Nguyễn Hằng Phương lớp DH23nh8
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ MỸ-THÁCH THỨC,CƠ HỘI-
NHỮNG BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
I)Nguyên nhân khủng hoảng kinh tế Mỹ
Nguyên nhân trực tiếp và rõ ràng nhất của cuộc khủng hoảng tài chính lần này là sự
suy sụp của thị trường bất động sản.
Từ lâu nay đa số người Mỹ vay tiền ở ngân hàng mua nhà với thời hạn từ 10 đến 30
năm .Đó là môt việc bình thường.Do đó giữa lãi suất và tình hình của thị trường bất động
sản có một sự liên hệ hết sức chặt chẽ.Khi lãi suất thấp ,dễ vay mượn đương nhiên mọi
người sẽ đổ xô đi mua nhà,giá nhà cửa sẽ được đẩy lên cao ,ngược lại khi lãi suất cao,thị
trường bất động sản giẫm chân tại chỗ ,người bán nhiều hơn người mua,đấy giá nhà cửa
xuống thấp
Bắt đầu từ năm 2001 để giúp nền kinh tế thoát khỏi tình trạng trì trệ ,cục dự trữ liên bang
Mỹ (Fed)đã liên tục hạ thấp lãi suất dẫn đến các ngân hàng cũng hạ lãi suất cho vay tiền
mua bất động sản(vào giữa năm 2000 lãi suất của fed là trên 6% nhưng đến giữa năm 2003
chỉ còn 1%).
Hơn nữa lúc bấy giờ chính phủ khuyến khích và tạo điều kiện cho dân nghèo và nhóm dân
da màu được vay tiền dễ dàng hơn để mua nhà.
Nhiều định chế đặt ra từ sau cuộc khủng hoảng 1929 bị xóa bỏ như việc phân định hai loại
hoạt động riêng biệt là ngân hàng đòi hỏi cẩn trọng ,giảm rủi ro vì là dùng tiền của khách
hàng và công ty tài chính ,nhằm thu hút vốn tư có như phát hành cổ phiếu ,giấy nợ là
những hoạt động có rủi ro cao.
Rõ ràng ngân hàng không thể làm công ty tài chính và ngược lại .cũng thế công ty phi tài
chính không thể lập ngân hàng và ngược lại.nếu có cổ phiếu ở mức độ nào đó thì phải chịu
sự kiểm soát chặt chẽ để tránh tự mình cho mình mượn tiền .Ngoài ra các định chế về vay
mượn mua nhà thí dụ như phải có tỷ lệ vốn tối thiểu bỏ ra,tiền chi trả nợ thường xuyên
không thể hơn một tỷ lệ nào đó so với thu nhập thương xuyên (thí dụ 30%)
Các định chế này đã bị xóa bỏ.Các ngân hàng và các tổ chức cho vay thấy bở ào ạt tạo ra
những hợp đồng cho vay không đủ tiêu chuẩn và khuyến khích cả những người không đủ
khả năng tài chính vay tiên để mua nhà.Gần như ai mượn tiền cũng được với khẩu hiệu
người nghèo phải có nhà.
