm thanh
tra diện rộng của Thanh tra Chính phủ trong thực hiện chính
sách xã hội
2.3.1. Những hạn chế trong quá trình tổ chức thanh tra
diện rộng
2.3.1.1. Công tác khảo sát, thu thập thông tin, tài liệu ban đầu
2.3.1.2. Xây dựng đề cương hướng dẫn và tập huấn nghiệp

vụ cho cán bộ tham gia Đoàn thanh tra và xây dựng kế hoạch tiến
hành thanh tra
2.3.1.3. Quá trình thành lập các Đoàn thanh tra diện rộng
2.3.1.4. Thu thập, kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu
2.3.1.5. Năng lực, trình độ, phẩm chất chính trị, đạo đức
nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ thanh tra
2.3.1.6. Công tác chỉ đạo, điều hành và sự phối hợp, kết hợp
của Thanh tra chính phủ với lãnh đạo các bộ ngành, địa phương.
2.3.1.7. Việc tổng hợp kết quả để hoàn thiện báo cáo, kết
luận thanh tra
2.3.1.8. Xử lý sau thanh tra
2.3.2. Những nguyên nhân hạn chế trong hoạt động thanh
tra diện rộng
16

- Một là, hiện nay xu hướng xã hội hóa các lĩnh vực công
ngày càng sâu, rộng dẫn đến nhiều thay đổi trong CSXH cũng như
cách thức quản lý.
- Hai là, hệ thống luật pháp của nước ta nhìn chung còn nhiều
bất cập dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng luật pháp khi thực hiện
thanh tra, kiểm tra.
- Ba là, đến nay chúng ta vẫn chưa ban hành được một quy
trình chuẩn cho hoạt động thanh tra diện rộng của TTCP trong thự c
hiệ n CSXH.
- Bốn là, các cơ quan, tổ chức, cá nhân hay doanh nghiệp là đối
tượng thanh tra cũng đã có chú trọng nghiên cứu các chính sách ,
pháp luật, trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.
- Năm là, trình độ năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ
quản lý, cán bộ thanh tra còn có những hạn chế nhất định.
- Sáu là, chính sách đãi ngộ và phương tiện làm việc của đội

ngũ cán bộ, Thanh tra viên hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu.
2.3.3. Những kinh nghiệm rút ra qua thanh tra diện rộng
trong thực hiện chính sách xã hội
- Mộ t là , chọn đúng nội dung vấn đề bức xúc đặt ra đối với
CSXH vĩ mô củ a Nhà nướ c và dư luậ n quan tâm để thanh tra là mộ t
trong nhữ ng điề u kiệ n cơ bả n quyế t đị nh sự thà nh công và tầ m q uan
trọng của cuộc thanh tra diện rộng.
- Hai là , sự phố i hợ p và thố ng nhấ t chỉ đạ o củ a TTCP vớ i lã nh
đạ o củ a cá c Bộ , ngành, cơ quan có liên quan chặ t chẽ , mộ t trong quá
trình chuẩn bị, tiế n hà nh thanh tra và xử lý sau thanh tra là yế u tố tạ o
sứ c mạ nh đồ ng thuậ n từ TW xuố ng đị a phương và gó p phầ n nâng
cao hiệ u lự c, hiệ u quả củ a cuộ c thanh tra diệ n rộ ng.
- Ba là ,việ c xây dự ng đề cương hướ ng dẫ n và cá c danh mụ c tà i
liệ u liên quan củ a thanh tra phả i đượ c cụ thể , chi tiế t, thố ng nhấ t, bài
17

bản, khoa họ c giú p nghiệ p vụ , cách làm, xử lý thố ng nhấ t trong cả
nướ c cũ ng như đá p ứ ng đượ c yêu cầ u về thờ i điể m , thờ i gian thanh
tra, đố i tượ ng thanh tra.
- Bố n là , phải tổ chứ c tậ p huấ n cho cá n bộ, thanh tra trự c tiế p đi
thanh tra và bá o cá o tổ ng hợ p kế t quả sau thanh tra về TTCP , nhằ m
thố ng nhấ t phương phá p tổ ng hợ p, số liệ u, các đánh giá kết quả.
- Năm là , phải chú ý khi thành lập đoàn TTCP và cá c đoà n địa
phương, Bộ , ngành và tổ công tác của TTCP và từng địa phương , bộ
ngành có chức năng tổng hợp báo cáo kết quả thanh tra trong phạm
vi cả nướ c gử i về TTCP.
- Sáu là, cầ n tổ chứ c nhân sự đoà n gọ n nhẹ , đoà n kế t, có năng
lự c trì nh độ để hoà n thà nh tố t nhiệ m vụ .
- Bẩ y là , Việ c bố trí và phân công đoà n viên trong đoà n phả i
phù hợp, đú ng vớ i sở trườ ng chuyên môn đà o tạ o vớ i công việ c đượ c

