Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BỀN VỮNG TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP part 8 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.89 KB, 11 trang )

155
khỏi đói nghèo bắt kịp đà tiến chung, giữ vững ổn định xã hội và
phát triển bền vững.
III. HỆ THỐNG VƯỜN AO CHUỒNG (VAC) - MỘT SÁNG TẠO
CỦA NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG VIỆT NAM
1. Truyền thống và cơ sở khoa học
Làm VAC kết hợp làm vườn, nuôi cá và chăn nuôi là truyền
thống lâu đời của nhân dân ta. Đây là một sáng tạo của nông dân
Việt Nam, trong thiếu thốn, nghèo túng vẫn biết sử dụng hợp lý
nhất nguồn tài nguyên sẵn có để tạo ra vật chất cho cuộc sống no
đủ hơn. Đây cũng là đóng góp của nông dân ta vào kho kinh
nghiệm phong phú của nhân loại. Các hệ thống này đang cần được
sự đóng góp cải tiến cùng với sự phát triển ngày càng cao của xã
hội.
Tác giả Nguyễn Văn Mấn (1996) đã nghiên cứu và phác họa
các đặc điểm của hệ thống VAC ở nước ta. ở vùng đồng bằng
Sông Hồng mực nước thấp, khi làm nhà thường phải đào đất đắp
cao nền (đào ao vượt thổ); do đó hình thành một cái ao ngay cạnh
nhà ở. Vì vậy ta thấy phổ biến ở đây nhà nào cũng có vườn lại có
ao, “vườn trên, ao dưới”, “vườn sau, ao trước”. Vừa trồng trọt lại
vừa chăn nuôi, nuôi cá, người ta đã thu được một khối lượng sản
phẩm quan trọng cho tiêu dùng gia đình; phần sản phẩm dôi ra thì
đem trao đổi trên thị trường.
Kinh nghiệm làm VAC đã được áp dụng ở các địa phương
trong cả nước với những mô hình khác nhau (VAC vùng đồng
bằng, VAC vùng trung du, miền núi,VAC vùng đồng bằng sông
Cửu Long )
156
Hệ thống VAC hình thành từ kinh nghiệm lâu đời của nhân
dân ta có một cơ sở khoa học vững chắc:
a/ Kỹ thuật áp dụng trong VAC là kỹ thuật thâm canh sinh học


cao. Trong vườn cây trồng theo nhiều tầng, trồng xen, trồng gối,
cho cây leo lên giàn; dưới ao nuôi nhiều loại cá theo các tầng nước
khác nhau,sử dụng một cách hợp lý nhất năng lượng mặt trời, đất
đai, mặt nước, vốn đầu tư không nhiều mà hiệu quả kinh tế lại cao.
b/ Kỹ thuật làm VAC dựa trên chiến lược tái sinh: tái sinh
năng lượng mặt trời thông qua quang hợp của cây trồng và tái sinh
chất thải, làm sạch môi trường. Năng lượng mặt trời thông qua
quang hợp được tái tạo dưới dạng năng lượng chứa trong sản
phẩm thực vật dùng làm thức ăn cho người và gia súc, củi đun và
nguyên liệu cho tiểu thủ công nghiệp. Các chất thải được đưa vào
những chu trình sản xuất mới và cũng được biến thành những sản
phẩm hữu ích.
c/ Kỹ thuật VAC là điển hình của hệ thống nông nghiệp hữu
cơ (organic farming) ở đó, người ta sử dụng rất ít hóa chất (do gần
nhà ở), ít máy móc, sức lao động chủ yếu là người trong nhà, và sử
dụng tối đa nguồn thức ăn, vật tư tại chỗ.
2.VAC và nông nghiệp bền vững
Hệ sinh thái VAC là đề cập đến các hệ thống gia đình (family
systems), ở đó người chủ gia đình (vợ hay chồng) lựa chọn và
quyết định các biện pháp kinh tế để đạt được các mục tiêu mong
muốn. Những quyết định của họ liên quan đến tài nguyên và việc
sử dụng nó, việc tổ chức kinh tế gia đình, các ngành nghề thường
xuyên hoặc vụ mùa, các hoạt động xã hội mà họ tham gia, tất cả
hình thành một tập hợp hợp lý nhất và hiệu quả nhất. Các hệ thống
157
gia đình kết hợp chặt chẽ với hệ thống nông nghiệp trong cộng
đồng làng xã phản ánh hoạt động kinh tế và bộ mặt xã hội nông
thôn. Mô hình VAC là điển hình của sự kết hợp giữa chăn nuôi,
trồng trọt, nuôi cá trong phạm vi hộ gia đình. Hệ sinh thái VAC
của chúng ta rất gần gũi với nền nông nghiệp bền vững.

