Tải bản đầy đủ (.ppt) (42 trang)

Các dạng đồ uống có dược tính từ rau trái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.5 KB, 42 trang )


Các dạng đồ uống
có dược tính từ
rau trái

I. Trà an thần
1. Nguyên liệu:

Lạc tiên:
Là loại dây mọc leo, thân mềm, trên có nhiều lông mềm.
Trong rễ cây có các alkaloid như stephanin, prostephanin,
epistephanin, seudoepistephanin, homostephanin đều có tinh
thể.
Quả chín chứa acid cyanhydric.
Công dụng và liều dùng: Dùng chế thành thuốc nước ngọt có pha cồn
làm thuốc an thần, chữa mất ngủ, tim hồi hộp. Ngày dùng 6 -16 g cây khô dưới
dạng thuốc sắc hay pha rượu.

Vòng nem:
Ưa mọc ở ven biển, thân có gai ngắn. Lá gồm 3 lá chét, màu xanh và
bóng. Hoa màu đỏ tươi, tụ họp từ 1 – 3 chùm dày. quả đen, hơi hẹp lại ở giữa
các hạt. Trong mỗi quả có 5 – 6 hạt hình thận màu đỏ hoặc nâu, tễ rộng, hình
trứng đen có vành rộng.


I. Trà an thần
Thành phần hoá học và tác dụng dược lý:
Lá và thân chứa alkaloid độc là erythin làm giảm hoặc mất hẳn hoạt
động
thần kinh trung ương. Hạt chứa alkaloid là hypaphorin, ức chế hệ thần kinh
trung ương, làm yên tĩnh gây ngủ, hạ nhiệt độ, hạ huyết áp, co bóp các cơ.


Liều dùng: Ngày uống 4 – 6g dạng thuốc sắc.

Sen:
Thành phần hoá học: Lá sen chứa các chất anonain, pronuxiferin,
N-ornuxiferin, liriodenin, D- N- metylcoclaurin, roemerin, nuxiferrin và
O- nornuxiferin. Trong liên tâm có asparagin NH
2
– COCH
2
CH(NH
2
) – COOH,
nelumbin, 0.4% liensinin và có ít ankaloid chừng 0.06%.
Công dụng: Chữa tim, hồi hộp, mất ngủ, di mộng tinh. Tâm sen có vị
đắng,
tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt.
Liều dùng: Ngày uống 4 – 10g tâm sen khô dưới dạng thuốc sắc hay thuốc
pha có thể thêm đường cho dễ uống.

I. Trà an thần

Thảo quyết minh:
Mô tả cây: Cây nhỏ: 0.3 – 0.9m. Lá mọc so le. Hoa màu
vàng tươi. Quả là một giáp hình trụ dài, màu nâu nhạt, bóng,
vị nhạt hơi đắng.
Thành phần hoá học: hạt có antraglucozit, chất béo, protid.
Tác dụng chữa bệnh: chữa nhức đầu, đau mắt, mờ mắt.
Liều dùng: 5 – 10g/ngày, thường phối hợp với các vị khác.

Hương liệu: hoa lài

Tên khoa học là Jasminum tambacsit, hay gọi là lài kép.
Cây nhỏ, nhiều cành, mọc xoà ra. Lá hình trái tim, xoăn nhọn
ở đầu và phía cuống, hai mặt đều bóng. Được trồng nhiều ở
châu Á dùng làm kiểng hoặc lấy hoa để ướp trà.

I. Trà an thần
2. Quy trình công nghệ:
Lá vông
Lá sen Lạc tiên Thảo quyết minh
Nghiền
Nghiền
Sàng
Trích ly
Lọc
Cô đặc
Trà dược bán
thành phẩm
Phối trộn
Nước sôi
Thảo quyết minh
Sấy
Ướp hương Xử lý
Ủ hương
Đóng gói
Kiểm tra chất lượng
Trà thành
phẩm
Hoa lài khô
Bao gói


I. Trà an thần

II. Các loại đồ uống từ nhân sâm
1. Nguyên liệu: nhân sâm

Nhân sâm là một loại cây thân cỏ sống lâu năm. Cây
mọc đứng, cao khoảng 0,6m. Về phía khuất ánh sáng mặt trời
thân cây màu xanh, còn bên phía có ánh sáng gốc cây phần
lớn là màu xanh tím, chỗ gần cuống lá thì màu xanh.
Củ rắn, dẻo, vị ngọt mà lại hơi đắng, có mùi thơm đặc biệt.

