Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

3 rắc rối ngôn ngữ ở bé hai tuổi pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.87 KB, 5 trang )

3 rắc rối ngôn ngữ ở bé hai tuổi
Độ tuổi lên 2 được coi là cột mốc đánh dấu sự phát triển ngôn ngữ cho
bé. Bé có thể sử dụng được khoảng 20 từ, trong khi bé có khả năng hiểu,
phân biệt được âm thanh và nghĩa của số lượng từ vựng nhiều hơn thế.
3 rắc rối ngôn ngữ ở bé và vai trò của cha mẹ:

1. Bé phát âm nhầm (nói ngọng)

Phần lớn các bé chưa có khả năng uốn lưỡi, cử động miệng để tạo những
âm thanh chuẩn khi bé nói; chẳng hạn, bé lẫn lộn giữa từ “c” với “t”, “p”
với “b”… Tình trạng phát âm nhầm khá phổ biến cho đến khi bé lên 7
tuổi.

Vai trò của cha mẹ: Các bé thường học từ bằng đôi tai; do đó, cha mẹ
nên phát âm chuẩn. Bạn không nên nói nhanh hoặc cố tình “nhại từ” mà
nên nói chậm rãi, nhấn mạnh vào những từ có cách phát âm khó để bé
bắt chước.

Bạn cũng không cần kêu ca hoặc ép bé phải nói đúng, nên lặp lại từ bé
vừa nói nhưng theo một cách chính xác. Thực tế, bé phát âm sai có thể
do âm thanh cuối cùng thường bị nhỏ xuống, như khi bé nói “kẹo” thì
bạn chỉ có thể nghe thấy “kẹ”…

Ảnh: JupiterImages.
2. Nói đớt (khả năng phát âm bị hạn chế)
Bé phát âm không rõ (hoặc không thể phát âm đúng) do có tật trong lưỡi
hoặc lưỡi của bé ít có khả năng đặt đúng vị trí khi bé nói. Bé nói đớt
thường có biểu hiện đẩy lưỡi ra ngoài khi phát âm nên khiến âm thanh
bật ra ngượng nghịu và không được rành mạch.

Vai trò của cha mẹ: Bạn thử kiểm tra xem việc bé thở có tốt không. Nếu


không, bé có thể phải điều trị do mắc chứng cảm, dị ứng hoặc những
trục trặc về xoang; vì vậy, bé phải thở bằng mũi và bằng miệng cùng lúc.
Việc mở miệng khi thở là nguyên nhân khiến lưỡi của bé trải rộng và bị
lộ ra bên ngoài.
Thói quen mút tay cũng góp phần khiến bé bị nói đớt. Đồng thời, bạn
cũng nên “khai trừ” những thói quen khác ở bé lên 2 như ngậm ti giả
hay ngậm bình sữa. Khả năng nói ở nhiều bé sẽ được cải thiện đáng kể
khi bé lên 7 tuổi.
3. Nói lắp

Dấu hiệu này tương đối phổ biến với những bé đang ở giai đoạn đầu
trong hành trình phát triển ngôn ngữ và muốn bộc lộ mong muốn của
mình qua lời nói. Điều trục trặc xảy tới khi não của bé chưa kịp tiếp
nhận ngôn từ mà bé đã muốn diễn đạt; cho nên, bé sẽ rơi vào hoàn cảnh
phải lặp đi lặp lại một vài từ trong khi chờ tìm được đúng từ bé muốn
nói. Thỉnh thoảng, nói lắp là do bé quá nôn nóng muốn trình bày ý kiến
với bạn; bé giận dữ, mệt mỏi, buồn chán cũng khiến việc phát âm khó
khăn hơn.
Vai trò của cha mẹ: Cách phản ứng của bạn khi bé nói lắp có vai trò
quan trọng. Nên giữ cho giọng của bạn nhẹ nhàng và chậm rãi khi bình
luận câu chuyện cùng bé.

Cũng không nên bắt bé phải nói chậm lại; thay vì điều này, bạn nên nói
chậm trước và bé sẽ biết cách làm theo.

Giữ cho mắt bạn thoải mái, nở nụ cười và thật kiên nhẫn khi giao tiếp
với bé. Nếu thấy bạn hành động vội vàng, bé sẽ có cảm giác bị áp lực
nên bé càng nói nhanh - bé càng dễ bị nói lắp hơn. Nếu thấy bạn mệt
mỏi, bé sẽ không được tự tin và tỏ ra rụt rè.
Dấu hiệu nên đưa bé đi khám


- Bé cố gắng nhưng không thể gọi tên được cha mẹ hay tên đồ
vật; bé không có phản ứng khi được cha mẹ gọi tên hoặc bé tỏ ra
hờ hững khi giao tiếp.

- Cuối giai đoạn lên 2 tuổi, bé chỉ nói được vài từ đơn thay vì
biết cách ghép câu với 2-4 từ; bé sử dụng từ mới một lần và
không thể nhắc lại từ này vào lần sau; bé không hỏi hoặc không
phản ứng với những câu hỏi đơn giản từ người đối diện như “Mũ
của con đâu?”, “Đây là cái gì?”…. Hoặc nếu phát hiện thấy bất
kỳ dấu hiệu lạ nào khác, bạn cũng nên đưa bé đi khám.
Phương Thảo (Theo Babycenter)

×