Nông nghiệp bền vững là một nền nông nghiệp về mặt kinh tế
bảo đảm được hiệu quả lâu dài cho cả tương lai; Về mặt xã hội
không làm gay gắt sự phân hoá giàu nghèo, nhằm bảo hộ một bộ
phận lớn nông dân, không gây ra những tệ nạn xã hội nghiêm
trọng; về mặt tài nguyên môi trường, không làm cạn kiệt tài
nguyên, không làm suy thoái và huỷ hoại môi trường.
Để xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, người ta dựa vào
việc khảo sát các hệ sinh thái tự nhiên, dựa vào kinh nghiệm quý
báu của những hệ canh tác truyền thống và những kiến thức khoa
học.
Trong những hệ sinh thái cổ truyền Việt Nam, hệ sinh thái
VAC có khả năng đáp ứng được những yêu cầu của một nền nông
nghiệp bền vững vì:
- VAC đem lại hiệu quả kinh tế cao và lâu bền (bảo đảm cân
bằng sinh thái và cải tạo bồi bổ đất đai ).
- VAC góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập và tạo
thêm công ăn viêc làm, cải thiện đời sống của các gia đình nông
dân.
- VAC góp phần bảo vệ môi trường, tạo ra một môi trường
trong lành, sạch đẹp. Phát triển VAC là xây dựng một nền nông
nghiệp sinh thái, một nền nông nghiệp sạch.
158
Chúng ta cần đúc kết kinh nghiệm làm VAC ở các vùng sinh
thái, đưa những hệ sinh thái, đưa những tiến bộ thích họp vào
VAC, xây dựng những hệ sinh thái bền vững có khả năng đáp ứng
nhu cầu của đời sống, nhu cầu phát triển đất nước mà không làm
suy thoái môi trường, không làm huỷ hoại tài nguyên như xu
hướng phát triển theo “mô hình phương tây” với việc sử dụng quá
nhiều năng lượng hoá thạch trong nông nghiệp.
3. Tác dụng của hệ sinh thái VAC

Sự phát triển hệ sinh thái VAC trong trong nông nghiệp đã
góp phần to lớn vào công cuộc phát triển chung của đất nước. Nó
phù hợp với điều kiện sinh thái, kinh tế và văn hoá của một đất
nước tuy còn nghèo nhưng đầy sức sống.
a/ Trước hết VAC đã cung cấp tại chỗ một nguồn thực phẩm
đa dạng, phong phú, góp phần cải tiến bữa ăn, cải thiện dinh
dưỡng và bảo đảm an toàn lương thực ở các hộ gia đình. VAC
cũng đã làm tăng thu nhập của gia đình, và góp phần đáng kể vào
phong trào xoá đói giảm nghèo trong cả nước.
b/ VAC góp phần đẩy mạnh thâm canh và đa dạng hoá nông
nghiệp, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
thôn. ở đồng bằng thông qua làm VAC, những vườn tạp, những
diện tích làm cây lương thực năng suất thấp, sản xuất bấp bênh,
những diện tích mặt nước bỏ hoang hay thả cá năng suất thấp được
cải tạo thành những hệ thống sản xuất theo hướng thâm canh đạt
năng suất và hiệu quả cao. Tiềm năng to lớn của vùng đồng bằng
được khai thác hợp lí hơn, sản xuất đa dạng phong phú hơn, đem
lại thu nhập tăng gấp nhiều lần trước đây. Điều quan trọng hơn
nữa là VAC đã góp phần tích cực vào việc khai thác vùng ven biển
159
và nhất là vùng trung du và miền núi. Nhiều mô hình VAC ở vùng
biển đã cải tạo được vùng đất cát, đất lầy thụt, chua mặn, phát
triển nuôi trồng thủy sản, bảo vệ cải tạo môi trường giữ được thế
cân bằng sinh thái. ở trung du và miền núi, học tập các mô hình
VAC, nhiều gia đình nông dân đã khai thác những triền đất dốc,
xây dựng các vườn đồi, vườn rừng, thực hiện định canh, định cư,
tổ chức những trang trại trù phú, hỉnh ảnh những vùng nông thôn
giầu đẹp. Trung du miền núi chiếm 3/4 diện tích của cả nước và
còn hàng triệu hecta đất trống, đồi trọc có thể khai thác sử dụng.
Phát triển VAC và các trang trại là một biện pháp hữu hiệu góp

phần khai thác trung du miền núi, cải tạo bảo vệ đất đai, cải tạo
môi trường, mở ra một thế mới cho nông nghiệp thực hiện một sự
phân công lao động mới và một chuyển biến cách mạng trong kinh
tế nông nghiệp và nông thôn.
c/ Phát triển VAC thu hút nhiều lao động vào sản xuất chế
biến, tiêu thụ sản phẩm, tạo thêm việc làm ở nông thôn góp phần
hạn chế việc lao động ở nông thôn tập trung ra các thành phố.
Lao động trong VAC phù hợp với nhiều lứa tuổi, thích hợp với
người già, trẻ em, phụ nữ có con nhỏ, với cán bộ công nhân viên
tại chức cũng như đã nghỉ hưu. Làm VAC có thể tận dụng được thì
giờ nhàn rỗi để tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
d/ VAC góp phần cải tạo môi trường, tạo ra cảnh quan thanh
bình, là nơi giải trí lành mạnh, nơi di dưỡng tuổi già, nơi diễn ra
các hoạt động văn hoá du lịch. Và như vậy VAC đã góp phần
không nhỏ cho cuộc sống văn hoá lành mạnh.
e/ Những việc trên không thể nào thực hiện được nếu không
có một lớp người mới, những người nông dân có tri thức biết áp
160
dựng các kỹ thuật thích hợp tiên tiến. VAC đã tập hợp được đông
đảo nông dân, huấn luyện và hướng dẫn họ thực hiện các quy trình
kỹ thuật mới
4. Sự phát triển của phong trào VAC tại Việt Nam và triển vọng
Như ta biết VAC đã nảy sinh từ lâu đời, là sáng tạo của nông
dân nước ta.
Nói đến mô hình VAC là nói đến việc khai thác tiềm năng
kinh tế của đơn vị hộ gia đình, là sử dụng hợp lý nhất tài nguyên
bé nhỏ của từng gia đình cho mục đích: trước hết là cung cấp thức
ăn cho bữa ăn hàng ngày và tăng thêm thu nhập cho chỉ tiêu trong
gia đình. Theo một số điều tra của VACVINA thì thu nhập do mô
hình VAC chiếm từ 50-70% thu nhập gia đình. ở một số vùng như

