Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.04 KB, 4 trang )
Dạy bé rửa tay sau khi đi vệ sinh
Khi bé yêu của bạn đã có thể tự đi vệ sinh một mình, đó cũng là lúc bé
đã có thể bắt chước theo những gì mà bạn thường làm sau đó. Hãy để bé
xem ‘quy trình’ bạn thường làm sau khi đi vệ sinh, trong đó bao gồm cả
phần rửa tay.
Khi bé đã nhìn thấy những hành động của bạn, bé sẽ có xu hướng bắt
đầu rửa tay khi bé đi vào nhà tắm. Bạn có thể kê thêm cho bé một chiếc
ghế nhỏ trong nhà tắm để bé có thể với tới bồn rửa và giúp bé thoa xà
phòng lên tay và vặn vòi nước.
Để duy trì thói quen này cho bé, bạn có thể khen ngợi hoặc có những
phần thưởng cho bé mỗi khi bé rửa tay sau khi đi vệ sinh, chẳng hạn như
bạn thưởng cho bé một hình dán hay một món đồ chơi nhỏ nào đó. Đôi
khi bạn chỉ cần vỗ tay khen ngợi bé hoặc ôm bé vào lòng là được.
Phần thưởng cho bé, bạn cũng nên chọn những vật dụng liên quan đến
việc đi vệ sinh (chẳng hạn như bánh xà phòng có mùi bé thích, hộp đựng
xà phòng do chính bé chọn, những hình dán lên tường nhà vệ sinh…) để
bé được cổ vũ và nhắc nhở thường xuyên hơn, dù bé vẫn chưa hình
thành được thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh.
Ngoài ra, bạn có thể thiết kế riêng những chiếc khăn lau tay hay khăn
tắm dành riêng cho bé lau tay sau mỗi lần rửa tay khi đi vệ sinh để tạo
thêm hứng thú cho bé. Bạn cũng có thể để bé tự chọn mua những chiếc
khăn mà bé thích nhất. Dần dần việc rửa tay sau khi đi vệ sinh sẽ trở
thành một thói quen hàng ngày của bé.
Nếu bé yêu của bạn đã từng được dạy cách đi vệ sinh, bạn sẽ cần có một
“chiến lược” khác hướng dẫn bé. Bạn hãy nói cho bé biết việc rửa tay
sau khi đi vệ sinh có lợi ích như thế nào. Bạn có thể nói để bé hiểu rằng
bé có thể bị ốm (bị cảm cúm chẳng hạn) nếu bé tiếp xúc với vi trùng rồi
lại cho tay lên miệng.
Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên làm bé phải sợ hãi khi cứ nói quá nhiều
về vi trùng, vi khuẩn. Điều này có thể gây ra hậu quả là bé sẽ liên tục