Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BỀN VỮNG TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP part 10 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.44 KB, 9 trang )

199
6 công ty lớn chiếm lĩnh tới 80% thị trường gà dò (broiler). Ở
Braxin 5 Công ty lớn xuất khẩu đến 85% sản phẩm chăn nuôi.
Điều đó cắt nghĩa vì sao các trại chăn nuôi lớn lại tập trung rất
nhiều ở duyên hải phía đông Trung Quốc, xung quanh Bangkok
Thái Lan và Sao Polo ở Braxin (Delgado, 2003).
Ngay quy mô các trại chăn nuôi nông hộ cũng đang lớn dần
lên. ở Thái Lan giờ đây nuôi gà dò quy mô dưới 5 nghìn con được
xem là loại nhỏ, loại trung thường có từ 5 nghìn đến dưới 20
nghìn, còn quy mô lớn phải là trên 20 nghìn con; quy mô nuôi bò
nông hộ ở các nước cũng khác nhau, ví như nuôi bò sữa nông hộ ở
Ấn Độ phổ biến là 5 con, ở Thái Lan là khoảng 10 con thì ở
Braxin thường là 50 con.
III. LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI CỦA SỰ THAY ĐỔI CẤU TRÚC
CHĂN NUÔI
Mật độ tập trung cao ở một số vùng địa lý tạo nên vùng hàng
hoá lớn làm giảm giá thành, phí vận chuyển. Sự liên kết dọc trong
chuổi ngành hàng dài cũng làm giảm giá thành, giảm rủi ro trong
an toàn thực phẩm và tốt cho sức khoẻ cộng đồng. Mặt trái của sự
thay đổi này là làm cho sự phát triển không đồng đều các vùng; ô
nhiễm đất và nước; gây bệnh tật cho vật và người. Sự liên kết dọc
làm giảm rủi ro thực phẩm, cải tiến quản lý, giảm giá thành, tốt
cho sức khoẻ cộng đồng.
Nhưng mặt tiêu cực là người sản xuất nhỏ bị đẩy ra ngoài cuộc
chơi có nghĩa là mất nghiệp, có chăng thì một số ít người có thể có
việc làm trong dây chuyền thực phẩm.
Việc công nghiệp hoá ngành chăn nuôi nhắm mục đích tách
dây chuyền thực phẩm ra khỏi các mầm bệnh, có lợi cho chăn nuôi
200
và người tiêu dùng. Tất nhiên nó đòi phải có nhiều vốn, công nghệ
và tổ chức phù hợp. Xét trên 4 phương diện: hiệu quả kinh tế, xã


hội, môi trường và sức khoẻ cộng đồng thì có thể thấy sự thay đổi
cơ cấu chăn nuôi đều làm tăng hiệu quả kinh tế, có lợi cho sức
khoẻ của cộng đồng, nhưng thường gây bất lợi cho cho ổn định xã
hội, thể hiện rõ nhất ở sự giảm công ăn việc làm. Trên góc độ môi
trường sự đầu tư sâu, tăng quy mô, tập trung cao ở một số vùng
địa lý, nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ô nhiễm đất,
nguồn nước, làm mất đa dạng sinh học (giống địa phương bị mai
một).
IV. NHỮNG VẤN ĐỀ NẢY SINH ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO KHI
ĐỐI MẶT VỚI CẠNH TRANH ĐỂ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
Trong cơ chế thị trường, hàng loạt mâu thuẫn luôn phát sinh
trong quá trình phát triển chăn nuôi, có thể nêu ra đây hàng loạt
cặp mâu thuẫn.
- Trang trại vừa và lớn - trại nông hộ nhỏ
- Chăn nuôi công nghiệp - chăn nuôi truyền thống
- Chất lượng cao, giá cao - chất lượng thấp, giá rẻ
- Kỹ thuật cao - kỹ thuật truyền thống
- Đầu tư sâu, lợi nhuận cao - đầu tư thấp, lợi nhuận ít.
- Sản xuất hàng hoá - sản xuất tự túc
Có thể thấy rất rõ sự khác biệt bản chất giữa công nghệ chăn
nuôi của các nước công nghiệp và phần lớn các nước đang phát
triển tập hợp qua bảng 24.
201
Bảng 24: Đặc điểm và trình độ nông nghiệp các nước đang phát triển và
phát triển
Nước công nghiệp Nước đang phát triển
Khí hậu Ôn đới Nhiệt đới
Hình thức chăn nuôi Chuyên môn hoá Đa dạng (kiêm dụng)
Đối tượng Người giàu Người nghèo
Thức ăn Thức ăn tinh bột - protein Thức ăn xanh, nhiều xơ