miền núi tỉ lệ này có thể tới 80-90% (Nguyễn Văn Mấn, 1996).
Sau hợp tác hoá nông nghiệp, kinh tế gia đình bị xem nhẹ, mô
hình VAC không phát triển được. Từ sau đổi mới kinh tế, Nhà
nước khuyến khích phát triển kinh tế gia đình, phong trào VAC
mới phát triển mạnh.
Đầu tiên người ta lo tu bổ ao, vườn quanh nhà để tăng thêm
nguồn thực phẩm cho bữa ăn và có ít nhiều thu nhập. Phong trào
được mở rộng dần và những năm 90 có phong trào “cải tạo vườn
tạp” loại bỏ giống cây xấu, ít sinh lợi để làm vườn “chuyên canh”
như ở vùng đồng bằng. Những năm gần đây Nhà nước có chủ
trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, ở nhiều nơi VAC
được mở rộng quy mô phần lớn là tầm trung có một vài héc ta,
một số ít là lớn đến hàng chục hàng trăm héc ta. Những vườn đồi,
vườn rừng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả đã xuất hiện ở các
161
vùng núi và trung du. ở đồng bằng nhiều mảnh đất, mặt nước được
đưa vào chăn nuôi nuôi thủy sản.
Quy mô VAC mở rộng đòi hỏi phải ứng dụng giống mới, kỹ
thuật mới, cần đào tạo cán bộ, huấn luyện nông dân.
Sự phát triển của phong trào VAC tuy vậy vẫn còn nhiều khó
khăn. Các hạn chế nhất vẫn là qui mô ruộng đất của các hộ còn rất
thấp, trừ một số vùng đồi núi. Vốn cũng là một trở lực không nhỏ
trong khi nguồn vốn vay của ngân hàng không được như mong
muốn, nhất là vốn vay trung và dài hạn. Trình độ nông dân không
đồng đều, thiếu thông tin kỹ thuật và thị trường. Có thể thấy rất rõ
một số điểm yếu của mô hình VAC đó là môi trường vệ sinh, ví
như phân vịt, nước rửa chuồng xả thẳng xuống ao nuôi bèo, nuôi
cá. Vì vậy khó đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm. Hố ủ biogas
có thể giúp cải thịên tình hình, tuy không triệt để. Việc khống chế
dịch bệnh cũng sẽ khó khăn thêm mỗi khi có dịch phát sinh. Cũng

cần nói thêm là do thâm canh, lượng thuốc trừ sâu và phân hoá
học sử dụng nhiều đã làm thay đổi môi trường sinh thái, tăng ô
nhiễm nguồn nước và gây trở ngại không nhỏ cho sản xuất theo
mô hình VAC.
Vì vậy để đáp ứng đòi hỏi của cạnh tranh trong hội nhập, cần
phải khắc phục các yếu kém trở ngại nói trên thông qua chính sách
thích hợp và đẩy mạnh công tác khuyến nông. Con đường phát
triển VAC còn nhiều khó khăn nhưng cũng rất hứa hẹn. Từ tự túc
tự cấp, mô hình VAC đang ngày càng hướng tới sản xuất hàng hoá
với năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm cao hơn. Sự phát
triển ấy phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp đem lại lợi ích cho mỗi nhà, góp phần xây dựng một nền
nông nghiệp bền vững.
162
IV. VAI TRÒ PHỤ NỮ TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Phụ nữ nước ta chiếm khoảng 52% dân số. Nói đến phụ nữ là
nói đến tấm gương trung hậu, đảm đang và đức độ hy sinh cho
chồng con để làm nên cuộc sống yên vui cho mỗi gia đình và cho
xã hội. Thế nhưng trong lịch sử hàng nghìn năm địa vị người phụ
nữ, đặc biệt là phụ nữ nông thôn còn rất thấp. Họ vẫn là những
người làm nhiều giờ nhất trong ngày với bộn bề công việc đồng
áng, chăm sóc con cái và lo cơm ngon canh ngọt cho cả gia đình.
Nhưng họ vẫn là những người thiệt thòi nhất, có tiếng nói nhỏ bé
nhất trong xã hội. Công cuộc giải phóng phụ nữ tuy đã đạt được
nhiều thành qủa nhưng bình đẳng giữa nam và nữ vẫn còn là một
khỏang cách lớn, với bao thói quen tệ hại, đặc biệt là ở nông thôn.
Theo tính toán thì lao động nữ chiếm từ 60 đến 70% lao động
nông nghiệp nói chung. Họ đã đóng góp cho những mùa bội thu
chủ yếu bằng lao động của đôi tay mình.
Sau Cách mạng 1945 vai trò của phụ nữ nước ta ngày càng được

