Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Lý luận triết học và phương hướng giải pháp phát triển Doanh nghiệp nhà nước tại Quãng Ngãi - 2 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.16 KB, 10 trang )

Trong kế hoạch xây dựng CNXH của V.I.Lênin có các nội dung sau:
Một là, Nền kinh tế dựa trên chế độ công hữu XHCN về tư liệu sản xuất.
Hai là, quốc hứu hóa XHCN nhằm thủ tiêu sở hữu tư nhân của giai cấp bóc lột
về tư liệu sản xuất chủ yếu, chuyển nó thành sở hữu toàn dân.
Ba là, hợp tác hóa để chuyển những người lao động cá thể thành người lao động
tập thể.
Mặc khác, theo V.I. Lênin chủ nghĩa tư bản Nhà nước là hình thức kinh tế cao
hơn so với “Sản xuất nhỏ’’. Việc sử dụng chủ nghĩa tư bản Nhà nước là cần thiết để
phát triển lực lượng sản xuất, nó như những ‘’Cầu nối’’, ‘’Trạm trung gian’’ cần thiết
để đưa đất nước từ sản xuất nhỏ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
b. Một số quan điểm của Đảng ta.
Vận dụng tư tưởng của Lênin về sự tồn tại tất yếu của các thành phần kinh tế
trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH. Đảng ta đã xác định ở nước ta hiện nay còn tồn tạI
nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước là một bộ phận cấu thành cơ bản,
đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và giữ chức năng là một công cụ quản
lý vĩ mô của Nhà nước ta.
Các DNNN, một bộ phận quan trọng nhất của kinh tế Nhà nước, giữ những vị
trí then chốt phải đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nêu
gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội và chấp hành pháp luật. Nắm
giữ các ngành, các lĩnh vực kinh tế liên quan đến an ninh quốc phòng, chính sách xã
hội và các ngành mũi nhọn, trọng yếu nhất của nền kinh tế. Sự có mặt của các DNNN
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
trong các ngành, các lĩnh vực quan trọng có tác dụng điều chỉnh sự cân bằng của nền
kinh tế, duy trì ổn định chính trị - xã hội.
Khu vực DNNN phải giữ vai trò đòn bẩy, giá đỡ trong nền kinh tế thị trường
nhiều thành phần DNNN là công cụ Nhà nước huy động tập trung vốn vào những lĩnh
vực mang tính chiến lược của nền kinh tế thực hiện việc chuyển giao công nghệ, tiếp
nhận công nghệ hiện đại, tiếp cận nghệ thuật quản lý tiên tiến trên thế giới, tạo cơ sở
kinh tế cho các ngành kinh tế khác phát triển. Khu vực DNNN phải đi đầu trong quá
trình công nghệp hoá, hiện đại hoá theo hướng mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế thế
giới. Vai trò của DNNN phải thay đổi linh hoạt tuỳ thuộc vào từng giai đoạn mà Nhà


nước trao cho sứ mệnh phải gánh vác.
 Một số quan điểm về DNNN trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của Tỉnh Quảng Ngãi:
Chủ động đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế Nhà nước. Tiếp tục
sắp xếp lại DNNN theo loại hình DNNN làm nhiệm vụ kinh doanh và DNNN làm
nhiệm vụ công ích. tiếp tục hoàn thiện tổ chức, quản lý DNNN như: sắp xếp, sáp nhập,
giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp. Tổ chức các doanh nghiệp phù hợp với quy hoạch
ngành, lãnh thổ vào những ngành cần thiết cho sự phát triển có hiệu quả và bền vững
của toàn bộ nền kinh tế quốc dân như: kết cấu hạ tầng, tài chính, ngân hàng, an ninh
quốc phòng và những DNNN trong một số ngành sản xuất dịch vụ cần thiết trong nền
kinh tế. Thông qua đó mà Nhà nước có thể điều tiết, hỗ trợ các DNNN và các thành
phần kinh tế khác. Tiếp tục đổi mới công nghệ, kỹ thuật, tổ chức và quản lý doanh
nghiệp theo yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đó là cơ sở và điều kiện để DNNN
duy trì vai trò chủ đạo của mình.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Trong điều kiện ngày nay sự quản lý của Nhà nước XHCN nhằm sửa chữa
”những thất bại của thị trường’’, thực hiện các mục tiêu xã hội, nhân đạo mà bản thân
cơ chế thị trường không thể làm được, đảm bảo cho nền kinh tế thị trường phát triển
theo định hướng XHCN (bàn tay vô hình của Nhà nước). Vai trò quản lý của nhà nước
XHCN là hết sức quan trọng. Nó đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định, đạt
hiệu quả cao, đặc biệt là đảm bảo công bằng xã hội.
2. Một số kinh nghiệp của một số nơi.
a. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.
 Ở Malaixia
(1)
:
Malaixia là một nước đang phát triển. Vào năm 1957, sau khi giành được độc
lập, Malaixia đã có 23 DNNN trong các ngành dịch vụ công cộng, giao thông, thông
tin liên lạc, nông nghiệp và tài chính. Vào cuối những năm 60, Chính phủ Malaixia
ban hành ‘’Chính sách kinh tế mới’’. Nội dung của chính sách này là tăng cường sự

