Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Khảo sát chiều cao,cân nặng, BMI của trẻ 72-96 tháng tuổi trường tiểu học an cựu thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.49 KB, 50 trang )

L i c m nờ ả ơ
Đ hoàn thành lu n văn t t nghi p này , chúng tôiể ậ ố ệ
xin chân thành c m n đ n :ả ơ ế
Ban giám hi u ,phòng đào t o đ i h c ,th vi nệ ạ ạ ọ ư ệ
tr ng đ i h c y d c hu .ườ ạ ọ ượ ế
Đ c bi t chúng tôi xin bày t lòng kính tr ng vàặ ệ ỏ ọ
bi t n đ n PGS.TS Lê Đình V n, Tr ng b môn gi iế ơ ế ấ ưở ộ ả
ph u Tr ng Đ i h c Y D c Hu đã t n tâm tr c ti pẫ ườ ạ ọ ượ ế ậ ự ế
h ng d n, giúp đ chúng tôi hoàn thành lu n văn này.ướ ẫ ỡ ậ
Chúng tôi xin c m n quý th y cô giáo các B môn ,ả ơ ầ ộ
các Khoa phòng c a nhà tr ng đã trang b ki n th củ ườ ị ế ứ
b ích cho chúng tôi trong hành trang ph c v s cổ ụ ụ ứ
kh e cho nhân dân.ỏ
Ban giám hi u th y cô và h c sinh Tr ng ti u h cệ ầ ọ ườ ể ọ
An C u đã t o đi u ki n giúp đ chúng tôi thu th p sự ạ ề ệ ỡ ậ ố
li u.ệ
Tr m y t ph ng An C u đã t n tình giúp đ t oạ ế ườ ự ậ ỡ ạ
m i đi u ki n cho chúng tôi nghiên c u và hoàn thànhọ ề ệ ứ
lu n văn này .ậ
Mong đ c s góp ý c a th y cô và b n đ c.ượ ự ủ ầ ạ ọ

Hu , tháng 5 năm 2011ế
1

Sinh viên

Cao Tr ng Longườ
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực là chưa từng được cống
bố trong bất kỳ công trình nào khác.


Tác giả luận văn
Ký tên
CAO TRƯỜNG LONG
2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BAZ : Body mass age zscore
(Tỉ sốz của chỉ số khối cơ thể theo tuổi)
BMI : Body mass index (Chỉ số khối cơ thể)
HAZ : Height for age Z score (tỉ số Z của chiều cao theo tuổi)
SD Score : Tỉ số SD
SDD : Suy dinh dưỡng
QTTC : Quần thể tham chiếu
WAM : Weight for age percentage of median
(Phần trăm trung vị của trọng lượng theo tuổi)
WAZ : Weight for age Z score
(tỉ số Z của cân nặng theo tuổi)
WHM : Weight for height percentage of median
(Phần trăm trung vị của trọng lượng theo chiều cao)
WHO : World health organization (tổ chức y tế thế giới)
WHZ : Weight for height Z score
(tỉ số Z của trọng lượng theo chiều cao)
3
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu 3
1.2. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu 4
1.3. Một số kích thước nhân trắc hay được dung trong nghiên cứu
nhân trắc ở trẻ em 7
1.4. Quần thể tham chiều quốc tế 11

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1. Đối tượng nghiên cứu 13
2.2. Phương pháp nghiên cứu 13
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu theo tuổi và giới 18
3.2. Chiều cao đứng 19
3.3. Cân nặng 20
3.4. Chỉ số khối cơ thể (BMI) 21
3.5. Các chỉ số HAZ, WAZ và BAZ 22
3.6. Tỷ lệ suy dinh dưỡng 23
3.7. Tình trạng thừa cân và béo phì 27
3.8. Hệ số tương quan giữa chiều cao, cân nặng ,BMI theo tuổi 28
Chương 4. BÀN LUẬN 29
4.1. Về chiều cao đứng 29
4.2. Cân nặng 31
4.3. Chỉ số khối cơ thể BMI 33
4.4. Các chỉ số HAZ, WAZ và BAZ 34
4.5. Tỷ lệ suy dinh dưỡng 34
4.6. Tình trạng thừa cân 36
KẾT LUẬN 38
KIẾN NGHỊ 40
4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ
Để đáp ứng nguồn nhân lực cho công cuộc xây dựng đất nước trong
thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, góp phần vào việc phát triển nhanh và
bền vững của đất nước thì chất lượng dân số là vô cùng quan trọng, trong đó
việc chăm lo đến sức khỏe thể chất con người là việc không thể thiếu được,
đặc biệt nguồn nhân lực cho tương lai đó chính là trẻ em [19], bảo vệ sức
khỏe trẻ em đã được luật pháp quy định tại chương VIII - luật bảo vệ sức

