Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề cương sinh thái học pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.26 KB, 6 trang )

Câu 1: Sinh thái học là gì? Mục đích, nội dung, phương pháp nghiên
cứu và ý nghĩa của việc nghiên cứu STH?
Trả Lời:
- Khái niệm:
Sinh thái học là khoa học nghiên cứu về quy luật
các quá trình phân bố, sự đa dạng của sinh vật và sự tương tác
của chúng, nghiên cứu sự di chuyển và chuyển hóa vật chất và
năng lượng qua các sinh vật trong sinh quyển.
→Sinh thái học là một KH cơ bản trong SV học, ng/c các mqh của SV
- Mục đích:
* Tìm hiểu các hiện tượng của thế giới sinh vật và môi trường xung quanh
* Cơ sở sinh thái học và ứng dụng của nó trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
* Ô nhiễn môi trường và những hệ quả về sinh thái khi dân số gia tăng?
* Những đặc điểm của xã hội loài người trong hệ sinh thái
- Phương pháp nghiên cứu:
* Nghiên cứu thực địa: Quan sát, đo đạc, thu
mẫu, ghi chép
* Nghiên cứu trong PTN: tìm hiểu những khía
cạnh về các chỉ số hđộng chức năng của cơ
thể hay tập tính của sinh vật dưới t/đ của 1
hay 1 số yếu tố môi trường 1 cách tương đối
biệt lập.
* PP mô phỏng: mô hình hóa các quá trình tự
nhiên, tính toán dạng vật chất và năng lượng
dựa trên công cụ là toán học và thông tin
được xử lý trên máy tính.
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu:
- Nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng trên cơ sở cải tạo
điều kiện sống của chúng.
- Hạn chế và tiêu diệt các địch hại, bảo vệ đời sống cho vật
nuôi, cây trồng và đời sống của con người.


- Thuần hóa và di giống các loài sinh vật.
- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, duy trì sự đa dạng
sinh học và phát triển bền vững.
- Bảo vệ và cải tạo môi trường sống cho con người và các
loài sinh vật.
Câu 2: Quần thể là gì? Có mấy loại quần thể, trong tự nhiên các sinh
vật sự phân bố theo hình thức nào là chủ yếu, tại sao?
Trả Lời:
- Khái niệm:
Quần thể là nhóm cá thể cùng một loài hoặc dưới loài, khác
nhau về giới tính; về tuổi và về kích thước, phân bố trong
vùng phân bố của loài, chúng có khả năng giao phối tự do với
nhau (trừ dạng sinh sản vô tính) để sinh ra các thế hệ mới
hữu thụ.
- Sự phân bố
* Phân bố đều khi điều kiện môi trường đồng nhất, các cá thể có tính lãnh
thổ cao. Dạng phân bố này hiếm gặp trong tự nhiên.
* Phân bố theo nhóm khi điều kiện môi trường không đồng nhất, các cá thể
có xu hướng tụ lại với nhau. Dạng phân bố này hay gặp trong tự nhiên.
* Phân bố ngẫu nhiên là dạng trung gian của hai dạng trên, khi điều kiện môi
trường đồng nhất, các cá thể không có tính lãnh thổ cao cũng không có xu
hướng tụ lại. Dạng phân bố này cũng ít gặp trong tự nhiên.

Câu 3: Quần xã là gì? Sự phân tầng trong quần xã là gì? Nguyên nhân
và ý nghĩa của sự phân tầng?
Trả Lời:
- Định nghĩa:
Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài, phân bố trong
một sinh cảnh xác định, ở đấy chúng có quan hệ với nhau và với môi trường
để tồn tại và phát triển một cách ổn định theo thời gian.

- Đặc trưng về cấu trúc phân tầng
- Bất cứ quần xã nào cũng có một cấu trúc đặc trưng ứng với sự phân
bố cá thể các loài khác nhau theo chiều ngang và theo chiều thẳng
đứng.
- Phân tầng theo chiều thẳng đứng:sự phân tầng theo chiều thẳng đứng
thể hiện rõ nhất ở các quần xã ở rừng, ở vườn, ở trong nước.
- Ví dụ:
- + Rừng nhiệt đới thường có năm tầng, trong đó có 2 - 3 tầng cây gỗ
lớn, 1 tầng cây bụi thấp, 1 tầng cỏ và dương xỉ
- + Vườn cây thường có 4 tầng:
- Tầng A ( tầng vượt tán, tầng cao nhất): > 10m
- Tầng B (tầng trung bình): 5 - 10m
- Tầng C (tầng thấp): 1 - 5m
- Tầng D (tầng sát mặt đất): 0 - 1m
- Sự phân tầng theo chiều ngang:sự phân tầng theo chiều ngang có thể
gặp trong các quần xã ở biển, sông, hồ, vườn nhà
- Ví dụ:
- + Ở biển: sinh vật nổi vùng khơi có những đặc trưng về thành phần
loài và số lượng cá thể các loài nghèo hơn so với vùng ven bờ.
Câu 4: thế nào là chuỗi thức ăn, lưới thức ăn? Giải thích tại sao có độ
dài và tính phức tạp trong lưới thức ăn lại liên quan đến tính ổn định
trong quần xã sinh vật.
Trả Lời:
- Chuỗi thức ăn: chuỗi thức ăn được coi là 1 dãy bao gồm nhiều loài
sinh vật, mỗi loài là một “mắt xích” thức ăn, mắt xích thức ăn bên trên
tiêu thụ mắt xích thức ăn ở phía trước và nó lại bị mắt xích thức ăn
phía sau tiêu thụ
- Lưới thức ăn: Là phức hợp các chuỗi thức ăn có quan hệ với nhau
trong HST. Vì mỗi loài trong quần xã không phải chỉ liên hệ với 1
chuỗi thức ăn mà có thể liên hệ với nhiều chuỗi thức ăn. Tất cả các