can thiệp của Chính phủ vào phát triển kinh tế, với chính sách kinh tế mới Malaixia đã
phát triển mạnh khu vực DNNN trong ngành thương mại và công nghiệp. Mục tiêu mở
rộng DNNN trong những năm 60 chủ yếu nhằm phát triển kinh tế vùng.
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1966-1970) chi tiêu của Chính phủ dành
cho DNNN là 1,4 tỷ đô la, chiếm 32% toàn bộ chi tiêu công cộng. Trong kế hoạch 5
năm lần thứ 2 (1971-1975) con số này là 3,9 và 40%.
Xu hướng mở rộng phát triển DNNN tiếp tục duy trì, trong kế hoạch 5 năm lần
thứ 3 (1976-1980) chi tiêu cho DNNN là 12 tỷ đô la và chiếm 48% chi tiêu công cộng.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Các DNNN được thành lập nhiều trong ngành công nghiệp nặng; trong kế hoạch 5
năm lần thứ 4 (1981 – 1985) con số này tăng lên là 30 tỷ và 50%.
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 5 (1986 – 1990) các DNNN được nhà nước kế
hoạch hóa và quản lý chi tiêu gọi là các DNNN phi tài chính. Các DNNN phi tài chính
với cổ phần của Nhà nước chiếm hơn 50% và doanh thu hơn 5 tỷ được liệt vào hoạt
động của khu vực công cộng. Vào năm 1986, các DNNN phi tài chính đóng góp 24%
GDP, trong đó tất cả các DNNN đóng góp 30%. Nếu không tính nông nghiệp, DNNN
đóng góp 40% GDP.
Ở Malaixia DNNN có 3 loại, được phân theo cách phân loại của Liên Hiệp
Quốc, tức là: 1) Doanh nghiệp hành chính sự nghiệp; 2) Doanh nghiệp công cộng; 3)
Doanh nghiệp sở hữu Nhà nước.
Hiệu quả hoạt động của các DNNN ở Malaixia, đặc biệt là của DNNN phi tài
chính và DNNN hoạt động vì mục đích xã hội rất kém, tỷ lệ các DNNN hoạt động
thua lỗ cao, trong ngành dịch vụ và ngành công nghiệp, DNNN hoạt động không có
hiệu quả bằng các ngành khác.
Đến năm 1988, tình hình họat động của các DNNN cũng không thay đổi.
Trong tổng số 770 DNNN được điều tra về lãi và lỗ, chỉ có 387 doanh nghiệp hoạt
động có lãi với tổng lợi nhuận là 4,868 tỷ đôla và 383 doanh nghiệp làm ăn thua lỗ
5.610 đôla. Phần lớn doanh nghiệp bị thua lỗ là doanh nghiệp có quy mô lớn và ở
trong công nghiệp nặng.
Nguyên nhân hoạt động kém hiệu quả của DNNN ở Malaixia là yếu kém trong

quản lý, kiểm soát và kế hoạch của Chính phủ, những mục tiêu trái ngựơc nhau của
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
các DNNN, thiếu sự linh hoạt trong môi trường kinh tế. Malaixia đang tiến hành cải
cách trong công tác kế hoạch hoá, bỏ những cản trở về nguồn nhân lực, giảm can thiệp
Chính phủ, cải thiện môi trường hoạt động kinh doanh. Gần đây hệ thống khuyến kích
theo cơ chế thị trường được áp dụng trong việc lập chính sách cho các DNNN.