nâng dần lên. Hội Liên hiệp Phụ nữ đã tập hợp hơn 12 triệu thành
viên phụ nữ tuổi từ 18 đến 60, trong đó có cả những dân tộc thiểu số.
Các hoạt động của Hội phụ nữ nhằm nâng cao nhận thức và khả năng
của hàng chục triệu con người mà số phận của họ từ lâu đòi hỏi phải
được giải phóng. Các hoạt động của Hội phụ nữ nhằm vào những
mục tiêu sau đây:
1. Nâng cao kiến thức và bình đẳng về giới.
2. Hỗ trợ các hoạt động của phụ nữ nhằm nâng cao thu nhập
(thông qua vốn tín dụng cho vay, huấn luyện, chuyển giao kỹ thuật
v.v.
3. Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em, kế hoạch hóa gia đình.
163
4. Tham gia thực hiện và giám sát các chính sách của nhà
nước về phụ nữ và trẻ em.
Hội phụ nữ đã có một hệ thống tổ chức từ Trung ương đến các
thôn xã thông qua các dự án, đã đóng góp quan trọng cho công
cuộc xóa đói giảm nghèo, kế hoạch hóa gia đình, giảm tỷ lệ tăng
dân số. Không phải ngẫu nhiên mà hàng loạt các dự án xóa đói
giảm nghèo, sức khỏe phụ nữ trẻ em đã chọn Hội phụ nữ các cấp
làm điểm tựa chủ yếu và thành quả thu được là rất đáng tự hào.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, hầu hết công việc quản lý của các trại
hộ gia đình đều phần lớn trong tay người phụ nữ, bởi nó liên quan
đến công việc quản lý gia đình nói chung. Không thể phủ nhận vai
trò của nam giới trong các công việc nặng nhọc trong nông nghiệp,
nhưng nữ giới bao giờ cũng nổi tiếng bởi sự kiên trì tỉ mỉ và khéo
léo. Những ưu điểm này là rất phù hợp với lao động trong lĩnh vực
chăn nuôi. Một hiện tượng rất thú vị có thể nêu ra đây đó là không
những ở nước ta mà ở hầu hết các nứơc đang phát triển, trong khi
thực hiện các dự án ở nông thôn người ta thường lấy người phụ nữ
làm chủ hộ cho vay để đảm bảo số tiền đó được thực sự dùng cho

sản xuất. Theo báo cáo của Hội phụ nữ Trung ương thì việc thực
hiện công tác tín dụng cho vay do Hội quản lý là rất khả quan, hầu
hết số nợ đều được giao trả sòng phẳng đúng hạn, tỷ lệ thất thóat
là rất thấp. Ở đây ngoài yếu tố mang bản chất của người phụ nữ
còn có lòng tự trọng và ý thức trách nhiệm của họ đối với tổ chức
Hội của mình.
Cần thiết phải hỗ trợ mạnh mẽ cho Hội thông qua công tác đào
tạo khuyến nông để chị em nắm vững các kỹ thuật mới thích hợp
và nâng cao trình độ quản lý kinh tế hộ trong cơ chế thị trường.
164
V. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH CHĂN NUÔI HỖ TRỢ NGƯỜI
NGHÈO Ở VIỆT NAM
Các chính sách chăn nuôi hỗ trợ người nghèo xuất phát từ các
căn cứ sau:
Nước ta đất hẹp, dân đông, giải quyết công ăn việc làm là một
việc cấp thiết hàng đầu.
Nước ta vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới và
hơn 90% số hộ nghèo lại là ở nông thôn
Chăn nuôi là một nghề truyền thống, có thể nhanh chóng góp
phần xoá đói giảm nghèo.
Nước ta có tài nguyên đa dạng, lực lượng lao động dồi dào,
dân trí tương đối khá, nếu có chính sách hỗ trợ tốt thì sự phát triển
là rất có hiệu quả.
Phải nói rằng nhà nước ta đã có nhiều chính sách quan tâm đến
người nghèo và thành công của chương trình xoá đói giảm nghèo đã
được thế giới công nhận. Chỉ tính trong khoảng thời gian từ 1990 đến
2000 số lượng hộ đói nghèo đã giảm đi một nửa từ 34% xuống còn
17,2% (theo chuẩn nghèo cũ). Có một loạt chính sách, dự án đã ảnh
hưởng sâu sắc đến phát triển chăn nuôi hộ gia đình.
Chiến lược toàn cục xoá đói giảm nghèo và phát triển của Việt

Nam
Quyết định 14/CP về quản lý các giống vật nuôi bản địa.
Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây
lâm nghiệp giai đoạn 2000-2005.
Chương trình bảo tồn nguồn gen vật nuôi, chương trình cấp
nhà nước có ý nghĩa về kinh tế lẫn gìn giữ đa dạng sinh học của
môi trường sống.
Chương trình phát triển bò sữa, bò thịt 2001- 2010.
165
Chương trình hỗ trợ các xã nghèo nhất (trên 300 xã).
Thành lập ngân hàng người nghèo - một cố gắng lớn của nhà
nước nhằm giúp đỡ người nghèo.
Bên cạnh sự giúp đỡ phát triển, một số dự án đã chú ý đến việc
đào tạo và các kỹ thuật bền vững phù hợp với kinh tế và khả năng
người nghèo.
Tuy nhiên phải nhìn nhận một cách thẳng thắn rằng trong khi
công tác xoá đói giảm nghèo được chú trọng và thu được kết quả
rõ rệt thì công tác nghiên cứu đối với chăn nuôi hộ gia đình quy
mô nhỏ còn rất ít và hiệu quả chưa có mấy. Có nhiều nguyên nhân,
trong đó có quan niệm lệch lạc xem nhẹ nghiên cứu cho hộ nghèo
mà thường chú ý nghiên cứu cho trang trại vì dễ làm, dễ thấy hiệu
quả hơn.
VI. NGHIÊN CỨU PHỤC VỤ NGƯỜI NGHÈO - NHỮNG NGƯỜI
SẢN XUẤT NHỎ
Trong nông nghiệp, vấn đề nghiên cứu khoa học phục vụ
người nghèo, thành phần đông đảo, dễ bị tổn thương nhất trong cơ
chế thị trường là rất quan trọng, liên quan đến sản xuất và ổn định
xã hội. Thế nhưng không phải là ai cũng có cùng quan điểm trên
vấn đề hệ trọng này. Trong quan niệm của một số người thì với
người nghèo chủ yếu là giúp đỡ thông qua công tác tín dụng cho

