BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THU TRANG
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG
VÙNG CỬA BA LẠT, HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC ĐẤT
HÀ NỘI - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THU TRANG
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG
VÙNG CỬA BA LẠT, HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC ĐẤT
MÃ SỐ : 62 62 01 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS NGUYỄN HỮU THÀNH
2. PGS.TS. NGUYỄN VĂN DUNG
HÀ NỘI - 2013
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án “Nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng Cửa
Ba Lạt, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định" là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Những số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách
quan và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận án này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Thị Thu Trang
iii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành công trình này, tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình của Bộ môn
Khoa học đất, Khoa Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý đào tạo, Trường Đại
học Nông nghiệp Hà Nội; tập thể và cá nhân những nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh
vực trong và ngoài ngành. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến:
+ PGS.TS. Nguyễn Hữu Thành và PGS.TS. Nguyễn Văn Dung, những người
thầy hướng dẫn hết mực nhiệt tình, đã chỉ dạy cho tôi, động viên tôi trong suốt quá
trình thực hiện và hoàn thành luận án.
+ PGS.TS. Đỗ Nguyên Hải, thầy Hoàng Văn Mùa, là những người đã nhiệt
tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
+ Tập thể lãnh đạo và các thầy cô thuộc Khoa Tài nguyên và Môi trường,
Ban Quản lý đào tạo thuộc Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, những người đã
giúp đỡ, đóng góp ý kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này.
+ Trung tâm Điều tra Đánh giá Tài nguyên đất - Tổng cục Quản lý đất đai
đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này.
+ Tập thể cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Giao Thủy, Ủy ban
nhân dân huyện Giao Thủy và Ban Quản lý vườn Quốc gia Xuân Thủy đã giúp đỡ tôi
rất nhiều trong thời gian tôi thực hiện nghiên cứu tại địa bàn.
+Thạc sỹ Trịnh Quốc Thắng, cử nhân Lưu Thị Ngoan cán bộ Tổng cục Quản
lý đất đai đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận án.
Xin bày tỏ lòng biết ơn gia đình và bạn bè đã động viên hỗ trợ tôi trong suốt
quá trình thực hiện nghiên cứu này.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Thị Thu Trang
iv
MỤC LỤC
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục các chữ viết tắt vii
Danh mục bảng viii
Danh mục hình x
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Những đóng góp mới của đề tài 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Tổng quan nghiên cứu đánh giá sử dụng đất bền vững 4
1.1.1 Cơ sở lý luận về sử dụng đất bền vững 4
1.1.2 Nghiên cứu đánh giá đất trên thế giới và Việt Nam 8
1.2 Nghiên cứu về đất vùng cửa sông ven biển 15
1.2.1 Khái niệm và phân loại cửa sông ven biển 15
1.2.2 Đặc điểm hình thành và tính chất đất vùng cửa sông đồng bằng
Sông Hồng 17
1.3 Nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng cửa sông ven biển 19
1.3.1 Cơ sở khoa học của việc sử dụng đất bền vững vùng cửa sông ven biển 19
1.3.2 Sử dụng đất vùng cửa sông ven biển theo hướng phát triển bền vững 21
1.3.3 Một số nghiên cứu có liên quan đến sử dụng đất vùng Cửa Ba Lạt,
huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 29
1.4 Nhận xét chung về tổng quan tài liệu nghiên cứu 30
v
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1 Nội dung nghiên cứu 32
2.1.1 Nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến
sử dụng đất vùng Cửa Ba Lạt, huyện Giao Thuỷ 32
2.1.2 Nghiên cứu chất lượng đất nông nghiệp và nước nuôi trồng thủy sản
vùng Cửa Ba Lạt, huyện Giao Thủy 32
2.1.3 Nghiên cứu hiện trạng và đánh giá sử dụng bền vững đất nông nghiệp
bền vững vùng Cửa Ba Lạt huyện Giao Thuỷ 32
2.1.4 Nghiên cứu mô hình sử dụng đất bền vững cho sản xuất nông, lâm
nghiệp và nuôi trồng thủy sản của vùng Cửa Ba Lạt, huyện Giao Thuỷ 32
2.1.5 Đề xuất giải pháp sử dụng đất vùng Cửa Ba Lạt huyện Giao Thuỷ
theo hướng phát triển bền vững 33
2.2 Phương pháp nghiên cứu 33
2.2.1 Phương pháp điều tra thu thập thông tin 33
2.2.2 Phương pháp điều tra, phân loại đất theo FAO – UNESCO (Bộ NN &
PTNT, 2009) 34
2.2.3 Phương pháp lấy mẫu đất, nước 34
2.2.4 Phương pháp phân tích đất, nước 35
2.2.5 Phương pháp đánh giá sử dụng bền vững đất nông nghiệp bằng tích
hợp GIS và đánh giá đa chỉ tiêu (MCE- MultiCriteria Evaluation) 36
2.2.6 Phương pháp đánh giá đất theo FAO 39
2.2.7 Phương pháp xử lý số liệu 41
2.2.8 Phương pháp xây dựng bản đồ 41
