Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Những bài học cho bé khi vui chơi ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.76 KB, 4 trang )

Những bài học cho bé khi vui chơi

Các hoạt động vui chơi hàng ngày không chỉ giúp bé tăng cường thể
chất mà còn rèn luyện cho bé nhiều hành vi tốt. Nhất là những trò chơi
nhóm đòi hỏi bé phải biết cách hòa nhập và chia sẻ quyền lợi của mình.
Khuyến khích tinh thần tập thể
Khoảng 4-5 tuổi, bạn có thể hướng dẫn bé tham gia một số trò chơi cùng
một nhóm bạn, chẳng hạn đá bóng. Bé sẽ học được cách hợp tác với
đồng đội để giành chiến thắng trong một trận so tài nhỏ. Những động tác
như dẫn bóng, chuyền bóng… đòi hỏi tinh thần đồng đội rất lớn.
Gợi ý: Khi ở nhà, bạn cũng nên hướng dẫn để bé có thể đoàn kết, chia sẻ
với anh chị bé, nếu chị bé lau nhà thì bé thu dọn đồ đạc hoặc ngược lại.

Ảnh: GettyImages
Phản ứng nhanh trước mọi tình huống
Các hoạt động vui chơi hàng ngày giúp bé nhận thức và tìm hiểu được
thế giới xung quanh mình. Ví dụ, bé muốn đi xe đạp thì phải nắm được
cách đạp xe, phanh, bấm chuông thế nào… Ngoài ra, bé cũng học được
cách phản ứng nhanh nhẹn khi gặp phải chướng ngại vật, như phải dừng
hoặc tránh xe đi ngược chiều…
Học cách chấp nhận thất bại
Qua vận động, bé có thể học hỏi được những kỹ năng, quá trình cố gắng
và cả những tình huống thất bại. Để đi được xe đạp thành công, bé có
thể bị ngã đôi ba lần, để chơi đá bóng với các bạn, bé cũng phải nếm trải
cảm giác thất bại… Đây là cách rèn luyện tinh thần cho bé hiệu quả
nhất. Bạn nên khuyến khích để bé tự tin và liên tục cố gắng để giành
được thành công cho những lần chơi sau.

Bố mẹ cũng không nên thương yêu thái quá hay đề nghị các bé khác
phải nhường phần thắng cho bé khi chơi. Nhiều bé rất hiếu thắng và tỏ
ra vui thích đặc biệt khi là người chiến thắng trong một trò chơi. Bạn


nên giúp bé cân bằng tâm lý thắng – thua để bé nhận biết được rằng đó
là những tình huống hết sức bình thường của cuộc sống. Bé sẽ không
quá buồn chán, cay cú, tức giận nếu lỡ gặp thất bại.

Biết học hỏi bạn cùng chơi
Nếu bé luôn luôn là người thua cuộc trong mỗi lần chơi, bạn nên trao đổi
và giúp bé tìm ra nguyên nhân. Tâm lý thất bại khiến bé dễ chán nản mà
bỏ cuộc. Bạn có thể gợi ý để bé biết cách học hỏi kỹ năng, kinh nghiệm
từ những bạn chơi khác. Chắc chắn kết quả của bé sẽ được cải thiện hơn.
Bộc lộ đam mê
Nếu bé thích bơi lội hơn là đá bóng, thích chơi cầu trượt ngoài công viên
hơn là đi xe đạp…, bạn không nên ép buộc hay áp đặt các hoạt động vui
chơi hàng ngày của bé. Khi đưa bé đi công viên, bạn có thể hỏi ý kiến
xem bé hứng thú với trò chơi nào.
Ngoài ra, nhiều khi đam mê là biểu hiện đầu tiên chứng tỏ bé có năng
khiếu vượt trội về lĩnh vực đó. Bé 4-6 tuổi có thể bộc lộ khá rõ sự đam
mê của mình. Một số bé thích hội họa, trong khi một số bé khác thích
âm nhạc, võ thuật, bơi lội, chạy nhảy… Tốt nhất, nếu bé có đam mê đặc
biệt với một lĩnh vực nào, bạn có thể cho bé tham gia những lớp nghệ
thuật dành cho thiếu nhi để bé phát huy sở trường của mình.
Phương Thảo (Theo BHG)

×