Thị trường bất động sản trở nên rất nhôn nhịp.Có nhiều người thu nhập thấp hoặc không có
tín dụng tốt đổ xô đi mua nhà.Để có thể vay được tiền nhóm người này phải trả lãi suất cao
hơn và thường được mượn dưới hình thức lãi suất điều chỉnh theo thời gian.Các tổ chức
cho vay “sáng chế”ra những hợp đồng bắt đầu bằng lãi suất rất thấp trong những năm
đầu .Sau đó điều chỉnh lại theo lãi suất của thị trường(VD :nếu thỏa thuận là được vay với
lãi suất 6% và điều chỉnh sau 3 năm thì đúng 3 năm sau lãi suất mới sẽ được ấn định theo
thời điểm đó).Cũng có những nhà đầu cơ ở một số nơi mua bất động sản và hy vọng sẽ bán
lại để kiếm lời trong một thời gian ngắn
Bất kể khả năng trả nợ của nhóm người này khoản tiền cho vay dành cho nhóm này tăng
lên vùn vut.Theo ước tính thì nó tăng từ 160 tỉ USD năm 2001 lên 540 tỉ năm 2004 và trên
1300 tỉ vào năm 2007
Hai công ty được bảo trợ bởi chính phủ là Fannie Mae và Freddie Mac đã giúp đổ vốn vào
thị trường bất động sản bằng cách mua lại các khoản cho vay của ngân hàng thương mại
,biến chúng thành các loại chứng từ được bảo đảm bằng các khoản vay thế chấp(MBS-
mortage –backed security),rồi bán lại cho các nhà đầu tư phố Wall ,đặc biệt là các ngân
hàng đầu tư khổng lồ là Bears Strearns và Merrill Lynch.Các tổ chức tài chính phố Wall đã
gom góp các hợp đồng cho vay bất động sản này lại và phát hành chứng khoán phát
sinh,được bảo đảm bởi những hợp đồng cho vay thế chấp để bán ra trên khắp các thị
trường quốc tế.
Các tổ chức giám định hệ số tín nhiệm (Credit rating agencies)đánh giá cao loại sản phẩm
phát sinh này.Và nó được các ngân hàng ,công ty bảo hiểm ,quỹ đầu tư ,quỹ hưu trí trên
toàn thế giới mua mà không biết rằng các hợp đồng cho vay bất động sản dùng để bảo dảm
không dủ tiêu chuẩn .
Trước năm 2006 thì thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu nào của việc nổ bong bóng
,sự cạnh tranh lẫn nhau và sự xuất hiện của CDS-credit default swap (hợp đồng bảo lãnh
nợ khó đòi ,do các tổ chức tài chính và các công ty bảo hiểm bán ra theo đó bên mua CDS
sẽ được bên bán bảo đảm sẽ hoàn trả đầy đủ số nợ cho vay nếu bên vay không trả được nợ)
đã khiến các công ty mạnh tay mua các khoản cho vay đầy mạo hiểm này
Điều này lại làm cho các công ty bán bảo hiểm càng mạnh tay hơn trong việc bán CDS ra
thị trường bất chấp khả năng bảo đảm của mình.
Vay tiền dễ dàng nên nhu cầu mua nhà tăng lên rất cao điều này đã đây giá bất động sản
tăng lên liên tục.Giá nhà bình quân đã tăng 54% chỉ trong vòng 4 năm từ 2001(năm bắt đầu
cắt mạnh lãi suất )đến 2005.Ai cũng tin rằng giá nhà không bao giờ xuống .Kết quả là
người ta sẵn sàng mua nhà với giá cao bất chấp giá trị thực và khả năng trả nợ sau này vì
nghĩ rằng nếu cần là bán thì vừa trả được nợ vừa có lời
Định luật kinh tế là khi giá quá cao so với thu nhập thì giá phải xuống,nó đã xảy ra ở Nhật
năm 1990 tạo ra cuộc khủng hoảng kéo dài 10 năm.Vậy thì nó phải xảy ra ở Mỹ
Trong vài năm trở lại đây thị trường bất động sản liên tiếp hạ nhiệt,người đi vay đã không
có khả năng trả được nợ lại cũng rất khó bán bất động sản để trả nợ,và kể cả bán được thì
giá trị của bất động sản cũng đã giảm thấp tới mức không còn khả năng trả nợ
Hậu quả là một số lớn hợp đồng cho vay bất động sản dùng để bảo đảm MBS là nợ khó
đòi,MBS mất giá thảm hại trên thị trường ,thậm chí không còn mua bán được.Các ngân
hàng ,công ty bảo hiểm các tổ chức tài chính nắm hàng nghìn tỷ USD chứng khoán đó
không bán được ,mất khả năng thanh khoản và mất khả năng thanh toán đi đến gục ngã
hoặc phá sản
Theo ước tính của nhiều chuyên gia thì trong 22000 tỷ USD giá trị bất động sản tại Mỹ thì
có tới 12000 tỷ USD là tiền đi vay,trong đó có tới khoảng 4000 tỷ USD là nợ xấu.