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội liên quan đến sử dụng đất vùng
Cửa Ba Lạt, huyện Giao Thủy 42
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 42
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 45
3.1.3 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng nghiên cứu 47
3.2 Chất lượng đất, nước và bùn đáy vùng Cửa Ba Lạt, huyện Giao Thủy 49
vi
3.2.1 Tính chất đất vùng Cửa Ba Lạt 49
3.2.2 Chất lượng nước và bùn vùng bãi bồi Cửa Ba Lạt 58
3.2.3 Nhận xét chung 68
3.3 Nghiên cứu hiện trạng và đánh giá sử dụng bền vững đất nông nghiệp
vùng Cửa Ba Lạt huyện Giao Thuỷ 69
3.3.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2010 vùng Cửa Ba Lạt 69
3.3.2 Đánh giá sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng Cửa Ba Lạt 77
3.3.3 Phân hạng mức độ thích hợp của đất đai đối với các loại hình sử dụng đất 96
3.3.4 Đánh giá khả năng thích hợp đất đai với tính bền vững của các kiểu sử
dụng đất 107
3.4 Kết quả theo dõi một số mô hình sử dụng đất tại vùng Cửa Ba Lạt 109
3.4.1 Mô hình chuyên lúa (lúa xuân - lúa mùa) 110
3.4.2 Mô hình lúa tôm kết hợp 111
3.4.3 Mô hình chuyên nuôi trồng thủy sản: Tôm - rau câu 112
3.4.4 Mô hình chuyên nuôi trồng thủy sản (tôm, cua, cá quảng canh) 113
3.4.5 Mô hình chuyên nuôi ngao 115
3.4.6 Mô hình thủy sản kết hợp rừng (tôm - rừng ngập mặn - cá - cua) 116
3.4.7 Mô hình rừng ngập mặn chắn sóng 117
3.4.8 Đánh giá chung về các mô hình và lựa chọn mô hình sử dụng đất bền
vững trong vùng nghiên cứu 118
3.5 Đề xuất định hướng và giải pháp sử dụng đất bền vững vùng Cửa Ba Lạt 122
3.5.1 Đề xuất định hướng sử dụng đất bền vững vùng Cửa Ba Lạt 122
3.5.2. Đề xuất các giải pháp sử dụng đất bền vững vùng Cửa Ba Lạt 131
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 135
1 Kết luận 135
2 Kiến nghị 137
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN 138
TÀI LIỆU THAM KHẢO 139
PHỤ LỤC 145
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD5 Nhu cầu Oxy sinh hóa (Bio chemieal Oxygen Demand)
BQL Ban quản lý
CEC Dung tích hấp thu (Cation Exchange Capacity)
CR Tỷ số nhất quán (Consistency Ratio)
CSDL Cơ sở dữ liệu
DO Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen)
EC Độ dẫn điện (Electrical Conductivity)
FAO Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc (Foood and
Agriculture Organization of the unitded Nations)
GIS Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System)
GO Giá trị sản xuất (Gross Output)
IE Chi phí trung gian (Intermediate Expenditure)
LMU Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit)
LUT Loại hình sử dụng đất (Land Use Type)
MCE Đánh giá đa chỉ tiêu (MultiCriteria Evaluation)
NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NTTS Nuôi trồng thủy sản
OC Các bon hữu cơ (Organic Carbon)
OM Chất hữu cơ (Organic Matler)
RI Chỉ số ngẫu nhiên (Ramdom Index)
RRA Phương pháp điều tra nông thôn nhanh (Rapid Rural Appraisal)
RNM Rừng ngập mặn
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TN & MT Tài nguyên và Môi trường
TSMT Tổng số muối tan
TSS Lượng chất rắn lơ lửng
UBND Ủy ban nhân dân
WB Ngân hàng thế giới (World Bank)
WRB Cơ sở tham khảo thế giới (World Reference Base)
USDA Bộ Nông nghiệp Mỹ ( United States Departement of Agriculture)
VA Giá trị gia tăng (Value Added)
WRB Cơ sở tham khảo thế giới (Wold Reference Base)
USDA Bộ Nông nghiệp Mỹ (United States Departement of Agriculture)
viii
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
1.1 Biến động diện tích rừng ngập mặn trên thế giới 22
1.2 Một số loại hình sử dụng đất tại các cửa sông 22
1.3 Biến động các loại hình sử dụng đất từ năm 1991 đến 2001 tại khu
vực cửa sông Po di Volano, Italia 24
1.4 Diện tích các loại hình sử dụng đất vùng cửa sông ven biển 25
2.1 Trọng số và phân tích độ nhạy của các yếu tố 38
3.1 Phân loại đất vùng Cửa Ba Lạt huyện Giao Thủy 49
3.2 Một số tính chất lý, hóa học đất phẫu diện GT- 01 51
3.3 Một số tính chất lý, hóa học đất phẫu diện GT-06 52
3.4 Một số tính chất lý, hóa học đất phẫu diện GT04 53
3.5 Một số tính chất lý, hóa học đất phẫu diện GT08 55
3.6 Tính chất lý hóa học của phẫu diện đất GT 22 56
3.7 Giá trị trung bình các thông số EC, SO
4
2-
, TSS trong nước 60
3.8 Hàm lượng Cation trong nước 60
3.9 Hàm lượng Cation trong bùn đáy 65
3.10 Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 vùng Cửa Ba Lạt, huyện Giao Thủy 70
3.11 Hiện trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại vùng Cửa Ba
Lạt, huyện Giao Thủy 72
3.12 Bảng phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất
vùng Cửa Ba Lạt 77
3.13 Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất 78
3.14 Chỉ tiêu phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất 82
3.15 Công lao động của các kiểu sử dụng đất 83
3.16 Chỉ tiêu phân cấp đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử
dụng đất 85
3.17 Các bước đánh giá hiệu quả kinh tế của kiểu sử dụng đất