khỏe nhân dân Việt Nam [20].
Nghiên cứu về sự phát triển cơ thể trẻ không chỉ đưa ra những thông số
để đánh giá tình trạng phát triển của trẻ mà còn có ý nghĩa quan trọng trong
thực tiễn góp phần vào việc chăm sóc trẻ ngày càng tốt hơn. Các đặc điểm,
tiêu chuẩn học như các chỉ số về nhân trắc, độ chín sinh dục…là những chỉ số
quan trọng nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng, thể lực của các đối tượng
trong quần thể, những đặc điểm này có thể thay đổi theo thời gian và điều
kiện môi trường sống nên cần được nghiên cứu thường xuyên [14] [25].
Quá trình lớn là kết quả tổng hợp của các yếu tố di truyền và ngoại
cảnh trong đó các yếu tố dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng, nhiều nghiên
cứu gần đây cho thấy yếu tố dinh dưỡng luôn giữ vai trò chi phối chính trong
sự phát triển của trẻ ít nhất đến 5 tuổi [10].
Có nhiều phương pháp để đánh giá tình trạng dinh dưỡng, trong đó việc
đánh giá dựa vào các chỉ tiêu nhân trắc là phổ biến rẻ tiền, không xâm hại và
hiệu quả cao nên được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Chiều cao,cân nặng
và BMI là các chỉ tiêu quan trọng đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe
nên bất cứ công trình nghiên cứu nào liên quan đến sức khỏe cộng đồng đều
nghiên cứu các chỉ tiêu trên [3]. Các chỉ số nhân trắc hiện nay thường được
5
mô tả bằng các đặc trưng tỉ lệ phần trăm trung vị, bách phân vị và đặc biệt là
chỉ số SD, việc ứng dụng các đặc trưng trên có thuận lợi để so sánh với quần
thể tham chiếu [17]
Ở Việt Nam nói chung và Thừa Thiên-Huế nói riêng có nhiều công
trình nghiên cứu về nhân trắc như Lê Nam Trà :“khuynh hướng trẻ em Việt
Nam giai đoạn 1975-2000 ”[15], Lê Thị Hợp, Hà Huy Khôi: “xu thế tăng
trưởng thế tục người Việt nam và chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai
đoạn 2011-2020”[6], Phan Thị Bích Ngọc, Phạm Văn Lình, Đinh Thanh
Huề :“đánh giá tình trạng dinh dưỡng học sinh tiểu học tại thành phố Huế ”
[13], Lê Đình Vấn:“chiều cao cân nặng trẻ em tuổi học đường khu vực Thừa
Thiên Huế thập kỷ 90” [23], Trần Công Ân và CS:”Tình hình thể lực học sịnh

lứa tuổi 7-11 Điện Nam Điên Bàn Quảng Nam[1]. Tuy nhiên trong mỗi một
cộng đồng đều có những đặc điểm riêng về kinh tế, xã hội ảnh hưởng tới sự
phát triển thể chất,và ngay trong chính cộng đồng đó trong các thời điểm khác
nhau cũng có sự biến động khác nhau, ngoài yếu tố di truyền tầm vóc con
người còn phụ thuộc vào kinh tế và xã hội nên phải nghiên cứu trong các
khoảng thời gian 5-10 năm để có cơ sở phát triển con người [21] .
Vì vậy để góp phần nghiên cứu thể lực trẻ em, với trình độ nghiên cứu
và nhiều khả năng còn nhiều hạn chế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :
“Khảo sát chiều cao,cân nặng, BMI của trẻ 72-96 tháng tuổi trường tiểu
học An Cựu thành phố Huế”
Với các mục tiêu cụ thể:
- Biết được chiều cao cân nặng BMI trẻ từ 72-96 tháng tuổi
- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ 72-96 tháng tuổi trường tiểu
học An Cựu dựa vào các chỉ số nhân trắc.
6

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Phường An cựu nằm ở phía nam Thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế,
có địa hình khá thuận lợi, địa bàn dân cư hầu hết nằm trên các trục lộ chính,
giao thông đi lại dễ dàng, thị trường buôn bán, học tập thuận lợi. Diện tích
phường 257 ha với 20.000 nhân khẩu, trong đó có khoảng 5000 tạm trú,
người trong độ tuổi lao động chiếm 65%.
- Về nghề nghiệp: đại đa số làm ghề thủ công và buôn bán, một số là
công nhân, viên chức nhà nước.
- Về Kinh tế: Thu nhập của người dân tương đối ổn định dựa vào nghề
nghiệp của mình.
- Về hệ thống y tế phường: Phường có 1 trạm y tế, là trạm đã được chuẩn
quốc gia về y tế; có 4 biên chế: 01 bác sĩ, 01 y sĩ, 01 điều dưỡng và 01 nữ hộ