giao nhằ m phá t huy , đá p ứ ng đượ c yêu cầ u củ a công việ c và tạ o sự
đoà n kế t trong nộ i bộ .
- Tám là, chú ý phương pháp tổ chức phân công cán bộ trong
các nội dung cần thanh tra phải gọn nh, phố i hợ p tố t, phát huy được
sứ c mạ nh tổ ng hợ p.
- Chín là, việ c sử lý sau thanh tra và trong khi thanh tra phả i
thố ng nhấ t đá nh giá , kế t luậ n về mứ c độ sai phạ m , tính chất sai
phạm, mứ c độ xử lý , đồ ng quan điể m chỉ đạ o , tạo sự nghiêm minh ,
công bằ ng giữ a cá c đoà n thanh tra đả m bả o khá ch quan , công tâm
hợ p tì nh, hợ p lý .
- Mườ i là , tăng cườ ng sự chỉ đạ o củ a cá c cấ p cá c ngà nh sâu
sát, kịp thời tháo gỡ, giải quyết các vướng mắc, trong quá trì nh thanh
tra nhằ m tăng cườ ng hiệ u lự c, hiệ u quả .
18

- Mườ i mộ t là , cầ n phả i đá nh giá , tổ ng kế t rú t kinh nghiệ m ,
bình bầu thi đua khen thưởng kịp thời cho các đoàn thanh tra và làm
tố t công tá c lưu trữ tà i liệ u cẩ n thậ n đầ y đủ .
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Hoạt động thanh tra thời gian qua cho thấy vai trò thanh tra
diệ n rộ ng của TTCP rấ t lớ n , đã phá t hiệ n nhiề u dạ ng sai phạ m trong
phạm vi cả nước tại các cơ quan , tổ chứ c và cá nhân trự c tiế p thự c
hiệ n ở hầ u hế t cá c khâu từ lậ p kế hoạ ch, chỉ đạo, triể n khai thự c hiệ n,
nghiệ m thu, thanh, quyế t toá n. Qua thanh tra đã kiế n nghị cá c cấ p ,
các ngành cần chấn chỉnh , sử a đổ i, bổ sung, hoàn thiện nhiều văn
bản pháp quy liên quan đến CSXH . Ngoài ra, còn thu hồi nhiều tiền,
tài sản bị chiếm dụng, lãng phí cho ngân sách nhà nước; xử lý kỷ luậ t
và chuyển cơ quan điều tra nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật,
đả m bả o quyề n , lợ i ích hợ p phá p cho tổ chứ c , công dân, làm trong
sạch bộ máy , góp phần ổn định tình hìn h chính trị trong nướ c , đả m

bảo an sinh xã hội, củng cố niềm tin nhân dân với Đảng, Nhà nước.
Mặ c dù hoạ t độ ng thanh tra diệ n rộ ng củ a TTCP trong thự c
hiệ n CSXH trong thờ i gian qua đã rấ t cố gắ ng đạ t đượ c nhiề u kế t quả
tích cự c, song cò n bộ c lộ mộ t số tồ n tạ i , hạn chế mang tí nh khá ch
quan, chủ quan từ các khâu chỉ đạo , điều hành đến triển khai thực
hiện và tổng kết , rút kinh nghiệm , phầ n nà o đã ảnh hưởng đến kế t
quả thanh tra, hiệu quả thực thi các chính sách xã hội.
Chƣơng 3.
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THANH
TRA DIỆN RỘNG CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ TRONG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
3.1. Phƣơng hƣớng
19

3.1.1. Thanh tra diện rộng góp phần xây dựng đường lối,
chính sách xã hội định hướng xã hội chủ nghĩa
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ dạy : "Chính sách đúng là
nguồn gốc của thắng lợi Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành
công hay thất bại của chính sách đó là do cách tổ chức công việc,
nơi lựa chọn cán bộ, và do nơi kiếm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì
chính sách đúng mấy cũng vô ích" [18, 920].
Mục tiêu của CSXH được Văn kiện Đại hội VII của Đảng
cụ thể hóa: "Mục tiêu của CSXH thống nhất với mục tiêu phát triển
kinh tế, đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì
con người… Coi phát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện
các CSXH, thực hiện tốt CSXH là động lực thúc đẩy phát triển
kinh tế" [8, 279].
Để hoàn thiện hệ thống CSXH và để CSXH đi vào thực tiễn
có hiệu quả thì việc duy trì hoạt động thanh tra là công cụ cần thiết.
3.1.2. Thanh tra diện rộng nhằm tăng cường quản lý nhà

nước trong việc hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả các chính
sách xã hội
Kiểm tra, thanh tra là một nhiệm vụ không thể thiếu của cơ
quan lãnh đạo và chỉ đạo, là một trong ba việc phải làm của cơ quan
lãnh đạo đảng và chính quyền các cấp, là một bộ phận hợp thành của
công tác lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Thanh tra, kiểm tra là một
biện pháp quan trọng, có hiệu quả góp phần tăng cường năng lực của
bộ máy nhà nước và tính tích cực của đội ngũ cán bộ, công chức nhà
nước trong việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3.1.3. Thanh tra diện rộng là cơ chế bảo đảm thực hiện các chính
sách xã hội và góp phần phòng, chống bệnh quan liêu, tham nhũng
20

