Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Chính sách tiền tệ và phương thức vận hành các chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam - 3 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.74 KB, 8 trang )

tiền tệ, tỷ lệ cho vay trên vốn lưu động hay trên trịo giá lô hàng thế chấp cao. Ngược
lại khi muốn hạn chế tín dụng NHTM. NHTW ấn định tỷ lệ cho vay thật thấp, làm
như vậy là để buộc các đơn vị phải tung hàng tồn kho ra bán, không giữ hàng lại để
chờ giá lên. Và như vậy nghiệp vụ này giống chính sách kiểm soát tín dụng có chọn
lọc áp dụng cho từng ngành hoạt động.
1.7 Kiểm soát tín dụng tiêu dùng
Ơ ícác nước công nghiệp phát triển, thường người ta hay khuyến khích tiêu dùng
bằng nhiều cách, chẳng hạn như bán trả góp. Nhưng trong nhiều trường hợp nhất là
trong tình trạng chiến tranh, NHTW có quyền quy định mức trả tiền ngay cao hay
thấp đối với những nghiệp vụ bán hàng tiêu dùng trả góp hay mua nhà trả góp, để
hạn chế hay khuyến khiïch các nghiệp vụ này. NHTW cũng có thể rút ngắn thời hạn
thiếu chịu bằng cách tăng thêm tiền trả góp hằng tháng.
Ơ ínước ta, thể thức mua bán này ít thông dụng nhưng cũng đề cập tới, khi nền sản
suất đến giai đoạn sản xuất nhiều thì thể thức bán hàng trả góp rất phổ biến và
NHTW sẽ thấy lúc nào cần áp dụng sự can thiệp của mình.
Các công cụ để thực thi Chính sách tiền tệ trên đây chỉ liên quan đến hai đầu mối
quan hệ của NHTW với NHTG và với thị trường tiền tệ.
2. Vận dụng đối với khu vực tài chính tiền tệ đối ngoại
Ngân Hàng Trung ương thường được giao phó nhiệm vụ giao dịch với khu vực tài
chính tiền tệ nước ngoài, tức là với NHTW khác, các cơ quan tài chính tiền tệ, tín
dụng quốc tế và thực hiện quản lý ngoại hối, thực hiện những nghiệp vụ liên quan
tới cán cân thanh toán quốc tế, tổ chức và điều tiết thị trường hối đoái trong nước,
giao dịch mua bán ngoại hối trên thị trường quốc tế nhằm bảo vệ giá trị quốc ngoại
của đồng tiền tệ quốc gia. Các chính sách đưa ra bao gồm:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
2.1 Dự trữ ngoại hối
Được sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo mục tiêu của Chính sách tiền tệ.
Mỗi nước đều có khối dự trử ngoại hối, lớn hay nhỏ tùy theo khả năng của nền kinh
tế nước đó có thể tạo lập được nhiều hay ít. Nó là kết quả của tổng số thu và chi
ngoại tệ (kể cả vàng) của một nước trong một thời hạn nhất định, thường là một
năm. Dự trữ ngoại hối tăng khi thu lớn hơn chi bất kể thu chi ngoại hối vì lý do gì.


Điều đó có được khi ngân hàng trung ương mua bán ngoại hối. Ngân hàng trung
ương mua ngoại hối, khối tiền tệ tăng thêm; ngược lại khi bán ngoại hối khối tiền tệ
giảm, nếu những yếu tố khác không thay đổi.Nói chung, dự trữ ngoại hối được
thành lập là do :
Do tích lũy của NHTW, nguồn quỹ dự trữ của Ngân sách Nhà nước.
Phần trăm tỷ lệ ngoại tệ của các đơn vị, tổ chức có thu nhập ngoại tệ phải bán lại
cho Ngân hàng trung ương.
Sự biến chuyển trong Dự trữ ngoại hối tùy thuộc vào hai yếu tố chính là Thị trường
hối đoái và Chính sách hối đoái mà ta sẽ xem xét tiếp sau đây :
2.2 Thiết lập và điều tiết hoạt động của thị trường ngoại hối
Thị trường hối đoái là nơi mua bán ngoại tệ. Thị trường hối đoái tạo điều kiện môi
trường để việc mua bán giao dịch trao dịch trao ngoại hối diển ra một cách thuận lợi
dể dàng. Trong một nước mà thị trường hối đoái tổ chức quá đơn sơ, thị trường hối
đoái không tổ chức sẽ bành trướng mạnh mẽ, khiến cho NHTW chẳng những không
tích lũy được dự trữ ngoại hối, mà cũng không chủ động được nguồn cung ứng tiền
tệ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Các đơn vị này khi có nhu cầu ngoại tệ
lại đi mua ngoại tệ trôi nổi trên thị thị trường không tổ chức bằng lượng tiền đồng
trong nước mà hậu quả cuối cùng là số lượng tiền nội địa lớn luân chuyển ngoài hệ
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
thống Ngân hàng: một yếu tố làm tăng áp lực vay tiền Ngân hàng để bổ sung nguồn
vốn lưu động và NHTM lại thiếu tiền. Từ đó áp lực trên nhu cầu phát hành tiền sẽ
gia tăng.
Thị trường hối đoái có tổ chức hoàn hảo hay không còn tùy thuộc vào chính sách
hối đói (đáp ứng chính sách kinh tế mở cửa tới mức độ nào )
2.3 Chính cách ngoại hối
Tập hợp tất cả những quy chế, chính sách, điều kiện, yêu cầu về quản lý ngoại hối.
Trên cơ sở đó mà đảm bảo cho mọi công cụ liên quan đến ngoại hối hoạt động có
hiệu quả.
Đối với Việt Nam, nguyên tắc là áp dụng chính sách ngoại hối có quản lý chặt.
Theo đó, tất cả các tổ chức, các cá nhân có ngoại tệ đều phải bán cho ngân hàng

