Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Kỹ thuật chăn nuôi dê part 7 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.32 KB, 13 trang )

Hoà các thành phần trên với 2,5 lít nước để cho dê uống với mức 10% khối lượng
cơ thể, chia ra uống 2-4 lần/ngày trong 2 ngày liền, từ ngày thứ 3 giảm dần lượng
dung dịch đó và tăng dần lượng sữa mẹ đến khi khỏi hoàn toàn. Nếu sau 2 ngày mà
dê không khỏi tiêu chảy thì nên kết hợp dùng kháng sinh.
Có thể sử dụng nước sắc các loại lá, quả có chất chát như: búp ổi, hồng xiêm, cỏ
sữa v.v. để thay nước pha các thành phần hoạt chất trên.
Trường hợp bệnh nặng thì cần dùng kháng sinh để điều trị (Ví dụ: hỗn hợp
Trimethoprim - Sulfonamide, tetracyclin, neomycin)
Phòng bệnh
Cách ly ngay những con dê mắc bệnh. Chuyển dê ra khỏi chuồng ô nhiễm để vệ
sinh sát trùng. Vệ sinh chuồng dê sạch sẽ; khô ráo trước khi đẻ. Dê con sơ sinh cần
được bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Dê con cần dược lót ổ bằng cỏ khô và khẩu
phần thức ăn tinh được bắt đầu ăn từ tuần thứ hai, khi dạ cỏ phát triển tốt, hệ vi
khuẩn hoạt động bình thường và chống được hiện tượng sốc khi cai sữa. Chống
nhiễm bẩn vào thức ăn, nước uống.
Bệnh viêm phổi (Pneumonia)
Nguyên nhân
Bệnh này được gây nên bởi vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc do các tác động của
môi trường như lạnh, gió lùa, vận chuyển đường dài, ẩm ướt làm giảm sức đề
kháng của cơ thể.
Triệu chứng lâm sàng
Bệnh có thể ở dạng quá cấp làm dê chết nhanh, thường ở dạng cấp tính và mãn tính
có thời gian nung bệnh thường 6- 10 ngày hoặc lâu hơn. Tất cả các lứa tuổi dê đều
có thể mắc bệnh này. Triệu chứng lâm sàng đặc trưng là dê bị sốt, ho và thở khó,
đau, đầu cúi xuống, có thể chảy nước mũi và chảy dãi, dê không muốn hoạt động.
Tỷ lệ mắc bệnh 100% và tỷ lệ chết thường là 50-100%. Dê chết trong vòng 2-10
ngày sau khi biểu hiện triệu chứng lâm sàng.
Điều trị và phòng bệnh
Điều trị cũng như phòng bệnh phải bắt đầu từ khâu chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tạo
sự thông thoáng trong chuồng nuôi dê, thức ăn và nước uống được đảm bảo sạch
sẽ, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt khi vận chuyển đường dài và thời kỳ sinh


sản. Dê mắc bệnh cần được điều trị sớm bằng một số loại kháng sinh như: Tylosin
(11 mg/kg), Tetracyclin (15mg/kg), Tiamulin (20 mg/kg) hoặc Streptomycin (30
mg/kg). Kết quả điều trị chỉ đạt khoảng 87%.
Bệnh tụ huyết trùng (Pasteurellosis)
Nguyên nhân
Bệnh tụ huyết trùng do vi khuẩn Pasteurella hemolytica và/hoặc Pasteurella
multocida gây nên.
Cả hai loại vi khuẩn đó đều tiềm sinh ở phần trên đường hô hấp của dê khỏe. Bệnh
xảy ra sau khi nhiễm vi rút hoặc độc tố vi khuẩn, các nhân tố kích thích (stress)
như: điều kiện môi trường ngột ngạt, nhốt gia súc chật chội, thay đổi thức ăn đột
ngột, vận chuyển, sức đề kháng giảm. Độc lực của vi khuẩn Pasteurella rất cao và
tăng lên trong quá trình gây bệnh. Vì vậy bệnh có thể lây lan khắp toàn đàn.
Triệu chứng lâm sàng
Trong trường hợp cấp tính, dê sốt cao 40-41
0
C, chảy nước mũi và nước mắt. Dê lờ
đờ, sút cân, khó thở và ho. Tỷ lệ chết lên tới 10% hoặc cao hơn. Phổ biến thường
thấy một con dê trong đàn chết đột ngột trước khi có biểu hiện triệu chứng ốm.
Điều trị
Các loại kháng sinh thường được sử dụng là Penicillin (20.000-40.000 UI/kg; 2
lần/ngày), Ampicillin (5-10 mg/kg), Tetracycline (5 mg/kg, 1 lần/ngày), và Tylosin
(10-20 mg/kg, 1-2 lần/ngày). Tất cả các loại thuốc này có thể tiêm bắp hoặc tiêm
dưới da. Sau khi điều trị 48 giờ nếu không thấy giảm bệnh (hạ sốt, ngon miệng
hơn ) thì nên dùng kháng sinh khác điều trị trong 48 giờ tiếp theo. Khi thấy có
dấu hiệu khỏi bệnh thì nên kéo dài liệu trình thêm tối thiểu 48-72 giờ. Có nghĩa là
tối thiểu phải điều trị bệnh này trong vòng 4-5 ngày.
Phòng bệnh
Đảm bảo môi trường nuôi nhốt dê thông thoáng để giảm ẩm độ trong chuồng nuôi.
Đàn dê mới nhập về phải cách ly ít nhất 2 tuần. Tăng cường sức đề kháng tự nhiên
của dê con bằng cách cho con sơ sinh bú sữa đầu đầy đủ.

