Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cha mẹ nên ôm con ít nhất 3 lần/ngày pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.81 KB, 5 trang )

Cha mẹ nên ôm con ít nhất 3 lần/ngày
Để vun đắp tình cảm với con cái, các bậc cha mẹ nên học cách ôm con,
bởi sự tiếp xúc về mặt thân thể này không chỉ đem lại cảm giác ấm áp,
hạnh phúc mà còn giúp tạo nên một sợi dây
liên kết tình cảm mật thiết.
Theo baby.qq, ôm con chính là cách kết nối
tình cảm giữa cha mẹ và con cái. Nghiên cứu
chỉ ra rằng, trẻ em trong thời kỳ sơ sinh nếu
ít được ôm ấp sẽ hay khóc, dễ sinh bệnh, tâm tình hay buồn phiền không
yên; cho dù trẻ đã dần trưởng thành và học cách tự lập thì chúng vẫn cần
đến “sự khích lệ” này.

Những cái ôm sẽ giúp con trẻ hiểu ra rằng, dù bất cứ lúc nào, dù chúng
có phạm phải lỗi lầm lớn đến đâu thì tình yêu cha mẹ dành cho chúng
vẫn không hề thay đổi. Vì vậy, các bậc cha mẹ trẻ, mỗi ngày hãy ôm con
ít nhất ba lần.

Cái ôm đầu tiên vào sáng sớm
Ở không ít gia đình, trẻ em khởi đầu ngày mới trong những tiếng cằn
nhằn trách mắng của cha mẹ: “Làm cái gì mà chậm rề rề thế!” “Sao ăn
có tí tẹo thế kia?” “Đầu óc làm sao thế hả, suốt ngày quên này quên
nọ!”…
Những lời nói tiêu cực như vậy sẽ chỉ khiến cho trẻ cảm thấy không
thoải mái, khó chịu và thế là tâm trạng vui vẻ để chuẩn bị cho một ngày
mới cũng chẳng còn.
Trên thực tế, cho dù trẻ có làm sai việc gì hay tỏ thái độ bướng bỉnh, cáu
gắt thì cũng hãy cứ ôm con trước đã, để chúng được ở trong vòng tay
bạn ổn định lại tâm tư cảm xúc, sau đó hẵng nói những gì bạn muốn
nhắc nhở, “Nãy mẹ/bố thấy sách của con vẫn còn để trên sopha, đã cho
vào cặp chưa đấy?” “Mẹ/Bố con mình phải nhanh lên, không thì muộn
mất.”…


Khi ấy dù bạn có căn dặn, nhắc nhở hết chuyện này đến chuyện khác thì
con trẻ cũng ngoan ngoãn lắng nghe. Một ngày mới vui vẻ, tươi đẹp
cũng theo đó mà mở ra.
Cái ôm thứ hai khi chiều tối
Chiều tối khi trẻ về nhà, nhìn thấy con, nhiều ông bố bà mẹ sẽ vừa làm
việc nhà vừa hỏi một cách máy móc rằng: “Hôm nay ở nhà trẻ/trường có
vui không?” Và câu trả lời của bé cũng thật ngắn gọn súc tích: “Vui ạ!”.
Thực tế là bé đã từ chối câu hỏi của bạn, bởi bé nghĩ rằng bạn không tôn
trọng bé.
Vì thế, dù bạn có bận rộn đến mấy thì cũng hãy bỏ xấp báo hay mớ rau
trên tay xuống, dành cho con một cái ôm nồng nhiệt, con bạn sẽ cảm
nhận được cảm giác “về nhà” thực sự, bé sẽ nghĩ rằng tất cả sự chú ý của
bạn đều dành cả cho bé, thế là bé cũng sẽ rất sẵn lòng cùng bạn chia sẻ
những điều thú vị và cả nỗi buồn phiền của bé.
“Trông con vui thế, có chuyện gì hay kể cho mẹ/bố nghe xem nào?”
“Con yêu, sao trông con buồn thế, có chuyện gì nói cho mẹ/bố được
không?”
Ôm con vào lòng rồi bắt đầu câu chuyện như vậy, con sẽ nghĩ bạn hiểu
chúng hoặc muốn hiểu chúng, mà điều con trẻ mong muốn cũng chính là
“được cha mẹ hiểu”. Một cái ôm, một câu nói quan tâm chính là sự
khích lệ tốt nhất để trẻ có thể giãi bày tâm sự.
Cái ôm thứ ba trước khi trẻ lên giường
Không ít phụ huynh bận bịu việc nhà cửa, chỉ muốn mau mau chóng
chóng dỗ được con ngủ. Nhưng kì thực, từ thái độ qua loa đại khái của
bạn mà trẻ có thể nhìn ra bạn đang hết kiên nhẫn với bé, để rồi bé cũng
dùng thái độ hết kiên nhẫn như vậy đối phó với bạn.
Trên thực tế, những người làm cha mẹ dù cho cả ngày trời có bận rộn
đến đâu, trước khi con ngủ chỉ cần ngồi bên giường con một lát, kể cho
con nghe một hai câu chuyện nhỏ hay nói vài lời yêu thương, rồi nhè
nhẹ ôm con, trẻ sẽ dễ dàng cảm nhận được tình yêu cha mẹ dành cho

mình, mang theo sự quan tâm dịu dàng của cha mẹ mà tiến vào mộng
đẹp.
Ôm chính là một cách để các bậc cha mẹ bày tỏ tình cảm với con cái, nói
với con rằng bạn mãi yêu chúng. Tình yêu thương cảm nhận qua mỗi
vòng tay ôm sẽ trở thành một phần quan trọng trong cuộc đời con trẻ.

Theo VnExpress

×