Thành phần hoá học của nhân sâm:
Hoạt chất chính của nhân sâm là hỗn hợp saponin gọi chung là ginsenosid.
Có khoảng 26 loại saponin trong nhân sâm.
Saponin là một loại glycoside, là một nhóm hợp chất tự nhiên thường gặp
trong thực vật. Những hợp chất glycoside thường gồm 2 phần: phần đường và
Phần không phải đường là aglycon (hay còn gọi là sapogenin).
Saponin có vị đắng, mùi nồng, thường ở dạng vô định hình, khó kết tinh,
bền nhiệt độ, tan tốt trong các dung môi phân cực, tủa với chì acetate, bari
hydroxyd, amoni sulfat… , tạo bọt, tạo phức với cholesterol.

II. Các loại đồ uống từ nhân sâm

Các hợp chất khác trong nhân sâm và tác dụng chính của chúng:

Hợp chất polyacetyllene: kháng ung thư

Hợp chất phenolic và maltol: chống lão hoá

Hợp chất pinene: giảm đau


Hợp chất ociene: chống viêm và kháng khuẩn

Polysaccharide: tăng cường miễn dịch

Các peptide (DPG 3- 2): có tác dụng như insuline để điề trị bệnh tiểu
đường.

Trong nhân sâm còn chứa:
Tinh dầu làm cho nhân sâm có mùi đặc biệt.
Vitamin (B1, B2, B12)
Acid amin
Hỗn hợp acid béo không no
Các nguyên tố vi lượng: P, Cd, As, Sb, Al, Fe, Mn, Zn, Ca, Na, K và
Ge.

II. Các loại đồ uống từ nhân sâm

Các tác dụng chính của nhân sâm:

Tăng sức bền thể lực và sự dẻo dai, giảm mệt mỏi, rút ngắn thời gian hồi
phục khi vận động quá độ.

Làm tăng năng lực làm việc tinh thần (trí nhớ, khả năng tập trung…), hưng
phấn thần kinh, tác dụng tốt đối với suy nhược thần kinh.

Thúc đẩy các quá trình tổng hợp quan trọng trong cơ thể,chống stress, giúp
cơ thể chịu đựng và vượt qua các điều kiện bất lợi bên ngoài.

Kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Tác dụng phòng chống ung thư.
Điều hoà đường huyết.
Điều hoà huyết áp và tạo máu.
Bảo vệ gan khỏi độc tính của rượu và bệnh tật.
Ngăn ngừa và cải thiện tình trạng lão suy, suy giảm trí nhớ, kém tập trung,
phục hồi khả năng tình dục.
Tác dụng kháng histamine và cholin, chống viêm, chống dị ứng cấp tính và
mãn tính.

II. Các loại đồ uống từ nhân sâm
2. Quy trình công nghệ nước giải khát từ nhân sâm:
Đường kính Nước Nhân
sâm
H
+
hay enzym
Nấu syrup
Lọc
Làm lạnh
Xử lý Trích ly
Lọc
Phối trộn
Chiết chai Chiết lon
Sản phẩm
chai
Sản phẩm
lon
Hương liệu, màu Nước đã xử



II. Các loại đồ uống từ nhân sâm
3. Sản phẩm khác từ nhân sâm: trà sâm
Thành phần: được chế biến từ Đẳng sâm nguyên chất, bổ trung ích khí,
bổ phổi và tì vị.
Công dụng: Thích hợp để kích thích tiêu hóa, giảm chứng biếng ăn, tứ
chi mệt mỏi, tinh thần uể oải, miệng khô, lưỡi đắng, phổi yếu ho khan.
Cách dùng: Nhúng túi trà vào nước sôi chờ từ 3-5 phút sau đó rồi uống.