Điều này không chỉ có ở Mỹ mà các thị trường tài chính nhiều nước châu Âu cũng bắt
chước Mỹ phát hành trái phiếu phát sinh tương tự
Trên toàn thế giới tổng số nợ bất động sản khó đòi và tổng số MBS nhiếm độc là chưa tính
hết được.vì vậy tác động của nó trên toàn thế giới là chưa thể đo lường hết được
Bear Stern,Indy Marc,Fannie Mae,Lehman brothers .Meryll lynch…(Mỹ),New century
finnancial,nothern rock,HBOs(Anh),Dexia(Pháp Bỉ Luxembourg) …hoặc bị lung lay hoặc
bị ngã gục
Ở Mỹ tổng số CDS ước tính khoảng 35 nghìn tỷ USD ,và toàn thế giới khoảng 54.600 tỷ
USD (theo ước tính của hiệp hội International swap and Derivatives association)
Tập đoàn tài chính và bảo hiểm hàng đầu thế giới AIG bị đỗ vỡ một phần là do đầu tư vào
MBS và phần lớn là do các hợp đồng CDS này.
Cơn chấn động tài chính ở Hoa Kỳ chắc chắn sẽ khiến nhiều thị trường tài chính ,nhiều
ngân hàng trên khắp thế giới rung động theo ,bởi hàng loạt ngân hàng trên thế giới đã đầu
tư mua loại trái phiếu này.
Đối với từng khu vực ,từng lĩh vực tác động sẽ khác nhau bởi nó phụ thuộc vào mối quan
hệ kinh tế trong lĩnh vực vay trả nợ ,xuất nhập khẩu đầu tư kỹ thuật,công nghệ…những
nước nào càng có mối quan hệ càng chặt chẽ với Mỹ thì càng chịu ảnh hưởng nặng nề
Ông Alan Greenspan cựu chủ tịch Fed cho rằng khủng hoảng sẽ khiến hàng loạt định chế
tài chính hàng đầu trên thế giới thua lỗ hoặc phá sản. “rõ ràng cuộc khủng hoảng này đang
vượt xa những gì tôi từng chứng kiến ,và đến nay vẫn chưa được giải quyết”.Theo ông
khủng hoảng sẽ còn tiếp diễn đến chừng nào giá nhà đất tại Mỹ ổn định trở lại
Ngày 8-10 Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)đưa ra đánh giá về triển vọng tăng trưởng kinh tế thế
giới sẽ sụt giảm,trong đó nguyên nhân chính là ảnh hưởng khủng hoảng tài chính của
Mỹ .Dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2008 chỉ còn 3.9%(so với năm
2007 là 5%)và sẽ giảm xuống còn 3%vào năm 2009.