vay, chứ không cần công tác nghiên cứu bởi quy mô quá nhỏ, rất ít
hiệu quả. Một hiện tượng đáng suy nghĩ đang diễn ra, đó là có một
ít các cơ sở nghiên cứu có uy tín tình nguyện làm thí nghiệm thuê
cho các Công ty nước ngòai để họ quảng cáo sản phẩm nhằm mục
đích tăng năng suất chăn nuôi, tuy công nghệ ấy chẳng phù hợp tý
nào với điều kiện kinh tế của đất nước mình, nhất là đối với nông
166
dân nghèo. Thật ra còn rất nhiều việc mà các nhà khoa học cần
phải làm cho người nông dân nhỏ không chỉ trong phạm vi khoa
học xã hội mà cả khoa học tự nhiên. Nhiều kỹ thuật thích hợp khai
thác nguồn lực tại chỗ vẫn chưa được chú ý, trong khi nhấn mạnh
làm giàu ta còn ít đề cập đến các mô hình nhỏ. Hiện tượng này nên
được khắc phục, bởi kinh tế nông nghiệp quy mô nhỏ của nước ta
cũng như của các nước đang phát triển khác có thể ví như biển cả,
từ đó một lượng sản phẩm to lớn đang đóng góp cho kinh tế và
dân sinh.
( Tiến sĩ Carlos Sere đã nhấn mạnh:” Không phải bất cứ
nghiên cứu nào về chăn nuôi cũng mang lại lợi ích đối với người
nghèo, mặc dù các nhà tài trợ quốc tế có chiều hướng đầu tư kinh
phí cho các dự án giảm nghèo. Người nghèo thường có những nhu
cầu cụ thể. Những khoản đầu tư nhỏ của họ rất dễ bị phá sản khi
gặp phải các sự cố bên ngoài và họ hoàn toàn không thể đối chọi
được những rủi ro và hậu quả có thể là thảm khốc đối với bản
thân và gia đình họ. Điều này thường không được các nhà nghiên
cứu đánh giá một cách đúng đắn. Họ có thể đưa ra các đề nghị về
thay đổi hệ thống chăn nuôi được những trang trại quy mô lớn
chấp nhận, nhưng lại không thích hợp với người chăn nuôi nghèo.
Việc nghiên cứu cần phải đưa ra được các phương pháp và chính
sách để người nghèo có thể tiếp cận được các cơ hội thích hợp,
chứ không đặt họ trước những rủi ro không xoay xở nổi, đồng thời

giúp họ xây dựng khả năng thích ứng với đe doạ đến từ bên ngoài.
Những người nghiên cứu chăn nuôi cần phải tiếp tục thích ứng
với các phương pháp mới và tìm ra các kỹ thuật cải tiến, các giải
pháp tổ chức và chính sách đối với các vấn đề phát triển chăn
nuôi. Điều này phải bao gồm cả xây dựng khả năng nghiên cứu tại
167
chỗ, kết hợp với các vấn đề thực tế của thế giới với giải pháp tổ
chức cho phép mọi người tiếp tục học hỏi. Cũng cần thiết phải tìm
ra các giải pháp hiệu quả để liên kết và chia sẻ các kiến thức với
những người được hưởng lợi từ nghiên cứu “.
Để có kỹ thuật chăn nuôi đúng đắn nhằm đạt hiệu quả cao
nhất thì việc nghiên cứu hành vi của gia súc là rất có ý nghĩa. Đó
là khoa học về mối quan hệ giữa con vật với môi trường sống, với
con người. Sự tiến bộ của khoa học dẫn đến việc con người do quá
tự tin ở mình, họ đã can thiệp một cách thô bạo các quá trình của
sự sống của con vật mà không hề đếm xỉa gì đến hội chứng mà ta
quen gọi là Stress. Lấy một số ví dụ rất rõ sau đây để thấy được
con người đã tác động ghê gớm như thế nào đến con vật để rồi
thay đổi cả chức năng vốn có của con vật.
Con gà giống như những loài chim khác đẻ trứng và ấp trứng
để nở ra con; nhưng chức năng ấp chỉ còn ở các giống gà địa
phương, hoàn toàn mất hẳn ở các dòng gà công nghiệp. Bò chỉ tạo
đủ sữa để nuôi con bú. Thế nhưng khi con người phát hiện được
sữa là chất bổ nguồn dinh dưỡng tuyệt vời với con người thì con
bò sữa không những phải sản xuất ra đủ sữa cho con mà còn phải
sản xuất đủ ra gấp nhiều lần cho người, mỗi ngày hàng chục lít
sữa. Và những con bê tội nghiệp giờ đây không còn được bú mẹ
chúng nữa. Ngay từ lúc sơ sinh nó đã bị tách khỏi mẹ và uống sữa
trong bình sữa. Đó là vì để tiện cho quản lý, tiện cho việc áp dụng
kỹ thuật hiện đại; và người ta không lường được hậu quả đó là

trong những điều kiện vệ sinh kém thì tỷ lệ bò mẹ mắc bệnh viêm
bầu vú (mastitis) đã tăng lên rất nhiều so với bò được cho con bú
sữa mẹ. Rõ ràng là con vật đã bị các stress do những vi phạm quy
luật tự nhiên do con người tạo ra.
168

