CHƯƠNG 1
TỔNG QUÁT VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
1.1. QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
1.1.1 KHÁI NIỆM
Khái niệm nguồn nhân lực : Nguồn nhân lực là tất cả các thành viên
đang tham gia hoạt động cho tổ chức.
Khái niệm tổ chức : Một tập hợp gồm hai người trở lên, cùng hợp tác
chung với nhau để thực hiện những mục tiêu chung nào đó.
Khái niệm quản trị nguồn nhân lực : Việc quản lý con người ở một
đơn vị tổ chức, một công ty, một doanh nghiệp (chính sách, điều lệ, tiêu
chuẩn tuyển chọn, huấn luyện, đánh giá và trả công, công bằng, phúc lợi,
sức khỏe và an toàn lao động
Khái niệm quản trị nguồn nhân lực : nghệ thuật lãnh đạo, nghệ thuật
chỉ huy, nghệ thuật sử dụng người, nghệ thuật thực hiện công việc thông
qua người khác
1.1.2 Sự khác biệt giữa quản trị nhân viên và quản trị nguồn
nhân lực
QUẢN TRỊ NHÂN VIÊN xem Lao động là chi phí đầu vào
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC xem Nguồn nhân lực là tài sản quý cần phát
triển
QUẢN TRỊ NHÂN VIÊN : Giúp nhân viên thích nghi
ở vị trí của họ
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC : Đầu tư và phát triển
nguồn nhân lực
QUẢN TRỊ NHÂN VIÊN : Ngắn hạn và trung hạn
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC : Viễn cảnh Dài hạn
QUẢN TRỊ NHÂN VIÊN : Lợi thế cạnh tranh Thị trường và công nghệ
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC : Lợi thế cạnh tranh là chất lượng nguồn
nhân lực
QUẢN TRỊ NHÂN VIÊN : Cơ sở của năng suất và chất lượng là Máy móc +
Tổ chức
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC : Cơ sở của năng suất và chất lượng là Công
nghệ + Tổ chức + Chất lượng nguồn nhân lực
QUẢN TRỊ NHÂN VIÊN : Các yếu tố động viên là Tiền và thăng tiến nghề
nghiệp
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC : Các yếu tố động viên là Tính chất công
việc + Thăng tiến + Tiền
QUẢN TRỊ NHÂN VIÊN : Thái độ đối với sự thay đổi Nhân viên thường
chống lại sự thay đổi
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC : Nguồn nhân lực có thể thích ứng, đối mặt
với sự thách thức
1.1.3 MỤC TIÊU
1.1.3.1 Mục tiêu của xã hội
Tuân theo luật pháp;
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
Bảo vệ môi trường;
Thành lập tổ chức công đoàn.
1.1.3.2 Mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp là mục tiêu hiệu quả. Các chỉ
tiêu đo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thường là:
Tổng lợi nhuận;
Tỉ suất lợi nhuận;
Lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm/dịch vụ;
Thời hạn hoàn vốn cố định;
Vòng quay vốn lưu động;
Năng suất lao động;
Thu nhập bình quân…
1.1.3.3 Mục tiêu cá nhân
Nhân viên cần ở các nhà quản trị các vấn đề về:
Việc làm ổn định;
Đánh giá đúng năng lực, đúng sự đóng góp;
Được đối xử công bằng;
Có triển vọng trong công việc và thu nhập;
An toàn trong công việc;
Được tôn trọng, được quan tâm…
Đối với mục tiêu phục vụ nhân viên : Nhà quản trị phải giúp nhân viên mình
đạt được các mục tiêu cá nhân. Nếu lãng quên mục tiêu cá nhân của nhân viên,
năng suất lao động sẽ giảm, việc hoàn thành công tác sẽ suy giảm, và nhân viên
có thể rời bỏ cơ quan.
1.2 Cơ cấu tổ chức của bộ phận TNNL
1.2.1 Trong quản trị không có cơ cấu tổ chức nào là tổ chức tốt nhất và hoàn
chỉnh nhất tổ chức năng động.
CHỨC NĂNG TNNS TRONG XÍ NGHIỆP NHỎ
1.2.2 Chức năng phòng nhân sự
Các chức năng chủ yếu của bộ phận / phòng nhân sự phổ biến trên thế giới.
Giám đốc TNNS đảm nhận chức năng : hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra
Nhiệm vụ và trách nhiệm của Giám đốc TNNS :
Đề ra các chính sách về tuyển dụng, về nhân sự
Điều hành việc tuyển chọn, đào tạo và đánh giá nhân viên
Quản trị các kế hoạch phúc lợi
Thiết lập kế hoạch lương bổng
Tham gia thảo luận với tập thể hoặc công đoàn
Động viên nhân viên, đến nhân quyền, tái đào tạo và huấn luyện nhân
viên, giảm bớt nhân viên và sắp xếp công việc uyển chuyển.
Trình độ và tay nghề :
Đòi hỏi có trình độ học vấn, được đào tạo, và có nhiều năm kinh nghiệm
(cử nhân kinh tế, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành tâm lý học, xã
hội học…, ưu tiên thạc sĩ)
Có kiến thức, kỹ năng về các hệ thống xử lý thông tin
Kỹ năng truyền thông : chữ viết, lời nói
Kỹ năng phân tích giỏi, khả năng tổng hợp, thích nghi hay uyển chuyển
Kiên nhẫn (khi đối phó với xung đột, mâu thuẫn)
Khả năng điều hành công việc khi bị sức ép
Công bằng, nhân cách thuyết phục.
1.2.3 Vai trò phòng nhân sự
Chính sách
Đề ra các chính sách liên quan đến TNNS trong toàn cơ quan
Bảo đảm các chính sách đó được thi hành trong toàn cơ quan
Chính sách có khả năng giải quyết khó khăn, thực hiện mục tiêu của tổ
chức
Cố vấn
Tư vấn và cố vấn cho các cấp quản trị khác
Nắm vững chính sách nhân sự, theo khả năng chuyên môn để giải quyết
các vấn đề khó khăn qua các chương trình cụ thể và thích ứng với tính
cách cố vấn
Đưa ra lời khuyên, khuyến cáo thích hợp với các vấn đề nảy sinh
Dịch vụ
Giúp các bộ phận khác trong việc tuyển mộ, trắc nghiệm, tuyển chọn
nhân viên.
Các chương trình đào tạo được sắp đặt kế hoạch và tổ chức : các bộ phận
khác tham khảo ý kiến.
Quản trị các chương trình lương hưu, lương bổng, bảo hiểm, an toàn lao
động, y tế
Lưu trữ, bảo quản hồ sơ nhân viên : chức năng hành chánh giúp tất cả
các bộ phận khác trong toàn công ty
Kiểm tra
Giám sát các bộ phận khác thực hiện các chính sách, chương trình