Giống Cải tiến Địa phương
Đầu tư vốn Nhiều ít
Đầu tư lao động Thấp Cao
Cơ khí hoá Cao Thấp
Hoá học hoá nông nghiệp Cao Thấp
Thị trường Tốt Kém
Cơ sở hạ tầng Tốt Nghèo
Nguồn: T.R. Preston và E. Murgueitio.
Từ các đặc điểm rất khác nhau đó, ta hiểu được vì sao phải cân
nhắc thận trọng khi lựa chọn công nghệ chăn nuôi trong quá trình
công nghiệp hóa.Vấn đề là phải tìm cách điều chỉnh các yếu tố
mâu thuẫn để nó không phát triển gay gắt mà lại có thể bổ sung
cho nhau.
Chắc chắn là ở nước ta trong một thời gian tương đối dài, chăn
nuôi hộ gia đình nhỏ vẫn là hình thức phổ biến. Công nghiệp hoá
dù có nhanh chăng nữa cũng không thể thu hút hết lực lượng lao
động, bởi vì công nghiệp hiện đại cần ít lao động “cơ bắp” không
như công nghiệp trước đây. Trong khi chọn công nghệ, rõ ràng là
không thể chỉ chú ý đến “năng suất cao” mà quên mất yếu tố lao
202
động, việc làm, trình độ kỹ thuật, thị trường Chăn nuôi hay nói
rộng ra nông nghiệp quy mô nhỏ sẽ tạo nên công ăn việc làm, tạo
nên thu nhập đáng kể đối với mỗi gia đình và nếu nhân lên hàng
triệu hộ nhỏ sẽ là một con số khổng lồ. Sản xuất của người tiểu
nông đã và sẽ góp phần to lớn vào việc ổn định xã hội và đó cũng
là một cách đóng góp quý giá cho công nghiệp hoá hiện đại hoá
phát triển.
V. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM,
TRONG HỘI NHẬP
Nước ta đông dân, gần 70% dân số sống dựa vào nông nghiệp,

trong đó có gần 20% sống dưới mức nghèo mới. Ngành chăn nuôi
phổ biến là quy mô nhỏ dựa trên hộ gia đình, trình độ phát triển
thấp, quy mô sản xuất nhỏ bé, manh mún, năng suất thấp, chất
lượng thấp, vệ sinh thực phẩm kém. Chăn nuôi nhỏ rải rác mâu
thuẫn với vệ sinh môi trường, nhất là ở các làng nghề (làm bột,
bánh, nấu rượu) nơi chăn nuôi lợn rất phát triển (Lê Viết Ly,
2004). Việc giết mổ phân tán cũng góp phần làm tăng ô nhiễm môi
trường. Tuy sự liên kết chặt chẽ giữa chăn nuôi, trồng trọt đã giúp
cho nông dân nghèo sử dụng tốt nhất thức ăn sẵn có, ít gặp rủi ro,
nhưng sản xuất nhỏ không tạo được sức mạnh thị trường. Các sản
phẩm chăn nuôi hầu hết là cung cấp cho thị trường nội địa, phần
xuất khẩu quá nhỏ nhoi do giá thành cao và các rào cản về vệ sinh
an toàn.