Bệnh viêm ruột hoại tử (Enterotoxemia)
Nguyên nhân và dịch tễ
Bệnh được gây nên bởi vi khuẩn Clostridium perfringens chủng D. Loại vi khuẩn
này thường cư trú trong đường ruột của gia súc khoẻ mà không gây bệnh vì số
lượng vi khuẩn thấp và độc tố được tiết ra sẽ nhanh chóng theo chiều nhu động của
ruột thải ra ngoài. Khi gặp sự tiêu hoá bất bình thường như cho ăn nhiều thức ăn dễ
lên men, giàu tinh bột hoặc thức ăn khó tiêu qua dạ cỏ tới dạ tổ ong và ruột, ở nơi
đó tạo điều kiện cho vi khuẩn Clostridium perfringens phát triển nhanh. Sự tăng
trưởng vi khuẩn này cùng với giảm nhu động ruột sẽ tăng cường độ và độc lực gây
bệnh của độc tố mà được sản xuất ra bởi vi khuẩn, rồi dẫn đến viêm ruột và ỉa
chảy. Đây là một bệnh đặc trưng ở đường tiêu hoá của loài nhai lại. Hầu hết các
đợt bệnh dịch này đều nổ ra ở đàn dê sữa nuôi thâm canh và bán thâm canh khi có
sự thay đổi đột ngột về thức ăn hoặc chế độ nuôi dưỡng. Đặc biệt là dê chăn thả,
cho ăn nhiều ở đồng cỏ thấp với cỏ non, giàu protein, nghèo xơ, cho ăn nhiều tinh
bột như mỳ, cám, rỉ mật, đặc biệt là ăn nhiều ngũ cốc và rau xanh.
Triệu chứng lâm sàng
Có 3 dạng viêm ruột hoại tử: Quá cấp tính, cấp tính và mãn tính.
Dạng quá cấp
Bệnh thường xảy ra nhiều hơn ở dê hậu bị, dê trưởng thành ít bị hơn. Dê con lớn
nhanh, khoẻ mạnh cũng hay bị nhiễm bệnh này. Dê kém ăn đột xuất, buồn rầu; đau
bụng, kêu hét, phân lỏng dính lẫn bọt, máu và có chất nhầy, sốt cao 40-41
0
C. Dê
chết trong vòng 24 giờ. Sau khi thấy một hay nhiều dê chết với các trệu chứng trên,
cần nghĩ tới bệnh viêm ruột hoại tử quá cấp tính đã xảy ra trong đàn. Hiếm khi thấy
dê hồi phục mặc dù có điều trị.
Dạng cấp tính
Thường xảy ra ở dê trưởng thành, đau bụng, có thể không kêu thét hoặc ít kêu hơn.
Phân lúc đầu có thể sền sệt hoặc nhão, nhưng sau đó trở thành lỏng như nước, có
mùi hôi thối. Triệu chứng lâm sàng có thể kéo dài 3-4 ngày. Tình trạng mất nước