Bệnh quan liêu là nguồn gốc sinh ra lãng phí, tham ô. Kinh
nghiệm cho thấy rằng: ở đâu có bệnh quan liêu thì ở đó thường có tham
ô, lãng phí; nơi nào bệnh quan liêu càng nặng thì nơi đó càng nhiều
tham ô, lãng phí: “Muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy; muốn
biết các nghị quyết có được thi hành không, thi hành có đúng không;
muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ có một cách là khéo
kiểm soát. Kiểm soát khéo bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa
kiểm soát khéo về sau khuyết điểm nhất định bớt đi” [57, 22].
3.2. Giải pháp hoàn thiện
3.2.1. Hoàn thiện thể chế hành chính về công tá c thanh tra
3.2.1.1. Hoàn thiện chính sách pháp luật
Hệ thống pháp luật theo hướng thống nhất , toàn diện, đồng
bộ, rõ rà ng.
3.2.1.2. Đổi mới hoạt động thanh tra diệ n rộ ng
Thự c hiệ n đổ i mớ i theo hướ ng : Tăng cườ ng tí nh chủ độ ng ;
phố i hợ p trong thanh tra ; đổ i mớ i phương thứ c tiế n hà nh thanh tra ;

xây dự ng và hoà n thiệ n quy trì nh thanh tra diệ n rộ ng…
3.2.1.3. Tăng cường phối, kết hợp giữa TTCP với các cơ
quan, tổ chức khi tiến hành thanh tra diện rộng.
3.2.2. Hoàn thiện tổ chức nhân sự của Đoàn thanh tra diện rộng
3.2.2.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức nhân sự của Đoàn
3.2.2.2. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ cho cán bộ thanh tra
3.2.2.3. Ứng dụng thiết bị, khoa học kỹ thuật hiện đại trong
nghiêp vụ
3.2.2.4. Chính sách thu hút cán bộ
3.2.3. Tăng cường phố i , kế t hợ p củ a lã nh đạ o cá c địa
phương, Bộ , ngành có liên quan và tuyên truyền, phổ biế n phá p luậ t
21

Thông qua bá o chí, truyể n hì nh và cá c phương tiệ n thông tin đạ i
chúng; tổ chứ c hộ i nghị, hộ i thả o chuyên đề về tìm hiể u phá p luậ t…
3.2.4. Hợp tác quốc tế học tập kinh nghiệm
Tăng cườ ng hợ p tá c quố c tế theo c ác chương trình , dự á n
tăng cườ ng năng lự c tổ ng thể ngà nh Thanh tra về hoà n thiệ n hệ
thố ng chí nh sá ch, pháp luật ngành; về đà o tạ o cá n bộ nguồ n…
3.2.5. Hoàn thiện quy trình thanh tra diện rộng trong thực
hiện chính sách xã hội
3.2.5.1. Giai đoạn chuẩn bị thanh tra
3.2.5.2. Giai đoạn tiến hành thanh tra
3.2.5.3. Giai đoạn kết thúc thanh tra
3.2.5.4. Vấn đề xử lý sau thanh tra
(Có Sơ đồ quy trình thanh tra diện rộng của TTCP trong thực hiện
CSXH km theo)
3.2.6. Đảm bảo kinh phí
Đả m bả o kinh phí xây dự ng văn bả n phá p luậ t ; đà o tạ o, bồ i

dưỡ ng cá n bộ; phụ cấp đoàn thanh tra và đầu tư trang thiết bị làm việc.
KẾ T LUẬN CHƢƠNG 3
Từ nhữ ng hạ n chế đã phân tích ở chương II và nhữ ng
phương hướ ng hoà n thiệ n công tá c thanh tra , cho thấ y cầ n phả i có
nhữ ng giả i phá p đồ ng bộ nhằ m nâng cao và phá t huy nhữ ng kế t quả
hoạt động thanh tra mang lại , đó là các nhóm giải pháp về : thể chế
chính sách chung về hoạt động thanh tra cho đến nhữ ng giả i phá p cụ
thể như: hoàn thiện tổ chức nhân sự đoàn thanh tra; tăng cườ ng phố i,
kế t hợ p giữ a cá c Bộ , ngành, địa phương trong triể n khai kế hoạ ch
thanh tra và tuyên truyề n, phổ biế n phá p luậ t; hợ p tá c quố c tế họ c tậ p
kinh nghiệ m; chế độ kinh phí và việ c hoà n thiệ n , ban hà nh quy trình
thanh tra diệ n rộ ng trong thự c hiệ n chí nh sá ch xã hộ i.
22