169
Chương 8
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
I. MỤC TIÊU
Từ cuối những năm 80, bộ mặt nông thôn nước ta đã có sự
bíên đổi căn bản. Từ thiếu ăn, nước ta đã sản xuất đủ và còn có
một lượng lương thực không nhỏ để xuất khẩu. Cũng từ đó (1989)
đã bắt đầu sự khởi sắc của nông nghiệp nói chung và chăn nuôi
nói riêng. Vấn đề lương thực được giải quyết cơ bản đã tạo cơ sở
vững chắc cho phát triển thức ăn gia súc, gia cầm.
Nhưng về căn bản nông dân và nông thôn ta vẫn còn nghèo,
thị trường nông thôn còn kém phát triển, cơ cấu kinh tế còn chậm
biến đổi, nặng thuần nông, độc canh, hiệu quả kinh tế thấp, nguồn
tài nguyên đang bị khai thác cạn kiệt, nhân lực lãng phí v.v nghị
quyết trung ương 5 chính là xuất phát từ thực tế này. Tinh thần của
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn chứa đựng nội
dung phát triển bền vững. Trong thời kỳ đầu của phát triển, từ bài
học của các nước xung quanh chúng ta phải chăm lo đến tính bền
vững để tránh được những sai lầm, những hậu quả khó lường.
Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn
là:
1. Tạo thêm công ăn việc làm và thu hút được lao động tại chỗ
Lao động là nguồn tài nguyên quý giá. Nhưng với một nước

đất chật người đông, tỉ lệ tăng trưởng dân số chưa kiểm soát được
(trên 2%), số người không có việc làm ở nông thôn là quá lớn thì
170
đây chính là một gánh nặng đòi hỏi phải giải quyết. Việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế có thể thu hút thêm sức lao động, có thêm công
ăn việc làm, đó là hướng đúng. Vì thế trong trường hợp nếu áp
dụng các tiến bộ kỹ thuật theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá có thể dẫn đến tình trạng thừa lao động ở nông thôn thì phải
cân nhắc kỹ. Phải hết sức phát triển các hoạt động dịch vụ, mở
mang sản xuất các mặt hàng tiêu thụ được trong và ngoài nước.
Chú ý công nghiệp chế biến nông sản để nâng giá trị sản phẩm làm
ra, khuyến khích các ngành nghề thủ công, nhất là các mặt hàng
truyền thống. Có vậy đời sống vật chất và tinh thần ở nông thôn
mới được cải thiện, giảm bớt áp lực đối với thành thị, do việc nông
dân tràn ra thành thị gây hậu quả xấu về mặt xã hội và môi trường.
Cũng qua phát triển bền vững sản xuất đa dạng mà ta khôi phục
được tài nguyên đang cạn kiệt. Thêm nữa nhân lực là nguồn tài
nguyên quý sẽ được chăm lo và những con người lao động được
huấn luyện sẽ đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá
đất nước.
2. Phục hồi tài nguyên rừng, làm tăng độ mầu mỡ đất
So với thế giới thì đất nông nghiệp ở nước ta có thể là thấp
nhất tính theo đầu người khoảng 0,1ha. Diện tích đất nông nghiệp
bị thu hẹp dần cùng với đà gia tăng dân số, đô thị hoá, làm cho
diện tích đất canh tác nước ta chỉ còn 21%. Đất rừng cũng từ 19
triệu ha (những năm 1940) xuống còn 9 triệu ha. 3/4 đất của nước
ta thuộc vùng đồi núi dốc, dễ bị xói mòn. Hơn 3 triệu ha đất bị
nhiễm mặn ngập lụt.
Cần thiết phải sử dụng quản lý hài hoà tài nguyên đất cho
những nhu cầu khác. Phải đẩy mạnh trồng rừng, áp dụng rộng rãi

các kỹ thuật của mô hình VAC ở nông thôn. Giữ được rừng là giữ
171
được nguồn nước mà nước là yếu tố tăng năng suất hàng đầu trong
nông nghiệp. Cần sử dụng hợp lý các nguồn nước, nhất là nguồn
nước ngầm vì nó rất hạn chế. Một số vùng ở Tây Nguyên đã phải
phá bớt cây cà phê vì thiếu nước tưới, ở nhiều vùng người ta cũng
đang tính toán giảm bớt diện tích trồng lúa mà thay bằng các cây
trồng chịu hạn khác.Tình hình hạn hán những năm 2004 - 2005
cho ta thấy mức độ nghiêm trọng của sự thiếu nước, không chỉ
thiếu cho cây trồng, vật nuôi mà cả nước sinh hoạt cho người ở
một số vùng miền trung vì vậy cần tính toán để sử dụng nguồn
nước, khuyến khích trồng các giống cây chịu hạn, các loại vật nuôi
dùng ít nước.
3. Đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi trong hệ thống sinh thái nông
nghiệp, đồng thời bảo tồn và phục hồi các nguồn gen quý địa
phương:
Để thoát khỏi đói nghèo, ngoài việc lợi dụng các ưu thế của sự
đa dạng sinh học ở vùng nhiệt đới, chúng ta đang đưa thêm các
giống mới có năng suất cao phù hợp với điều kiện sinh thái địa
phương vào cơ cấu cây trồng. Từ độc canh lúa nhiều vùng chuyển
sang thế đa canh nhiều loại hoa màu, tạo thêm công ăn việc làm,
giảm sự căng thẳng mùa vụ, tăng thu nhập và giảm rủi ro.
Cũng phải nhấn mạnh ở đây ý nghĩa của việc gìn giữ đa dạng
sinh học vốn có, giữ các giống truyền thống. Những giống này
chứa đựng nguồn gen quý như chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh
và khắc nghiệt về thời tiết. Ví dụ các giống vật nuôi như gà Ri, gà
Hồ, lợn Móng Cái, lợn Mẹo, bò Vàng, dê Bách Thảo, hươu Sao
v.v , các giống cây trồng như lúa Tám Thơm, vải Thiều, nhãn
Hưng Yên, quế Thanh, những giống truyền thống địa phương này
172