sinh, được đào tạo đúng chuyên môn nghiệp vụ.
- Về hệ thống giáo dục: Phường có 2 trường tiểu học đóng trên địa bàn,
trường tiểu học Ngự Bình và trường tiểu học An Cựu.
Trường tiểu học An Cựu nằm trên đường Hùng Vương, số 189, phía nam
sông An Cựu. Tổng diện tích trường 3540 m
2
; dãy phòng học được xây dựng
kiến cố với 3 tầng lầu, gồm 18 phòng học, tổng số giáo viên trường 35; Trong
đó đạt chuẩn 33/35, đạt tỉ lệ 95%, tổng số học sinh của Trường là 714 em;
chia làm 19 lớp; Trong đó có 9 lớp học 2 buổi/ngày; 179 em học bàn trú.
Gồm 4 khối lớp:
Khối 1: 4 lớp, Khối 2: 4 lớp, khối 3: 4 lớp,khối 4:3 lớp, khối 5:4 lớp.
7
Đa số học sinh là con em đang cư trú và sinh sống trên địa bàn.
1.2. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
1.2.1. Tình hình nghiên cứu nhân trắc trên thế giới
Nhân trắc học là một môn học đã có từ lâu. Kể từ khi con người biết
chiều cao và trọng lượng của mình. Nhân trắc học được hình thành và phát
triển song song với lịch sử phát triển khoa học về người, tuy nhiên phải đến
những năm đầu của thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của các ngành khoa học
khác, đặc biệt là thống kê sinh học, nhân trắc học mới có sự phát triển mạnh.
Lúc đầu các chỉ số về nhân trắc được dùng để phục vụ cho mục đích
nghiên cứu hình thái các chủng tộc loài người, sau đó người ta đã dùng các
chỉ số nhân trắc vào việc thiết kế cho công nghiệp chiến tranh tại các nước
phương tây, cho đến những năm 60 - 70 của thế kỷ XX các số liệu nhân trắc
được đưa vào ứng dụng trong y học để đánh giá tình trạng suy sinh dưỡng hay
béo phì, nhân trắc học với đái tháo đường, tim mạch, ung thư [24]. Ngày nay
nhân trắc học không những chỉ ứng dụng trong y học mà còn cho rất nhiều
các ngành kinh tế quốc dân khác .Nhân trắc học, một phương pháp có hiệu
quả cao, rẻ tiền, không xâm hại đã và đang được sử dụng trong lâm sàng và

trong cộng đồng để theo dõi sự phát triển cũng như đánh giá tình trạng dinh
dưỡng của trẻ em [17]
Nghiên cứu về nhân trắc trẻ em còn được lưu lại trong y văn, đó là công
trình nghiên cứu của Christian Friendrich Jampert, trong luận án của mình đệ
trình tháng 10/1754 tại đại học y khoa Halle - Đức; trong công trình nghiên
cứu của mình Jampert đã đưa ra lý thuyết về sự tăng trưởng, cũng như mô tả
việc nghiên cứu bằng kỹ thuật nhân trắc một cách khoa học và chính xác.
Sau đó các công trình nghiên cứu về nhân trắc trẻ em, nhân trắc học
đường ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn, tính chính xác cũng như ý
nghĩa cao hơn; đến những năm 80 của thế kỷ XIX các nghiên cứu về nhân
8
trắc trẻ em được giới thiệu đầy đủ. Năm 1885 theo Geoger Oliver thì đến cuối
thế kỷ XIX Topinard trong cuốn “các yếu tố nhân trắc đại cương” là người đã
đưa ra thuật ngữ “Nhân trắc học cơ thể” đã đánh dấu một mốc quan trọng
trong lịch sử nghiên cứu nhân trắc học [23].
Sang thế kỷ XX đồ thị được đưa vào sử dụng trong nhân trắc, hàng loạt
quần thể tham chiếu về chiều cao, cân nặng của trẻ em xuất hiện, cho đến cuối
thế kỷ XX thì việc nghiên cứu về nhân trắc trẻ em đặc biệt là chiều cao, cân
nặng và BMI được thực hiện nhiều nơi trên thế giới. Đo lường các kích thước
trên cơ thể trẻ và so sánh các kích thước đó với quần thể chuẩn (quần tham
khảo) sẽ đánh giá được tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Còn ít quốc gia có được
quần thể chuẩn riêng cho mình vì có được nó không phải đơn giản. Có các
quần thể tham khảo như Boston, Harvard, NCHS Các quần thể này khác
nhau không nhiều, NCHS nhỏ hơn 1 chút. TCYTTG khuyến khích mạnh mẽ
việc sử dụng quần thể NCHS vì các số liệu này được sưu tập và biên soạn
không phân biệt điều kiện kinh tế và dân tộc [22].
Năm 2006 TCYTTG đã công bố bộ tăng trưởng thứ nhất của trẻ < 5 tuổi,
bộ chuẩn này gồm các chuẩn về chiều cao theo tuổi (HFA. Chiều cao/Tuổi),
cân nặng theo tuổi (WFA. Cân nặng/tuổi), cân nặng theo chiều cao (WFH -
câng nặng/chiều cao), BMI theo tuổi, kèm theo bộ chuẩn thứ nhất này là phần

