Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

báo cao tổng hợp tại công ty cổ phần bảo hiểm pertrolimex (pjico)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.6 KB, 29 trang )

MỞ ĐẦU
Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm Pertrolimex (PJICO) là công ty cổ
phần đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm được thành
lập tại Việt Nam theo chính sách đổi mới phát triển kinh tế của nhà nước,
đặc biệt nhằm phá bỏ độc quyền về lĩnh vực bảo hiểm đang tồn tại ở Việt
Nam để góp phần chuẩn bị hòa nhập cùng thế giới trong hoạt động kinh tế
nói chung và hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói riêng.
Ngày 21/06/1995, Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex -PJICO
chính thức được ra đời .
Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm Pertrolimex (PJICO)
Vốn điều lệ: 55 tỷ đồng
Thời gian hoạt động:25 năm
Tổng giám đốc: Nguyễn Anh Dũng
Trụ sở chính của công ty: Tại 532 Đường Láng - Đống Đa - Hà Nội
Công ty Cổ Phần Bảo Hiểm Pertrolimex (PJICO) hiện nay đang là
công ty đứng thứ 4 trên thị trường bảo hiểm Phi Nhân Thọ. Đối với công
ty, việc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ là rất quan trọng vì nó là
một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển của công ty, giúp
công ty nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
Được sự giúp đỡ của PGS.TS Nguyễn Văn Định và các cán bộ của
phòng hàng hóa, đã giúp đỡ em để em có thể hoàn thành báo cáo thực tập
này, giúp cho em có cái nhìn sâu sắc hơn về mặt thực tế kinh doanh BH của
thị trường BH Việt Nam nói chung và của công ty Cổ Phần Bảo Hiểm
Pertrolimex (PJICO) nói riêng.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP.
I. Vài nét về công ty cổ phần bảo hiểm PJICO
1. Sự hình thành và phát triển
Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Petrolimex - người đề xướng và chủ
trì dự án- cùng với 6 cổ đông sáng lập đã thành lập nên công ty cổ phần bảo
hiểm Petrolimex - gọi tắt là PJICO (Petrolimex joint-stock insurance
company). Ngày 27/05/1995 Công ty đã được Bộ tài chính cấp giấy chứng


nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện kinh doanh bảo hiểm số 06-TC/GCN.
Ngày 8/6/1995 Công ty được UBND TP. Hà Nội cấp giấy phép thành lập
số 183/GP-UB và ngày 15/06/1995 Uỷ ban kế hoạch (nay là sở kế hoạch -
đầu tư) TP. Hà nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Tên công ty: Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex
Tên giao dịch quốc tế: Petrolimex joint – stock insurance company
Tên viết tắt: PJICO
Hình thức hoạt động: Công ty cổ phần.
Vốn điều lệ: 55 tỷ đồng
Thời gian hoạt động: 25năm
Ngành nghề kinh doanh: kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ
- Trụ sở chính của công ty 532 đường láng Hà Nội.
Có thể nói, PJICO là công ty cổ phần bảo hiểm được thành lập đầu
tiên ở Việt Nam, là sự tập hợp sức mạnh kinh tế và uy tín của các tổng
công ty lớn của Nhà nước cũng như 1251 cổ đông thể nhân.
2.Sơ đồ tổ chức.
Sơ đồ bộ máy quản lý của PJICO được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến
chức năng
Theo cơ cấu này các phòng sẽ thực hiện chức năng chuyên môn của
mình một cách hiệu quả nhất đồng thời hỗ trợ cho nhau để có thể hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao. Các phòng cũng đóng vai trò trực tiếp tham
mưu cố vấn kinh doanh cho tổng giám đốc.
Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
P.công
nghệ
thông

tin
P. BH
hàng
hải
P.BH
tài sản-
kỹ
thuật
P. BH
con
người
P. BH
xe cơ
giới
P.giám
định
bồi
thường
P. tái
bảo
hiểm
P.BH
hàng
hóa
P.
TT_
QLNV
P.
Đầu tư
P.

TC-KT
P.
đào tạo
P.QL
& phát
triển
đại lí
P.
tổng
hợp
P.
tổ chức
Các VP
đại diện
Các chi nhánh
Các tổng đại
lí & đại lí
Ban kiểm soát
3. Chức năng kinh doanh
3.1 Hoạt động kinh doanh bảo hiểm
Ngay sau khi thành lập, PJICO đã nhanh chóng tiếp cận thị trường,đến
nay công ty đã triển khai trên 70 sản phẩm bảo hiểm và hiện đang chiếm
lĩnh thị trường trong nhiều lĩnh vực như: Giao thông vận tải, xây dựng và
lắp đặt công trình, xăng dầu, hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm xe cơ giới,
bảo hiểm con người và bảo hiểm tàu thủy.
3.1.1. Bảo hiểm tàu thuyền
_Bảo hiểm thân, vỏ tàu.
_Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu.
3.1.2. Bảo hiểm xe cơ giới
Bảo hiểm xe cơ giới là nghiệp vụ bảo hiểm mũi nhọn của PJICO