*Ở Trung Quốc
(2)
:
Giống như các nước XHCN khác, tỷ trọng của khu vực DNNN trong nền kinh
tế quốc dân ở Trung Quốc rất cao. DNNN giữ vị trí chủ đạo, hoạt động của DNNN
theo cơ chế tập trung quan liêu tỏ ra rất kém hiệu quả. Trung Quốc đã tiến hành cảI
cách khu vực DNNN vào cuối những năm 70.
Từ năm 1978 đến nay, cuộc cải cách các DNNN ở Trung Quốc có thể chia
thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất (từ năm 1978 đến 1984) là giai đoạn Trung Quốc tập trung
vào thay đổi cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Nội dung chính của cải cách trong giai
đoạn này là trao quyền tự do cho các DNNN. Cải cách này đã biến doanh nghiệp từ
một tổ chức hành chính của Chính phủ thành một đơn vị sản xuất kinh doanh hàng hoá
và dịch vụ. Tuy nhiên việc mở rộng quyền tự chủ của các DNNN không mang lại kết
quả gì về mặt thu nhập tài chính cho Nhà nước, thu nhập tài chính của Nhà nước trong
vòng 4 năm gần như không tăng.
Giai đoạn thứ hai (từ năm 1984 đến 1991) là giai đoạn cải cách toàn diện
DNNN. Nội dung chính của cải cách trong giai đoạn này là giao quyền tự chủ về tài
chính cho DNNN. Năm 1986, Trung Quốc bắt đầu thực hiện chế độ khoán doanh
nghiệp. đến năm 1988 những doanh nghiệp nhận thầu chiếm 78% tổng số doanh
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
nghiệp trong nước và chiếm 96% số doanh nghiệp ở Bắc Kinh, Việc thực hiện chế độ
khoán có tác dụng kích thích tính tích cực sản xuất kinh doanh trong các DNNN, làm

cho sản xuất tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên sau một thời gian cải cách, thuế nộp cho
Nhà nước không tăng nếu tính cả yếu tố lạm phát. Một điểm quan trọng của việc thực
hiện chế độ khoán là doanh nghiệp xem nhẹ đầu tư phát triển dài hạn, DNNN luôn có
xu hướng dùng lợi nhuận cho tiêu dùng trong thời gian hiện tại. Chế độ khoán đã bộc
lộ những hạn chế cần được điều chỉnh.
Giai đoạn thứ ba từ năm 1992 đến nay là giai đoạn xây dựng cơ chế kinh tế thị
trường, xây dựng quy chế xí nghiệp hiện đại phù hợp với nhu cầu của cơ chế kinh tế
thị trường XHCN, tạo môi trường cho DNNN trở thành một tổ chức pháp nhân độc lập
và một đối tượng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Trong giai đoạn này
Trung Quốc đã tiến hành cổ phần hoá hàng lọat các DNNN. Đến cuối năm 1993, số
DNNN tiến hành cổ phần hóa là 3.800.
Sau gần 20 năm cải tổ, DNNN ở Trung Quốc giảm đáng kể về số lượng và tỷ
trọng trong GDP. Tuy nhiên hiệu quả hoạt động của DNNN vẫn là một vấn đề đáng lo
ngại. Năm, 1994, Trung quốc có tới 45,9% DNNN làm ăn thua lỗ với tổng số tiền lỗ là
34,4 tỷ nhân dân tệ (NDT).
Việc cải cách các DNNN ở Trung Quốc vẫn còn là vấn đề đang nổi cộm,
Những vẫn đề đặt ra đối với việc cải tổ khu vực DNNN cũng là những vấn đề cần phải
nghiên cứu và giải quyết ở Việt Nam.
b. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước:
* Ở ĐăkLăk
(3)
:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
DNNN tỉnh ĐăkLăk những năm vừa qua đã có những biến đổi đáng kể, tính
đến nay có 111 DNNN thuộc tỉnh quản lý. Tình hình hoạt động thích ứng được với cơ
chế thị trường, tuy nhiên vẫn còn một số hoạt động kém hiệu quả, bị thua lỗ trong sản
xuất kinh doanh, nhìn chung chưa có tính ổn định. Qua đó cho thấy: cơ chế bao cấp đã
ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, trong khi đó bộ
máy chỉ đạo của các doanh nghiệp cồng kềnh, chi phí quản lý quá lớn, cơ cấu chủng
loại sản phẩm còn nghèo nàn, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là cà phê, cao su, gỗ…