chuỗi thức ăn trong quần xã hợp thành lưới thức ăn.
- Tính chất phức tạp của lưới thức ăn được tạo ra do sự tham gia của
nhiều loài sinh vật, nhất là những loài có phổ thức ăn rộng, tức là có
khả năng tham gia vào nhiều bậc dinh dưỡng. Con người có thể xem
là sinh vật tiêu thụ cuối cùng của xích thức ăn. Tuy vậy, con người có
thể sử dụng nhiều loại thức ăn, bắt đầu từ thực vật đến các nhóm sinh
vật tiêu thụ khác nhau
Câu 5: thế nào là diễn thế sinh thái? Phân biệt sự khác nhau giữa diễn
thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh?
Trả Lời:
- Diễn thế hệ sinh thái là quá trình biến đổi của HST từ trạng thái khởi
đầu (hay tiên phong) qua các trạng thái chuyển tiếp để cuối cùng đạt
được trạng thái tương đối ổn định trong 1 thời gian dài, đó là trạng
thái cực đỉnh (climax)
- Phân biệt sự khác nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh
• diễn thế nguyên sinh xảy ra trên 1 nền mà khởi đầu chưa hề tồn tại 1
quần xã SV nào.
VD: núi lửa phun trào, rồi nham thạch núi lửa nguội. HST dần bắt đầu, sau
đó nhóm sinh vật đầu tiên phát tán đến đó và phát triển tạo thành quần xã
tiên phong
• diễn thế thứ sinh xảy ra trên 1 nền mà trước đó đã từng tồn tại 1 quần
xã Sv, nhưng đã bị tiêu diệt.
VD: Sau khi chặt rừng làm nương rẫy, canh tác 1 thời gian rồi bỏ hoang
hóa, cỏ dại mọc, đến cỏ đuôi ngựa, trảng cây bụi, rừng thông, rừng sồi
Câu 6: thế nào là khống chế sinh hoc , và cân bằng sinh thái?
Trả Lời:
- Khống chế sinh học: là hiện tượng số cá thể của một quần thể bị số
lượng cá thể của một quần thể các kìm hãm gọi là khống chế sinh học
- Cân bằng sinh thái: là 1 trạng thái mà ở đó số lượng quần thể ở trạng
thái ổn định, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiên môi

trường
Câu 7: hệ sinh thái là gì? Phân biệt cấu trúc của 1 hệ sinh thái điển
hình?
Trả Lời:
- Định nghĩa: Hệ sinh thái là tổ hợp của một quần xã sinh vật với môi
trường vật lý mà quần xã đó tồn tại, trong đó các sinh vật tương tác
với nhau và với môi trường để tạo nên chu trình vật chất (chu trình
sinh-địa-hoá) và sự chuyển hóa của năng lượng.
- Một hệ sinh thái điển hình được cấu trúc bởi các thành phần cơ bản
sau đây:
* Sinh vật sản xuất (Producer - P)
* Sinh vật tiêu thụ (Consumer - C)
* Sinh vật phân hủy (Decomposer - D)
* Các chất vô cơ (CO2, O2 , H2O, CaCO3 ) .
* Các chất hữu cơ (protein, lipid, glucid, vitamin, enzym, hoocmon,…)
* Các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, lượng mưa ).
 Thực chất, 3 thành phần đầu chính là quần xã sinh vật, còn 3 thành
phần sau là môi trường vật lý mà quần xã đó tồn tại và phát triển
Câu 8: Chu trình sinh địa hóa là gì? Nêu giải thích vẽ chu trình nito,
nước, cacbon, photpho?
Trả Lời:
- Dòng năng lượng đi qua HST chỉ theo một chiều, không hoàn nguyên.
Ngược lại vật chất tham gia tạo thành các cơ thể sống thì luôn vận
động, biến đổi trong nhiều chu trình từ các cơ thể sống vào môi
trường vật lý ko sống và ngược lại. Chu trình này gọi là chu trình sinh
địa hóa
- Chu trình H
2
O: nước tồn tại trên trái đất ở 3 dạng: rắn, lỏng, khí tùy
thuộc vào nhiệt độ của bề mặt Trái Đất. Nước chủ yếu chứa ở biển và