và độ dự trữ kiềm giảm là hậu quả của bệnh. Bệnh có thể hồi phục lại, nếu được
điều trị kịp thời.
Dạng mãn tính
Bệnh xuất hiện theo giai đoạn, có định kỳ vài tuần lại lặp lại. Dê buồn bã, giảm tiết
sữa, kém ăn. Dê giảm trọng cùng với ỉa chảy gián đoạn với phân nhão. Khó xác
định được bệnh này.
Điều trị
Trong trường hợp dạng bệnh quá cấp và cấp tính cần tiêm truyền tĩnh mạch dung
dịch cung cấp chất điện giải bicarbonate để tránh sốc, mất nước và tăng a-xít huyết.
Điều trị bằng antitoxin (kháng độc tố) thì rất đắt. Điều trị bằng kháng sinh có thể
có tác dụng để giảm tăng sinh vi khuẩn. Tiêm bắp kết hợp các loại thuốc
Streptomycin, Penicillin, Trimethoprim-sulfonamide cũng có tác dụng.
Thuốc Sulfonamide cũng có thể sử dụng cho uống được. Nhưng trước khi cho
uống cần thiết phải cho uống 50 ml đung dịch CuSO
4
(1 thìa ăn CuSO
4
pha với 1
lít nước). Để hạn chế tác hại thần kinh và giảm bài tiết độc tố đường ruột, cần sử
dụng than hoạt tính, magnesium sulfat, magnesium hydroxide, caffeine và bột cao
lanh.
Phòng bệnh
Dùng vac-xin giải độc tố 6 tháng một lần có khả năng hạn chế được sự phát bệnh
trong đàn. Không thay đổi thức ăn đột ngột. Không cho ăn quá nhiều thức ăn tinh
mà ít thức ăn thô trong khẩu phần. Không cho ăn đột xuất các loại ngũ cốc và thức
ăn dự trữ khác.
Bệnh viêm vú (Mastitis)
Nguyên nhân
Bệnh viêm vú là viêm tuyến sữa và thường được gây nên bởi các tác nhân truyền
nhiễm như vi rút, các loài Mycoplasma và vi khuẩn. Vi khuẩn Staphylococcus

aureus là nguyên nhân thường xuyên của viêm vú.
Triệu chứng lâm sàng
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm vú là giảm tiết sữa. Chân sau bên nửa vú bị viêm
đi tập tễnh, xoạng ra để cố tránh chạm vào phần da vú mỏng manh. Dê con đang
bú mẹ có thể bị đói và viêm vú thường làm cho tỷ lệ chết của dê con tăng lên.
Quan sát bầu vú từ phía sau và bên cạnh thì thấy vú không cân xứng, tuyến vú bên
viêm bị xưng (cấp tính), hoặc bị teo (mãn tính). Các vết thương cuối đầu vú giống
như chấn thương, viêm da truyền nhiễm và các mụn cóc cũng có thể xuất hiện.
Nếu sờ vú thì thấy nóng, mềm và sưng tấy (cấp tính), cứng hoặc teo (mãn tính)
hoặc thậm chí có nhiều áp-xe. Đối với viêm vú cấp tính dê có thể ốm kéo dài, sốt,
biếng ăn, sút cân và buồn rầu, cúi đầu. Nếu đầu vú, núm vú lạnh và thủy thũng kết
hợp với đổi màu xanh lục hoặc nếu chất dịch tiết ra đỏ và loãng thì nên nghi là
bệnh viêm vú hoại thư. Các dạng viêm vú khác cũng đều cho thấy sữa tiết ra không
bình thường. Phụ thuộc vào nguyên nhân gây viêm vú, sữa có thể loãng, hơi vàng,
lẫn máu, có thể là vón cục hơi vàng, loãng lẫn máu, lẫn bọt khí, mủ hơi xanh lục
hoặc mủ hơi vàng.
Điều trị
Trong tất cả các trường hợp bất thường liên quan đến vú thì nên báo ngay cho thú
y. Điều trị bệnh viêm vú gây nên bởi Mycoplasma hoặc vi rút nói chung là có hiệu
quả, đặc biệt là điều trị sớm kịp thời. Phụ thuộc vào dạng viêm vú do vi khuẩn gây
nên mà nên chọn kháng sinh thích hợp để điều trị. Nếu không điều trị kịp thời dê sẽ
ốm kéo dài. Thường hạn chế tiêm kháng sinh (Ampicillin, Amoxycillin,
Tetracyclin, Cephapirin) vào thẳng vú. Khi bầu vú sưng rộng hoặc vi khuẩn như
Straphylococcus aureus xuất hiện và thâm nhập vào vú qua đường tiết sữa thì cần
tiêm kháng sinh 5-7 ngày liền. Một số kháng sinh tiêm không có hiệu lực hoàn
toàn đối với viêm vú. Chloramphenicol có tác dụng tốt với điều trị viêm vú nhưng
bị cấm ở nhiều nước vì có tác hại phụ đến con người. Một số thuốc tiêm mới như
Florfenicol, Enrofloxacin, Norfloxacin, Tiamulin và Doxycyclin có tác dụng tốt.
Tuy nhiên bệnh viêm vú hoại thư thường dẫn đến dê chết. Trong hầu hết các
trường hợp dê viêm vú thì nên chọn phương án loại mổ thịt sẽ kinh tế hơn, vì sẽ