203
Bảng 29: Tình hình phát triển đàn gia súc ở Việt Nam
Năm
Trâu

(tr.
con)

tổngđàn (tr.
con)
Bò sữa
(nghìn con)

Lợn

(tr.
con)
Gà (tr.
con)
Thuỷ
cầm
(tr.con)
Dê, cừu
(tr. con)

1995 2,96 3,64 18,7 16,31 107,96 32,04 0,55
2000 2,90 4,13 35,0 20,19 147,05 51,0 0,54
2001 2,82 3,90 41,2 21,76 158,04 57,97 0,57
2002 2,81 4,06 55,8 23,21 159,45 63,84 0,62
2003 2,83 4,39 80,0 25,46 185,22 68,84 0,78
2004 2,87 4,91 95,8 26,14 159,23 58,92 1,02
2005 2,92 5,54 104,0 27,40 159,90 60,00 1,31
Nguồn: Cục Chăn nuôi, 2006
Bảng 30: Sản phẩm chăn nuôi bình quân trên đầu người
tại Việt Nam
Năm Thịt Sữa Trứng
1995 17,99 0,28 38,16
2000 23,63 0,67 47,7
2001 24,65 0,82 52,9
2002 26,92 0,98 56,9
2003 28,78 1,48 59,95
2004 30,54 1,84 48,03
2005 34,00 2,40 47,50
Nguồn: Cục chăn nuôi 2006
Qua tình hình phát triển trên có thể thấy dù tăng trưởng liên

tục trong những năm gần đây, nhưng sức tiêu thụ sản phẩm động
vật của dân ta còn ở mức rất thấp, khả năng phát triển, đặc biệt là
đại gia súc còn rất lớn.
204
Có thể dự đoán được là trong những năm tới, ngành chăn nuôi
nước ta sẽ có những biến đổi sâu sắc:
Sự co hẹp của chăn nuôi nông hộ, số lượng các trại nhỏ sẽ
giảm trong khi các trang trại vừa và lớn sẽ dần dần phát triển.
Chuỗi liên kết dọc trong các ngành hàng sản xuất sẽ được tăng
cường, hình thức chăn nuôi hợp đồng sẽ phát triển để hoà nhập với
thị trường.
Hình thức chăn nuôi hữu cơ (gà vườn, vịt đồng) sẽ bị giảm
đáng kể do nhu cầu phòng dịch.
Một dự báo cũng dễ thấy là, sau hội nhập WTO sự đầu tư của
các Công ty nước ngoài vào lĩnh vực chăn nuôi sẽ tăng mạnh.
Ngay từ bây giờ đã thấy sự xuất hiện ở thị trường nước ta những
sản phẩm như thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm nhập từ bên ngoài ngày
càng tăng, trước là để thăm dò thị trường và sau đó để người tiêu
dùng ở đây quen với các thương hiệu. Sự đầu tư nước ngoài vào
thị trường nước ta là khá thuận lợi:
- Nhu cầu thực phẩm của thị trường ở đây là rất lớn do tốc độ
nhanh của quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá, và sản phẩm
cũng rất được giá.
- Các công nghệ chăn nuôi công nghiệp đồng bộ đã có sẵn với
những dây chuyền thiết bị đồng bộ, hiệu quả cao.
- Cũng như các nước đang phát triển khác, chi phí môi trường
ở nước ta là thấp hơn nhiều so với các nước tiên tiến.
- Sự tự do hoá thương mại càng làm dễ dàng cho việc gọi vốn
đầu tư trực tiếp (FDI).
Sẽ là thách thức rất lớn đối với nước ta trong việc giữ được