mềm WHO Anthro 2005. Năm 2007 WHO tiếp tục công bố chuẩn tăng trưởng
thứ hai cho trẻ < 5 tuổi gồm các chuẩn về vòng đầu theo tuổi (vòng đầu/tuổi),
vòng giữa cánh cánh tay theo tuổi (vòng giữa cánh tay/Tuổi); bề dày lớp mỡ
dưới da tại cơ tam đầu cánh tay theo tuổi (BDLMDDCT/Tuổi). và về dày lớp
mỡ dưới mỏm bả theo tuổi (BDLMDMB/Tuổi), kèm theo bộ chuẩn thứ 2 này
là phần mềm WHO Anthro 2.04 cho phép người sử dụng có thể tiến hành
những đánh giá dinh dưỡng cho riêng từng cá nhân, cho quần thể dựa trên các
kích thước nhân trắc thu được, và dựa vào các dữ liệu nhân trắc được nghiên
9
cứu ở 6 quốc gia trên thế giới là Mỹ, Brazil, Ghana, Nauy, Ấn độ và Oman
chuẩn tăng trưởng cho lứa tuổi từ 5 - 19 cũng được công bố [14].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu nhân trắc thể lực và khuynh hướng tăng
trưởng ở Người Việt Nam
Ở nước ta nhân trắc học bắt đầu được nghiên cứu vào những năm 30 của
thế kỷ XX tại ban nhân học thuộc viễn đông bác cổ, các kết quả nghiên cứu
được công bố trong các công trình của viện giải phẫu học, đại học y khoa
đông dương; cuốn “hình thái học và giải phẫu học mỹ thuật” của Đỗ Xuân
Hợp (cộng tác với Huard) xuất bản năm 1942 [24]. Từ những năm 50 đến nay
các công trình nghiên cứu có thể tạm khái quát thành các hướng chính: hướng
tìm hiểu đặc trưng hình thái chủng tộc cộng đồng người Việt Nam có Nguyễn
Đình Khoa, Nguyễn Quang Quyền, Võ Hưng , hướng ứng dụng cho sinh lý
ecgonomy như Tô Như Khúc, Bùi Thụ, Lê Gia Khải và hướng nghiên cứu
nhằm khảo sát đánh giá thể lực trong các công trình điều tra về tình hình sức
khỏe bệnh tật của một quần thể dân cư, một đơn vị sản xuất
Đối với nhân trắc trẻ em nước ta, công trình nghiên cứu đầu tiên là của
Bigot A. và Đỗ Xuân Hợp (1939) nghiên cứu trên 897 nữ sinh Hà nội từ 15 -
18 tuổi, mặc dù chưa ứng dụng xử lý thông kê như bây giờ nhưng số liệu này
rất hữu ích cho các nghiên cứu về sau. Tiếp đó là các ông trình nghiên cứu
nhằm tìm hiểu sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em, thanh thiếu niên như
công trình của Đinh Kỷ và cs, Đặng Ngọc Tốt và cs, Nguyễn Văn Lực -

Nguyễn Công Khanh và cs
Năm 1975 quyển “Hằng số hình thái học” do Nguyễn Tấn Gi Trọng làm
chủ biên ra đời [16] tập hợp các công trình nghiên cứu hằng số hơn 15 năm
của nhiều tác giả trong và ngoài ngành y đã được xác nhận qua 2 hội nghị
hằng số sinh học năm 1967 và 1972 và đã đặt nền móng cho các nghiên cứu
nhân trắc học nước ta những năm tiếp theo. Những năm sau đó nhiều công
10
trình nghiên cứu về nhân trắc trẻ em ra đời, như Lê Nam Trà: “Khuynh hướng
tăng trưởng thế tục về chiều cao, cân nặng của trẻ em Việt nam giai đoạn
1975 - 2000” [15], “các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng, BMI
Thanh Thiếu niên Việt nam” của nhóm tác giả Lê Đình Vấn, Trương Đình
Kiệt, Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Thị Bình[3]; Lê Đình Vấn với” chiều cao,
cân nặng trẻ em tuổi học đường khu vực Thừa Thiên Huế thập kỷ 90”[23] hay
như “Nghiên cứu sự phát triển hình thái thể lực của học sinh 6 - 17 tuổi ở
Thừa Thiên Huế” - [24], Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu khác như “Chiều
cao, cân nặng BMI của thanh thiếu niên Việt nam đầu thế kỷ XXI” của nhóm
tác giả như Trương Đình Kiệt, ,Nguyễn Hữu Chỉnh, Lê Đình Vấn, Trần Thị
Trung Chiến [21], “xu hướng tăng trưởng thế tục của người Việt nam và định
hướng của chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020” của Lê
Thị Hợp - Hà Huy Khôi đã cho thấy khuynh hướng tăng trưởng thế tục ở
người Việt nam (cả trẻ em và người lớn) từ sau chiến tranh, nhất là từ thời kỳ
đổi mới đến nay và nhận định có khuynh hướng gia tăng tăng trưởng thế tục
dương tính về chiều cao cũng như cân nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ từ 1 - 15 tuổi
[6]; Phan Thị Bích Ngọc – Phạm Văn Lình “ Nghiên cứu tình hình và một số
yếu tố nguy cơ thừa cân béo phì ở học sinh Tiểu học tại thành phố Huế”; Lê
Danh Tuyên- Lê Thị Hợp- Nguyễn Công Khẩn- Hà Huy Khôi với nghiên cứu
“ xu hướng tiến triển suy dinh dưỡng thấp còi và các giải pháp can thiệp trong
giai đoạn mới 2011-2020” [18]…
1.3. MỘT SỐ KÍCH THƯỚC NHÂN TRẮC HAY ĐƯỢC DÙNG
TRONG NGHIÊN CỨU NHÂN TRẮC Ở TRẺ EM