được phép kinh doanh ngoại hối, khi có nhu cầu thì mua ngoại tệ tại ngân hàng. Các
tổ chức thì có thể mua ngoại tệ tại thị trường hối đoái trong nước.
Nhưng trong thực tế, các tổ chức cá nhân lại có thể mua bán ngoại tệ trôi nổi ngoài
những nơi chỉ định trên, mặc dầu bị cấm đoán. Chính vì vậy một lượng lớn ngoại tệ
đang lưu hành bên ngoài hệ thống ngân hàng.
Lại nữa, chúng ta đang tổ chức thị trường mua bán ngoại tệ với tỷ giá dựa trên cơ sở
cung cầu thị trường, đồng thời vẫn duy trì một cơ chế tiền gởi bằng ngoại tệ trong
hệ thống ngân hàng để rồi nhận lấy hết những rủi ro không đáng có. Có một nghịch
lý là: Trong khi chúng ta đang khuyến khích thu hút ngoại tệ vào trong nước để đầu
tư phát triển kinh tế, nhưng với cơ chế và cách làm của ta, chúng ta phải đem ngoại
tệ ra gởi ở nước ngoài, vô tình đã làm lợi cho những nước có ngoại tệ đó !
Tóm lại, một chính sách ngoại hối độc quyền, quá cứng nhắc sẽ không tránh khỏi
những căng thẳng như trên. Đó là điểm cần lưu ý khi thiết lập một thị trường hối
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
đoái có tổ chức với những quy định sao cho uyển chuyển thích hợp với tình hình
thực tế trong nước mà không cản trở sản xuất kinh doanh.
2.4 Tỷ giá hối đoái (hối suất)
Tỷ giá hối đoái là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, cũng là đòn bẩy kinh tế tác
động mạnh đến các hoạt động sản suất kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu trong
nước. Việc hình thành tỷ giá hối đoái phải theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của
Nhà nước trong một giai đoạn nhất định tùy theo điều kiện, đặc điểm của từng thời
kỳ.
Một tỷ giá hối đoái quá thấp (tức đồng bản tệ có giá trị tăng lên so với ngoại tệ) có
tác dụng khuyến khích nhập khẩu, gây bất lợi cho xuất khẩu vì hàng xuất khẩu
tương đối đắt, khó bán ra nước ngoài, tức là gây trở ngại cho ngành sản xuất trong
nước hướng về xuất khẩu, bất lợi cho việc chuyển dịch ngoại tệ từ nước ngoài vào
trong nước, khối lượng dự trữ ngoại hối sẽ bị xói mòn. Ngược lại, một tỷ giá hối
đoái cao sẽ có tác động bất lợi cho nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu vì làm cho
hàng nhập khẩu đắt hơn, hàng xuất khẩu rẻ hơn, dể cạnh tranh trên thịo trường quốc
tế, dể tìm được thị trường hơn. Do đó, những ngành sản xuất có nguyên liệu nhập