lúa xuân - lúa mùa 88
ix
3.18 Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các kiểu sử
dụng đất 89
3.19 Các bước đánh giá tính bền vững của kiểu sử dụng đất lúa xuân –lúa
mùa tại khu vực 5 xã vùng đệm 90
3.20 Kết quả đánh giá tính bền vững của các kiểu sử dụng đất 91
3.21 Tổng hợp diện tích của các kiểu sử dụng đất theo hiện trạng sử dụng
và tính bền vững 95
3.22 Các yếu tố xây dựng bản đồ đơn vị đất đai vùng Cửa Ba Lạt 96
3.23 Yêu cầu sử dụng đất của các kiểu sử dụng đất 99
3.24 Phân hạng mức độ thích hợp của đất đai đối với các kiểu sử dụng đất 101
3.25 So sánh diện tích đất thích hợp hiện tại với hiện trạng sử dụng 105
3.26 Tổng hợp diện tích của các kiểu sử dụng đất theo mức độ thích hợp và
tính bền vững 108
3.27 Kết quả tổng hợp hiệu quả kinh tế của các mô hình lựa chọn trong
vùng nghiên cứu 118
3.28 Kết quả tổng hợp chất lượng đất (bùn), nước của các mô hình lựa chọn
trong vùng nghiên cứu 119
3.29 Kết quả đánh giá hiệu quả KT, XH, MT và tính bền vững của mô
hình 6:Tôm - rừng ngập mặn cá cua 121
3.30 Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và tính bền
vững của các mô hình nghiên cứu 122
3.31 Đề xuất sử dụng đất bền vững vùng Cửa Ba Lạt 125
3.32 Chu chuyển giữa các loại đất 126
3.33 Diện tích cơ cấu sử dụng đất vùng Cửa Ba Lạt đề xuất theo hướng
phát triển bền vững 129
x
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
1.1 Sự thay đổi các loại hình sử dụng đất trong 3 thập niên tại vùng cửa sông
Pichavaram, Ấn Độ 23
1.2 Đầm nuôi tôm, tại cửa sông Borneo, Tây Malaysia, 2001 24
2.1 Trình tự đánh giá sử dụng đất thích hợp theo FAO (1976) 40
3.1 Sơ đồ ranh giới các khu vực của vùng Cửa Ba Lạt, huyện Giao Thủy 42
3.2 Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm và lượng bốc hơi trung bình của vùng Cửa
Ba Lạt 44
3.3 Mặt cắt phẫu diện đất GT- 01 50
3.4 Mặt cắt phẫu diện đất GT-06 51
3.5 Mặt cắt phẫu diện đất GT-04 53
3.6 Mặt cắt phẫu diện đất GT-08 54
3.7 Mặt cắt phẫu diện đất GT-22 56
3.8 Sơ đồ đất vùng Cửa Ba Lạt huyện Giao Thủy 57
3.9 Biểu đồ diễn biến giá trị trung bình pH
H2O
58
3.10 Biểu đồ diễn biến hàm lượng TSMT trong nước 59
3.11 Biểu đồ diễn biến hàm lượng Cl
-
trong nước 59
3.12 Biểu đồ diễn biến amoni trong nước 61
3.13 Biểu đồ diễn biến hàm lượng phốt phát trong nước 61
3.14 Biểu đồ diễn biến ôxy hòa tan trong nước 62
3.15 Biểu đồ diễn biến nhu cầu ô xy sinh hóa trong nước 63
3.16 Biểu đồ diễn biến giá trị trung bình pH
KCl
trong bùn đáy 63
3.17 Biểu đồ hàm diễn biến lượng TSMT trong bùn đáy theo khu vực 64
3.18 Biểu đồ diễn biến hàm lượng Cl
-
trong bùn đáy theo khu vực 64
3.19 Biểu đồ diễn biến EC trong bùn đáy theo khu vực 65
3.20 Biểu đồ diễn biến CEC trong bùn đáy 66
3.21 Biểu đồ diễn biến hàm lượng OC trong bùn đáy 66
xi
3.22 Biểu đồ diễn biến hàm lượng đạm tổng số trong bùn đáy 67
3.23 Biểu đồ diễn biến hàm lượng lân tổng số trong bùn đáy 67
3.24 Biểu đồ diễn biến hàm lượng kali tổng số trong bùn đáy 67
3.25 Biểu đồ diễn biến hàm lượng lân dễ tiêu trong bùn đáy 68
3.26 Biểu đồ diễn biến thành phần cơ giới trong bùn đáy 68
3.27 Biểu đồ diện tích, cơ cấu hiện trạng sử dụng đất 70
3.28 Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 vùng Cửa Ba Lạt huyện
Giao Thủy 73
3.29 Sơ đồ Đánh giá sử dụng bền vững đất nông nghiệp vùng Cửa Ba Lạt
huyện Giao Thủy 94
3.30 Sơ đồ phân hạng thích hợp hiện tại vùng Cửa Ba Lạt huyện Giao Thủy 106
3.31 Cảnh quan mô 1. Chuyên lúa 110
3.32 Cảnh quan mô 2. Lúa - tôm 111
3.33 Cảnh quan mô 3. Tôm - rau câu 112
3.34 Cảnh quan mô hình 4. Tôm - cua – cá (quảng canh) 113
3.35 Cảnh quan mô hình 5. Chuyên ngao vạng 115
3.36 Cảnh quan mô hình 6. Tôm- rừng ngập mặn- cá-cua 116
3.37 Cảnh quan mô hình 7. Chuyên rừng ngập mặn 117
3.38 Sơ đồ đề xuất sử dụng đất bền vững vùng Cửa Ba Lạt huyện Giao Thủy 130
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tính bền vững đã được nhìn nhận một cách rộng khắp như một đặc trưng
quan trọng của phần lớn các hoạt động của con người. Khái niệm phát triển bền
vững lần đầu tiên được thịnh hành trong chiến lược bảo tồn thế giới (IUCN, 1980)
và được hiểu là một tổ hợp các hoạt động có thể giúp cải thiện được chất lượng
cuộc sống con người trong khuôn khổ phạm vi sức chứa của hệ sinh thái trợ giúp
(Thaddeus, 2001). Các hệ sinh thái trợ giúp cho cuộc sống con người liên quan đến
đất đai rất đa dạng như hệ sinh thái tự nhiên (các cửa sông ven biển, rừng ngập mặn,
đất ngập nước ) hệ sinh thái nhân tạo (hệ sinh thái nông nghiệp ). Ngày nay phát
triển bền vững là nhu cầu cấp bách và là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của
mỗi quốc gia cũng như Việt Nam. Chiến lược phát triển bền vững quốc gia bao gồm
nhiều lĩnh vực trong đó sử dụng bền vững tài nguyên đất luôn được đặt lên hàng đầu
với ưu tiên duy trì hệ sinh thái tự nhiên và nâng cao năng suất sinh học của các hệ
sinh thái nhân tạo.
