Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bảng theo dõi chiều cao cân nặng của bé

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.61 KB, 5 trang )

Bảng theo dõi chiều cao cân nặng của bé
Cháu tôi năm nay 15 tháng tuổi, cân nặng 10,5 kg. Cháu mới mọc được 5 răng, mới biết nói bà, ạ; chưa biết gọi bố me. Tôi
muốn biết cháu phát triển như vậy có bình thường so với những trẻ nhỏ khác k? 15 tháng nặng 10,5kg có coi là suy dinh
dưỡng ko? Cảm ơn các bác sĩ (Huệ Anh)
Trả lời:
Mời bạn theo dõi bảng sau: (theo chuẩn tăng trưởng mới của WHO)
Trẻ gái:
Tuổi Bình thường Suy dinh dưỡng Thừa cân
0 3,2 kg - 49,1 cm 2,4 kg - 45,4 cm 4,2 kg
1 tháng 4,2 kg - 53,7 cm 3, 2 kg - 49,8 cm 5,5 kg
3 tháng 5,8 kg - 57,1 cm 4, 5 kg - 55,6 cm 7,5 kg
6 tháng 7,3 kg - 65,7 cm 5,7 kg - 61,2 cm 9,3 kg
12 tháng 8,9 kg - 74 cm 7 kg - 68,9 cm 11,5 kg
18 tháng 10,2 kg - 80,7 cm 8,1 kg - 74,9 cm 13,2 kg
2 tuổi 11,5 kg - 86,4 cm 9 kg - 80 cm 14,8 kg
3 tuổi 13,9 kg - 95,1 cm 10,8 kg - 87,4 cm 18,1 kg
4 tuổi 16,1 kg - 102,7 cm 12,3 kg - 94,1 cm 21,5 kg
5 tuổi 18,2 kg - 109,4 cm 13,7 kg - 99,9 cm 24,9 kg
Trẻ trai:
Tuổi Trung bình Suy dinh dưỡng Thừa cân
0 3,3 kg- 49,9 cm 2,4 kg - 46,1 cm 4,4 kg
1 tháng 4,5 kg - 54,7 cm 3,4 kg - 50,8 cm 5,8 kg
3 tháng 6,4 kg - 58,4 cm 5 kg -57,3 cm 8 kg
6 tháng 7,9 kg - 67,6 cm 6,4 kg - 63,3 cm 9,8 kg
12 tháng 9,6 kg - 75,7 cm 7,7 kg -71,0 cm 12 kg
18 tháng 10,9 kg - 82,3 cm 8,8 kg -76,9 cm 13,7 kg
2 tuổi 12,2 kg - 87,8 cm 9,7 kg - 81,7 cm 15,3 kg
3 tuổi 14,3 kg - 96,1 cm 11,3 kg - 88,7 cm 18,3 kg
4 tuổi 16,3 kg - 103,3 cm 12,7 kg - 94,9 cm 21,2 kg
5 tuổi 18,3 kg - 110 cm 14,1 kg -100,7 cm 24,2 kg


CÁCH TÍNH CHIỀU CAO VÀ CÂN NẶNG CHO BÉ
Nếu yếu tố di truyền ảnh hưởng 23% đến chiều cao thì chế độ dinh dưỡng quyết định 32%. Nắm vững một vài nguyên tắc
sau, cha mẹ có thể phát triển chiều cao tối ưu cho trẻ.
Chiều cao chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố: mạnh nhất là yếu tố dinh dưỡng (32%) , sau đó là yếu tố di truyền (23%) ,
vận động thể lực (20%), môi trường và ánh nắng , tình hình bệnh tật , giấc ngủ Nếu được chăm sóc tốt thì thế hệ sau
luôn có chiều cao vượt lên so vớ thế hệ trước.
Muốn phát triển chiều cao cho trẻ, cha mẹ cần phải xác định được thời gian trẻ tăng trưởng nhiều nhất để có chế độ dinh
dưỡng và cách chăm sóc hợp lý. Theo bác sỹ Lê Thị Hải – Giám đốc Trung tâm khám dinh dưỡng – Viện dinh dưỡng Quốc
gia thì có 3 giai đoạn quyết định chiều cao của trẻ:
- Giai đoạn trong bào thai: trong 9 tháng mang thai , người mẹ cố gắng tăng cân 10-12 kg để bé sơ sinh đạt chiều cao 50
cm lúc chào đời( khoảng 3kg) .
- Giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: năm thứ nhất tăng 25 cm , 2 năm kế tiếp mỗi năm tăng 10 cm.
- Giai đoạn dây thì: Ở bé gái là 10-16 tuổi, bé trai là 12 - 18 tuổi. Trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì sẽ có sẽ có 1 đến 2
năm chiều cao tăng vọt 8-12cm /năm nếu trẻ có được một chế độ dinh dưỡng tốt .
Tuy nhiên, khó có thể dự xác định chính xác năm nào trẻ có sự phát triển vượt trội cho nên cha mẹ vẫn phải bảo đảm đủ
dinh dưỡng cho trẻ suốt giai đoạn này, vì đây là cơ hội cuối cùng để tăng chiều cao. Sau dậy thì, cơ thể bé tăng chiều cao
rất chậm. Đến độ tuổi 15, 16, 17 thì chiều cao trung bình ở các em nữ phát triển không đáng kể và chiều cao của các em
nam thì phát triển chậm hơn.
Công thức tính chiều cao, cân nặng của trẻ trên 1 tuổi:
* Công thức tính cân nặng:
X = 9kg + 2(N-1)
Trong đó: N là số năm.
Ví dụ: Nếu con bạn 3 tuổi ta tính như sau:
X = 9kg + 2(3-1) = 13kg
Vậy cân nặng của trẻ 3 tuổi là 13kg.
* Công thức tính chiều cao:
Chiều cao mỗi năm tăng trung bình khoảng 5cm.
Công thức tính chiều cao như sau:
X = 75 + 5(N-1)
Trong đó: N là số năm.