Để DNNN giữ được vị trí chủ đạo thực sự, Nhà nước cần phải củng cố để có
được sự phát triển đúng hướng, phục vụ tốt cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá của Tỉnh trong những năm tới. Việc triển khai sắp xếp doanh nghiệp theo chỉ thị
500/TTg của Thủ tướng Chính phủ đã thực hiện được công tác quy hoạch tổng thể, sắp
xếp lại doanh nghiệp theo ngành kinh tế kỹ thuật gắn với lãnh thổ phù hợp với quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và sự kiểm tra giám sát của các cơ quan chức
năng Nhà nước về mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh ở từng doanh nghiệp rất đa
dạng. Do vậy đã làm cho quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá được mở rộng, đồng
thời doanh nghiệp được tự chủ và chịu trách nhiệm về kinh tế hoặc sản xuất kinh
doanh của mình, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thông qua các hình thức
liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác, cung ứng các dịch vụ về kinh tế
kỹ thuật, thu mua sản phẩm, góp phần tạo ra bước phát triển ổn định cho nền kinh tế
của tỉnh. Sau khi thực hiện phương án sắp xếp DNNN của tỉnh hiện nay toàn tỉnh gồm
có 122 doanh nghiệp.
Như vậy có thể nói sự tồn tại của DNNN là một tất yếu khách quan, DNNN
được sử dụng như một công cụ điều tiết của Chính phủ, vừa làm chức năng chính trị
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
và xã hội, vừa đảm bảo cho nền kinh tế ngày càng tăng trưởng, xã hội phát triển công
bằng và ổn định. DNNN góp phần thực hiện vai trò chủ đạo của nền kinh tế Nhà nước.
Chương II THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NGÃI
I. THỰC TRẠNG CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG CẢ
NƯỚC.
Hơn 10 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chủ trương và giải
pháp tích cực nhằm sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hệ thống DNNN. Đến nay
đã giải thể 3.450 doanh nghiệp (chiếm trên 50% tổng số doanh nghiệp) chủ yếu là
doanh nghiệp địa phương quá nhỏ bé, làm ăn thua lỗ triền miên, sáp nhập 3.100 doanh
nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp Trung ương thành những doanh nghiệp có quy mô
lớn hơn; đã tổ chức lại các Liên Hiệp xí nghiệp thành tổng Công ty 91 và 77 Công ty
90. Xây dựng thí điểm một số tập đoàn kinh tế mạnh của Nhà nước trên cơ sở các tổng