Vùng cửa sông là nơi chuyển tiếp sông - biển có hệ sinh thái rất độc đáo và đa
dạng về tài nguyên, đồng thời là một hệ đệm, song lại hoàn toàn khác với những hệ
đệm khác trong đất liền do phụ thuộc vào thủy chế của dòng sông, hoạt động của thuỷ
triều, với đặc điểm độc lập tương đối, đa dạng về nguồn gốc và có tính mẫn cảm đối
với các ảnh hưởng môi trường từ thượng nguồn cũng như ảnh hưởng tại chỗ (Vũ
Trung Tạng, 1994). Hệ sinh thái cửa sông ven biển là một mắt xích quan trọng trong
chu trình trao đổi chất khép kín. Bất cứ một tác động nào phá vỡ cấu trúc hệ sinh thái
tối ưu của vùng, sử dụng đất đai và khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên không hợp
lý trên từng điều kiện thành tạo đều dẫn tới hậu quả xấu: giồng cát di động, đất nhiễm
mặn và nhanh chóng biến thành hoang hóa, đất glây hóa nặng do úng trũng chua
phèn, nước triều và cả lũ sông không lưu thông sẽ gây thoái hóa rừng ngập mặn và
giảm sút sản lượng thủy sản. Do đó phát triển bền vững vừa là mục tiêu hướng tới,
vừa là đòi hỏi cấp bách, sống còn đối với lãnh thổ cửa sông ven biển. Phát triển bền
2
vững ở đây là sự phát triển dựa trên cơ sở đảm bảo cho các tài nguyên tái tạo có điều
kiện phục hồi, duy trì sự đa dạng sinh học và các hệ sinh thái, sử dụng hợp lý các tài
nguyên không tái tạo, cải thiện được môi trường sống của con người. Tuy nhiên do
sức ép của dân số, nhu cầu riêng của từng ngành, địa phương việc khai thác vùng cửa
sông ven biển ngày càng được đẩy mạnh nhưng không được nghiên cứu đầy đủ về
tiềm năng và định hướng sử dụng bền vững, nhiều nơi khai thác còn bừa bãi, tùy tiện
đưa đến những hậu quả sinh thái làm giảm sút nguồn lợi của các đối tượng khai thác
có giá trị trong vùng.
Vùng Cửa Ba Lạt, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định là vùng đất và bãi bồi
nơi sông Hồng đổ ra biển, có tiềm năng rất phong phú về kinh tế và đa dạng sinh
học. Đây là vùng cửa sông ven biển tiêu biểu cho mẫu chuẩn của hệ sinh thái đất
ngập nước điển hình ở miền Bắc Việt Nam, bao gồm cả vùng lõi và vùng đệm vườn
Quốc gia Xuân Thủy. Đây cũng là một trong số những hệ sinh thái quan trọng nhất
trên trái đất được ví như lá phổi xanh của một vùng với các giá trị đặc thù như đa
dạng sinh học, phong phú nguồn gen phong phú, duy trì hệ sinh thái tự nhiên năng
suất cao, điều hòa khí hậu, lọc sạch nước thải, bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử, du
lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học. Nông, lâm, ngư nghiệp vẫn đóng vai trò chủ
yếu trong sự phát triển kinh tế xã hội của vùng, đặc biệt là nuôi trồng và khai thác
thủy sản ở vùng bãi bồi ngoài đê, mặt khác nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học, duy
trì bảo vệ môi trường cũng là trọng yếu. Tuy nhiên xu hướng biến động sử dụng đất
ở vùng đệm trong những năm qua phụ thuộc chủ yếu vào hiệu quả kinh tế, ít tính
đến những tác động môi trường và xã hội ở vùng đệm, việc sử dụng đất hướng tới
mục tiêu phục hồi và bền vững ở vùng lõi chưa được như yêu cầu. Một trong các
nguyên nhân đó là do thiếu những nghiên cứu chuyên sâu, thiếu cơ sở khoa học
trong sử dụng đất bền vững cho vùng bãi bồi đặc thù này. Chính vì vậy đề tài
“Nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng Cửa Ba Lạt huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam
Định” được thực hiện với những nghiên cứu chi tiết từng loại hình sử dụng đất theo
các khu vực đặc thù để góp phần tìm ra những định hướng chính trong sử dụng đất
bền vững vùng Cửa Ba Lạt.
3
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tiềm năng đất, đánh giá phân hạng mức độ thích hợp của đất đai, đề
xuất giải pháp sử dụng bền vững cho sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy
sản vùng Cửa Ba Lạt huyện Giao Thủy.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp cơ sở khoa học cho việc đề xuất sử dụng đất bền vững, bổ sung
vào phương pháp luận về đánh giá tiềm năng đất đai để có nhiều lựa chọn phù hợp
với các quy mô khác nhau trong sử dụng đất.
- Bổ sung vào phương pháp luận cho việc nghiên cứu đánh giá sử dụng bền vững
đất vùng cửa sông ven biển Việt Nam. Đặc biệt đóng góp cơ sở khoa học cho việc đề
xuất sử dụng đất bền vững ở những vùng bãi bồi cửa sông thuộc đồng bằng Bắc Bộ.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất được giải pháp sử dụng đất bền vững cho vùng Cửa Ba Lạt, giúp địa
phương khai thác có hiệu quả, sử dụng khôn khéo và bền vững đối với các nguồn tài
nguyên trong khu vực.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên và sinh thái môi trường của vùng Cửa Ba Lạt
- Các loại hình sử dụng đất vùng Cửa Ba Lạt
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá sử dụng bền vững đất nông, lâm nghiệp, thủy sản của
vùng đất và bãi bồi nằm ở phía Nam Cửa Ba Lạt huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định
(thuộc địa bàn các xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải).
5. Những đóng góp mới của đề tài
- Lựa chọn và đề xuất được các loại hình sử dụng đất bền vững vùng cửa
sông ven biển vừa đáp ứng hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường vừa đáp ứng mục
tiêu bảo vệ tài nguyên.
- Bổ sung cơ sở dữ liệu đánh giá chất lượng đất và tiềm năng sử dụng đất sản
xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của vùng cửa sông trên quan điểm khai thác sử
dụng đất hiệu quả bền vững bằng phương pháp đánh giá tổng hợp đa chỉ tiêu MCE.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan nghiên cứu đánh giá sử dụng đất bền vững
1.1.1. Cơ sở lý luận về sử dụng đất bền vững
1.1.1.1. Nguyên tắc của phát triển bền vững
Theo Ủy ban thế giới về môi trường và sự phát triển (WCED): “Phát triển
bền vững là phát triển để đáp ứng được nhu cầu của đời này nhưng không làm tổn
hại đến khả năng đáp ứng được nhu cầu của đời sau” (Thaddeus, 2001). Một số tổ
chức tài chính quốc tế đã phát triển vấn đề trên theo hướng xây dựng chỉ tiêu và chỉ
số để đánh giá sự phát triển bền vững, trong đó theo Ngân hàng Thế giới (WB):
“Phát triển bền vững phải thể hiện được cả ba mặt: kinh tế, xã hội, môi trường và
phải được định lượng hoá bằng các chỉ số” (Thaddeus, 2001). Những chỉ tiêu bền
vững về sinh thái có thể kể đến tính toàn vẹn của hệ sinh thái; khả năng chuyển tải
và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; bền vững về mặt xã hội. Tuy các chỉ tiêu này còn
nghèo về định lượng (đặc biệt những chỉ tiêu về mặt xã hội) nhưng cũng đã giúp
đánh giá được những nét cơ bản của phát triển bền vững.