Ví dụ: Nếu con bạn 3 tuổi: X = 75 + 5(3-1) = 85 cm
Như vậy, một đứa trẻ đúng 3 tuổi, phát triển bình thường sẽ có cân nặng là 13kg và chiều cao là 85cm.
Cách đo chiều cao cho trẻ
Đối với trẻ dưới 24 tháng, để trẻ nằm ngửa trên một thước đo gỗ, đầu chạm sát một cạnh của thước đo. Một người giữ đầu
trẻ thẳng, mắt nhìn lên trần nhà, một người giữ 2 đầu gối trẻ thẳng và đưa mảnh gỗ áp sát 2 gót bàn chân, bàn chân thẳng
đứng. Đọc kết quả và ghi số cm.
Đối với trẻ trên 24 tháng, để trẻ đi chân không, đứng thẳng, quay lưng vào tường; đầu, hai vai, mông, bắp chân, gót chân
áp sát tường. Mắt nhìn thẳng ra phía trước, 2 tay xuôi theo thân mình. Dùng bảng gỗ áp sát đỉnh đầu, vuông góc với thước
đo. Chiều cao đứng và nằm có thể chênh nhau 1-2 cm.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ phát triển chiều cao tối ưu
Trong giai đoạn trẻ còn có thể tăng chiều cao, cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Năng lượng cung cấp phải đủ, phù
hợp với lứa tuổi, không quá dư vì dễ dẫn tới béo phì, cũng không quá ít vì dễ đưa đến suy dinh dưỡng. Bữa ăn của trẻ bao
giờ cũng phải đầy đủ 4 nhóm: đạm - bột - béo - rau. Chất đạm nên chiếm khoảng 10-15% tổng năng lượng nói chung, tinh
bột chiếm 60-65% và chất béo 10%. Nên cho trẻ ăn đa dạng không kiêng khem, không ăn uống thiên lệch.
Vitamin và khoáng chất cũng có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển chiều cao của trẻ. Canxi có nhiều trong sữa,
cua, ốc, tôm, tép, đậu nành và các loại rau. Trong đó, sữa là quan trọng nhất. Canxi trong sữa dễ hấp thu do có vitamin D
và phospho với tỷ lệ hợp lý. Ngoài ra, sữa còn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và nguồn đạm có giá trị sinh học cao,
chứa đủ các acid amin thiết yếu.
Để canxi được hấp thu tốt hơn, da cần tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng để tổng hợp vitamin D. Vì vậy, nên dành cho con bạn
20 phút tắm nắng mỗi ngày.
Vitamin A vừa giúp phòng chống khô mắt, tăng sức đề kháng chống nhiễm trùng, vừa góp phần trong việc phát triển chiều
cao. Các thức ăn giàu vitamin A là sữa, trứng, cá, gan, thịt
Sắt, kẽm cũng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển chiều cao. Sắt có nhiều trong thức ăn động vật như gan, huyết,
thịt, cá và các loại đậu đỗ, rau dền. Kẽm có trong con hàu, gan heo, thịt bò, sữa, lòng đỏ trứng, sữa đậu nành
Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, cần khuyến khích trẻ có lối sống năng động, tập thể dục thể thao thường xuyên. Ngủ đủ,
ngủ sâu cũng làm hoóc môn tăng trưởng tiết ra nhiều, kích thích xương dài hơn.
Quang Lê
Tổng hợp

Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn ở trẻ dưới 5 tuổi

Các bà mẹ có thể yên tâm nếu con gái mình chỉ nặng 8,9 kg khi tròn năm. Còn nếu là bé trai, cân nặng 9,6 kg đã được coi
là lý tưởng, theo chuẩn tăng trưởng mới của Tổ chức Y tế Thế giới. So với trước đây, yêu cầu về cân nặng của các bé nhìn
chung thấp hơn một chút. Chẳng hạn: trước đây, thể trọng lý tưởng khi tròn năm phải là 10,2 kg với bé trai và 9,5 kg với bé
gái.
Theo ông Lê Danh Tuyên, chuyên gia Viện Dinh dưỡng, chuẩn tăng trưởng mới có yêu cầu cao hơn về chiều cao trẻ em,
nhất là với những cháu ngoài 2 tuổi. Chẳng hạn, trẻ tròn 2 tuổi có chiều cao trung bình là gần 88 cm với nam và hơn 87,5
với nữ, cao hơn 2 cm so với tiêu chuẩn cũ.
Như vậy, khi áp dụng bảng này vào Việt Nam từ năm 2008, nước ta sẽ có nhiều trẻ thuộc diện thấp còi hơn, nhưng nhiều
bậc phụ huynh sẽ yên tâm hơn về cân nặng của con mình.
Chuẩn tăng trưởng mới được coi là chính xác hơn rất nhiều bởi nó dựa vào cuộc khảo sát trên trẻ em ở nhiều quốc gia ở
đủ các châu lục; những em bé này đều được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và được nuôi dưỡng đúng cách trong 5
năm sau đó. Còn tiêu chuẩn cũ chỉ dựa vào khảo sát trẻ em Mỹ và nhiều trẻ trong số đó được nuôi bằng sữa ngoài (thường
tăng cân nhiều hơn khiến những trẻ bú sữa mẹ phát triển bình thường có thể bị coi là thiếu cân).
Sau đây là cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ trong một số giai đoạn, theo chuẩn tăng trưởng mới của WHO:
Trẻ gái:
Tuổi Bình thường Suy dinh dưỡng Thừa cân
0 3,2 kg - 49,1 cm 2,4 kg - 45,4 cm 4,2 kg
1 tháng 4,2 kg - 53,7 cm 3, 2 kg - 49,8 cm 5,5 kg
3 tháng 5,8 kg - 57,1 cm 4, 5 kg - 55,6 cm 7,5 kg
6 tháng 7,3 kg - 65,7 cm 5,7 kg - 61,2 cm 9,3 kg
12 tháng 8,9 kg - 74 cm 7 kg - 68,9 cm 11,5 kg
18 tháng 10,2 kg - 80,7 cm 8,1 kg - 74,9 cm 13,2 kg
2 tuổi 11,5 kg - 86,4 cm 9 kg - 80 cm 14,8 kg
3 tuổi 13,9 kg - 95,1 cm 10,8 kg - 87,4 cm 18,1 kg
4 tuổi 16,1 kg - 102,7 cm 12,3 kg - 94,1 cm 21,5 kg
5 tuổi 18,2 kg - 109,4 cm 13,7 kg - 99,9 cm 24,9 kg
Trẻ trai:
Tuổi Trung bình Suy dinh dưỡng Thừa cân
0 3,3 kg- 49,9 cm 2,4 kg - 46,1 cm 4,4 kg
1 tháng 4,5 kg - 54,7 cm 3,4 kg - 50,8 cm 5,8 kg

3 tháng 6,4 kg - 58,4 cm 5 kg -57,3 cm 8 kg
6 tháng 7,9 kg - 67,6 cm 6,4 kg - 63,3 cm 9,8 kg
12 tháng 9,6 kg - 75,7 cm 7,7 kg -71,0 cm 12 kg
18 tháng 10,9 kg - 82,3 cm 8,8 kg -76,9 cm 13,7 kg
2 tuổi 12,2 kg - 87,8 cm 9,7 kg - 81,7 cm 15,3 kg
3 tuổi 14,3 kg - 96,1 cm 11,3 kg - 88,7 cm 18,3 kg
4 tuổi 16,3 kg - 103,3 cm 12,7 kg - 94,9 cm 21,2 kg
5 tuổi 18,3 kg - 110 cm 14,1 kg -100,7 cm 24,2 kg
Thông tin trên được Hội Nhi khoa VN công bố tại buổi họp báo về khuyến nghị về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em VN và
chuẩn tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới ngày 13-11, tại Hà Nội.
GS Nguyễn Thu Nhạn, Chủ tịch Hội Nhi khoa VN cho biết, khuyến nghị chuẩn tăng trưởng của WHO được công bố dựa
trên nghiên cứu tăng trưởng của trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, được ăn bổ sung, được chăm sóc tốt của trẻ từ 0- 5 tuổi ở
nhiều quốc gia. Nếu những đứa trẻ không đạt được các tiêu chuẩn như khuyến nghị trên thì nguy cơ khi trưởng thành là
người thấp bé nhẹ cân sẽ rất lớn.
Theo GS Nhạn, nhưng năm gần đây mức độ tăng trưởng của trẻ em tăng nhanh chóng; tuy nhiên, việc đáp ứng đủ nhu cầu
năng lượng trong bữa ăn hàng ngày của trẻ đang có sự chênh lệch rõ rệt giữa các vùng miền, nhất là thành thị và nông
nông. Phổ biến nhất là trong bát bột của trẻ em nông thôn đang thiếu các chất như: dầu, mỡ, rau, nhưng ngược lại trẻ em
thành phố lại ăn quá nhiều thịt, bánh ngọt và các chất béo khác. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình
trạng suy dinh dưỡng và béo phì ở trẻ em. Trong đó, báo động là tình trạng béo phì ở trẻ em Hà Nội là 7,9% và TP.HCM là
22,7%.
(ST)

×