Các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới đang triển khai là:
_Bảo hiểm xe máy.
_Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe ( đối với xe ô tô).
_Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe.
3.1.3 Bảo hiểm tài sản và trách nhiệm
_Vận chuyển tiền .
_Trộm cướp .
_Tài sản hỗn hợp cho thuê mướn.
_Bảo hiểm hộ gia đình dân cư.
3.1.4 Bảo hiểm con người
Nghiệp vụ này chiếm tỷ trọng còn khá khiêm tốn trong cơ cấu doanh
thu của PJICO
_Nhóm các sản phẩm phục vụ mọi đối tượng
Bảo hiểm theo quy tắc kết hợp về bảo hiểm con người.
_Nhóm các sản phẩm phục vụ khách du lịch tại Việt Nam
+Bảo hiểm người việt nam du lịch trong nước (bảo hiểm khách du lịch
trong nước).
+Bảo hiểm khách nước ngoài du lịch tại việt nam.
_Nhóm các sản phẩm phục vụ khách du lịch hoặc công chức Việt
Nam đi công tác
+Bảo hiểm người Việt nam đi du lịch nước ngoài ngắn hạn được phục
vụ hỗ trợ cấp cứu toàn cầu.
+Bảo hiểm cho Công chức Việt Nam đi công tác nước ngoài ngắn
hạn được phục vụ hỗ trợ cấp cứu toàn cầu.
+Bảo hiểm người Việt nam đi du lịch nước ngoài (không sử dụng dịch
vụ cứu trợ toàn cầu).
_Nhóm sản phẩm phục vụ học sinh, sinh viên
+Bảo hiểm toàn diện đối với học sinh.
+Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện cho học sinh
_Nhóm sản phẩm bảo hiểm cho các ngành nghề đặc thù

+Bảo hiểm tai nạn lao động ngành xây dựng.
+Bảo hiểm sinh mạng người vay tín chấp.
+Bảo hiểm tai nạn hành khách đường bộ, đường sắt, đường sông
đường hàng không.
3.1.5 Bảo hiểm hàng hóa
_Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam (đương bô,
đương săt, đương sông, đương biên).
_Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.
3.1.6 Bảo hiểm kỹ thuật
Bảo hiểm kỹ thuật bao gồm các nhóm nghiệp vụ .
_Cháy, sét , nổ hóa học, động đất, lũ lụt.
_Trộm cắp.
_Bão, bão tuyết.
_Nổ vật lý, đoản mạch, các sự cố khác về điện .
_Hành động cố ý, sơ suất, sai sót, thiếu kinh nghiệm của con nguời.
_Lỗi nguyên vật liệu, tay nghề kém.
_Thiết kế sai.
_Chạy thử.
_Thiệt hại đối với các tài sản xung quanh.
_Trách nhiệm đối với bên thứ 3.
4. Bảo hiểm khác
4.1. Nhượng và nhận tái bảo hiểm
Công ty nhận được sự hỗ trợ và hợp tác tốt từ các đối tác là các Công
ty tái bảo hiểm lớn trên thế giới như Munich Re ( Đức), Swiss Re ( Thụy
Sĩ), Caisse Centrale De Reassurance (Pháp)… và của tổng công ty cổ phần
tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (Vina Re). Tất cả các hợp đồng tái bảo
hiểm cố định năm 2006 đã được tái tục và thu xếp thành công.
4.2. Hoạt động đầu tư
Đầu tư tài chính là nguồn đem lại lợi nhuận chủ yếu của doanh nghiệp
bảo hiểm nói chung và PJICO nói riêng. Mục tiêu của PJICO là xây dựng

danh mục đầu tư hiệu quả, nâng cao tỷ lệ sinh lời. So với tòan ngành bảo
hiểm, danh mục đầu tư của PJICO tương đối đa dạng. Ngòai tiền gửi chiếm
tỷ trọng 50% tổng mức đầu tư, PJICO thực hiện đầu tư vào chứng khoán,
trái phiếu, công phiếu, tín dụng, bất động sản và liên doanh.
4.3. Các dịch vụ có liên quan
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới bảo hiểm; giám định điều tra
tính toán phân bổ tổn thất, đại lý giám, xét giải quyết bồi thường và đòi
người thứ ba bồi hoàn.
II. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 và phương hướng
năm 2008 của công ty BH dầu khí PJICO.
A. Kết quả hoạt động.
1. Tình hình thị trường bảo hiểm phi nhân thọ:
Năm 2007, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trường ước
đạt 8.482 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng doanh thu khoảng 32% so với 2006.
Doanh thu, thị phần của từng công ty cụ thể như sau:
TT
Tên Công ty
Doanh thu
2007(tỷ đồng)
So với 2006
Thị phần
1
Bảo Việt
2.580
116%
30,4%
2
PVI
1.735
149%

20,4%
3
Bảo Minh
1.706
123%
20,1%
4
PJICO
880
131%
10,4%
5
PTI
281
100%
3,3%
6
Viễn Đông
173,5
158%
2%
7
Toàn Cầu(GIC)
166,3
1108%
2%
8
Bảo Long
164,6
147%

1,9%
9
UIC
164
125%
1,9%
10
AAA
156
283%
1,8%
11
BIC
128
318%
1,5%
12
VIA
107,5
113%
1,3%
14
Samsung Vina
77,5
163%
0,9%
15
AIG
67
-

0,8%
16
Bảo Ngân
25
105%
0,3%
17
Bảo Nông(ABIC)
16,3
-
0,2%
18
Groupama
2,3
127%
-
19
ACE
2
-
-
20
Bảo Tín
-
-
-
21
Liberty
-
-

-
22
BH Quân Đội
-
-
-
Tổng cộng:
8.482
132%
100%
(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
Đánh Giá:
-4 Công ty bảo hiểm đứng đầu thị trường ( Bảo Việt, Bảo Minh, PVI,
PJICO) chiếm khoảng 81% thị phần, trong đó Bảo Việt, Bảo Minh và
PJICO là các công ty có tầm ảnh hưởng lớn và chi phối thị trường bán lẻ
(khách hàng xe cơ giới, con người…)
2. KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2007 CỦA PJICO
2.1. Kết quả kinh doanh chung toàn Công ty
Chỉ tiêu
TH 2006
Kế hoạch
2007
(tỷ đ)
TH 2007
(tỷ đ)
TLTH
2007/TH
2006(%)
TLTH
2007/KH