III. Các loại đồ uống từ gừng
1. Nguyên liệu: gừng vàng
Cây thảo, sống lâu năm, cao khoảng 1m khi trưởng
thành. Thân rễ mọc phình lên thành củ, khi già có xơ.
Thân rễ của gừng to, phân nhánh, rất thơm mà nhân dân
ta thường hay gọi là củ gừng. Củ là phần làm thuốc chủ
yếu và cũng là thành phần dùng để nhân giống của cây
gừng.
2. Thành phần hoá học của củ gừng:

Tinh dầu gừng: Mùi thơm của gừng tập trung vào tinh dầu gừng, tinh
dầu gừng vàng bao gồm: α - camphene, monoterpen gồm β-phelandrene,
citral, cineol… , zingiberene (C
15
H
24
), một rượu sesquiterpen như
(-) zingiberene, (+) ar-curcumene B- sesquiphellandrene, bisabolene,
farnesene… , borneol và geraniol.

Oleoresin: là tên gọi khi chất nhựa (resin) kết hợp với các chất dầu dễ
bay hơi. Các oleoresin có mặt trong gừng là: gingerol và shogaol. Vị hăng cay

của gừng liên quan đến hợp chất gingerol . Trong suốt thời kỳ bảo quản, thành
phần hăng cay gingerol sẽ bị thoái hoá dần thành shogaol có vị êm dịu hơn.

III. Các loại đồ uống từ gừng

Các hợp chất phenol: bao gồm: zingerone và gingeol.

Acid amin:chứa 7/8 acid amin không thay thế, gồm: isoleucine, leucine,
lysine, methionine, phenylalanine, tryptophan và valine.

Các protein đơn giản: có mặt albumin, globulin và glutelin

Enzyme thuỷ phân protein: zingibain

Các acid hữu cơ:
Có đến 17 acid hữu cơ:acid a- linolenic, acid caffeic, acid capric, acid caprylic,
acid dodecanoic, acid gadoleic, acid gamma- aminobutyric, acid lauric, acid
linoleic, acid myristic, acid oleic, acid oxalic, acid p- hydroxyl- benzoic, acid
palmitic, acid palmitoleic, acid phosphatidic và acid pipecolic.

Các vitamin: β- carotene niacin (vitamin PP), pantothenic- acid (vitamin B
3
),
riboflavin (vitamin B
2
), thiamin (vitamin B
1
), vitamin B
6
và vitamin C.


Các khoáng chất chủ yếu: phosphor, magie và kali.

Các chất khác: tinh bột, lignin, lecithin…

III. Các loại đồ uống từ gừng
Công dụng của gừng:
Gừng chữa trị bệnh cảm, làm giảm ói mửa và "làm sạch" những chất có độc
tố.
Rễ khô điều trị tình trạng dương suy, cảm lạnh, thường được dùng trong
"lạnh" dạ dày và bụng, thường được dùng trong tiêu chảy do lạnh, ho, thấp
khớp và nhiều công dụng khác.
Gừng bổ cho tim, và có thể làm giảm huyết áp, giảm mức cholesterol bằng
cách giảm sự hấp thụ cholesterol trong máu và trong gan.
Gừng có thể tác động làm giảm chứng đau nửa đầu.
Gừng là một loại thuốc dễ tiêu,ức chế mạnh loét bao tử.


III. Các loại đồ uống từ gừng
2. Sản phẩm:
a. Trà gừng:
Gừng tươi
Rửa sạch
Cạo vỏ
Nghiền nhỏ
Ép
Bỏ bã
Nước ép
Cô đặc
Nấu xiro

Sấy khô, nghiền bột
Chiết cồn 50% Bã
Làm kẹo, mứt, hỗn hợp gừng
Sơ chế

III. Các loại đồ uống từ gừng
Làm cốm
Sấy
Thêm phụ gia tạo ngọt không calo và
hương liệu, sấy chân không.
Bao gói 20g
(hạn dùng 6 tháng)
Bao gói nhỏ 2g
( bảo quản trên 6 tháng)

×