sinh kế của hàng triệu nông dân. Xét trên góc độ GDP, chăn nuôi
chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, nhưng nó liên quan đến cuộc sống của
gần 3/ 4 dân số nước ta mà phần lớn lại là người nghèo, những
205
người khó tiếp cận thị trường, không dễ đi vào chăn nuôi lớn. Vấn
đề sẽ phải đối phó như thế nào? Không thể là đề nghị nhà nước hỗ
trợ bằng mọi giá thông qua các chế độ bảo hộ như trước đây, bởi
thuế đánh vào nông phẩm nhập khẩu sẽ phải giảm đi đáng kể. Cái
quan trọng bậc nhất đó là biết chọn lợi thế để phát triển. Bên cạnh
thị trường khó tính đòi hỏi chất lượng cao của thành thị và xuất
khẩu, sẽ vẫn còn có một thị trường dễ tính hơn, đòi hỏi chất lượng
thấp hơn ở ngay tại các địa phương, điều đó cắt nghĩa vì sao chăn
nuôi nhỏ sẽ còn tồn tại trong thời gian tương đối dài. Các nghiên
cứu đều cho thấy do đặc điểm kết hợp giữa trồng trọt và chăn
nuôi, lại do lao động là sử dụng công trong gia đình, nên trong
nhưng điều kiện nhất định sản xuất nông hộ vẫn có lợi. Do nước ta
còn có nhiều giống bản địa, có sản phẩm hợp thị hiếu người tiêu
dùng địa phương, bán lại được giá (gà Ri, lợn sóc) đó là điểm
mạnh mà chăn nuôi nhỏ có thể khai thác.
Tăng năng suất chăn nuôi trong các nông hộ nhỏ còn phụ
thuộc vào việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật ( công nghệ mới ) và
muốn thế cần phải được hỗ trợ bằng các chính sách khuyến khích
đầu tư, tín dụng ưu đãi để làm tăng năng lực mặc cả và tiếp cận thị
trường.
Nhà nước sẽ phải làm nhiều hơn cho nông dân nghèo như:
tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng, nhất là cho miền núi, các
vùng xa xôi khó tiếp cận thị trường; giúp nông dân tìm hiểu thị
trường, định hướng các lợi thế và dự báo các lĩnh vực dễ bị đổ vỡ;
nghiên cứu tiến tới xoá bỏ thuế nông nghiệp đồng thời cải tiến
chính sách tín dụng dài và trung hạn, dựa trên vòng đời của gia súc

để thúc đẩy chăn nuôi, nhất là đại gia súc; cải tạo điền địa tạo tiền
đề cho sản xuất lớn, hàng hoá; có các chính sách xã hội giúp
những nông dân từ bỏ nghề nông có việc làm mới trong lĩnh vực
chế biến hoặc dịch vụ, qua việc tăng cường công tác khuyến nông,
206
đào tạo nông dân. Nhà nước cần có các thể chế, pháp luật và
những chính sách khuyến khích, ưu đãi nông nghiệp và nông thôn
qua việc thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước vào nông thôn.
Các chính sách xã hội giúp những nông dân từ bỏ nghề nông có
việc làm mới trong lĩnh vực chế biến hoặc dịch vụ, qua việc tăng
cường công tác khuyến nông, đào tạo nông dân là rất bức thiết
đảm bảo ổn định nông thôn và hỗ trợ cho quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước. Cũng cần phải giúp nông dân tìm được
các hình thức liên kết thông qua hợp tác đa ngành để đảm bảo
quyền lợi cho họ trong sự cạnh tranh thị trường, giúp họ phát triển
sản phẩm hàng hoá với khối lượng lớn có chất lượng đáp ứng yêu
cầu thị trường.
Sản phẩm chăn nuôi nước ta chưa có nhiều cơ hội xuất khẩu,
nhưng thị trường trong nước còn rộng mở và ta cũng có thể hợp
tác với các công ty nước ngoài để đẩy mạnh xuất khẩu hàng thú
sản chế biến. Những người sản xuất nhỏ có thể liên kết trong hệ
thống sản xuất hợp đồng để có thể tiếp tục sản xuất.
Gia nhập WTO là chấp nhận một sự cạnh tranh quyết liệt, nhất
là trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó ai cũng muốn giành phần
hơn. Các nước đang phát triển đang đấu tranh đòi các nước đã phát
triển phải giảm và tiến tới xoá bỏ trợ cấp nông nghiệp để đạt tới
bình đẳng thương mại. Nằm trong khối nước đang phát triển,
chúng ta tin là sự kiên trì đấu tranh sẽ đưa đến những nhượng bộ,
để quyền lợi của 2 thế giới được hài hoà như mục tiêu phải đạt của
toàn cầu hoá.