2007 (%)
1. Tổng thu kinh
doanh
831,37
950
1.040
125%
110%
trong đó Phí bảo
hiểm gốc
670
800
880
131%
110%
2. Tổng chi kinh
doanh
800,47
910
113%
trong đó Bồi
thường gốc
323,6
352
109%
3.Lợi nhuận trước
thuế
30,9
45
50.000

162%
111%
4. Thu nhập bình
quân đầu người
lao động (triệu đ /
tháng)
3,6
5,0
5. Tổng dự phòng
nghiệp vụ
353
450
2.2. Kết quả kinh doanh các nhóm nghiệp vụ chính:
TT
Tên
doanh nghiệp
DT
2006 (tỷ
đ)
DT
2007 (tỷ
đ)
Tỷ
lệ tăng
trưởng
Thị
phần
1
Bảo Việt
656,77

835,82
27%
34,66%
2
Bảo Minh
392,50
506,10
29%
21%
3
PJICO
285,74
463,13
62%
19,2%
4
PVI
105,48
222,98
111%
9,2%
5
PTI
112,66
127,88
13%
5,3%
6
Các DN khác
158,75

255,26
61%
10,6%
Tổng cộng
1.711,90
2.411,17
40%
100%
2.2.1. Bảo hiểm xe cơ giới
a) Tình hình thị trường
Thị trường BH xe cơ giới năm 2007 trên toàn thị trường đạt doanh thu
trên 2500 tỷ tăng trưởng 38% so với năm 2006. Doanh thu, thị phần một số
công ty khác trên thị trường cụ thể như sau:
(nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
PJICO vẫn đứng vị trí thứ 3 (sau Bảo Việt, Bảo Minh), tuy nhiên đã
thu hẹp khoảng các với Bảo Minh, PVI có tốc độ tăng trưởng nhanh ở
nghiệp vụ này.
b. Tình hình kinh doanh bảo hiểm ôtô – xe máy của PJICO
Tổng doanh thu toàn công ty đạt :463 tỷ đồng, tăng trưởng 66% so với
2006, cao hơn tỷ lệ tăng trưởng chung bảo hiểm xe cơ giới của thị trường
năm 2007 (38%).PJICO vẫn giữ vị trí thứ 3 trên thị trường, với thị phần
khoàng 18% (sau Bảo Việt 32,7%, Bảo Minh 19,9%) và khoảng cách với vị
trí thứ 2 (Bảo Minh) đã được thu hẹp đáng kể.
Tỷ lệ bồi thường (TLBT) 41,4%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ bồi
thường 71,2% năm 2006.
Kết quả kinh doanh từng nghiệp vụ ô tô,xe máy cụ thể như sau:
b.1. Bảo hiểm ô tô
Doanh thu:
Doanh thu (DT) nghiệp vụ Bảo hiểm ô tô là 230 tỷ đ, tăng trưởng 14%
so với năm 2006.

Doanh thu BH xe ô tô của PJICO chỉ tăng khoảng 14% so với năm
2006( bằng một nửa tốc độ tăng trưởng chung của toàn thị trưởng), nguyên
nhân chủ yếu do:
-PJICO vẫn tiếp tục rà soát loại bỏ không khai thác vào các đối tượng
xe không có hiệu quả như: taxi, đầu kéo, xe đông lạnh, xe tư nhân…
-Cơ chế kinh doanh tập trung chủ yếu vào các đối tượng kinh doanh
có hiệu quả, không kích thích đối với xe tư nhân mà đối tượng này chiếm
khoảng 75-80% số xe trên thị trường do vậy doanh thu tăng không cao.
Bồi thường
Tổn số tiền bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm ô tô toàn Công ty là 172,5
tỷ đồng và tỷ lệ bổi thường/doanh thu là 75%, đã giảm 9% so với năm
2006.
b.2. Bảo hiểm mô tô xe máy
Doanh thu:
Doanh thu 233 tỷ đồng, tăng trưởng 206% với năm 2006. Doanh thu
tăng trưởng đột biến do Công ty đã thực hiện tốt việc bán bảo hiểm 2 năm
tặng mũ bảo hiểm, hưởng ứng Nghị quyết 32 của Chính phủ về kiềm chế
tai nạn giao thông, trong đó có quy định người đi xe máy phải đội mũ bảo
hiểm.
Bồi thường:
TLBT 12,2%, giảm so với TLBT 36% năm 2006, tuy nhiên TLBT
thấp và giảm nhiều chủ yếu do việc bán bảo hiểm xe máy 2 năm.
2.2.2 Bảo hiểm con người
a)Tình hình thị trường
Doanh thu toàn thị trướng ước tính khoảng 1.155 tỷ đồng với mức
tăng trưởng chung là 20%. Doanh thu, thị phần của một số công ty bảo
khác cụ thể như sau:
TT
Tên doanh
nghiệp

DT 2006
DT 2007
Tỷ lệ tăng
trưởng
Thị phần
1
Bảo Việt
583
657
12,6%
55,8%
2
Bảo Minh
208
261
25,5%
22%
3
PJICO
67
80
19,4%
6,8%
4
PVI
19
45,7
140%
3,9%
5