đại dương (97,6%) dưới dạng lỏng , khoảng 2,1% ở dạng rắn. Nước là
dung môi hòa tan các chất và là nơi sinh sống của các sinh vật ở nước.
Nước vận chuyển trong các quyển, hòa tan mang nhiều chất dinh
dưỡng khoáng và một số chất khác rất cần thiết cho đời sống ĐV và
TV. Nước từ bề mặt đất, ao, hồ, đại dương nhờ NLMT bốc hơi vào
khí quyển, ở đó hơi nc ngưng tụ rồi rơi xuống bề mặt TĐ qua giáng
thủy.
- Chu trình cacbon: Cacbon là một trong những nguyên tố quan trọng
tham gia vào cấu trúc của cơ thể, chiếm đến 49% trọng lượng khô.
Cacbon tồn tại trong sinh quyển dưới các dạng chất vô cơ, hữu cơ và
trong cơ thể sinh vật
• Trong khí quyển hàm lượng CO2 rất thấp, chỉ khoảng 0,03%, nhưng
các dạng dự trữ cacbon rất phong phú và đa dạng (đó là than đá, dầu
mỏ, khí đốt, CaCO3). Có thể mô tả quá trình tham gia của cacbon
dưới dạng CO2 vào và ra khỏi hệ sinh thái như sau: (đối với môi
trường trên cạn).
• Thực vật hấp thụ CO2 trong quá trình quang hợp và chuyển hoá thành
những chất hữu cơ (đường, lipit, protein ) trong sinh vật sản xuất
(thực vật), các hợp chất này là thức ăn cho sinh vật tiêu thụ các cấp
(C1, C2, C3, ), cuối cùng xác bả thực vât, sản phẩm bài tiết của sinh
vật tiêu thụ và xác của chúng được sinh vật phân huỷ (nấm, vi khuẩn)
qua quá trình phân huỷ và khoáng hoá, tạo thành các dạng C bán phân
giải, các hợp chất trung gian và C trong chất hữu cơ không đạm và
cuối cùng thành CO2 (và H2O), CO2 lại đi vào khí quyển rồi lại được
thực vật sử dụng. Qua đây, chúng ta nhận thấy rằng ở trong môi
trường, C là chất vô cơ nhưng khi được quần xã sinh vật sử dụng thì
đã được biến đổi thành C hữu cơ (tham gia cấu tạo nên các chất hữu
cơ khác nhau của cơ thể sinh vật).
- Chu trinh nito: Nitơ là thành phần quan trọng cấu thành nguyên sinh
chất tế bào, là cấu trúc của protein

• Nitơ phân tử (Nitơ tự do - N2) có nhiều trong khí quyển, nhưng chúng
không có hoạt tính sinh học đối với phần lớn các loài sinh vật, chỉ một
số rất ít các loài sinh vật có khả năng đồng hoá được nitơ ở dạng này.
• Các loài thực vật có thể sử dụng được nitơ ở dạng muối như nitrat -
đạm dễ tiêu (NO3-) hoặc ở dạng ion amon (NH4+), NO2
• Nitơ là một nguyên tố có nguồn dự trữ khá giàu trong khí quyển,
chiếm gần 80% thể tích, gấp gần 4 lần thể tích khí oxy.
- Chu trình photpho: Như một thành phần cấu trúc của axit nucleic,
lipitphotpho và nhiều hợp chất có liên quan với phốt pho, phốt pho là
một trong những chất dinh dưỡng quan trọng bậc nhất trong hệ thống
sinh học.
• Tỷ lệ phốt pho so với các chất khác trong cơ thể thường lớn hơn tỷ lệ
như thế bên ngoài mà cơ thể có thể kiếm được và ở nguồn của chúng.
• Do vậy, photpho trở thành yếu tố sinh thái vừa mang tính giới hạn,
vừa mang tính điều chỉnh.
• Thực vật đòi hỏi photpho vô cơ cho dinh dưỡng. Đó là orthophotphat
(PO43-).
• Đối với photpho trên con đường vận chuyển của mình bị lắng đọng rất
lớn.
• Ở biển, sự phân huỷ sinh học diễn ra rất chậm, khó để phốt pho sớm
trở lại tuần hoàn. Tham gia vào sự tái tạo này chủ yếu là nguyên sinh
động vật (Protozoa) và động vật đa bào (Metazoa) có kích thước nhỏ.

×