Tóm lại, nhận rõ sự thay đổi cấu trúc chăn nuôi trong hội nhập
kinh tế là điều quan trọng để ta có được các chính sách phù hợp,
các thể chế cần thiết, điều chỉnh sự phát triển kịp thời theo hướng
bền vững nhằm đảm bảo sinh kế cho người nghèo - thành phần dễ
tổn thương nhất trong hội nhập kinh tế.
207
Tài liệu tham khảo
Tiếng Anh
1. Arason.S. Production of fish silage. Fisheries Processing:
Biotechnological application London, 1994.
2. Binh L.T., Lan P.N. Lactic acid bacteria fermentation of by-products
of the fishing and fisheries processing for the source of animal feed.
Proceeding of NCST of Vietnam, Vol. 9, N
0
2, 1997.
3. Chantalakhana C., 2002 Sustainable Smallholder Animal Systems
in the Tropics. Kasetsart University Press.
4. Chengdu Biogass Research institute of the Ministry of Agriculture,
P.R.C.
5. Devendra C. 1993, Sustainable animal production from small farm
system in South East Asia. FAO Animal production and health
paper 106.
6. Kumar M Processing of animal by-products in developing
countries. India, 1987.
7. Levin R.E Lactic acid and propionic acid fermentations of fish
hydrolyzates fisheries processing: Biotechnological application,
London, 1994.
8. Lien L.V., R.Sansoucy, N.Thien. Preserving shrimp head and
animal blood with molasses and feeding them as a supplement for
pig. Proceeding of SAREC workshop, 1993.

9. Lien L.V., Nguyen Thien and Le Viet Ly. By-products from food
industries. Processing and utilization for animal feed in Vietnam
ACIAR Proceeding N
0
68, 1995.
10. Mann I Animal by-products: processing and utilization. Rome,
1962.
208
11. Miller E.L. and F.Deboer. Byprodutcs of animal origin. Livestock
production science, 19 (1988) 159-196. Elsevier science publisher
B.V.Amsterdam printed in the Netherlands.
12. Mollison B.; Slay R. M.; Introduction to permaculture Tugari
publication 1991.
13. Orskov E.R. Reality in Rural Development Aid, with wmphasis on
Livestock. Rowett Res. Services Ltd 1993.
14. Preston T.R., Murgucitio. Strategy for sustainable livestock
production in the tropics CIPAV, Colombia 1992.
15. Sere C., Wright I. Futue research needs to meet the challenges of
livestock development, Agricultural Publishing House, The 13
th

AAAP Congress Proceedings, Hanoi, 2008
16. Yao - yungfu. The biogas tech nology in China. Agricultural
Publishing house, 1992.
Tiếng Việt
17. Nguyễn Văn Bộ, 2001. Pháp chế phân bón ở Việt Nam: Thực trạng
và định hớng. Hội thảo pháp chế phân bón ở Việt Nam. NI/IPI/IA.
Hà Nội, ngày 12/3/2001.
18. Nguyễn Văn Bộ, 2001. Nguy cơ ô nhiễm môi trờng từ các nguồn
phân bón. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT số 6/2001.

19. Bùi Văn Chính. Sử dụng rơm ủ u rê và rơm bổ sung tảng urê rỉ mật
cho bò sinh trởng. Tuyển tập Hội thảo SAREC, FAO 1994
20. DANIDA. Báo cáo giữa kỳ nghiên cứu chiến lợc quốc gia cấp nớc
sạch và vệ sinh nông thôn. Tập 4 thực trạng kỹ thuật. Hà Nội, tháng
11 năm 1997.
21. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đăng Đức, Đặng Hồng Miên, Nguyễn
Vĩnh Phước, Phùng Hữu Tiến, Phạm Văn Ty, Nguyễn Đình
Quyến, 1976. Một số phơng pháp nghiên cứu vi sinh vật học tập 2,
Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội 1976.
22. Phạm Đình Hải, Hoàng Mạnh Tiến, 1982. Vi sinh vật học, Hà Nội
1982.
209
23. Nguyễn Viết Hải, Nguyễn Thị Tịnh, Trần Quốc Việt, Lê Văn
Liễn. Nghiên cứu sử dụng chế phẩm giàu protein sản xuất từ phụ
phẩm súc, hải sản làm thức ăn cho lợn và gia cầm. Công trình
nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi (1991-1992). Nhà xuất bản
Nông nghiệp, Hà Nội, 1994.
24. Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thị Lan, 2000. Hiện trạng môi trờng
đất ở một số vùng trồng rau sử dụng phân bắc. Tạp chí Khoa học
đất. Số 13/2000.
25. Nguyễn Quang Khải. Công nghệ khí sinh học. Nhà Xuất bản
KHKT, Hà Nội, 1995.
26. Nguyễn Xuân Trạch. Sử dụng phụ phẩm nuôi gia súc nhai lại. Nhà
xuất bản Nông nghiệp, 2005.
27. Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Xây dựng. Chiến lợc quốc gia
cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020. Hà Nội, tháng 8
năm 2000.
28. Lê Văn Liễn, Phạm Thị Thoa, Nguyễn Thị Phụng. Bảo quản cá t-
ơi bằng phương pháp lên men lactic trong rỉ đường và sử dụng làm
thức ăn protein nuôi lợn. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1998.