Theo WCED thì các nguyên tắc để đảm bảo phát triển bền vững là:
- Giảm đến mức thấp nhất sự cạn kiệt của các tài nguyên và môi trường như:
đất, nước ngọt, các thuỷ vực, khoảng sản, không khí, đảm bảo sử dụng lâu dài dạng
tài nguyên không tái tạo này bằng cách tái chế, tránh lãng phí, sử dụng ít hơn hoặc
tìm cách thay thế chúng.
- Bảo tồn tính đa dạng di truyền của các loài động vật, thực vật nuôi trồng
cũng như hoang dại. Đảm bảo việc sử dụng lâu bền các tài nguyên tái tạo bằng cách
quản lý phương thức và mức độ sử dụng, làm cho các nguồn tài nguyên đó còn đủ
khả năng hồi phục.
- Duy trì các hệ sinh thái thiết yếu để đảm bảo cho cuộc sống cộng đồng, do
sức chịu đựng của các hệ sinh thái trên trái đất là có hạn. Cho nên trong các hoạt
động kinh tế - xã hội của mình con người đã cố gắng duy trì các tác động trong khả
5
năng chịu đựng được của trái đất để phục hồi môi trường đã bị suy thoái, giữ cân
bằng các hệ sinh thái.
1.1.1.2. Quan điểm và nguyên tắc về phát triển nông nghiệp bền vững
Theo FAO (1990), nông nghiệp bền vững bao gồm “việc sử dụng, quản lý có
hiệu quả tài nguyên cho nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con
người, đồng thời gìn giữ, cải thiện môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”.
Trong những năm cuối của thế kỷ 20, những vấn đề được đặt ra chủ yếu tập
trung vào sản xuất nông nghiệp như bảo vệ đất, nước và đề xuất một số hệ thống canh
tác bền vững. Mục đích là tạo ra một hệ thống bền vững về sinh thái, có tiềm lực về
kinh tế, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người mà không làm thoái hóa đất,
không làm ô nhiễm môi trường (Turlough, 2001).
Theo Julian Dumasky (2000): “Nền tảng của một nền nông nghiệp bền vững
là duy trì tiềm năng sản xuất sinh học, đặc biệt là duy trì chất lượng đất, nước và
tính đa dạng gen. Nền nông nghiệp bền vững phải đảm bảo được 3 yêu cầu là:(1)
Quản lý đất bền vững; (2) Công nghệ được cải tiến; (3) Hiệu quả kinh tế phải được
nâng cao, trong đó quản lý đất bền vững được đặt ra hàng đầu” (Dumanski, 1993).
Theo quan điểm của Mollison và Remy Mia Slay (1999).
- Triết lý của nông nghiệp bền vững là hợp tác với thiên nhiên, tuân theo các
quy luật tự nhiên, không đi ngược/chống lại các quy luật của tự nhiên.
- Nông nghiệp bền vững không chỉ bảo vệ những hệ sinh thái hiện có mà còn
tìm cách khôi phục những hệ sinh thái đã suy thoái.
- Mục đích của nông nghiệp bền vững là tạo ra một hệ sinh thái bền vững có
tiềm lực về kinh tế, thỏa mãn nhu cầu của con người mà không bóc lột tài nguyên,
không hủy hoại môi trường sống.
- Nguyên tắc xây dựng nông nghiệp bền vững: áp dụng khoa học kỹ thuật
khác nhau tùy vào điều kiện khí hậu từng vùng/miền và điều kiện kinh tế của từng địa
phương xây dựng những hệ sinh thái nông nghiệp phù hợp. Việc áp dụng các biện
pháp phòng trừ sâu bệnh hại hay việc sử dụng các hóa chất làm phân bón cần phải
tính toán cẩn thận. Khi áp dụng cần thực hiện theo 4 nguyên tắc: tính đa dạng; nhìn
6
nhận đất là một thực thể sống; khả năng tái chu chuyển; tính kết cấu nhiều tầng.
Như vậy, nông nghiệp giữ vai trò động lực cho phát triển kinh tế của hầu hết
các nước đang phát triển. Một nền nông nghiệp bền vững là rất cần thiết để tạo ra
những lợi ích lâu dài, góp phần vào phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo.
Tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững: tốt về môi trường, có
hiệu quả kinh tế, phù hợp với nhu cầu xã hội, nhạy cảm về văn hóa, áp dụng các
công nghệ thích hợp, có cơ sở khoa học hoàn thiện và đem lại sự phát triển chung
cho cộng đồng (Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên, 1999).
1.1.1.3. Quan điểm và nguyên tắc về sử dụng đất bền vững
Đất đai là thành phần quan trọng của hệ sinh thái ảnh hưởng to lớn đến cuộc
sống con người nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Với các chức năng
khác nhau cơ bản như: là môi trường sống, sản xuất, cân bằng sinh thái, dự trữ và
cung cấp nước, không gian sự sống, bảo tồn, bảo tàng lịch sử, cuối cùng là vật mang
sự sống. Đất là nguồn tài nguyên đảm bảo cho khả năng điều chỉnh sự cân bằng của
hệ sinh thái tự nhiên trước những thay đổi. Tuy nhiên các tác động của con người đã
làm hệ sinh thái bị biến đổi theo chiều hướng xấu đi nhiều khi vượt quá khả năng tự
điều chỉnh của đất. Vậy nên, nhằm đảm bảo cuộc sống của con người trong hiện tại
và tương lai cần phải có những chiến lược về sử dụng đất để không chỉ duy trì khả
năng hiện tại của đất mà còn khôi phục những khả năng đã mất của đất. Trong sản
xuất nông nghiệp đất đai được coi là sử dụng bền vững phải dựa trên cơ sở đảm bảo
khả năng hoạt động sản xuất ổn định của cây trồng, chất lượng tài nguyên đất
không bị suy giảm theo thời gian và việc sử dụng đất không ảnh hưởng xấu tới con
người và các sinh vật.
