Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề tài tiểu luận "Trình bày về vai trò của tri thức địa phương trong bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học" pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.03 KB, 3 trang )

Họ và tên: Nguyễn Thu Phương
Sinh ngày: 15/01/1990
Lớp : KHMT-C
Lớp học phần: Đa Dạng Sinh Học ( NO
1
)
Đề tài tiểu luận:
Trình bày về vai trò của tri thức địa phương trong bảo tồn và phát triển đa
dạng sinh học.
Bài làm:
Khái niệm tri thức bản địa bắt đầu được sử dụng rộng rãi vào đầu những năm 90
của thế kỷ XX. Dĩ nhiên, không phải đợi đến thời điểm này, người ta mới phát hiện
ra tri thức bản địa, mà thực tế, giờ đây, sau nhiều thế kỷ sử dụng khoa học phương
Tây để chinh phục thiên nhiên và coi nhẹ những kinh nghiệm sống hàng ngày của
người dân ở nhiều nơi trên thế giới, các nhà khoa học mới nhận ra tầm quan trọng
của các tri thức bản địa trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá…
Khái niệm: tri thức địa phương hay còn gọi là tri thức bản địa là hệ thống tri thức
của các cộng đồng dân cư bản địa ở các quy mô lãnh thổ khác nhau. Tri thức địa
phương được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, qua kinh nghiệm ứng xử
với môi trường và xã hội. Được hình thành dưới nhiều dạng thức khác nhau, được
truyền từ đời này qua đời khác qua trí nhớ, qua thực tiễn sản xuất và thực hành xã
hội. Nó hướng đến việc hướng dẫn và điều hòa các quan hệ xã hội, quan hệ giữa
con người và thiên nhiên. Nó có ý nghĩa lớn trong việc bảo tông và phát triển đa
dạng sinh học.
Tri thức bản địa có vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển đa
dạng sinh học. Người địa phương đã sống trong mối quan hệ mật thiết với môi
trường thiên nhiên qua hàng ngàn năm qua. Tích lũy nhiều thông tin vô giá về cấu
trúc động thái của hệ sinh thái, các nhà khoa học là những người chỉ giành một
phần thời gian tương đối ngắn để quan sát, nghiên cứu một hệ đặc trưng. Nhưng
ngược lại người dân lại giành cả đời trực tiếp tác động qua lại với hệ thống đó và
phải gắn bó với hệ sinh thái mà họ quản lý. Các tham luận đều cho rằng, tuy các


dân tộc thiểu số không biết đến chữ “môi trường” hay “sinh thái” nhưng từ xưa đến
nay, với tín ngưỡng vạn vật hữu linh của cư dân nông nghiệp Đông Nam Á, các
dân tộc thiểu số cũng như đa số ở Việt Nam đều luôn sinh sống hoà hợp, tôn trọng
thiên nhiên và có ý thức gìn giữ, bảo vệ môi trường sống. Ví dụ như: Kiến thức bản
địa về môi trường và bảo vệ môi trường của người dân tộc H’ Mông ở huyện SaPa,
Lào Cai từ lâu người Hmông đã đúc rút được kinh nghiệm và nhận biết được quy
luật tự nhiên khá bài bản, đồng thời muốn chinh phục phần nào những quy luật tự
nhiên đó vào phục vụ cho truyền thống tâm linh và cuộc sống thực tế của con
người qua nhiều thử nghiệm trong cuộc sống thường ngày đã tạo cho người
Hmông những tục lệ, nghi lễ thờ cúng trời đất,trăng, sao, nắng mưa và đã đặt tên
cho các vị thần cai quản những hiện tượng này một cách phù hợp để thờ cúng với
mục đích tế lế vật cho các thần để các thần phù hộ độ trì cho con người bằng cách
hãm hữu nhất, giảm thiếu thấp nhất các thiên tai để ít gây thiệt hại đến cuộc sống
con người, tiêu biểu cho những nghi lễ này là nghi lễ Ăn cống của người Hmông ở
Sapa thời xưa (naox cungz) và tục thờ Long – Lâm (cungv lungx sangz) thời xưa,
nhất là nghi lễ tục lệ Ăn cống thời xưa. Trong tục lệ này có phần quan trọng nhất
là quy ước lời thề bảo vệ rừng, bảo vệ đất đai, nguồn nước, sông suối… Cũng là
một thực tế bảo vệ môi trường, họ không săn bắt vào những mùa sinh đẻ của các
động vật trong rừng. Không vào rừng bẻ măng vào những thời kì măng mọc, chỉ là
những tri thức đơn giản như thế nhưng họ đang thực chất là bảo vệ sự đa dạng
sinh học. Ngoài ra còn rất nhiều dân tộc khác mà nhờ tri thức bản địa của họ mà đa
dạng sinh học được bảo tồn, như các nghề cá các làng ven sông Hồng thuộc 2 xã
Chu Phan, Tráng Việt, huyện Mê Linh, tỉnh Vinh Phúc. Họ cũng có ý thức bảo vệ
đa dạng sinh học, khi đánh bắt thì dùng lưới mắt to. Chỉ đánh bắt những loại các
có thể thu hoạch được, cá nhỏ thì họ thả đi. Trong đó còn có những đánh giá chung
về kiến thức bản địa của người H’Mông ở Hang Kia- Pà Cò Kết quả điều tra và
phỏng vấn cho thấy, người Mông ở Hang Kia-Pà Cò đã có ý thức về bảo vệ rừng
đầu nguồn (ở một số bản). Tuy nhiên, nhận thức về vấn đề này mới chỉ dừng ở mức
sơ khai. Người cao tuổi có nhắc nhở con cháu trong gia đình không chặt cây ở đầu
nguồn nước, nhưng đôi khi quy định này được thực hiện chưa nghiêm. Cũng về