Sự phát triển của trẻ em được theo dõi bằng số đo về kích thước trên cơ
thể, là một sự phản ánh khách quan tình trạng dinh dưỡng của nó, đo lường
các kích thước trên cơ thể trẻ, so sánh với quần thể chuẩn (quần thể tham
khảo) sẽ đánh giá được tình trạng dinh dưỡng của trẻ; có 2 kích thước hay
11
được nghiên cứu và sử dụng là chiều cao và cân nặng [10]. Từ chiều cao, cân
nặng cùng với tuổi tính ra được một số chỉ số nhân trắc khác nhau như: BMI,
HAZ, HAM, WAZ, WAM, WHZ, WHM, BAZ …
1.3.1. Chiều cao đứng
- Chiều cao là thước đo rất trung thành sự phát triển của trẻ [22], là một
chỉ tiêu nhân trắc được xem là quan trọng nhất, là một kích thước độc lập
không phụ thuộc vào kích thước khác. Chiều cao được ứng dụng trong nhiều
lĩnh vực nghiên cứu như hình thái học, nhân chủng học, y học, thể dục thể
thao Chiều cao đứng là chiều cao đo từ mặt đất đến đỉnh đầu; bỏ guốc dép,
đứng quay lưng vào thước đo (Thước đo theo chiều thẳng đứng, vuông góc
với mặt đất nằm ngang). Gót chân, mông, vai và chẫm theo một đường thẳng
áp sát vào thước đo. Mắt nhìn thẳng ra phía trước theo một đường thẳng nằm
ngang, hay tay buông thõng 2 bên mình. Chiều cao thay đổi theo tuổi, theo
thời điểm đo trong ngày.
1.3.2. Cân nặng
Đó là chỉ tiêu được dùng sớm nhất và phổ biến nhất [10]. Là số đo
thường được thu thập trong tất cả các công tác điều tra cơ bản cũng như
thường ngày một phần vì đó là một kích thước tổng hợp cơ bản không thể
thiếu để đánh giá về nhiều mặt thể lực, dinh dưỡng, sự tăng trưởng , và đó
cũng là một kích thước phổ cập, dễ đo, không đòi hỏi một kỹ thuật đặc biệt
nào; dụng cụ đơn giản thường chọn cân bàn với độ chính xác 0,5kg. Cân nặng
có sự thay đổi trong ngày, buổi sáng cân nặng hơn buổi chiều do các hoạt
động, sinh hoạt hơi nước trong cơ thể thoát ra ngoài.
1.3.3. Chỉ số khối cơ thể
Gần đây, WHO khuyên dùng chỉ số khối lượng cơ thể (Body Mass Index

BMI) để nhận định tình trạng dinh dưỡng [10]; cân nặng có thể phụ thuộc vào
chiều cao, một người gầy nhưng cao có khả năng cân nặng cơ thể lớn hơn một
12
người béo nhưng thấp, và chỉ số BMI có liên quan chặt với tỉ lệ khối lượng
mỡ trong cơ thể. WHO khuyến nghị dùng BMI để đánh giá mức độ béo gầy .
BMI: Chỉ số khối cơ thể được tính như sau:
H
W
BMI
2
=

Trong đó: W: Cân nặng tính bằng kilogam (kg).
H: Chiều cao đứng có đơn vị là mét (m).
Ở người trưởng thành từ 18 - 60 tuổi, BMI tương đối ổn định nên người
ta đã sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng; thang phân loại của WHO để
đánh giá tình trạng béo gầy và BMI như sau [ 10].
Bảng 1:phân loại tình trạng dinh dưỡng dựa trên BMI
Phân loại BMI
Quá gầy <16
Gầy 16 - 16,99
Gầy nhẹ 17 - 18,.49
Trung bình 18,5 - 24,99
Thừa cân 25 - 29,99
Béo >30
Ở trẻ em BMI được sử dụng để đánh giá tình trạng thừa cân và béo phì;
tuy nhiên riêng đối với trẻ em BMI còn phụ thuộc theo tuổi, nên có một bảng
thang phân loại dựa vào bách phân bị của từng lứa tuổi và qui ước ngưỡng kết
luận béo phì và thừa cân như sau: [10] [24].
+ BMI > bách phân vị 85% theo quần thể tham chiếu của Mỹ: Nguy có