Theo Smith và Dumanski (1993) “Mục tiêu của quản lý đất bền vững là quản
lý sử dụng đất trên cơ sở điều hoà các mục tiêu kinh tế, xã hội và tạo cơ hội để bảo
vệ môi trường, vì lợi ích của con người không chỉ cho các thế hệ hôm nay mà còn
cho các thế hệ mai sau trong khi vẫn duy trì và nâng cao chất lượng của tài nguyên
đất”. Cộng đồng khoa học Thế giới, đứng đầu là Hội khoa học đất quốc tế, Ủy ban về
nghiên cứu đất, FAO, WB, Trung tâm Phát triển phân bón quốc tế, Tổ chức Rockefeler
7
và nhiều cơ quan khác đã phối hợp với nhau để xây dựng một khung chung cho việc
đánh giá quản lý đất bền vững. Để quản lý đất bền vững cần xác định: (i) Lợi ích,
đây là giải pháp quản lý đất có đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường, đem lại lợi
ích cho con người hay không; (ii) Thời hạn, đây là giải pháp có sớm đạt được bền
vững hay không; (iii) Hỗ trợ chính sách, đây là giải pháp có thể thực hiện được
trong khuôn khổ tổ chức và chính sách quốc gia hay không.
Khung đánh giá sử dụng đất bền vững: được xem xét trên cơ sở 5 thuộc tính
của khái niệm bền vững như tính sản xuất hiệu quả, tính an toàn, tính bảo toàn, tính
lâu bền và tính chấp nhận được (FAO,1991). Nhóm công tác của FAO về khung
đánh giá quản lý đất dốc bền vững tại hội nghị ở Nairobi,1991 đã đưa ra định nghĩa:
"Quản lý bền vững đất đai bao gồm tổ hợp các công nghệ, chính sách và hoạt động
nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế, xã hội với các quan tâm về môi trường để
đồng thời duy trì hoặc nâng cao sản lượng (hiệu quả sản xuất), giảm rủi ro trong sản
xuất (an toàn), bảo toàn tiềm năng và ngăn ngừa thoái hóa đất và nước (bảo vệ) và
được xã hội chấp nhận (chấp nhận)"(Trần An Phong, 1995).
Như vậy, sử dụng đất bền vững có nghĩa là sử dụng đất phù hợp với điều
kiện sinh thái và hạn chế những tác động xấu tới môi trường. Thực tế đã chứng
minh những phương thức sử dụng đất không hợp lý cùng với tác động của các yếu
tố khí hậu khắc nghiệt làm cho đất đã và đang trong quá trình thoái hoá. Vì vậy,
muốn quản lý sử dụng đất bền vững phải nhận thức và tổ chức thực hiện có kết quả
các phương thức sử dụng đất hợp lý gắn với việc bảo vệ và bồi dưỡng đất, coi đó là
một bộ phận quan trọng hợp thành chiến lược sử dụng đất trên quan điểm sinh thái
và phát triển lâu bền. Khái niệm về sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên đất bao
hàm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Bố trí loại sử dụng đất phù hợp với điều kiện đất đai: đây được coi là giải
pháp tốt nhất và cần thiết nhất trước khi tính đến biện pháp cải tạo đất.
- Hạn chế, giảm thiểu những thiệt hại do thiên tai và những trở ngại của các
điều kiện tự nhiên liên quan đến sử dụng đất.
- Vừa sử dụng đất, vừa cải tạo đất và thông qua sử dụng để cải tạo đất.
8
Từ những tiếp cận trên có thể nêu khái niệm sử dụng đất bền vững như sau:
sử dụng đất đai hợp lý, điều hòa các nhu cầu và mục đích sử dụng, đảm bảo hài hoà
giữa các lợi ích về kinh tế, xã hội đồng thời tạo cơ hội để bảo vệ môi trường, đảm
bảo sự phát triển cho hiện tại và tương lai.
1.1.2. Nghiên cứu đánh giá đất trên thế giới và Việt Nam
1.1.2.1. Nghiên cứu đánh giá đất trên thế giới
Quá trình nghiên cứu và phát triển đánh giá đất trên thế giới đã hình thành
nhiều trường phái đánh giá khác nhau, trong đó đáng chú ý là một số trường phái và
phương pháp đánh giá đất sau đây:
1/ Đánh giá đất đai ở Liên Xô (cũ)
- Việc đánh giá đất ở Liên Xô cũ được thực hiện theo quan điểm đánh giá
đất của V.V Docuchaev bao gồm 3 bước:
+ Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng
+ Đánh giá khả năng sản xuất của đất
+ Đánh giá kinh tế đất
Đối với các loại hình sử dụng đất nông nghiệp việc phân hạng thích hợp mới
chỉ tập trung chủ yếu vào đánh giá các yếu tố tự nhiên của đất đai và chưa chưa xem
xét kỹ đến khía cạnh kinh tế - xã hội, môi trường (Đỗ Nguyên Hải, 2000).
2/ Đánh giá đất đai ở Hoa Kỳ
Phương pháp “Đánh giá tiềm năng đất đai” của Hoa Kỳ đã phân chia đất đai
thành các lớp (class), lớp phụ (subclass) và đơn vị (unit). Cơ sở đánh giá tiềm năng
sử dụng đất dựa vào nhóm các yếu tố hạn chế vĩnh viễn và nhóm những yếu tố hạn
chế tạm thời, về sau phát triển thành phương pháp yếu tố: Bằng cách thống kê các
yếu tố tự nhiên, kinh tế để so sánh, lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm hoặc 100% để
làm mốc so sánh với các sử dụng đất khác. Phương pháp đánh giá khả năng sử dụng
thích hợp (USDA) tuy không đi sâu vào từng loại sử dụng cụ thể đối với sản xuất
nông nghiệp và hiệu quả kinh tế -xã hội, song rất quan tâm đến những yếu tố hạn
chế bất lợi của đất đai và việc xác định các biện pháp bảo vệ đất, đây cũng chính là
điểm mạnh của phương pháp đối với mục đích duy trì bảo vệ môi trường và sử dụng
9
đất bền vững (Đỗ Nguyên Hải, 2000).