Để tăng cườ ng hiệ u quả thanh tra diệ n rộ ng củ a TTCP trong
thự c hiệ n CSXH, luậ n á n đã xây dự ng và đề xuất một quy trình thanh
tra cho hoạ t độ ng thanh tra diệ n rộ ng củ a TTCP trong thự c hiệ n
CSXH, nhằ m đá p ứ ng đượ c nhữ ng yêu cầ u , đò i hỏ i về quy trì nh
nghiệ p vụ củ a cuộ c thanh tra diệ n rộ ng . Trong quy trì nh nà y có kết
hợ p lồ ng ghé p nhữ ng bướ c theo trì nh tự củ a quy trì nh tiế n hà nh mộ t
cuộ c thanh tra hà nh chí nh nó i chung vớ i nhữ ng bướ c riêng biệ t chỉ
có của cuộc thanh tra diện rộng.
KẾT LUẬN
Nhiều năm qua, công tác thanh tra diện rộng của TTCP trong
thực hiện CSXH đã đạt được những kết quả nhất định. Thông qua
hoạt động thanh tra diện rộng đã phát hiện nhiều sai phạm, bất cập và
hạn chế trong việc thực hiện CSXH, đồng thời hoạt động thanh tra
diện rộng của TTCP cũng có vai trò rấ t quan trọng trong việ c kiểm
tra, đá nh giá , kiể m soát chất lượng, hiệ u quả thực thi các CSXH trên
tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, việc nghiên cứu lý

luận và tìm hiểu thực trạng thanh tra diện rộng trong thực hiện chính
sách xã hội trong thờ i gian qua của TTCP chưa được nghiên cứ u
mộ t cá ch chí nh thứ c đầ y đủ .Vì vậy, tính hệ thống lý luận, phân tích
thực trạng, chỉ ra những bất cập và nguyên nhân hạn chế để đưa ra
các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thanh tra diện rộng
của TTCP trong thực hiện chính sách xã hội hiệ n nay là rất cần thiết
và có giá trị thực tiễn cao. Qua việ c nghiên cứ u cà ng thấ y rõ vai trò
vị trí thanh tra diệ n rộ ng của TTCP trong QLNN đối với việc thực
hiện CSXH nhằ m góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các
tổ chức, cá nhân và xây dựng một nhà nước pháp quyền công bằng ,
dân chủ , văn minh và hiệ n đạ i./.
23

Sơ đồ 2: Quy trình thanh tra diện rộng của TTCP trong thực hiện CSXH
Xác định nội dung cần thanh tra
Phê duyệt nội dung thanh tra của lãnh đạo TTCP
Phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ
Thành lập đoàn khảo sát nộ i dung thanh tra
Xây dựng kế hoạch thanh tra
Tổ chức tập huấn cho các vùng, miền
Thành lập Đoàn thanh tra tại TTCP
Thành lập Đoàn thanh tra tại
các Bộ, ngành
Đoàn TTCP tiến hành
thanh tra
Báo cáo kết quả thanh tra
của Trưởng đoàn TTCP
Tổng hợp báo cáo kết quả
thanh tra cả nước
Thủ tướng phê duyệt kết quả

thanh tra diện rộng
TTCP kiểm tra, đôn đốc, tổng
hợp kết quả việc xử lý sau
thanh tra
Thành lập Đoàn thanh tra tại
các tỉnh, thành phố
Tiến hành thanh tra
tại các Bộ, ngành
Báo cáo kết quả thanh tra
của Trưởng đoàn các Bộ
Lãnh đạo Bộ ký kết luận
thanh tra
Họp Đoàn đánh giá, rút
kinh nghiệm, bình bầu
khen thưởng
Nộp hồ sơ
lưu trữ
Tiến hành thanh tra tại
các địa phương
Báo cáo kết quả thanh tra của
Trưởng đoàn các địa phương
Lãnh đạo tỉnh (TP) ký kết luận
thanh tra
Họp Đoàn đánh giá, rút
kinh nghiệm, bình bầu
khen thưởng
Nộp hồ sơ
lưu trữ
Họp Đoàn đánh giá, rút
kinh nghiệm, bình bầu

khen thưởng
Nộp hồ sơ
lưu trữ
Báo cáo lãnh đạo TTCP
ký kết luận thanh tra
: chỉ đạo

: báo cáo

×