PTI
19,9
20,8
4,5%
1,8%
6
Các DN khác
62
111,5
79%
9,5%
Tổng cộng
958,89
1.176
22%
100%
(nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
Thị phần của PJICO khoảng 7%, đứng vị trí thứ 3 (sau Bảo Việt
61%, Bảo Minh 22%), tuy nhiên vẫn ở khoảng cách rất xa so với Bảo
Việt và Bảo Minh.
b)Tình hình kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm con người năm 2007 của
PJICO
Tổng doanh thu bảo hiểm con người toàn công ty năm 2007 đạt 80 tỷ
đồng theo kế hoạch, tăng trưởng 20% so với năm 2006.
Trong đó:
Bảo hiểm học sinh :39 tỷ đồng (tăng trưởng 22%)
Bảo hiểm con người khác: 41 tỷ đồng
Bồi thường 57 tỷ đồng chiếm 71% doanh thu nghiệp vụ
Đánh giá về họat động bảo hiểm con người năm 2007:
-Nghiệp vụ bảo hiểm con người được coi là một trong những nghiệp

vụ trọng yếu trong sự phát triẻn của công ty PJICO, tuy nhiên sự tăng
trưởng chưa được như kỳ vọng. Năm 2007, Công ty đã tập trung mạnh
vào bảo hiểm sinh viên các trường đại học, cảo đẳng, trung học chuyên
nghiệp, giáo viên (là đối tượng bảo hiểm có TLBT tương đối thấp), doanh
thu nhóm nghiệp vụ này tăng khoảng 22% so với năm 2006.
-Công ty đã xây dựng và bắt đầu đưa ra thị trường một số sản phẩm
bảo hiểm mới trong đó có sản phẩm bảo hiểm y tế chất lượng cao, bảo
hiểm tai nạn cho người vay tín dụng… thiết kế để bổ sung nhiều sản phẩm
giá trị gia tăng cho các sản phẩm bảo hiểm con người như cứu trợ SOS, tư
vấn y tế, cấp cứu 115… , tuy nhiên các nghiệp vụ mới chưa mang lại tăng
trưởng đột biến về doanh thu cho Công ty.
-Công ty đã triển khai áp dụng toàn diện Bộ tiêu chuẩn ISO về bảo
hiểm con người tại các chi nhánh trên toàn quốc do đó công tác quản lý
nghiệp vụ đã dần đi vào nề nếp. Tuy nhiên công tác báo cáo thống kê vần
còn chậm và công ty chưa có hình thức cụ thể để chấn chỉnh đơn vị mà
chỉ giới hạn ở mức nhắc nhở.
-Trong quá trình khai thác PJICO đã rất thận trọng với những trường
hợp nhà môi giới chào mời tham gia bảo hiểm cho khác hàng truyền
thông của họ với những điều khoản mở rộng bất hợp lý, vì vậy doanh thu
qua môi giới chưa cao.
2.2.3. Bảo hiểm hàng hóa
a) Tình hình thị trường:
-Thị trường BH hàng hóa vẫn chịu sự cạnh tranh gay gắt giữa các
công ty BH bằng cách hạ phí để được dịch vụ không cần tính đến hiệu quả
kinh doanh, thậm chí có những mặt hàng phí giảm tới 60-70%.
Phí BH hàng hóa của toàn thị trường ước tính trong năm 2007 là:
khoảng 646 tỷ đ, tăng trưởng 22% so với năm 2006. Doanh thu, thị phần
của một số công ty khác cụ thể như sau:
TT
Tên doanh

nghiệp
DT 2006
(tỷ đ)
DT 2007
(tỷ đ)
Tỷ lệ
tăng
trưởng
Thị phần
1
Bảo Việt
148,49
190,97
28,6%
29,5%
2
Bảo Minh
104,80
143,58
37%
22,2%
3
PJICO
82,60
90,00
9%
14%
4
PVI
59,60

54,90
-7,9%
8,5%
5
Bảo Long
28,57
65,66
130%
10,2%
6
Các DN khác
105,12
101,14
-24%
15,6%
Tổng cộng
529,18
646,25
22%
100%
(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
b) Kết quả họat động kinh doanh 2007 của PJICO
-Doanh thu đạt 90 tỷ đ, tăng trưởng 9% so với 2006, thị phần 14%,
đứng thứ 3 trên thị trường (sau Bảo Việt, Bảo Minh). TLBT 16,7%, giảm
so với TLBT 18,2% năm 2006.
-Trong cơ cấu doanh thu hàng hóa gồm ba nghiệp vụ chính: Hàng
nhập, Hàng xuất, Vận chuyển nội địa thì nghiệp vụ Hàng nhập chiếm 93%
doanh thu. PJICO vẫn dẫn đầu trong bảo hiểm các mặt hàng xăng dầu,
mặt hàng thép do tận dụng được lợi thế của các cổ đông, đã ký tái tục hợp
đồng bảo hiểm được với các đơn vị lớn như: Tổng Công ty xăng dầu,

Thép Miền Nam, POMINA, VINAKWOE, Xăng Dầu Quân Đội, Tổng
Công Ty Chăn Nuôi, Tổng Công Ty Lương thực I, Thép Hòa Phát, Thép
Phú Mỹ, xăng dầu Hàng Không…
-Bảo hiểm hàng hóa tăng trưởng thấp hơn thị trường do Công ty chủ
động bỏ không khai thác bảo hiểm hàng xá do luôn bị lỗ ở mảng thị
trường này - đây là mặt hàng trọng điểm có doanh thu cao, các khách
hàng của PJICO đã chuyển sang tham gia bảo hiểm tại Bảo Việt, Bảo
Minh, PVI…Bắt đầu từ quý III năm 2007, do công tác kiểm soát, quản lý
rủi ro chung đối với mặt hàng này của toàn thị trường được cải thiện đáng
kể, PJICO đã quay lại khai thác mặt hàng này và hy vọng sẽ có sự tăng
trưởng tốt trong năm 2008.
2.2.4. Bảo hiẻm tàu thủy, P&I
a)Tình hình thị trường:
Toàn thị trường năm 2007 đạt 828 tỷ, tăng trưởng so với năm 2006 là
33%. Doanh thu, thị phần của một số công ty khác trên thị trường cụ thể
như sau:
TT
Tên doanh
nghiệp
DT
2006(tỷđ)
DT
2007(tỷđ)
Tỷ lệ tăng
trưởng
Thị phần
1
PVI
223,77
279,89