3/ Đánh giá đất của tổ chức FAO
Từ năm 1970, tổ chức Nông - Lương liên hợp quốc (FAO) đã xây dựng tài
liệu “Đề cương đánh giá đất đai”. Đến năm 1976, phương pháp đánh giá đất của
FAO ra đời (A Framework for land Evaluatinon,1976) nhằm thống nhất các tiêu
chuẩn đánh giá đất trên toàn thế giới và hoàn thiện vào các năm sau đó để áp dụng
cho từng đối tượng cụ thể như:
- Đánh giá đất cho nền nông nghiệp nước trời (FAO, 1983).
- Đánh giá đất cho nền nông nghiệp được tưới (FAO, 1985).
- Đánh giá đất cho phát triển nông nghiệp (FAO, 1990).
- Đánh giá đất cho phát triển nông thôn (FAO, 1988).
- Đánh giá đất cho đồng cỏ quảng canh (FAO, 1991).
- Đánh giá đất và phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất
(FAO, 1989).
Cơ sở khoa học của phương pháp đánh giá đất theo FAO dựa vào phân hạng
đất thích hợp đất đai, đối chiếu mức độ thích hợp giữa yêu cầu của các loại hình sử
dụng với các điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường có liên quan đến hiệu quả sử
dụng đất để lựa chọn phương án sử dụng đất tối ưu. Cấu trúc phân hạng thích hợp
đất đai của FAO được thể hiện ở 4 cấp: bộ (order), lớp (class), lớp phụ (subclass),
đơn vị (unit).
Trong quy trình đánh giá đất của FAO, điều tra đất được xem là một phần
thiết yếu và yêu cầu thu thập những thông tin từ nhiều phương diện của đất đai bao
gồm thổ nhưỡng, địa hình, địa mạo, các điều kiện địa chất, khí hậu, thuỷ văn, lớp
phủ thực vật và cả các điều kiện kinh tế - xã hội có liên quan đến mục đích sử dụng đất
(Đỗ Nguyên Hải, 2000).
Năm 1996 tổng kết về các hệ thống đánh giá đất trên đây FAO đã có nhận
định: Các nhân tố kinh tế, xã hội yêu cầu phải cân nhắc kỹ trong đánh giá đất.
Phương pháp đánh giá đất đai thích hợp còn liên quan đến các các yếu tố kinh tế, xã
hội như sở hữu đất đai, khả năng lao động, những quyết định về mặt chính sách,
10
luật pháp, hệ thống hạ tầng, thị trường và khả năng đầu tư tài chính…các nhân tố
kinh tế, xã hội là những kết quả để giúp cho việc đánh giá đất. Việc nhấn mạnh
những yếu tố hạn chế trong sử dụng và quản lý đất có tính đến các vấn đề về môi
trường trong các phương pháp đánh giá đất của FAO và của Hoa Kỳ là rất có ý
nghĩa cho việc tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt trên những loại đất
có vấn đề và dễ bị suy thoái.
Tiêu chí đánh giá sử dụng đất bền vững của FAO (1976) với 3 nhóm chính là
môi trường - sinh thái, tác động đến xã hội và hiệu quả kinh tế. Cụ thể như sau:
Môi trường - sinh thái gồm các chỉ tiêu:
-
Xét trên quan điểm hệ sinh thái: nhân tạo hay tự nhiên, năng suất sinh học
cao hay thấp, dễ hay khó bị thay đổi.
-
Tác động đến môi trường: nước thải (hàm lượng các chất thải độc hại có
trong nước thải); đất, trầm tích (hàm lượng dinh dưỡng và các chất thải độc hại có
trong đất theo độ sâu tầng đất); dịch bệnh (có hay không khả năng xảy ra dịch bệnh
trong sản xuất)
-
Điều kiện tự nhiên khác: thay đổi bề mặt tự nhiên của đất.
-
Tác động đến sức khoẻ con người: khả năng tạo ra các chất độc hại đến
sức khỏe con người.
Tác động đến xã hội gồm các chỉ tiêu:
-
Công ăn việc làm: số công lao động/ha/năm.
-
Khả năng chấp nhận của người lao động (thu hút lao động)
-
Khả năng chấp nhận sản phẩm của thị trường
-
Phân hoá xã hội (phân chia giàu nghèo, khả năng đầu tư và nợ vốn)
-
Các xung đột xã hội và môi trường (mang lại hiệu quả kinh tế cao trước
mắt nhưng tổn hại lâu dài đến môi trường )
Hiệu quả kinh tế gồm các chỉ tiêu:
-
Giá trị sản xuất (sản lượng * giá sản phẩm)
-
Tổng chi phí biến đổi (đầu tư cơ bản và hàng năm)
-
Thu nhập hỗn hợp
11
-
Hiệu suất đồng vốn
-
Giá trị ngày công lao động
Từ những tiêu chí trên tùy theo từng quốc gia hay vùng lãnh thổ có thể hình
thành bộ chỉ tiêu đánh giá các hệ thống sử dụng đất khác nhau phù hợp với điều
kiện thực tế.
4/ Ứng dụng phương pháp đánh đánh giá đa chỉ tiêu (MCE) trong đánh giá đất của
FAO cho quản lý sử dụng đất bền vững.
Phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu là một kỹ thuật phân tích đa tiêu chí cung
cấp cho người ra quyết định các mức độ quan trọng của các tiêu chí khác nhau
(Lootsma,1999). Đó là một kỹ thuật phân tích tổ hợp các tiêu chí khác nhau để cho
ra kết quả cuối cùng (Zopounidis và Pardalos, 2010)
Đánh giá đất cho quản lý sử dụng đất bền vững liên quan nhiều đến lĩnh vực
tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường, đây là bài toán quyết định đa tiêu chí. Trong
lĩnh vực ra quyết định đa tiêu chí, có nhiều phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu (Saaty,
1996) trong đó qua thực nghiệm cho thấy phương pháp so sánh cặp đôi là một trong
những kỹ thuật hiệu quả nhất.
Sự phát triển của hai lĩnh vực GIS và MCE góp phần đặc biệt quan trọng
trong giải quyết bài toán quyết định đa tiêu chí không gian. Trong đó, GIS đóng vai
trò phân tích không gian (Burrough, 1998); Mô hình tích hợp GIS và MCE là quá
trình kết hợp giữa dữ liệu không gian và quá trình đánh giá của người ra quyết định.