29. Lê Viết Ly, Lưu Trọng Hiếu. Một đóng góp cho việc phát triển
chăn nuôi bền vững. Tuyển tập hội thảo SAREC, FAO, 1994.
30. Lê Viết Ly, Bùi Văn Chính. Sử dụng sản phẩm cây mía trong chăn
nuôi góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững. Thông tin
chuyên đề Bộ Nông Nghiệp &PTNT, Tháng 3/1996.
31. Lê Viết Ly. Con đờng dẫn tới các tiến bộ kỹ thuật. Tuyển tập Hội
thảo đề tài SAREC, 1996.
32. Lê Viết Ly, Bùi Văn Chính. Phát triển chăn nuôi trong hệ thống
nông nghiệp bền vững. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1996.
33. Nguyễn Văn Mấn: Phổ cập kiến thức về hệ sinh thái VAC,
NXBNN, 1996.
34. Nguyễn Thị Mùi: So sánh hiệu quả kinh tế giữa cỏ Voi, cỏ Ghinê
và cây mía dùng làm thức ăn gia súc ở đồi núi miền Bắc. Tuyển tập
hội thảo SAREC, FAO 1994.
210
35. Phạm Văn Sổ, Bùi Nh Thuận, 1995. Kiểm nghiệm lương thực, thực
phẩm. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 1995.
36. Wit J.de, et al. Tiêu chuẩn đánh giá hệ thống sản xuất chăn nuôi
bền vững trong nông nghiệp. Thông tin NN, 1990.



MỤC LỤC
Lời nói đầu 2
Chương 1 HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG - CÁC THẢM
HỌA MÔI TRƯỜNG] 4
Lờ Viết Ly
I. Các khái niệm 6
1. Vì sao phải phát triển nông nghiệp bền vững 6
2. Thế nào là phát triển nông nghiệp bền vữngError! Bookmark not defined.

3. Các biện pháp phát triển bền vững 9
II. Tiêu chuẩn đánh giá hệ thống chăn nuôi bền vững trong nông
nghiệp 14
III. nguồn gốc của thảm họa môi trường 18
1. Trái đất nóng lên 21
2. Nạn phá rừng 23
3. Sự xói mòn 25
4. Sự ô nhiễm đất trồng và nguồn nước 26
5. Vấn đề năng lượng chất đốt trong nông nghiệp và đời sống 28
6. Sức ép dân số và nhu cầu lương thực, thực phẩm 30
211
Chương 2 SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP QUI MÔ NHỎ VÀ CÁC
HỆ THỐNG KẾT HỢP 33
Lờ Viết Ly
A. ĐẶC ĐIỂM CỦA NỀN NÔNG NGHIỆP NHỎ Ở CHÂU Á VÀ CÁC
HỆ THỐNG KẾT HỢP TRONG CHĂN NUÔI 33
I. Các đặc điểm 33
1. Tình hình sử dụng đất đai 34
2. Hệ thống cây trồng - chăn nuôi 36
3. Đặc điểm của kinh tế hộ tiểu nông 39
4. Đặc điểm người sản xuất nhỏ nông thôn 40
5. Tầm quan trọng của chăn nuôi hộ sản xuất nhỏ 41
II. Cơ sở thức ăn của hệ thống chăn nuôi nhỏ 43
1. Các loại thức ăn 43
2. Hệ thống chăn nuôi gia súc nhai lại 45
3. Hệ thống chăn nuôi các gia súc dạ dày đơn và gia cầm 49
c. Kiểu nuôi thâm mục (đầu tư sâu) 50
4. Một số loại thức ăn phụ phẩm thông dụng 51
B. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA SẢN XUẤT CHĂN NUÔI QUY MÔ
NHỎ 53