còn là nguyên liệu di truyền quý giá để lai tạo giống mới cho năng
suất cao lại phù hợp với điều kiện sinh thái kinh tế từng vùng.
Trong chăn nuôi hiện nay các giống gà thả vườn, lợn nội cho
thịt thơm ngon là món ăn khoái khẩu được thị trường chấp nhận
với giá bán khá cao, đem lại lợi ích cho người nuôi. Đây là một thế
mạnh mà chăn nuôi nông hộ có thể khai thác.
4. Góp phần gìn giữ cải tiến tài nguyên môi trường
Sự phát triển nào cũng để lại những hậu quả về môi trường, vì
vậy hơn lúc nào hết cần phải được dư luận cảnh giác. Nhất là đối
với nông thôn nơi vốn xưa nay trong lành thì càng cần phải được
tôn trọng. Phải hết sức tránh việc đẩy ra môi trường quá nhiều phế
thải của công nghiệp và dịch vụ. Dùng quá nhiều thuốc trừ sâu,
hoá học đang làm nhiễm độc đất đai và cả nguồn nước ngầm nữa.
Kết quả là sản phẩm nông nghiệp ô nhiễm, nước ăn cũng bị ô
nhiễm làm hại sức khoẻ con người, vật nuôi.Việc lạm dụng thuốc
trừ sâu còn làm sâu bệnh có khả năng kháng thuốc, trong lúc các
loại côn trùng có ích lại bị tiêu diệt.
Cần hết sức quan tâm đến việc ứng dụng các biện pháp sinh
học như:dùng các loại giống kháng bệnh, luân canh để cắt đứt
nguồn lây lan dịch bệnh, sử dụng các biện pháp thiên địch, mở
rộng việc áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) Đây là
sự kết hợp của các giống kháng bệnh với các biện pháp truyền
thống với công nghệ sinh học và tin học. Gần đây khái niệm “nông
nghiệp sạch” đã được nông dân làm quen. Cần phổ biến sâu rộng
kiến thức này.
Chất thải chăn nuôi đã gây ô nhiễm lớn nhất là ở các làng nghề
làm bột, làm bánh. Cũng cần đặc biệt chú ý đến hiện tượng nuôi
173
quá tập trung, đàn súc quá lớn, nếu không được kiểm soát tốt rất
dễ gây ô nhiễm đất, nước, không khí và các dịch bệnh. Sự phát

triển chăn nuôi trang trại có qui mô vừa và lớn gần đây tuy chưa
nhiều nhưng đã gây lo ngại và gặp phản ứng của dân cư ở một số
vùng. Cần xem xét nâng tiêu chuẩn và các chế tài về môi trường
để các trang trại, các công ty khi chăn nuôi lớn phải đầu tư xứng
đáng cho khâu xử lý chất thải và làm sạch môi trường.
II. THÀNH QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
NÔNG NGHIỆP
Sự tăng trưởng vững chắc của nông nghiệp những năm gần
đây mà rõ nhất là ngoài việc đảm bảo đủ cho nhu cầu người dân
trong nước, chúng ta còn có một lượng hàng hoá nông sản xuất
khẩu đáng kể trên thị trường thế giới.
Năm 2003, sản lượng lúa đạt 34,7 triệu tấn, ngô 2,8 triệu tấn,
cà phê 720.000 tấn, chè búp tươi 450.000 tấn; hồ tiêu 73.200 tấn;
hạt điều nhân 166.000 tấn. Tốc độ tăng đạt từ 12% (chè búp) tới
43% (hồ tiêu). Giá trị xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp đạt 3 tỷ
USD tăng 7% so với năm trước. Có thể thấy được một số nét nổi
bật của việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp như sau:
- Việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đã phát triển rộng trên
cả nước, nhắm tới hiệu quả của sản xuất. Ở đây phải nói đến
phong trào nông dân làm những cánh đồng đạt từ 50 triệu đồng/ha
trở lên (tương đương với 300 USD/ha). nhiều mô hình sản xuất đạt
hiệu quả cao đã xuất hiện khắp nơi. Đây là kết quả của hàng loạt
biện pháp thâm canh, tăng vụ, kết hợp trồng lúa với các loại rau
mầu, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phát triển ngành nghề, dịch vụ
v.v nhiều nơi nông dân đã đưa các giống chất lượng cao thay thế
174
các giống cũ như ở Đồng bằng Sông Cửu Long 80% diện dịch
trồng lúa sử dụng giống chất lượng cao. Cũng ở đây đã chuyển
200.000 ha đất đồng lúa năng suất thấp sang nuôi trồng các cây
con thích hợp. Vùng Tây Nguyên đã chủ động giảm 50.000 ha cà