25%
33,8%
2
Bảo Việt
193,24
264,67
37%
32%
3
Bảo Minh
102,16
145,89
43%
17,6%
4
PJICO
84,60
101,00
19%
12,2%
5
Các DN khác
17,99
36,60
120%
4,4%
Tổng cộng
621,76
828,11
33%

100%
(nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
b)Kết quả kinh doanh nghiệp vụ tàu thủy PJICO năm 2007:
b.1/Nghiệp vụ tàu biển:
+Doanh thu:
Doanh thu toàn Công ty năm 2007 đạt 78,5 tỷ đ, tăng trưởng so với
năm 2006 là 21,7%
Các đơn vị có tỷ lệ tăng trưởng cao là: Văn phòng công ty, Hải
Phòng, Sài Gòn, Bến Thành, Bình Dương, Khánh Hòa, Nghệ An.
+Bồi thường:
Năm 2007 do Công ty đã có chủ trương đúng đắn trong việc hoạch
định chiến lược khai thác như: Không nhận BH đối với các tàu dưới 1.000
MT, tàu lắp máy cũ, tàu già (trên 20 tuổi thuộc các chủ tàu nhỏ), nên tỷ lệ
bồi thường năm 2007 của chúng ta là rất tốt, tỷ lệ bồi thường 35,8%.
Đơn vị có tỷ lệ bồi thường + ước bồi thường cao: Bến Thành, Đà
Nẵng.
b.2/Nghiệp vụ tàu thủy nội địa:
+Doanh thu:
Doanh thu toàn Công ty năm 2007 đạt 12 tỷ, tăng trưởng so với 2006
là 1,69%.
Các đơn vị có tỷ lệ tăng trưởng cao: Hải Phòng, Sài Gòn, Cần Thơ,
Quảng Ninh.
+Bồi thường:
Năm 2007 do Công ty đã có chủ trương đúng đắn trong việc hoạch
định chiến lược khai thác như: loại trừ trách nhiệm đối với hàng hóa, đâm
va, nên tỷ lệ bồi thường năm 2007 của chúng ta khả quan hơn so với tổn
thất chung của thị trường, tỷ lệ bồi thường 60%.
Các đơn vị có tỷ lệ bồi thường cao: An Giang, Khánh Hòa, Hải
Dương.
b.3/Nghiệp vụ Tàu cá:

+Doanh thu:
Doanh thu toàn Công ty năm 2007 đạt 6,07 tỷ, tăng trưởng so với
năm 2006 là -1%.
Nguyên nhân nghiệp vụ tàu cá không tăng trưởng do Công ty không
chủ trương triển khai nghiệp vụ này trên phạm vi toàn quốc, mà chủ yếu
vẫn chỉ tập trung ở các thị trường trọng điểm: Vũng Tàu, Kiên Giang.
+Bồi thường:
Năm 2007 không có vụ tổn thất lớn nào phát sinh, nhưng tỷ lệ bồi
thường vẫn cao (100%) là do các vụ tổn thất từ năm 2006 chuyển sang.
Nếu không tính các vụ tổn thất lớn tù năm trước chuyển sang thì tỷ lệ bồi
thường thường xuyên chỉ chiếm trên 60%.
2.2.5. Bảo hiểm tài sản, kỹ thuật, bảo hiểm khác
a)Tình hình thị trường:
Toàn thị trường năm 2007 đạt 2.815 tỷ đ, tăng trưởng 28% so với
năm 2006. PVI có sự tăng trưởng rất tốt ở nhóm nghiệp vụ này do các tài
sản, dự án trong ngành dầu khí tăng rất nhiều trong năm 2007. Bảo Minh
cũng có sự tăng trưởng tốt ở nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ (tăng trưởng
khoảng 33%).
Doanh thu, thị phần của một số công ty khác trên thị trường cụ thể
như sau:
TT
Tên doanh
nghiệp
DT 2006
(tỷ đ)
DT 2007
(tỷ đ)
Tỷ lệ
tăng
trưởng

Thị phần
1
PVI
755,88
1.131,8
50%
40%
2
Bảo Việt
537,47
507,34
-5,6%
18%
3
Bảo Minh
343,43
480
40%
17%
4
PJICO
150,2
146
-2,8%
5,2%
5
PTI
124
110
-11%

3,9%
6
Các DN khác
290,61
440,3
51%
15,6%
Tổng cộng
2.201,59
2.815,44
28%
100%
b)Tình hình kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, kỹ thuật của
PJICO:
b.1 Bảo hiểm tài sản,bảo hiểm khác:
DT 2007 đạt 72 tỷ đồng, tăng trưởng 5% so với năm 2006.
Nghiệp vụ tài sản của tất cả các Chi nhánh lớn đều không tăng
trưởng thậm chí có Chi nhánh giảm như: Quảng Ninh, Đà Nẵng, Gia
Định, Cần Thơ, Gia Lai.
Các chi nhánh có tốc độ tăng trưởng bảo hiểm tài sản cao: Lào Cai
trên 200% Phú Thọ 240%, Vĩnh Phúc 200%, Tây Nguyên 200%
Doanh thu bảo hiểm không đạt được tốc độ tăng trưởng cao như
mong muốn do:
-Chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc mang lại tuy nhiên thực tế chế
độ bắt buộc năm 2007 tác động không lớn.
-Sự cạnh tranh khốc liệt của các Công ty bảo hiểm khác.
-Doanh thu của các khu vực trọng điểm chưa được cải thiện như thị
trường thành phố HCM có doanh thu phí bảo hiểm tài sản trên 400 tỷ đ
chiếm 44% tổng doanh thu toàn thị trường nhưng 3 đơn vị PJICO ở TP.
HCM có doanh thu 6,2 tỷ đ chiếm 1.6% doanh thu bảo hiểm tài sản khu