VIỆT NAM CÓ TRÁNH ĐƯỢC CƠN BÃO KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
Kinh tế Mỹ là nền kinh tế lớn chiếm 30%tổng sản lượng ,chu chuyển vốn của nền kinh tế
thế giới.Trong điều kiện toàn cầu hóa nền kinh tế như hiện nay thì “nhất cử nhất động của
môt nền kinh tế nào cũng có ảnh hưởng nhất địn đối với thế giới ,chưa nói tới một nền kinh
tế lớn như Mỹ
Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ là tác động mang tính hai chiều,song chủ
yếu là tác động tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu cũng như của Việt Nam.Do sự hội nhập
ngày càng sâu và rộng của nền kinh tế Việt Nam vào thế giới nên Việt Nam đương nhiên
chịu những tác động nhất định ,tuy không trực tiếp
“Những con khủng long tài chính giãy chết”là cụm từ mà các chuyên gia kinh tế dùng để
nói về cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra một số cường quốc,trongđó cuộc khủng
hoảng tài chính ở Mỹ là đáng lo ngại nhất ,vì không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ mà còn
tác động đến kinh tế toàn cầu .Và Việt Nam cũng không nằm ngoài quỹ đạo này dù mức độ
ảnh hưởng của mỗi ngành có thể khác nhau”.Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã đánh giá như vậy
Chuyên gia tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa ở Cali nhận định về ảnh hưởng toàn cầu
trong đó có những nước đang phát triển như Việt Nam: “Đối với thế giới ,nếu đầu máy
kinh tế số một là Hoa Kỳ mà bị suy thoái thì ta sẽ có nạn suy thoái toàn cầu vì ba nền kinh
tế mạnh còn lại là Nhật Bản ,Âu Châu và Trung Quốc đang bị suy trầm với nguy cơ lạm
phát cao.Kịch bản ấy mà xảy ra ,các nước đang phát triển như Việt Nam sẽ khốn đốn vì
đầu tư nước ngoài giảm mạnh cùng suy trầm sản xuất ,khủng hoảng hối đoái vì đồng bạc
mất giá”
Nhận thức rẳng cuộc khủng hoảng ở Mỹ sẽ ít ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường tài chính
Việt Nam,vì ở lĩnh vực này chưa có sự liên thông với thị trường tài chính Mỹ và các nước
phát triển khác và không tham gia mua bán chứng khoán phát sinh này.
Chúng ta chỉ mới mở cửa tài khoản vốn vào mà hầu như chưa mở cửa dòng ra ,do vậy
lượng tiền Việt Nam đầu tư ra bên ngoài không đáng kể và dòng vốn gián tiếp đổ vào Việt
Nam chưa nhiều nên ta sẽ không chịu nhiều tác động từ cuộc khủng hoảng này so với các
nước có mức độ hội nhập tài chính sâu rộng ^-^
Nhưng khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng đến laĩ suất tín dụng cho vay giữa các
ngân hàng (London Inter Bank offer rate ,singapore Inter bank offer rate thường được dùng
làm lãi suất cơ sở để các xí nghiệp và ngân hàng Việt Nam vay) .nó có thể ảnh hưởng tới
nợ ngắn hạn của Việt Nam tại các ngân hàng thương mại doanh nghiệp
Những tác động chính từ cuộc khủng hoảng đối với hệ thống tài chính Việt Nam theo ông
Huỳnh Thế Du(chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright hiện đang có mặt tại Mỹ) chủ yếu
là yếu tố tâm lý. “Thấy Dow jones sụp thì VN-index cũng sụp theo ,trong khi hai thứ
dường như không liên quan tới nhau nhiều”
Đối với nền kinh tế những ảnh hưởng
Ảnh hưởng lớn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam trước hết là xuất khẩu bởi 60% GDP
Việt Nam dùng để phục vụ xuất khẩu , Mỹ ,EU ,Nhật là những thị trường nhập khẩu quan
trọng các mặt hàng dệt may ,da giày,thủy sản của Việt Nam đều khủng hoảng nên sức mua
giảm.Như vây xuất khẩu có khả năng bị giảm mạnh là rất cao trong khi nhập khẩu có giảm
củng giảm ít hơn xuất khẩu.điều này sẽ làm thâm hụt ngoại thương của Việt Nam gia tăng
Sụt giảm đầu tư do sự giảm sút của dòng vốn bên ngoài chảy vào.Dòng vốn bên ngoài gồm
vốn đầu tư trực tiếp(FDI),vốn đầu tư gián tiếp(ODA),vay nợ và kiều hối.
Vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam có thể chững lại ,thậm chí vốn đã cam kết sẽ trễ
hơn bởi 80% vốn đầu tư vào Việt Nam là vốn đi vay.khi không đi vay được thì nhà đầu tư
sẽ khó giải ngân vào Việt Nam.vốn cam kết thì lớn nhưng vốn thực hiện được thì lại
thấp,tình hình giải ngân vào những tháng cuối năm sẽ gặp khó khăn. “các quĩ đầu tư rủi ro
đã cạn kiệt thanh khoản nên không có ý định chuyển vốn vào Việt Nam trong vài Năm
tới”-ông Huỳnh Bửu Sơn nói
Chuyên gia Việt kiều Trần Sĩ Chương cho rằng nguồn FDI vào Việt Nam sẽ thay đổi lớn
,theo đó chỉ trong quí này thôi sẽ thấy có sự điều chỉnh trong FDI vào Việt Nam và có thể
sẽ nhỏ giọt xuống dưới 10 tỷ một năm
Lượng kiều hối với doanh số 8-10 tỷ USD một năm là một nguồn thu rất quan trọng của
VN,dòng kiều hối từ trước đên nay vẫn là một dòng ngoại tệ tương đối ổn định ,ngay cả
trong thời kỳ kinh tế toàn cầu có khó khăn.trong một vài năm trở lại đây dòng kiều hối về
VN tăng mạnh.Ngoài mục đích hỗ trợ thân nhân và đâu tư vào kinh doanh trong nền kinh
tế thực thì một phần không nhỏ của dòng vốn kiều hối này có mục đích đầu tư vào chứng
khoán và bất động sản-là những lĩnh vực không còn nóng như trước.đồng thời một phần
lớn lượng kiều hối có nguồn từ Mỹ nên dòng kiều hối chắc chắn bị suy giảm.Theo ông Vũ
Thành Tự Anh giám đốc phụ trách nghiên cứu chương trình giảng dạy Fulbirght thì sự suy
giảm này không nhất thiết do sự khủng hoảng tì chính thế giới gây ra mà có lẽ chủ yếu do
các nguyên nhân nội tại của nền kinh tế Việt Nam^-^
Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa gia nhập vào hệ thống thị trường chứng khoán thế
giới nên ảnh hưởng tương đối nhỏ .Lo ngại là phần lớn các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rút
vốn khi nguồn vốn của họ bị co lại .Điều này tác động đến dự trữ ngoại hối và giá cả trên
thị trường chứng khoán.Nhà đầu tư chứng khoán bán nhiều hơn mua sẽ làm giảm giá
chứng khoán của VN.Trong thời gian tới huy động vốn gián tiếp vào thị trường cổ phiếu
VN sẽ rất khó khăn do các nhà đầu tư hướng tới các kênh đầu tư an toàn .Điều này sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán và quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà
nước trong những năm tới.Việc huy động vốn thông qua thị trường vốn khó khăn trong khi
thị trường tín dụng thắt chặt sẽ chặn dòng vốn và đẩy chi phí tài chính của các doanh
nghiệp lên cao.Việc phát hành chứng khoán huy động vốn trên thị trường quốc tế sẽ khó
khăn do chi phí tăng cao(chính phủ việt nam có kế hoạch phát hành 1 tỷ USD và Vinashin
có kế hoạch huy động 400 triệu USD vào năm 2009 đây là một thử thách lớn)
Ông Trần Sĩ Chương chuyên gia kinh tế ngân hàng của quốc hôi Mỹ trong thập niên 1980
ví von trên Vietnamnet rằng chấn động khủng hoảng Mỹ vào Việt Nam như sóng thần
Tsunami từ biển vào kênh rạch .VN chịu tác động ví như sóng thần qua biển vào con sông
rồi mới qua kênh rạch
TS Nguyễn Quang A viện trưởng viện nghiên cứu phát triển IDS ,nhận định “theo dự đoán
của tôi tăng trưởng năm nay đạt 6,5% đên 7% là cùng ,nếu đạt được như vậy là tốt và nễu
xu hướng phục hồi được củng cố ,thì việc đặt ra tăng trưởng của sang năm khoảng 7% đên
7.5% tôi nghĩ không quá lạc quan”