Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Dạy con tự bảo vệ mình pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.91 KB, 5 trang )

Dạy con tự bảo vệ mình
Một lần, trong giờ ngủ trưa, bé Tôm tình cờ bị một người bạn bên
cạnh bóp mạnh vào 'chim'. Người bạn đó còn bảo, đây là trò chơi mới,
rất thú vị. Bé Tôm cố gắng để trốn thoát nhưng người bạn đó (cao to hơn
bé) cứ nắm chặt lấy 'chim' của bé.

Đúng lúc đó, có tiếng bước chân đến cửa phòng và “chuyện xấu” nhanh
chóng chấm dứt. Không một ai biết có chuyện không hay vừa xảy ra với
bé Tôm.

Vô tình sau đó, bé Tôm kể chuyện lại với mẹ. Mẹ của bé đã nhanh
chóng chuyển trường mẫu giáo cho con. Nhưng cô ấy vẫn tìm đến
chuyên gia để mong dạy con cách phòng vệ chính đáng trong những
trường hợp khẩn cấp. Vì khi cô ấy hỏi: “Sao con không kêu to lên? Sao
con không hất tay bạn ấy ra?” thì bé ấp úng: “Con sợ bạn ấy đánh”.
Cách giáo dục giới tính của chuyên gia tâm lý cho mẹ bé Tôm:

- Trước tiên, bạn cần tạo dựng cho con lòng tin. Như thế, bé mới thuật
lại chính xác những gì xảy ra ở trường/lớp… cho mẹ. Ngoài ra, cách
phản ứng của cha mẹ với câu chuyện của bé cũng rất quan trọng. Nó
quyết định xem bạn có đáng tin cậy để bé tiếp tục tâm sự nữa hay không.

- Bạn muốn bảo vệ con và biết câu chuyện của bé Tôm là không phải do
lỗi của bé. Nhưng nếu bé biết cách ứng xử tích cực thì mọi chuyện đã
khác. Cha mẹ thường chủ quan chuyện dạy giới tính cho con và đến khi
phát hiện con “có chuyện” thì lại hoảng hốt. Có khi, bạn lại nghĩ, chỉ có
bé gái mới cần được dạy cách phòng vệ, còn bé trai thì không trong khi
chuyện của bé Tôm là ví dụ điển hình. Bạn hãy giải thích với con rằng,
cơ thể của bé là của riêng bé thôi, không ai (ngay cả cha mẹ) cũng không
được phép chơi với nó. Ngược lại, bé cũng không được phép chơi với cơ
thể của ai. Nếu muốn chơi thì hãy dùng đến đồ chơi, không phải vùng


kín của nhau.

- Bạn hãy dạy bé biết “mách” cô giáo và cha mẹ nếu chuyện đó còn xảy
ra.

- Hãy hướng dẫn bé chạy nhanh đến chỗ cô giáo, hét lên thật to nếu bị
bạn nào đó chơi xấu…

- Tránh hù dọa con quá mức vì hành vi giới tính mà liên quan đến nỗi sợ
hãi khi còn bé thì lúc lớn lên, bé dễ mất tự tin hoặc ám ảnh xấu về
chuyện đó. Hãy giải thích đơn giản vì sao người bạn kia làm thế: “Bạn ý
nghĩ là trò chơi nhưng đó không phải trò chơi con ạ. Lần sau thì con bảo
với bạn ấy, tớ không thích chơi”. Sau đó, cần giải thích tiếp cho con vì
sao đó không phải trò chơi vì: “Nó khiến con bị đau. ‘Chim’ của con bị
đau là phải đi bác sĩ tiêm”… Nếu chuyển trường cho con, cũng tránh
nhấn mạnh lý do về người bạn xấu kia.
Những gợi ý dạy giới tính khác cho con:
Để bé có thái độ đúng đắn về giới tính, bạn cần dạy con tôn trọng thân
thể mình và người khác. Cách dạy tốt nhất là làm mẫu. Bạn thử cù con
liên tục, chỉ ngừng lại khi bé yêu cầu mẹ chấm dứt và cảm thấy khó
chịu. Bạn tranh thủ dạy bé: “Nếu mẹ chạm vào con mà khiến con khó
chịu, con phải yêu cầu mẹ ngừng lại. Nếu ai chạm vào mà khiến con khó
chịu, con cũng bảo người đó phải ngừng ngay”.

- Trò chơi thứ hai mang tên tìm hiểu chức năng cơ thể. Tùy độ tuổi của
bé, cha mẹ có thể dạy con như đôi tay dùng để xúc cơm, làm việc nhà;
miệng thì để nói và ăn cơm; “chim” thì để đi “tè” và để sinh ra em bé…
Bạn đừng lo bé không hiểu biết. Điều quan trọng là bé nhớ được từng bộ
phận có chức năng riêng và chỗ nào trên cơ thể cũng quan trọng.


- Với bé lớn hơn (8-12 tuổi): Làm sao để bé vẫn mặc đẹp mà không bị
hở đồ lót bên trong.

- Nếu bé hỏi một câu nghiêm túc về giới tính mà cha mẹ chưa thể trả lời,
cần nói với con: “Mẹ không chắc có câu trả lời ngay bây giờ. Nhưng mẹ
sẽ tìm đáp án và nói với con sau”. Nhớ là luôn trả lời con sau đó, tránh
lãng quên hoặc lảng tránh.
Phương Thảo

×