thừa cân.
+ BMI > bách phân vị 95% theo quần thể tham chiếu của Mỹ: Béo phì.
Năm 2007 WHO đưa ra ngưỡng kết luận suy dinh dưỡng,thừa cân, béo
phì như sau:
+BAZ <-2 : suy dinh dưỡng.
+BAZ >1 : thừa cân.
13
+BAZ > 2 : béo phì.
Giai đoạn hiện nay, với sự thống kê và tin học, các kích thước chiều cao,
cân nặng trong y học để đánh giá tình trạng dinh dưỡng thường được diễn tả
theo các chỉ số như: HAZ, HAM, HAP, WAZ, WAM, WAP, WHZ, WHM,
WHP. Đối với trẻ em dưới 10 tuổi thì các chỉ số HAZ, HAM, WAZ, WHZ,
WHM, BAZ sau đây được sử dụng để đánh giá độ béo gầy[9]
1.3.4. Tỉ số SD của chiều cao theo tuổi (HAZ), tỉ số SD cân nặng theo tuổi
(WAZ), tỉ số SD cân nặng theo chiều cao (WHZ).
Trong khoảng 2 thập niên gần đây, việc ứng dụng quần thể tham chiếu
với các đặc trưng HAZ, WAZ, WHZ đã được nhiều nhà nhân trắc và dinh
dưỡng trong nước sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và béo phì của
trẻ em, đặc biệt là dưới 5 tuổi [7],[8],[5] do đó sau đây chúng tôi sẽ đề cập
đến một số nguyên tắc tính và ứng dụng các chỉ số trên theo công thức:
V
0
- Trung vị của QTTC
Độ lệch chuẩn của QTCC
Trong đó:
V
0
là giá trị của kích thước đo được: chiều cao, cân nặng
QTTC: Quần thể tham chiếu
Tỷ số SD sẽ tùy đại lượng nghiên cứu mà ta có thể có: HAZ, WAZ,BAZ.

Tổ chức y tế thế giới (WHO) đề nghị lấy ngưỡng ở dưới 2 độ lệch chuẩn
(-2SD) so với quần thể tham chiếu NCHS để đánh giá trẻ thiếu dinh dưỡng và
trẻ bình thường [22].
Từ đó có thể chia mức độ sau đây:
Từ + 2 SD đến - 2 SD: bình thường
Từ - 2 SD đến - 3 SD: Thiếu dinh dưỡng nhẹ (độ I)
Từ - 3 SD đến - 4 SD: Thiếu dinh dưỡng vừa (độ II)
Dưới - 4SD: Thiếu dinh đuỡng nặng (độ III)
Riêng đối với WHZ được sử dụng kết luận thừa cân khi WHZ >2.
14
Tỷ số SD =
==
1.3.5 Phần trăm trung vị của chiều cao theo tuổi (HAM), cân nặng theo
chiều cao (WHM)
HAM và WHM được tính theo công thức tổng quát sau:
V
0

M
Trong đó: M
e
%: phần trăm trung vị
V
0
: giá trị kích thước đo được: chiều cao, cân nặng
M: Trung vị của quần thể tham chiếu.
Tùy theo đại lượng mà ta có thể có phần trăm trung vị chiều cao theo tuổi
(HAM) hay phần trăm trung vị cân nặng theo chiều cao (WHM).
- Tổ chức y tế thế giới đưa ra ngưỡng kết luận suy dinh dưỡng theo HAM
và WHM như sau:

Đối với HAM:
HAM < 85%: Suy dinh dưỡng nặng
HAM < 85 - 90%: Suy dinh dưỡng vừa
HAM ≥ 90%: bình thường
Đối với WHM:
WHM < 70%: Suy dinh dưỡng nặng
WHM 70 - < 80%: Suy dinh dưỡng vừa
WHM ≥ 80%: Bình thường.
1.4. QUẦN THỂ THAM CHIẾU QUỐC TẾ
Muốn nhận định các kết quả về nhân trắc cần phải chọn một quần thể
tham chiếu để so sánh, không nên coi quần thể tham chiếu là chuẩn, nghĩa là
mục tiêu mong muốn, mà chỉ là cơ sở để đưa ra các nhận định thuận tiện cho
các so sánh. Do nhận thấy ở trẻ em dưới 5 tuổi nếu được nuôi dưỡng hợp lý
và điều kiện sống hợp vệ sinh thì khả năng lớn không khác nhau mấy. WHO
đã đề nghị lấy quần thể NCHS của Hoa Kỳ làm quần thể tham chiếu, và đề
nghị này hiện nay đã được ứng dụng rộng rãi [10].
15
Me% = x 100
Ở Việt Nam quần thể tham chiếu NCHS vẫn được sử dụng để theo dõi
tình trạng dinh dưỡng của trẻ em vì chưa có một quần thể tham chiếu riêng,
ưu và khuyết điểm của quần thể này khi ứng dụng vào Việt Nam còn ít được
nghiên cứu. Về mặt kỹ thuật mà nói thì hiện tại ứng dụng quần thể tham chiếu
NCHS hiện nay dễ dàng hơn vì đã có các phần mềm xử lý để có được kết quả
nhanh chóng là các phần mềm Mecalc và Anthro Plus 2.04
16
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng và gồm các em đang sinh sống và học tại Trường tiểu học An
Cựu - phường An Cựu - Thành phố Huế:

- Số lượng và đối tượng nghiên cứu: 301 học sinh( nam: 148, nữ:153 )
- Tiểu chuẩn chọn đối tượng:
- Tuổi học sinh từ 72 - 96 tháng tuổi (nam và nữ).
- các học sinh này hiện tại khoẻ mạnh không bị các bệnh di dạng về hình
thái cũng như bệnh mãn tính.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo thiết kế nghiên cứu ngang.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu từ 5/11 - 15/11/2010. Thời điểm này
các em học sinh mới vào học và tiến hành thu thập dữ liệu vào 2 buổi sáng,
chiều, trong giờ nghỉ giải lao.
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu:
Trường tiểu học An Cựu. phường An Cựu, thành phố Huế
2.2.4. Dụng cụ đo đạc:
- Thước đo chiều cao:
Thước gỗ được dán thước kim loại của Trung Quốc với độ chính xác tính
bằng milimét, kèm theo thanh trượt vuông góc của bộ môn giải phẩu Trường
Đại học Y Dược Huế đã được chuẩn hóa.
Cân đo trọng lượng:
Cân bàn Nhơn Hòa dùng để cân trẻ em với độ chính xác tính bằng 0,5kg
17
2.2.5. Thu thập dữ liệu:
Chúng tôi thu thập các biến số sau:
- Ngày tháng năm sinh
- Ngày tháng điều tra
- Giới
- Cân nặng
- chiều cao đứng
Kết quả thu được ghi vào phiếu điều tra (phụ lục)

Phương pháp thu thập số liệu:
+ Chuẩn bị:
Tập huấn kỹ thuật cân đo và cách ghi vào mẫu phiếu điều tra dưới sự
hướng dẫn của Thầy hướng dẫn
Tiến hành điều tra thu thập số liệu:
Kỹ thuật đo đạc:
- Kỹ thuật đo chiều cao đứng :
+ học sinh bỏ guốc dép, mũ nón, vật dụng mang theo người, đi chân
không, tư thế đứng nghiêm, đường thẳng đi qua lỗ ống tai ngoài và bờ dưới ổ
mắt nằm trên một đường nằm ngang, quay lưng vào thước đo, thước chạm
vào 4 điểm: gót, mông, vai và chẫm.
+ Dùng thước vuông áp sát vào đỉnh đầu, thẳng góc với với thước đo.
+ Đọc kểt quả ghi vào phiếu điều tra với 1 số lẻ (đơn vị cm)
- Kỹ thuật đo trọng lượng:
+ Sử dụng cân đồng hồ Nhơn Hòa được kiểm tra và chỉnh trước khi cân,
học sinh mặc quần áo mỏng, không mang dày dép và vật dụng mang theo,
đứng giữa bàn cân, không cử động, mắt nhìn thẳng.
18
+ Kết quả được ghi ngang vào mẫu phiếu điều tra (phụ lục) với số lẻ là
0,5kg. cứ sau cân 10 học sinh thì chỉnh cân 1 lần với vật phẩm 5kg đã được
chuẩn bị trước
- Phương pháp tính tuổi:
+ Tuổi tính theo tháng công thức sau:
ngày điều tra - ngày sinh
30,44
Các đối tượng được chia làm 02 nhóm tuổi theo qui ước hiện nay[30]
Nhóm 1: 6tuổi: từ 72-83 tháng tuổi
Nhóm 2: 7 tuổi: từ 84-95 tháng tuổi
Từ các kích thước trên tính ra các chỉ số sau
-BMI: chỉ số khối cơ thể theo công thức:

H
W
BMI
2
=
Trong đó:
+ W: cân nặng có đơn vị là kg
+ H: chiều cao đứng có đơn vị là mét
- HAZ: tỉ số SD chiều cao theo tuổi
- WAZ: tỉ số SD cân nặng theo tuổi
- BAZ: tỉ số SD BMI theo tuổi.
(Các chỉ số trên được tính nhờ sự hỗ trợ của phần mềm ANTHRO PLUS
2.04)
Và theo công thức tổng quát như sau:
Để tính HAZ, WAZ và BAZ áp dụng theo công thức [10]
V
0
- Trung vị của QTTC
Độ lệch chuẩn của QTTC
Trong đó:
- V
0
: giá trị của kích thước đo được: chiều cao, trọng lượng
19
Tuổi =
Tỷ số SD =
-QTTC: quần thể tham chiếu
Ví dụ để tính tỷ số SD (SDScore) của một bé trai tên Sơn 72 tháng tuổi và
chiều cao là 112cm, trọng lượng là 24kg.
HAZ của Sơn: Xem ở bảng giá trị quần thể quốc tế, ta có trung vị của

