Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

5 yếu tố quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ ở bé docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.62 KB, 7 trang )



5 yếu tố quan trọng cho
sự phát triển ngôn ngữ ở


Sự giao lưu, trao đổi giữa các thành viên trong gia đình là
yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển ngôn ngữ và khả
năng của trẻ.
1. Khả năng tiếp nhận ngôn ngữ
Khi nhìn thấy sách báo, tài liệu hay bất kỳ dòng chữ nào thì
chúng ta sẽ “tự động” nhận biết, phân loại và lý giải ý nghĩa
của chữ, từ, câu xuất hiện trong dòng chữ đó. Đây chính là
quá trình tiếp nhận ngôn ngữ. Nếu như quá trình này gặp khó
khăn thì cũng đồng nghĩa với việc khả năng nói, đọc chữ và
viết chữ của trẻ sẽ gặp trở ngại.
Quan sát xem trẻ có hiểu rõ nghĩa một số từ thông dụng hoặc
hơi trừu tượng, đồng thời so sánh với nhóm trẻ cùng lứa tuổi
xem khi nói trẻ có biểu hiện dùng từ ấu trĩ hoặc quá đơn giản
hay không có thể giúp bạn đánh giá khả năng tiếp nhận ngôn
ngữ của bé nhà mình.
Có một cách khác là chú ý quan sát xem trẻ có tỏ ra chậm
hiểu hoặc hiểu sai ý một số câu đơn giản thông thường khi
nói chuyện với người lớn không, thời gian suy nghĩ để phán
đoán ý nghĩa câu nói có kéo dài không? Nếu có biểu hiện này
thì rất có thể trẻ đang gặp phải vấn đề về thính lực, nên đưa
bé đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp khắc phục
hiệu quả nhất.
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.


2. Khả năng viết
Khả năng viết và đọc có tác động qua lại với nhau. Bởi khi
viết chữ, não sẽ ghi nhớ nhanh và lưu giữ “ấn tượng” về các
ký tự đậm nét hơn. Khi trẻ tập đọc, bộ nhớ của não sẽ nhận
biết dễ dàng và nhanh chóng cung cấp “thông tin” cho biết đó
là chữ gì, từ nào, có ý nghĩa ra sao…
Ngược lại, nếu chăm chỉ tập đọc, bé sẽ tránh được tình trạng
hay quên chữ, từ đó khắc phục tâm lý ngại viết là nguyên
nhân sâu xa dẫn đến việc không biết viết chữ.
Các chuyên gia giáo dục khuyên dù đọc và viết bổ sung, hỗ
trợ cho nhau nhưng không vì thế mà các bậc phụ huynh “ép”
con phải luyện viết chữ và tập đọc với khối lượng và thời
gian như nhau mà nên lựa theo tâm lý của trẻ. Bởi có những
trẻ có tâm lý thích đọc hơn viết hoặc chỉ thích viết mà không
thích đọc.
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
3. Môi trường gia đình
Theo các chuyên gia, thông thường nếu bố mẹ có khả năng
biểu đạt (nói, đọc) tốt thì khả năng đọc của con cũng không
tồi. Có thể thấy môi trường gia đình có ảnh hưởng tương đối
lớn đối với việc phát triển khả năng này của trẻ.
Sự ảnh hưởng của yếu tố gia đình đối với khả năng đọc được
phân thành 2 loại. Thứ nhất là ảnh hưởng tích cực khi trong
gia đình thường xuyên có sự giao lưu, trao đổi giữa bố – mẹ,
bố mẹ – con cái tạo nên sự kích thích phát triển ngôn ngữ. Từ
đó hình thành trong tư duy trẻ thái độ coi trọng ngôn ngữ –
“nguyên liệu” nuôi dưỡng thói quen đọc sách của trẻ.
Thứ hai là kiểu gia đình ít có sự trao đổi, giao lưu bằng ngôn

từ giữa trẻ nhỏ và người lớn. Những người trong kiểu gia
đình này thường trầm mặc, ít nói và dùng câu từ đơn giản.
Một cách tự nhiên, trẻ em sẽ không có được sự kích thích
ngôn ngữ, vốn từ vựng không phong phú, sử dụng câu từ
không linh hoạt. Các khảo sát thực tế cho thấy ở những gia
đình này trẻ thường “đầu tư” thời gian vào việc chơi game,
lướt mạng, xem tivi nhiều hơn là đọc sách.
4. Hứng thú đọc
Có không ít trẻ em tỏ ra ngán ngẩm và chán ghét các bài tập
đọc trong sách giáo khoa nhưng lại “mê mẩn” truyện tranh
đến quên ăn quên ngủ. Trong trường hợp này bố mẹ nên lưu
ý rằng trẻ đang cần nuôi dưỡng khả năng đọc chứ chưa phải
là định hướng cho trẻ đọc cái gì.
Vì vậy, bố mẹ không nên ép buộc trẻ chỉ được đọc sách này
truyện kia mà nên khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ được
đọc theo sở thích (miễn là nội dung phù hợp lứa tuổi). Làm
như vậy trẻ sẽ có hứng thú đọc nhiều hơn và hình thành thói
quen đọc sách, lâu dần sẽ mở rộng “phạm vi” đọc nhiều thể
loại phong phú hơn.
5. Môi trường giáo dục
Cũng giống như yếu tố gia đình ở trên, nếu trẻ được học tập
trong môi trường giáo dục tiến bộ, có phương pháp và nội
dung giảng dạy phù hợp thì thái độ và khả năng tiếp thu ngôn
ngữ sẽ phát triển theo hướng tích cực.
Cứ thử tưởng tượng một đứa trẻ mới học lớp 2 đã phải làm
quen với các khái niệm trừu tượng hoặc kiến thức vĩ mô
trong các bài tập đọc về con người cá nhân, xã hội cộng
đồng, kiến trúc thượng tầng… thì quả là đánh đố trẻ.
Việc tiếp thu kiến thức vượt quá khả năng tư duy của lứa tuổi
sẽ khiến trẻ tự ti và dần dần mất dần hứng thú, thậm chí tỏ ra

sợ hãi đối với bộ môn tập đọc ở trường.

×