vực thành phố HCM.
-Sự chỉ đạo chưa sát sao, quyết liệt từ phía Công ty.
-Trình độ nghiệp vụ của cán bộ PJICO hạn chế nên ảnh hưởng đến
việc khai thác nghiệp vụ bảo hiểm này.
-Doanh thu phí bảo hiể thu từ các khách hàng có yếu tố nước ngoài
thấp vì các dịch vụ này đều khai thác qua các Công ty môi giới bảo hiểm
nhưng uy tín của PJICO với các Công ty môi giới chưa được khẳng định
nên các Công ty môi giới ít giới thiệu dịch vụ cho PJICO thậm chí cả năm
chỉ mời PJICO chào cho một, hai dịch vụ.
Bảo hiểm trách nhiệm và tài sản khác tăng trưởng tốt tăng trưởng
200% so với năm 2006. Xu thế chung xã hội càng phát triển thì bảo hiểm
trách nhiệm càng phát triển vì vậy trong chúng ta cần phải chủ động nắm
bắt cơ hội và đưa bảo hiểm trách nhiệm thành nghiệp vụ chiếm tỷ trọng
doanh thu cao trong cơ cấu doanh thu của Công ty.
b.2. Bảo hiểm kỹ thuật (xây dựng lắp đặt, máy móc thiết bị…)
Thị trường tăng trưởng 18,5%, tuy nhiên tình hình kinh doanh
nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật toàn Công ty năm 2007 lại không tăng so với
năm 2006. Doanh thu toàn công ty đạt khoảng 74 tỷ đ, không tăng trưởng
so với năm 2006. Tại văn phòng công ty vẫn đạt tốc độ tăng trưởng trên
20% so với năm 2006 tuy nhiên năm 2007 các chi nhánh tập trung chủ
yếu vào khai thác bảo hiểm xe cơ giới và đặc biệt là xe máy vì vậy doanh
thu bảo hiểm kỹ thuật tại các chi nhánh hầu hết giảm so với năm 2006.
-Mặt khác, trong năm 2007 PJICO đã mất nhiều khách hàng lớn về
bảo hiểm dự án. Khách hàng EVN tỷ lệ tham gia của PJICO chỉ còn
khoảng 15% đến 20% so với tỉ lệ 25% hoặc 30% trong những năm 2005,
2006 do sự ra đời của GIC (công ty mà EVN góp 30% vốn).
-Một số các dự án giao thông và các dự án khác bị loại hồ sơ do
không điều kiện vốn điều lệ 300 tỷ.
-Hầu hết các dự án PJICO tham gia bảo hiểm năm 2007 đều là đồng
bảo hiểm với vai trò là công ty đồng bảo hiểm với tỷ lệ thấp hoặc đồng

bảo hiểm sau vì chúng ta không đủ điều kiện mà chủ yếu dựa vào quan
hệ. Không có dự án lớn nào chúng ta là nhà đứng đầu bảo hiểm. Đây là
dấu hiệu PJICO đang ngày mất dần vai trò đối thủ cạnh tranh ở tốp đầu
trên thị trường trong mảng nghiệp vụ bảo hiểm này.
-Doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật tập trung chủ yếu tại khu
vực Hà Nội, Các chi nhánh có doanh thu bảo hiểm kỹ thuật lớn gồm có
Sài Gòn, Tây Nguyên, Nghệ An, Hà Tây, Quảng Ngãi, Quảng Ninh,
Thanh Hóa, Hà Tĩnh, các chi nhánh còn lại đều có doanh thu dưới 01 tỷ
đồng. Trình độ cán bộ nghiệp vụ tại các chi nhánh năm 2007 chưa có cải
thiện gì nhiều so với năm 2006.Mật độ các trao đổi nghiệp vụ giữa các chi
nhánh và phòng TSKT Công ty cũng rất thưa thớt.
-Năm 2007 Công ty đã ban hành ISO đối với nghiệp vụ kỹ thuật, tuy
nhiên trên thực tế hầu như rất ít đơn vị tuân thủ áp dụng triệt để quy trình
này.Qua khảo sát thực tế tại một số chi nhánh cũng như trao đổi qua điện
thoại phòng TSKT thấy rằng việc không áp dụng quy trình ISO là vì đơn
vị chưa đọc quy trình, nhiều đơn vị khi hỏi đến còn trả lời là chưa biết.
Như vậy vai trò của lãnh đạo các đơn vị trong việc triển khai chủ trương
của Công ty là rất yếu dẫn đến cán bộ khai thác không nắm được quy định
của Công ty.
-Về mặt nội dung nghiệp vụ, vẫn còn tồn tại khá nhiều những sai sót
trong quá trình cấp đơn bảo hiểm điển hình có chi nhán Quảng Ninh, Bình
Dương, Sài Gòn
2.3. Công tác tái bảo hiểm (TBH)
Việc tuân thủ quy trình tái bảo hiểm của Công ty được cải thiện đáng
kể trong thời gian qua, các đơn vị đã thực hiện đúng các quy định về
thông báo tái bảo hiểm.
Công ty đã thực hiện tái tục thành công chương trình TBH Công ty
2008 cho 04 nhóm nghiệp vụ chính: hàng hải, hỏa hoạn, kỹ thuật và hỗn
hợp. Công ty cũng duy trì quan hệ chặt chẽ giữa PJICO và các công ty tái
bảo hiểm lớn trên thế giới như Munich Re, Swiss Re, Korean Re,… làm