phê, giảm diện tích cà phê vối, thay bằng cà phê chè có chất lượng
cao hoặc chuyển sang trồng các cây công nghiệp khác có lợi thế về
tiêu thụ. Tất nhiên mục tiêu 50 triệu đồng/ha còn lệ thuộc nhiều
vào giá cả thị trường đòi hỏi không chỉ nông dân mà cả nhà nước
phải nắm bắt thị trường để có chiến lược đúng đắn.
Đến nay đã nước đã hình thành được nhiều vùng sản xuất hàng
hoá tập trung quy mô lớn như vùng lúa gạo ở đồng bằng Sông Cửu
Long, vùng cà phê ở Tây Nguyên, cao su ở Đông Nam Bộ, bông ở
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, cây ăn quả ở Nam Bộ, vùng
chuyên canh rau nằm ở ven các đô thị lớn. v.v.
- Một sự đổi mới rõ nét của ngành nông nghiệp là việc ứng
dụng tương đối phổ biến các thành tựu khoa học kỹ thuật mới
trong các khâu sản xuất và chế biến. Có thể thấy rõ điều này ở
mức độ sử dụng giống tốt đạt tiêu chuẩn chất lượng trong sản xuất
bình quân đã lên tới 30-35%, trong đó lúa 30%, chè 30%, ngô
65%, bò thịt 40%, lợn nạc 30%, vịt 40% v.v Công tác khuyến
nông đã giúp rút ngắn khoảng cách giữa nghiên cứu và sản xuất.
Và một điều rất đáng tự hào đă tới với nền nông nghiệp tuy phổ
biến vẫn còn là sản xuất nhỏ, đất trồng ít, dân số đông như nước
ta, đó là không những sản xuất đủ lương thực cho tiêu dùng trong
nước mà còn đạt được vị thế cao trên thị trường xuất khẩu thế
giới: đứng thứ nhất về xuất khẩu hồ tiêu, thứ hai về gạo, cà phê,
hạt điều, thứ bảy về cao su và chè.
175
Tuy nhiên không phải là chúng ta không có những vấp váp.
Do những yếu kém trong quy hoạch, một số ngành như mía đường
đang gặp khó khăn lớn, một số giống chưa thích hợp đã được nhập
vào các vùng khó khăn như bò sữa thuần chủng từ nước ngoài
Trong khi tranh thủ các nguồn gen mới, có lúc có nơi đã làm theo
kiểu phong trào, chưa biết chọn các giống cây trồng,vật nuôi

“thích hợp” mà có xu hướng chạy theo “ năng suất cao”, chưa
khảo sát kỹ các yếu tố sinh thái, kinh tế, trình độ kỹ thuật và nhất
là yếu tố thị trường. Những yếu kém trên cần phải được khắc phục
để tránh gây nên các tổn thất không đáng có cho nông dân.
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC GIỐNG TRONG CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU CHĂN NUÔI
1. Phải hết sức thận trọng trong việc du nhập các nguồn gen mới
Trong diều kiện hội nhập kinh tế, cạnh tranh thị trường gay gắt
thì việc tranh thủ các nguồn gen mới của bên ngòai là việc đương
nhiên. Những người nông dân tiên tiến đã đi đầu trong việc tiếp
thu các nguồn gen mới, nhập các giống mới có năng suất cao hơn.
Ai cũng biết với số lượng đầu con trong đàn nhỏ của các hộ tiểu
nông, người ta rất khó tiến hành công tác chọn lọc và đã không có
chọn lọc thì lấy đâu ra tiến bộ di truyền. Vì vậy mà trong phạm vi
sản xuất nhỏ rất khó có được sự quản lý tốt về khâu giống và việc
người nông dân phải thay giống là chuyện dương nhiên, nhất là
trong lĩnh vực trồng trọt.
Có lẽ có một chút ngoại lệ đối với công tác giống trong ngành
bò sữa. Ở nhiều nước Đông Nam Á người ta có chương trình tạo
giống bò lai hướng sữa bằng cách sử dụng tinh dịch của giống bò
Holstein Friesian cho phối với bò dịa phương. Ở đây có thể thấy
176
được sự tiến bộ rõ rệt về lượng sữa của đàn bò lai hướng sữa. Các
con lai F1 trong điều kiện nuôi dưỡng tốt hơn đều cho một lượng
sữa khả quan và xem ra thích ứng được với môi trường nuôi. Còn
lại một vấn đề nan giải đó là làm sao giữ được sự ổn định của đàn
bò lai trong các đời lai kế tiếp. Việc quyết định lai tiếp (tạo F2,
F3 ) tăng thành phần máu bò Friesian lên bao nhiêu nữa là phù
hợp, phải được xác định ở ngay nơi nuôi, theo đặc thù của điều
kiện sinh thái xã hội và theo trình độ kỹ thuật nhất định.

Công tác giống đối với trâu, dê và cừu ở các hộ tiểu nông còn
làm rất tuỳ tiện. Cả các chương trình cho lai với các giống nhập
ngoại cũng thường chết yểu và không bền vững. Việc lai giữa trâu
Murrah (trâu sữa) với trâu địa phương cho thấy F1 là tốt to hơn, có
thể cho cả thịt, sữa và sức kéo. Nhưng nói đến kết quả của chương
trình lai giống giữa trâu Murrah và trâu nội, thì còn quá hạn chế vì
những khó khăn trong phối giống và cả mức độ tiếp nhận của nông
dân.
Về việc lai giống đối với dê, kinh nghiệm ở nhiều nước khu
vực Đông Nam Á cho thấy việc sử dụng những con đực giống
Saanen và Alpine xem ra không có nhiều triển vọng. Trong lúc đó
thì con đực của giống kiêm dụng Anglo-Nubian xem ra phát huy
tác dụng tốt hơn. Điều này đã cắt nghĩa tại sao giống dê lai Anglo-
Nubian là tương đối phổ biến ở nhiều nước. Ở nước ta, việc lai dê
cỏ với dê Bách thảo xem ra rất có triển vọng.
Cừu cũng được nuôi phổ biến ở Malaysia và Indonesia. người
ta cũng tiến hành lai giống giữa các giống Polled Dorset Horn từ
Australia, Finish Landrace từ Newzealand và cả giống cừu lông
Barbados Blackbelly của Canibbean. Còn sớm để đánh giá kết quả
của chương trình lai giống này.

×