Công ty 91, cổ phần hoá 1.012 DNNN và đa dạng hoá sở hữu (giao, bán, khoán, cho
thuê) 65 DNNN.
Nhờ sẵp xếp lại đã nâng được một bước trình độ tập trung hoá và chuyên môn
hoá doanh nghiệp. Số vốn bình quân mỗi DNNN tăng từ 3,3 tỷ đồng lên tớI 22,4 tỷ
đồng. Số doanh nghiệp vốn dưới 1 tỷ đồng đã giảm từ 50% xuống còn 26%, số doanh
nghiệp có vốn trên 10 tỷ đồng tăng từ 10% lên 20% DNNN đã tập trung hơn vào
những ngành, những lình vực then chốt của nền kinh tế quốc dân. tỷ trọng sản phẩm
do các DNNN tạo ra trong GDP tăng từ 35,6% năm 1991 lên 40,7% năm 1999. Cùng
thời kỳ này, tỷ lệ nộp ngân sách tăng từ 14,7% lên 27,9%, tỷ suất lợi nhuận trên vốn
nhà nước tăng từ 6,8% lên 12,31%. Năm 2000 các DNNN tạo ra 40,2% GDP, trên
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
50% giá trị xuất khẩu đóng góp 39,25% tổng nôp ngân sách Nhà nước. Các tổng Công
ty Nhà nước có tới 1.392 doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập, chiếm 24% tổng
số DNNN, nắm giữ 66% về vốn, 61% về lao động trong toàn khối DNNN. Trong đó,
riêng 17 tổng Công ty 91 có 532 doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập bằng 9%
số DNNN, chiếm 56% tổng số vốn. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, so vớI yêu cầu
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hệ thống DNNN còn nhiều yếu
kém và bất cập.
Quy mô doanh nghiệp còn nhỏ bé dàn trải trên hầu hết các ngành, nghề và địa
phương phân tán về vốn, trong khi vốn Nhà nước rất hạn chế. Tính đến nay, trong số
5.655 DNNN, kể cả hàng trăm DNNN mới đã thành lập trong những năm gần đây, số
doanh nghiệp vốn dưới 5 tỷ đồng chiếm tới 65,4%, số doanh nghiệp vốn trên 10 tỷ
đồng chiếm 20,89%, ở các địa phương hơn 30% số doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ
đồng. Tình trạng phổ biến là các doanh nghiệp thiếu vốn nghiêm trọng.
Trình độ kỹ thuật, công nghệ các doanh nghiệp còn lạc hậu. Ngoài một số ít
doanh nghiệp được trang bị kỹ thuật hiện đại hoặc trung bình, đại bộ phận doanh
nghiệp máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất còn lạc hậu so với thế giới từ 10 – 20
năm, các ngành như ngành cơ khí tới 30 năm, thậm chí có 38% số này ở dạng thanh lý.
Do tình trạng máy móc như vậy nên chưa tạo được nhiều sản phẩm mũi nhọn cho quốc
gia, khả năng cạnh tranh thấp. Một số mặt hàng trong nước như sắt, thép, phân bón, xi

măng, … có mức giá cáo hơn mặt hàng cùng loại nhập khẩu từ 20-40%, cá biệt mặt
hàng đường thô cao hơn tới 70-80%. Chỉ khoảng 15% sản phẩm đạt chất lượng xuất
khẩu. Tình hình này đang là một thử thách rất lớn đối với các doanh nghiệp nước ta
trong bối cảnh toàn cầu hoá mạnh về kinh tế.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Một tình trạng khá phổ biến là số lao động dôi dư trong các doanh nghiệp khá
lớn, ước tính tổng số lao động không có việc làm ở các DNNN tới khoảng 10 vạn
người có tên trong danh sách nhưng đang nghĩ chờ việc hoặc tự bỏ, tự tìm việc ở nơi
khác.
Công nợ tại các doanh nghiệp quá lớn, theo số liệu kiểm kê năm 2000, tổng số
nợ phải trả của DNNN tới 194.841 tỷ đồng, bằng 15,23% tổng số vốn nhà nước trong
các DNNN, trong đó nợ quá hạn là 10.716 tỷ đồng, nợ khó đòi là: 2.748 tỷ đồng. Mặc
dù ngân sách nhà nước luôn thiếu hụt, song nhà nước đã phải dành ra một khoảng vốn
lớn hổ trợ cho các doanh nghiệp thông qua nhiều hình thức như đầu tư trực tiếp, cấp
bổ sung vốn lưu động, bù lổ, miễn trả thuế, xoá nợ, khoanh nợ, giảm nợ giảm thuế
khấu hao, cho vây vốn tín dụng ưu đãi …trong 10 năm lại đây tới gần 127.000 tỷ
đồng.
Thực hiện chủ trương đa dạng sở hữu một số DNNN không cần thiết 100% vốn
nhà nước còn chậm. Đến nay cả nước mới chỉ cổ phần hoá được 1.012 doanh nghiệp,
giao, bán, khoán hoăc cho thuê còn khá nhiều.
II. THỰC TRẠNG CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NGÃI .
1. Tổng quan về tình hình kinh kế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi
a. Vị trí địa lý:
Quảng Ngãi là tỉnh ven biển, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của miền trung
(Thừa Thiên Huế - Đà Nẳng - Quảng Nam-Quảng Ngãi) .Diện tích tự nhiên toàn tỉnh
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×