giảm sự lây lan các vi khuẩn truyền nhiễm cho dê cái khác và tăng cường được sự
chọn lọc theo khả năng di truyền.
Phòng bệnh
Chống sây sát bầu vú, núm vú (bằng cách buộc vú) hoặc kiểm tra thường xuyên để
phát hiện các vết thương ở núm vú (kể cả ecthyma, mụn cóc ) điều trị kịp thời là
giảm được bệnh viêm vú. Vệ sinh sạch và khô núm vú trước khi vắt sữa, không
bao giờ được để núm vú ướt! Rửa tay sạch trước khi vắt sữa. Vệ sinh chuồng trại
sạch sẽ. Phải phát hiện và điều trị kịp thời bệnh về da vú như viêm da, rám da,
ecthyma. Cách ly những con dê mẹ bị viêm vú ra khỏi đàn.
Bệnh viêm mắt truyền nhiễm
(Infectious Keratoconjunctivitis)
Nguyên nhân
Bệnh có thể gây nên bởi một số vi khuẩn như Myco- plasma (những loài có thể gây
nên viêm vú, viêm phổi, phế mạc, viêm khớp) và Chlamydia psinaci. Khác với loại
viêm mắt không truyền nhiễm gây nên bởi dị vật hoặc vết thương sây sát, bệnh này
sẽ phát triển nặng dần lên và lây lan nhanh trong đàn.
Triệu chứng lâm sàng
Lúc đầu hoặc khi bệnh nhẹ thì thấy vùng lông, da dưới mắt, cạnh mắt bị ướt. Kết
mạc mắt đỏ và sưng. Sau vài ngày thì mắt xung huyết nặng hơn, giác mạc bị mờ
một phần giữa hoặc mờ đục hoàn toàn. Một số có thể bị loét giác mạc. Mắt đau và
nhắm lại một phần, hay nháy mắt. Nếu cả 2 mắt bị mờ hoặc loét, thì dê sẽ sút cân
vì dê không ăn được. Một số con đau mắt không bị loét thì có thể tự khỏi trong
vòng 1-2 tuần.
Điều trị
Mắt cần được rửa bằng dung dịch nước muối hoặc nước sôi nguội, rửa sạch chất
dịch rỉ, dị vật, bụi bặm.
Dùng thuốc mỡ kháng sinh nhỏ tối thiểu 2 lần/ngày, (tốt hơn là 3-4 lần/ngày).
Thuốc mỡ Tetracyclin có tác dụng điều trị tốt. Thuốc mỡ mắt Chloramphenicol
càng có hiệu lực tốt nhưng không nên dùng cho gia súc lấy thịt, sữa vì gây hại đến
sức khoẻ con người. Trường hợp mắt kéo màng thì dùng dung dịch sun-phát kẽm

10% nhỏ 2-3 lần/ngày. Không nên sử dụng thuốc dạng bột kích thích mắt dê để
điều trị bệnh viêm mắt.
Khi nhiều gia súc trong đàn nhiễm bệnh này thì cần dùng kháng sinh tiêm.
Bệnh thối móng (Foot root)
Nguyên nhân
Bệnh thối móng là dạng viêm da giữa các ngón chân nhưng với diện rộng và lây
sang cả phần móng cũng như cấu trúc khác của móng, bệnh gây ra do vi khuẩn
Bacteroides nodosus và Fusobacterium necrophorum.
Bệnh hay xuất hiện nhất khi thời tiết nóng, mưa nhiều. Sự kết hợp các yếu tố đồng
cỏ ướt và thời tiết ấm là điều kiện thuận lợi để lây lan bệnh vì nó làm cho da móng

×