lĩnh vực quản lý cộng đồng về rừng đầu nguồn thì người Thái ở Bản Tạt, xã Chiềng
Hạc, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La (rất gần với Hang Kia, Pà Cò) đã tổ chức được
mô hình rất hiệu quả. Trong bản, vai trò của trưởng bản (Xompa) rất lớn, trưởng
bản chịu trách nhiệm thực hiện và chỉ đạo hoạt động bảo vệ rừng đầu nguồn, phân
bổ lượng khai thác gỗ, củi hàng năm cho từng thành viên trong cộng đồng và huy
động nhân lực đi chữa cháy khi có hỏa hoạn (Poffenberger, 1998). Người Nùng An
ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng cũng có hương ước rất cụ thể về
quản lý bảo vệ và sử dụng rừng trên núi đá. Diện tích rừng được chia cho cộng
đồng và hộ gia đình để quản lý sử dụng. Bản có quy định rõ ràng về hưởng lợi và
xử phạt đối với những người vi phạm (Nguyễn Huy Dũng và cộng sự, 1989). Nhờ
có sự bảo vệ rừng của các dân tộc nhờ kiến thức bản địa của họ mà sự bảo tồn đa
dạng sinh học cũng theo đó mà được bảo vệ.
Các dự án phát triển trên cơ sở tri thức địa phương sẽ lôi kéo được nhiều người dân
tham gia, vì nó hợp với lòng dân, dân biết phải làm gì và làm như thế nào. Đó cũng
chính là cơ sở của sự thành công. Rõ ràng, tri thức địa phương là cơ sở của sự hiểu
biết về các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, y tế, giáo dục, quản lý tài nguyên, đa
dạng sinh học là chủ thể của các hoạt động khác trong phát triển bền vững của các
hệ sinh thái nói chung và các loài nói riêng. Hơn nữa, kiến thức bản địa đã đóng
góp cho khoa học trong nhiều lĩnh vực liên quan đến việc quản lý tài nguyên thiên
nhiên qua các nghiên cứu về thực vật dân tộc học hiện đại. Cụ thể là kiến thức bản
địa đã giúp các nhà khoa học nắm được những vấn đề về đa dạng sinh học và quản
lý rừng tự nhiên. Kiến thức bản địa cũng đóng góp vào khoa học những hiểu biết
sâu sắc về thuần hoá cây trồng, gây giống, quản lý và giúp các nhà khoa học nhận
thức đúng đắn về nguyên tắc, thói quen đốt nương làm rẫy, nông nghiệp sinh thái,
nông lâm kết hợp, luân canh cây trồng, quản lý sâu hại, đất đai và nhiều kiến thức
khác về khoa học nông nghiệp. Thêm nữa, các nhà khoa học cũng thường quen với
kiến thức bản địa và ứng dụng vào trong các dự án về hợp tác phát triển và trong
nhiều bối cảnh hiện tại khác. Loại kiến thức này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối
với các nhà khoa học và các nhà lập kế hoạch. Nó có thể được xem xét và so sánh
với các hệ thống kiến thức quốc tế, từ đó xác định những kía cạnh bổ ích của hệ

thống, cũng như các kía cạnh còn có thể cải tiến thông qua các kỹ thuật, công nghệ
dựa trên cơ sở khoa học hiện đại. Ta thấy đôi lúc khoa học công nghệ cũng chưa có
thể bằng tri thức bản địa được, người ta có cách riêng để bảo vệ thiên nhiên, môi
trường và sự đa dạng sinh học của riêng họ. Những điều đấy được họ đúc kết hàng
ngàn năm nay, thông qua sự truyền đạt từ cha ông của họ.
Lời kết
Một trong những điều kiện tiên quyết của toàn bộ quá trình thu thập, ứng dụng và
phổ biến kiến thức bản địa là sự tham gia đầy đủ của người dân địa phương. Điều
này chỉ có thể đạt được khi cộng đồng địa phương được tham gia với một vị trí
tương xứng. Vì vậy, nếu việc duy trì hệ thống kiến thức truyền thống được ủng hộ
tích cực thì vấn đề xây dựng năng lực trở thành vấn đề then chốt và thiết yếu.
Xây dựng năng lực bao gồm đào tạo nhằm trang bị tốt hơn cho người dân bản địa
và các nhà khoa học trẻ để họ có thể tiến hành nghiên cứu về kiến thức truyền
thống, và nhằm đẩy mạnh, phát triển nghiên cứu để có cái nhìn đúng đắn hơn về
loại hình kiến thức này. Điều này có thể đạt được khi có sự cộng tác giữa chính phủ
và các tổ chức thế giới và bằng việc đưa kiến thức bản địa vào các hội nghị khoa
học về phát triển nói chung.
Nước ta có 54 dân tộc anh em vì vậy cũng có 54 tri thức bản địa. Mỗi tri thức bản
địa này điều là 1 nền văn minh, vì vậy đòi hỏi các nhà khoa học phải nghiên cứu và
vận dụng các tri thức địa phương để bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn sự đa dạng sinh
học.
Hi vọng rằng những thông tin về kiến thức bản địa trên sẽ gợi những suy nghĩ sâu
sắc hơn về vấn đề này cũng như mở ra một tương lai phát triển và những nhìn nhận
đúng đắn hơn về kiến thức bản địa.

×