MCE đóng vai trò phân tích đa thuộc tính, đánh giá và xác định mức độ ưu
tiên của các chỉ tiêu đánh giá, tích hợp GIS để hỗ trợ ra quyết định, phương pháp
này đã được thử nghiệm cả về mặt lý thuyết và thực tiễn cho rất nhiều các tình
huống bao gồm cả ra quyết định về mặt không gian (Lai và Hopkins 1995);
Trong lĩnh vực ra quyết định đa tiêu chí, có nhiều phương pháp đánh giá đa
chỉ tiêu (Saaty, 1996) như:
Phương pháp so sánh cặp đôi (pairwise matrix): các chỉ tiêu được so sánh
tầm quan trọng từng cặp với nhau trong ma trận cặp đôi.
Phương pháp xếp hạng theo thứ tự (ranking): mức độ quan trọng của các chỉ
12
tiêu được xếp hạng theo thứ tự 1,2,3,….
Phương pháp thỏa hiệp (trade-off): sử dụng sự đánh giá trực tiếp sự thỏa hiệp
để sẵn sàng thay thế một phương án lựa chọn khác.
Phương pháp sắp xếp tỷ lệ (rating): mức độ quan trọng của các chỉ tiêu được
đánh giá bằng %, tổng số là 100% cho các chỉ tiêu.
Khi so sánh các phương pháp trên thì thực nghiệm ứng dụng cho rằng
phương pháp so sánh cặp đôi là một trong những kỹ thuật hiệu quả nhất cho quyết
định không gian bao gồm cả phương pháp tiếp cận dựa vào các chức năng phân tích
không gian của GIS (Eastman, 1993).
Khả năng hiệp lực giữa GIS và MCE đem lại lợi ích to lớn trong nghiên cứu
ứng dụng GIS và Đánh giá đa chỉ tiêu vào các lĩnh vực đánh giá khả năng thích hợp
đất đai (Malczewski, 1999).
Tích hợp GIS và phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu (MCE) trong việc hỗ trợ
ra quyết định, phương pháp này đã được thử nghiệm cả về mặt lý thuyết và thực
tiễn cho rất nhiều các tình huống ra quyết định, bao gồm cả ra quyết định về mặt
không gian (Lai và Hopkins 1995), (Siddiqui et al 1996), (Malczewski et al 1999).
Một số nghiên cứu khác về đánh giá đa chỉ tiêu (MCE) giúp xác định trọng
số của các yếu tố tham gia đánh giá thích hợp cho các loại cây trồng. Các nghiên
cứu của Voogd.H. vào năm 1983 cũng đã chứng minh được ưu điểm nổi bật của
phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu, giảm được tính chủ quan trong việc ra quyết
định, đóng góp thêm vào cơ sở lý luận cho việc đánh giá thích hợp đất đai phục vụ
sử dụng đất bền vững. Nghiên cứu của Nihar R.Sahoo năm 2002 cũng đã chứng
minh được ưu điểm nổi bật của kỹ thuật đánh giá đa chỉ tiêu khi ứng dụng phương
pháp đánh giá đất của FAO làm giảm được tính chủ quan trong việc ra quyết định,
đóng góp thêm vào cơ sở lý luận cho việc đánh giá đất đai bền vững.
1.1.2.2. Nghiên cứu về đánh giá đất ở Việt Nam
Nghiên cứ đánh giá đất ở Việt Nam được thực hiện từ những năm 70 của thế
kỷ trước chủ yếu chỉ tiêu đánh giá là đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình. Phân loại
khả năng thích hợp đất đai của FAO đã được áp dụng ở Việt Nam từ năm 1986 với
13
các nghiên cứu tiêu biểu của Bùi Quang Toản, Tôn Thất Chiểu, Vũ Cao Thái. Các
kết quả nghiên cứu đã đưa ra được chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh giá phân hạng đất
cho từng loại cây trồng, các vấn đề về khí hậu, thủy văn và điều kiện kinh tế xã hội
vẫn chưa được đề cập.
Các nghiên cứu đánh giá đất ở Việt Nam từ những năm 1992 đến nay đều áp
dụng phương pháp đánh giá đất của FAO được thực hiện ở các phạm vi, vùng lãnh
thổ theo hệ thống từ cả nước đến các vùng sinh thái đến các tỉnh, các huyện và cả ở
phạm vi các vùng chuyên canh hẹp. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu theo
thời gian phải kể đến:
Bảy vùng kinh tế của toàn quốc (vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng sông
Hồng, Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long) đều đã
được đánh giá đất đai trên bản đồ tỷ lệ 1/250.000 do các tác giả: Trần An Phong
(1995); Phạm Quang Khánh (1995); Nguyễn Văn Nhân (1996); Nguyễn Công Pho
(1995); Nguyễn Khang, Phạm Dương Ưng (1995)
Năm 1995 Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp đã nghiên cứu đánh giá
đất trên phạm vi cả nước, ở tỷ lệ bản đồ 1/250.000 trong đề tài nghiên cứu “Đánh
giá hiện trạng sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền” (Trần An
Phong, 1995), đồng thời thực hiện đánh giá đất cho các vùng sinh thái hoặc vùng
đất đặc thù (đất đỏ ba zan) và rất nhiều các nghiên cứu đánh giá đất khác, kết quả
bước đầu đã xác định được tiềm năng đất đai của các vùng và khẳng định “việc vận
dụng nội dung phương pháp đánh giá đất của FAO theo tiêu chuẩn và điều kiện cụ
thể của Việt Nam là phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay” (Nguyễn Khang, 1995).
Một số tỉnh đã thực hiện đánh giá đất theo phương pháp của FAO ở tỷ lệ bản
đồ 1/50.000 hoặc 1/100.000 như Hà Tây (cũ), Ninh Bình, Bình Định, Gia Lai từ
năm 1994; Bà Rịa Vũng Tàu năm 2000 và Cà Mau năm 2001.
Những năm gần đây ứng dụng GIS trong đánh giá đất theo FAO đã được
nghiên cứu nhiều ở cả phạm vi cấp vùng, cấp tỉnh và cấp huyện hay các vùng
chuyên canh hẹp với mục đích xác định các hệ thống sử dụng đất và tiềm năng sử
dụng đất, qua đó đề xuất các giải pháp sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả đồng thời