cơ sở thực hiện tiếp theo năm 2008 đối với các dự án lớn thực hiện khả thi
và thiết lập, tìm hiểu mở rộng cơ hội, thị trường nhận TBH.
Công ty cũng tiếp tục tìm kiếm thêm các đối tác nhận và nhượng tái
bảo hiểm từ thị trường trong nước cũng như ở một số nước trong khu vực
nhằm tăng cường quan hệ và đa dạng các đối tác trong việc nhận và
chuyển rủi ro.
Số liệu về họat động nhận, nhượng TBH năm 2007 cụ thể như sau:
a)Họat động nhượng TBH năm 2007:
-Trả phí nhượng TBH: 212 tỷ VNĐ
-Thu Hoa hồng TBH: 50 tỷ VNĐ
-Thu bồi thường TBH: 50,2 VNĐ
b)Họat động nhận TBH năm 2007:
-Thu phí nhận TBH: 51,7 tỷ VNĐ
-Trả Hoa hồng TBH, bồi thường TBH: 49,5 tỷ VNĐ
(ghi chú: số liệu bồi thường nhận tái trên bao gồm cả phần nhượng
TBH từ năm 2006 chuyển sang khoảng gần 20 tỷ VNĐ)
2.4. Công tác đầu tư
Năm 2007 là một năm thành công đối với họat động đầu tư của Công
ty. Doanh thu đầu tư đạt 60 tỷ đồng, bằng 150% kế hoạch và tiếp tục là
nguồn cấu thành chủ yếu lợi nhuận của toàn Công ty.
-Công ty tiếp tục đa dạng hóa danh mục đầu tư, Doanh thu đầu tư có
được từ các nguồn lãi tiền gửi, lãi kinh doanh chứng khoán, lãi cho vay
cầm cố chứng khoán, lãi cho vay doanh nghiệp… trong đó đóng góp chủ
yếu vào lợi nhuận đầu tư là mảng kinh doanh chứng khoán.
-Doanh thu đầu tư năm 2007 cao dẫn tới Tỷ suất lợi nhuận đầu tư
trên vốn điều lệ đạt với 43%. Tỷ suất lợi nhuận đầu tư trên tổng số vốn
đầu tư đạt 24%.
-Năm 2007, Công ty cũng thực hiện việc tăng vốn điều lệ lên 336 tỷ
đ, phương án khuyến khích cán bộ nhân viên qua việc phát hành cổ phiếu
cho cán bộ nhân viên. Việc tăng Vốn điều lệ theo quyết định của HĐQT

và ĐHĐCĐ Công ty đến nay cơ bản đã hoàn thành: Sau khi có nghị quyết
của HĐQT Công ty đã hoàng thành việc xin ý kiến cổ đông, Hoàn thành
bộ hồ sơ chào bán chứng khoán ra công chúng bao gồm bản cáo bạch và
các tài liệu khác. Đến nay Bộ tài chính đã có văn bản số 15312/BTC-BH
ngày 12/11/2007 chấp thuận phương án tăng Vốn điều lệ của PJICO, Chủ
tịch UBCKNN đã cấp giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công
chúng số 258/UBCK-GCN ngày 25/12/2007 cho Công ty. Công ty đã
thực hiện việc thông báo phát hành trên các phương tiện thông tin đại
chúng. Hội đồng quản trị cũng đã phê duyệt quy chế nội bộ phát hành cổ
phiếu cho CBNV và danh sách CBNV được mua cổ phần. Ngày
31/01/2008 là thời hạn cuối cùng để Cổ đông và CBNV nộp tiền mua cổ
phần.
3. Đánh giá các mặt công tác khác
3.1. Công tác giám định, bồi thường
a)Thuận lợi:
-Các Chi nhánh PJICO nhất là các Chi nhánh mới thành lập đi vào
họat động ổn định, đội ngũ cán bộ làm công tác giám định bồi thường đã
làm quen với công việc thực tế.
-Mạng lưới của PJICO rộng và có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố
nên việc phối hợp giám định giải quyết BT hộ giữa các đơn vị trong toàn
công ty cũng được thuận lợi.
-Công ty cũng đã thiết lập được quan hệ với nhiều công ty giám định
tại địa phương đặc biệt trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải và tài sản đảm
bảo việc giám định kịp thời các tổn thất lớn.
-Công ty có phân cấp thêm cho các VPKV tại HN để tăng cường tính
chủ động trong kinh doanh và phục vụ khách hàng.
b)Khó khăn:
-Trong năm 2007 Phòng GĐBT Công ty và một số chi nhánh có thay
đổi về nhân sự làm công tác này như chuyển sang đơn vị BH khác n ên có
sự xáo trộn trong việc thụ lý và tiếp cận các hồ sơ đang giải quyết.

-Tình hình trục lợi BH gia tăng và ngày càng phức tạp đòi hỏi mất
nhiều thời gian thanh tra, xác minh khi giải quyết việc giám định, bồi
thường. Tình hình cạnh tranh giữa các DNBH gay gắt, khách hàng có sự
so sánh.
-Một số vụ bồi thường lớn từ những năm trước chuyển sang có tranh
chấp, mất nhiều thời gian giải quyết.
-Vấn đề khai thác bán bảo hiểm cũng có những vấn đề tồn tại như
điều kiện, điều khoản không rõ ràng, chặt chẽ, vấn đề thu phí BH của
khách hàng, chiếm dụng phí của cán bộ… dẫn đến việc giải quyết bồi
thường không được thuận lợi, có một số trường hợp gây thắc mắc, khiếu
kiện của khách hàng.
-Số cán bộ làm công tác GĐBT tại các đơn vị còn thiếu, kiêm nhiệm
các công việc quản lý, khai thác… Sự phối họp giữa các phòng ban,bộ
phận, chi nhánh chưa kịp thời dẫn đến một số vụ tổn thất xử lý còn chậm
trễ.
-Đội ngũ cán bộ làm công tác này còn mỏng, trình độ chưa chuyên
sâu, chưa đồng đều không cập nhật được các văn bản hướng dẫn về lĩnh
vực này nên ảnh hưởng đến chất lượng bồi thường tại các đơn vị và nói
chung toàn công ty.
c)Đánh giá công tác giải quyết bồi thường trên phân cấp
Năm 2007 Công ty tập trung giải quyết dứt điểm các vụ BT lớn của
Công ty và các vụ BT trên phân cấp của các đơn vị, phối hợp, hướng dẫn
các đơn vị giải quyết các vụ việc BT lớn và tồn đọng lớn từ năm 2006
chuyển sang và tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn GĐBT
các nghiệp vụ theo ISO. Công tác giải quyết bồi thường trên phân cấp các
nhóm nghiệp vụ cụ thể như sau:
Nghiệp vụ BH TSKT:
-Tập trung giải quyết và hướng dẫn, phối hợp cùng Chi nhánh giải
quyết một số vụ tổn thất lớn như: Vụ cháy của Famiro Hải Phòng, vụ tổn
thất cầu Thanh Trì, vụ tổn thất cháy NM nhiệt điện Cao Ngạn, Cháy nổ