I. Quy mô sản xuất hộ tiểu nông 53
II. quan điểm hệ thống trong quy hoạch phát triển nông nghiệp 54
III. những Khó khăn của sản xuất cây thức ăn cho vật nuôi 56
IV. Đe dọa của bệnh tật 57
V. Tăng cường công tác dịch vụ chăn nuôi 59
VI. Thị trường - vấn đề gai góc 59
VII. Tình trạng thiếu hiểu biết và sự cần thiết phải huấn luyện con
người 61
VIII. Đô thị hoá - mối đe dọa thật sự 61
212
C. CÁC HỆ THỐNG KẾT HỢP VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO
NGHIÊN CỨU 62
I. Hệ thống kết hợp lợn - vịt - cá - rau 63
II. Hệ thống kết hợp các loại vật nuôi khác nhau 64
III. Ước tính mật độ gia súc gia cầm trong hệ thống kết hợp với
nuôi cá 66
IV. Hệ thống chăn nuôi kết hợp dựa trên cây mía 69
Chương 3 ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT SINH KHỐI CÂY TRỒNG ĐỂ
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BỀN VỮNG 72
Bựi Văn Chớnh
I. Tăng năng suất sinh khối cây trồng - vấn đề cấp bách 72
II. Những cây nhiệt đới có năng suất sinh khối cao có thể sử dụng
rộng rãi làm thức ăn gia súc trong hệ thống chăn nuôi bền vững. 75
1. Cây mía (Saccharum officinarum) 75
2. Các loại cây bộ đậu và cây bụi, vừa là cây thức ăn gia súc
vừa cung cấp chất đốt cho con người. 79
3. Các loài thực vật thủy sinh làm thức ăn gia súc trong hệ
thống chăn nuôi bền vững 85
Chương 4 SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN PHỤ PHẨM CÔNG
NÔNG NGHIỆP SẴN CÓ Ở NƯỚC TA 88

Bựi Văn Chớnh
I. Chế biến rơm bằng urê để làm tăng giá trị dinh dưỡng cho trâu
bò 88
II. Chế biến và sử dụng cây ngô đã thu bắp 93
III. Chế biến thân lá lạc làm thức ăn cho gia súc 94
IV. Chế biến, dự trữ và làm giảm độc tố trong ngọn, lá sắn làm
thức ăn gia súc 98
V. Sử dụng bã sắn- nguồn thức ăn rẻ tiền cho gia súc 100
213
VI. Chế biến và sử dụng tảng u rê-rỉ mật làm thức ăn bổ sung cho
gia súc nhai lại 101
VII. Sử dụng cây chuối, ngọn dứa, bã dứa làm thức ăn cho gia súc102
Chương 5 KỸ THUẬT BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG
PHỤ PHẨM GIẾT MỔ, THỦY SẢN LÀM THỨC ĂN
CHĂN NUÔI 105
Lờ Văn Liễn
I. Chế biến bảo quản phụ phẩm giết mổ động vật làm thức ăn chăn
nuôi 105
1. Chế biến bột xương làm thức ăn chăn nuôi 107
2. Chế biến bột máu làm thức ăn chăn nuôi 110
3. Kỹ thuật sử dụng phụ phẩm giết mổ động vật nuôi gia súc
gia cầm 114
II. Chế biến bảo quản sản phẩm phụ thủy sản làm thức ăn chăn
nuôi 115
1. Tiềm năng của phụ phẩm thủy sản 115
2. Thành phần dinh dưỡng của phụ phẩm thủy sản 118
3. Các công nghệ xử lý phụ phẩm thủy sản làm thức ăn chăn
nuôi 121
4. Kỹ thuật sử dụng thức ăn từ phụ phẩm hải sản nuôi gia súc,
gia cầm 130