khẩu hay thay thể hàng nhập khẩu gặp trở ngại trong khi ngành sản xuất hàng cho
thị trường nước ngoài thuận lợi hơn, lượng ngoại tệ có khuynh hướng chuyển vào
trong nước khá hơn, khối dự trử ngoại tệ có cơ hội gia tăng.
Trong các trường hợp trên, NHTW can thiệp để giữ cho tỷ giá hối đoái không thăng
trầm quá đáng, làm dịu bớt những tình trạng bất ổn định của nền kinh tế trong nước.
NHTW can thiệp trên thị trường hối đoái bằng cách tham gia mua hay bán ngoại tệ
để duy trì tỷ giá hối đoái biến đổi trong một biên vực không quá lớn, nhờ đó chế
ngự bớt tác động đối với nền kinh tế trong nước. Khi giá ngoại tệ lên cao, NHTW
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
đưa ngoại tệ ra bán để làm chậm bớt nhịp tăng giá ngoại tệ. Dĩ nhiên, chỉ làm được
điều đó khi dự trữ ngoại còn ở mức độ tương đối khả quan. Ngược lại, khi giá ngoại
tệ xuống quá thấp, NHTW dùng tiền trong nước mua ngoại tệ vào để duy trì một
biên vực biến đổi ít tác động mạnh đối với sinh hoạt kinh tế trong nước nhất là để
tái tạo khối dự trữ ngoại tệ đã bị thiếu hụt.
PHẦN 2. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NHNN VIỆT NAM
A . TÌNH HÌNH VẬN HÀNH CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA
NHNN VIỆT NAM HIỆN NAY
I. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC
Mục tiêu chiến lược theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX là
: “Thực thi Chính sách tiền tệ góp phần ổn định kinh tế vi mô, kiểm soát lạm phát,
thúc đẩy sản suất tiêu dùng, kích thích đầu tư phát triển. Sử dụng linh hoạt các công
cụ chính sách tiền tệ như tỷ giá, lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở theo nguyên tắc
thị trường. Nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổi của đông Việt
Nam hình thành môi trường minh bạch, lành mạnh và bình đẳng cho hoạt động
của hệ thống Ngân hàng “
II. CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU HÀNH CSTT HIỆN NAY
Mục điïch của Chính sách tiền tệ là điều tiết lượng tiền trong lưu thông, sự điều tiết
này thể hiện qua hai hướng: mở rộng và thắc chặc tiền tệ. Việc điều tiết lượng cung
tiền như thế nào để cho nền kinh tế phát triển một cách nhịp nhàng luôn là vấn đề
nan giải của các quốc gia, thiếu hay thừa tiền luôn có tác dụng tiêu cực của nó. Tuy

nhiên, trong thực tế điều hành CSTT tùy vào từng thời kỳ phát triển kinh tế, tùy vào
hoàn cảnh cụ thể của Kinh tế - xã hội mà sử dụng CSTT thắt chặt hay mở rộng tiền
tệ. Đây cũng là vấn đề nhạy cảm đối với các nhà điều hành CSTT. Để làm được
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
điều này, NHTW phải sử dụng hàng loạt các công cụ như: dự trữ bắt buộc, lãi suất,
tỷ giá hối đoái, tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở. Ơ í nước ta trong thời gian
qua, NHNN đã thể hiện vai trò của mình trong việc thực thi CSTT, được thể hiện
thông qua việc sử dụng các công cụ như sau:
1. Công cụ lãi suất
Lãi suất là một công cụ quan trọng đặc biệt trong tay NHNN để hạch định và điều
hành Chính sách tiền tệ. Lãi suất là vấn đề hết sức nhạy cảm trong nền kinh tế, nó
tác động đến mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, tích luỹ tiêu dùng, tiết
kiệm và đầu tư Kinh nghiệm quốc tế và thực tiển nước ta trong nhiều năm đổi
mới cho thấy vai trò quan trọng của cơ chế điều hành lãi suất đối với mục tiêu ổn
định và phát triển thị trường tài chính tiền tệ, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tăng
trưởng kinh tế.
Thật vậy, cùng với tiến trình đổi mới, điều hành CSTT, việc điều hành lãi suất của
NHNN đã không ngừng hoàn thiện. Từ việc NHNN bắt đầu chuyển sang thực hiện
chính sách lãi suất thực dương từ chế độ lãi suất âm năm 1992, từng bước xoá bỏ
bao cấp qua lãi suất, đánh dấu bước khởi đầu cho thực hiện mục tiêu tự do hóa lãi
suất. Từ cơ chế trần lãi suất thực hiện từ năm 1996, NHNN đã chuyển sang điều
hành theo lãi suất cơ bản năm 2000, thực hiện tự do hóa lãi suất cho vay ngoại tệ từ
tháng 6/2001 và thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng (TCTD)
với khách hàng từ tháng 6/2002.
Điểm khác biệt và nội dung đổi mới chủ yếu của cơ chế điều hành lãi suất cơ bản
khác với các cơ chế lãi suất trước đó kể cả cơ chế lãi suất trần gần đây được coi là
có nhiều tính ưu việc hơn, đó là việc xác định một mức lãi suất dựa vào quan hệ
cung cầu vốn tín dụng trên thị trường, thông qua việc tính toán bình quân các mức
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
lãi suất huy động và cho vay của một số NHTM được chọn làm đại diện, đồng thời