bồn bể tại Công ty XD KV 5, vụ cháy công ty nhựa Chí Thành, Công ty
CP Tân Việt Phát, vụ tổn thất sập cầu Cần THơ, các vụ tổn thất do bão, lũ
ở Miền Trung, Miền Nam của Chi nhánh Đà Nẵng, Nghệ An, Hải Phòng,
Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Ngãi.
-Tổng số vụ BT trên phân cấp phát sinh trong năm là 36. Trong đó đã
giải quyết BT 24 vụ, các vụ việc còn lại là những vụ tổn thất lớn đang tiếp
tục giám định và giải quyết tiếp. Ngoài ra còn một số vụ từ những năm
trước chuyển sang đang tiếp tục phải hoàn thiện hồ sơ giải quyết.
-Giải quyết một số vụ tranh chấp về nghiệp vụ này như vụ TN người
thứ 3 của công ty Trần Gia, vụ cháy của Công ty TNHH Hoàng Phát –
Bình Định.
Nghiệp vụ BH Hàng hải:
-Tập trung chỉ đạo giải quyết một số vụ BT lớn của Công ty và tại
các Chi nhánh: Trách nhiệm tàu Nhà bè 01 đâm va cầu Cảng K99, vụ tổn
thất hàng đông lạnh của Sài Gòn, vụ tổn thất hàng đông lạnh của Coimex
do Chi nhánh Vũng Tàu cấp đơn, vụ tổn thất chìm hàng hóa đường bao
của Chi nhánh Sóc Trăng, vụ tổn thất tàu Bình Minh 01 đâm va tàu cá tại
Trung Quốc và đâm va tàu Atora tại Sài Gòn, Vụ tổn thất tàu Âu Lạc
Dragon đâm va tàu Gan Valour, một số vụ BT tàu của Chi nhánh An
Giang, Kiên Giang, Vũng Tàu, Khánh Hòa, Quảng Ninh. Giải qyết một số
vụ BT, tranh chấp về P&I với Hội của các tàu thuộc Chi nhánh Đà Nẵng,
Gia Định, Hải Phòng và VP Cty.
-Số vụ BT hàng hóa trên phân cấp: phát sinh 06 vụ đã giải quyết
xong không còn tồn vụ nào. Một số vụ tổn thất xảy ra ở nước ngoài đang
chỉ định giám định và thu thập hồ sơ.
-Số vụ BT TNDS chủ tàu trong nước 18 vụ đã hướng dẫn và giải
quyết. Số vụ BT P&I trên phân cấp phát sinh 19 vụ, đã giải quyết 3 vụ còn
lại đang hướng dẫn hoàn tất hồ sơ để được giải quyết.
-Số vụ BT thân tàu: tiếp nhận 35 vụ thông báo BT trên phân cấp, đã
giải quyết BT 17 vụ, còn lại đang hướng dẫn Chi nhánh hoàn tất để giải

quyết tiếp.
-Tập trung công tác đòi người thứ 3 một số vụ tổn thất hàng hóa lớn
thông qua một số Cty chuyên đòi từ nước ngoài và trong nước. Đã đòi
thành công thông qua thương lượng 1 vụ, một vụ khởi kiện tòa sơ thẩm ta
thắng và hiện tiếp tục theo đuổi tại Tòa Phúc thẩm, hiện còn một vụ đang
tiếp hành truy đòi tiếp. Một số vụ có khả năng chuyển sang khởi kiện do
Chủ tàu không hợp tác.
Nghiệp vụ BH ô tô:
-Năm 2007 đã phân cấp thêm cho các VPKV Hà Nội nên Phòng
GĐBT Công ty có điều kiện tập trung giải quyết BT các vụ BT tại VP Cty
và trên phân cấp của các Chi nhánh, các vụ BT trên phân cấp của các VP
khu vực HN.
-Công ty đã hướng dẫn các chi nhánh trong việc giám định, bồi
thường nghiệp vụ này, phối hợp giải quyết các vụ tổn thất lớn và duyệt giá
sửa chữa từ đầu.
-Theo thống kê trong năm phát sinh 52 vụ trên phân cấp tại các Chi
nhánh, trong đó đã giải quyết được 27 vụ BT trên phân cấp. Còn lại đang
hướng dẫn hoàn tất hồ sơ để giải quyết tiếp.
Nghiệp vụ BH con người:
Số hồ sơ phát sinh không đáng kể và số tiền BT nhỏ tại VP Công ty.
Vì vậy, Công ty chủ yếu thực hiện việc hướng dẫn giải đáp cho các đơn vị
về nghiệp vụ.
B.PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU KINH DOANH CUA PJICO
NĂM 2008.
I . Những định hướng chung và mục tiêu cơ bản.
a/ Định hướng chung :

×