chiều cao nam giới 72 tháng tuổi = 116.1 và SD = 4,9 cm
(112 - 116,1)
4,9
Để tính WAZ hay BAZ cũng tương tự vậy
2.2.6. Tiêu chuẩn kết luận suy dinh dưỡng và thừa cân
- Kết luận suy dinh dưỡng:
Dựa vào các chỉ tiêu nhân trắc theo phân loại của WHO như trình bày ở
bảng 1.
Đối tượng được gọi là suy dinh dưỡng ít nhất có 1 chỉ tiêu nằm trong ngưỡng
kết luận suy dinh dưỡng.
ví dụ: có thể là HAZ < -2 hay WAZ < -2
Bảng 1: Thang phân loại suy dưỡng theo WHO [5]
.
Tiêu chuẩn Ngưỡng kết luận
HAZ < -2
WAZ < -2
BAZ < -2
- Đánh giá thừa cân:
Tình trạng thừa cân được đánh giá theo BAZ như sau:
- BAZ > 1 : thừa cân.
- BAZ > 2 : béo phì.
20
HAZ của Sơn =
= - 0,83.
2.2.7 Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê y học, dùng phần mềm
Mecalc và Anthro Plus 2.04
- Các biến số định lượng được mô tả bằng trung bình cộng và độ lệch chuẩn
- Các biến số định tính mô tả bằng tỉ lệ
- So sánh hai biến số định lượng dùng thử nghiệm Student (t)

- So sánh các biến số định tính dùng thử nghiệm χ
2
- Tính hệ số tương quan Pearson (r) giữa hai biến số định lượng như
chiều cao với tuổi
- Hệ số tương quan được đánh giá như sau [8]
• r = (+): Tương quan thuận
• r = (-): Tương quan nghịch
• độ tin cây của r dựa vào thử nghiệm t của hệ số tương quan.
21
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. đặc điểm mẫu nghiên cứu theo tuổi và giới
Bảng 3.1. Tỷ lệ trẻ nam nữ trong mẫu nghiên cứu.
Giới
Giới
Nam Nữ
6 n 78 86 164
% 47.6 52.4 100.0
7 n 70 67 137
% 51.1 48.9 100.0
Tổng n 148 153 301
% 49.2 50.8 100.0
p
p > 0,05
Biểu đồ 3.1. Phân bố trẻ theo giới
Trong tổng số là 301 học sinh, số học sinh nam 148 chiếm 49,2% số
học sinh nữ là 153 chiếm 50,8%.
22
3.2. CHIỀU CAO
Bảng 3.2. Chiều cao theo tuổi và giới.

TUỔI GIỚI n
X
ĐLC p
6 NAM
78 119,42 2,19
NỮ
86 118,56 3,42
7 NAM
70 124,41 5,42
NỮ
67 123,46 5,74
Biểu đồ 3.2. Chiều cao theo tuổi và giới.
Qua bảng 3.2 và biểu đồ 3.2 cho thấy chiều cao tăng theo tuổi. Qua 2
nhóm tuổi, học sinh 7 tuổi cao hơn học sinh 6 tuổi.Nam tăng trung bình
4,99cm, học sinh nữ tăng trung bình 4,90cm. Sự khác biệt chiều cao giữa 2
giới không có ý nghĩa thống kê.
23
3.3. CÂN NẶNG
Bảng 3.3 Cân nặng theo tuổi và giới.
TUỔI GIỚI n
X
ĐLC p
6 NAM
78 20,03 3,79
NỮ
86 19,23 3,56
7 NAM
70 24,07 4,68
NỮ
67 22,71 4,15

Biểu đồ 3.3. Cân nặng theo tuổi và giới.
Qua bảng 3.3 và biểu đồ 3.3 cho thấy cân nặng tăng theo tuổi. Qua 2
nhóm tuổi, học sinh nam tăng trung bình 4,04 kg, học sinh nữ tăng trung bình
3,48 kg Sự khác biệt cân nặng giữa 2 giới không có ý nghĩa thống kê ( p>
0,05).
24
3.4. CHỈ SỐ KHỐI CƠ THỂ (BMI)
Bảng 3.4. BMI theo tuổi và giới.
TUỔI GIỚI n
X
ĐLC p
6 NAM
78 14,01 2,44
NỮ
86 13,64 2,13
7 NAM
70 15,43 2,04
NỮ
67 14,78 1,78
Biểu đồ 3.4. BMI theo tuổi và giới
Qua bảng 3.4 và biểu đồ 3.4 cho thấy chỉ số cơ thể BMI tăng dần theo
tuổi. Qua 2 lứa tuổi, học sinh nam BMI tăng trung bình 1,42. Đối với học
sinh nữ BMI tăng trung bình 1.14. Sự khác biệt BMI giữa 2 giới không có ý
nghĩa thống kê ( p> 0,05).
25

×