có tham khảo cân nhắc thêm lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất thị trường
mở, lãi suất đấu thầu trái phiếu kho bạc và một số chỉ tiêu mức tăng trưởng kinh tế,
chỉ số lạm phát, tỷ giá mức lãi suất này được công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín
dụng thực hiện cho vay. Rõ ràng là nếu như các cơ chế lãi suất trước đó chủ yếu
được điều hành theo ý thức chủ quan áp đặt hành chính thì với cơ chế lãi suất này
đã thực hiện một bước đổi mới cơ bản là NHNN đã điều hành lãi suất theo tín hiệu
thị trường chú trọng đến cung cầu vốn tín dụng và mục tiêu của Chính sách tiền tệ.
Điều đáng ghi nhận là quá trình đổi mới điều hành lãi suất đã được NHNN thực
hiện theo hướng tiến tới mục tiêu tự do hóa với những bước đi thận trọng phù hợp
với xu hướng phát triển của Thị trường tiền tệ, khả năng kiểm soát tiền tệ của
NHNN và mức độ hội nhập của kinh tế Việt Nam vào Thị trường tài chính khu vực
và thế giới. Việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận giữa TCTD va khách hàng đã
tạo điều kiện cho các quan hệ tín dụng, lãi suất phát triển, thúc đẩy cạnh tranh lành
mạnh giữa các TCTD.
Vấn đề nổi bật trong cả năm 2002 là lãi suất diễn biến trái chiều nhau, trong khi lãi
suất ngoại tệ giảm xuống thì lãi suất nội tệ tăng lên. Trước yêu cầu khách quan của
thực tiễn, từ ngày 1/6/2002 NHNN quyết định chuyển sang cơ chế lãi suất thoả
thuận Đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Theo đó các tổ
chức tín dụng được chủ động thoả thuận lãi suất đối với khách hàng trên cơ sở cung
cầu vốn, lãi suất cơ bản do NHNN công bố chỉ có tính chất tham khảo. Tuy nhiên
NHNN vẫn tiếp tục điều hành và thực hiện lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp
vốn đối với các tổ chức tín dụng. Nếu như lãi suất huy động vốn cao nhất của các tổ
chức tín dụng trong các tháng đầu năm 2002 chỉ dừng ở mức 0,6% /tháng, lãi suất
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
cho vay bình quân 0,7% /tháng thì từ tháng 6 và đặc biệt từ tháng 8/2002 và 9/2002
đã tăng lên cao. Lãi suất huy độngvốn cao nhất của nhiều NHTM lên tới 0,7% thậm
chí 0,72%, cao nhất trong vòng 3 năm gần qua. Ngay cả Ngân Hàng Ngoại Thương
Việt Nam và Ngân Hàng Công Thương Việt Nam luôn có thế mạnh về huy động
vốn, có lãi suất tiền gửi thấp, thường xuyên bán buôn vốn và chi phối trên thị
trường tiền tệ nhưng từ tháng 8 và 9/2002 tung ra chiến dịch huy động vốn bằng các

kỳ phiếu và trái phiếu lên tới 8% - 8,2%/năm. Tình hình đó đã thực sự cho thấy sự
sôi động của thị trường vốn. Điều này trước hết do nhu cầu vốn của nền kinh tế tăng
lên, tiếp theo là do sự phát triển của thị trường bất động sản và cuối cùng là do
nhiều tổ chức phi ngân hàng tham gia cạnh tranh tích cực trên thị trường vốn như
hoạt động của Trung tâm giao dịch Chứng khoán tại Thành Phố Hồ Chí Minh, các
Công ty bảo hiểm, Quỹ đầu tư, Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính, Công
ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện làm cho các NHTM không còn độc quyền trên thị
trường vốn như trước đây nữa.
Như vậy, qua gần 20 năm đổi mới, cơ chế lãi suất của NHNN đã được hoạch định
theo hướng tích cực nới lỏng, từng bước hướng tới tự do hoá, phù hợp với điều kiện
kinh tế xã hội trong nước, mức độ hội nhập của nền kinh tế nước ta với thị trường
tài chính khu vực và thế giới. Cơ chế điều hành lãi suất ngày càng trở nên linh hoạt
hơn, bám theo cung cầu vốn thị trường, dần dần mở rộng quyền chủ động xác định
lãi suất kinh doanh cho các tổ chức tài chính để tăng khả năng cạnh tranh nhưng vẫn
đảm bảo sự kiểm soát và điều hành của NHNN đối với lãi suất trên thị trường tiền
tệ.
2. Công cụ tỷ giá hối đoái
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×