Chương 6 SỬ DỤNG KHÍ SINH HỌC LÀM SẠCH MÔI
TRƯỜNG, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VÀ
ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI 132
Nguyễn Hữu Tào
I. Phát triển chăn nuôi và những vấn đề môi trường cần giải quyết 132
II. Các loại hình biogas đã áp dụng tại Việt Nam 134
III. Nguyên lý và quá trình phân huỷ chất thải chăn nuôi và sản
sinh khí methane. 135
214
IV. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men và sinh khí
methan trong hệ thống biogas 137
V. Phương pháp tính toán phối liệu cho bể ủ khí methane 139
VI. Dùng khí methane đun nấu, thắp sáng, sấy nông phẩm 142
VII. Lợi ích sử dụng khí sinh học 144
VIII. Qui trình xây dựng hệ thống sinh khí biogas. 147
1. Khái quát về cấu tạo hệ thống biogas: 147
2. Qui trình xây dựng hệ thống sinh khí biogas. 148
Chương 7 MÔ HÌNH KẾT HỢP VAC Và XOÁ ĐÓI GIẢM
NGHÈO 151
Lờ Viết Ly
I. Tình hình đói nghèo và công cuộc xóa đói giảm nghèo 151
II. Vai trò của chăn nuôi trong xoá đói giảm nghèo 153
III. Hệ thống vườn ao chuồng (VAC) - một sáng tạo của nông
nghiệp bền vững Việt Nam 155
1. Truyền thống và cơ sở khoa học 155
2.VAC và nông nghiệp bền vững 156
3. Tác dụng của hệ sinh thái VAC 158
4. Sự phát triển của phong trào VAC tại Việt Nam và triển vọng 160
IV. Vai trò phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp 162
V. Một số chính sách chăn nuôi hỗ trợ người nghèo ở Việt Nam 164

VI. Nghiên cứu phục vụ người nghèo - những người sản xuất nhỏ165
Chương 8 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 169
Lờ Viết Ly
I. mục tiêu 169
1. Tạo thêm công ăn việc làm và thu hút được lao động tại chỗ 169
2. Phục hồi tài nguyên rừng, làm tăng độ mầu mỡ đất 170
215
3. Đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi trong hệ thống sinh thái
nông nghiệp, đồng thời bảo tồn và phục hồi các nguồn gen quý
địa phương: 171
4. Góp phần gìn giữ cải tiến tài nguyên môi trường 172
II. Thành quả bước đầu của chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp 173
III. Một số vấn đề về công tác giống trong chuyển dịch cơ cấu
chăn nuôi 175
1. Phải hết sức thận trọng trong việc du nhập các nguồn gen mới 175
2. Sốt giống hệ quả tai hại của phương thức làm ăn theo “phong
trào” 178
3. Các giống chuyển đổi gen (GMO) và phát triển bền vững 180
IV. Phát triển bò sữa hộ gia đình theo hướng bền vững và hiệu quả181
1. Những thuận lợi và trở ngại của ngành bò sữa 182
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến (nuôi bò sữa) 185
V. Để chương trình phát triển sữa phục vụ lợi ích người nghèo 191
Chương 9 SỰ THAY ĐỔI CẤU TRÚC CHĂN NUÔI TRONG HỘI
NHẬP VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI KINH TẾ NÔNG
HỘ 194
Lờ Viết Ly
I. Sức tiêu thụ và nhu cầu phát triển chăn nuôi đến năm 2020 194
II. Đặc trưng của sự thay đổi cấu trúc chăn nuôi trong hội nhập
kinh tế: 197

III. Lợi ích và tác hại của sự thay đổi cấu trúc chăn nuôi 199
IV. Những vấn đề nảy sinh đối với người nghèo khi đối mặt với cạnh
tranh để phát triển chăn nuôi 200
V. Triển vọng phát triển chăn nuôi ở Việt Nam, trong hội nhập 202
Tài liệu tham khảo 207

×