Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Sự thống nhất những đối cực trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Công Trứ pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215 KB, 5 trang )

Sự thống nhất những đối cực
trong phong cách nghệ thuật
Nguyễn Công Trứ





Như vậy bên cạnh con người xã hội - phận sự, con người hành động, dấn thân, cống hiến
là con người cá nhân - “nhân sinh quý thích chí”. Đấy là hai dạng thái làm người hữu chí - một
sự phân thân, đắp đổi rất thực tế và cũng rất biện chứng trong quan niệm về con người của
Nguyễn Công Trứ.
Con người ấy có không gian tồn tại cũng rất độc đáo, vừa bình thường, vừa rất khác
thường. Vũ trụ, càn khôn, bốn bể, giang sơn, vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc trước hết đây
là môi trường chứng minh rõ ràng nhất cho sự hiện diện (luôn luôn trong trạng thái hành động)
của con người hữu chí. Nhưng đây cũng là con người của mặt đất đời thường đầy bụi bặm của
nhân thế với bao nhiêu mối quan hệ “lợi danh” “chen chúc”, “nhục”, “vinh” đắp đổi, bởi vậy nó
phải đón nhận tất cả. Thì ra không gian sinh hoạt xã hội lại là nơi để con người hữu chí trải
nghiệm, Vào cuộc trần ai khóc lẫn cười, để rồi càng thấm cái chua chát của lẽ đời: Đù mẹ nhân
tình đã biết rồi/ Lạt như nước ốc, bạc như vôi
Biết vậy nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn không hề ngán. Ông vẫn coi đó là cuộc chơi. Cõi
nhân thế này có những giới hạn cụ thể và rõ ràng của nó:
Nhân sinh ba vạn sáu nghìn thôi,
Vạn sáu tiêu nhăng đã hết rồi
Vậy việc gì mà không hành, trước là hành đạo, sau là hành lạc, Cuộc hành lạc bao nhiêu
là lãi đấy. Nếu không chơi thiệt ấy ai bù? Bởi vậy, Cuộc hành lạc (cứ) vẫy vùng cho phỉ
chí!. Điều đáng nói nhất ở đây là cái hành lạc của Nguyễn Công Trứ không phải là cái hành lạc
tầm thường, nhất là trong bối cảnh thời đại ông, khi chung quanh ông tất cả đều giả dối nhưng lại
được che đậy bằng cái mặt nạ nghiêm túc Và Nguyễn Công Trứ đã nâng cái hành lạc của ông
thành một quan niệm, một triết lý sống có ý nghĩa. Vốn đã từng “lên voi xuống chó” quá nhiều
lần, trải nghiệm mọi sự đời, biết rõ mọi giới hạn, Nguyễn Công Trứ luôn nhìn đời thoải mái,


phóng túng, lạc quan. Sự thực ông không phải là con người bi quan, yếm thế như một số ý kiến
đã nhận định. Nguyễn Công Trứ từng nói:
Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
Giữa trời vách đá cheo leo
Ai mà chịu rét thì trèo với thông!
Không nên hiểu “lời thề” trên cơ sở của những trải nghiệm, “thấm đòn” ấy của ông
là biểu hiện sự bi quan, chán nản. Thực ra, đây là một thách thức, một “tuyên chiến” loại
trừ mọi kẻ khác tầm thường, không cùng hệ giá trị với ông.
Con người với bản lĩnh và cá tính như vậy dĩ nhiên có giọng điệu riêng rất đặc thù.
Giọng điệu cơ bản của Nguyễn Công Trứ là giọng khẳng định, khẳng định một cách mạnh
mẽ. Nghe ông, người ta có thể nhận ra ngay đây là khẩu khí của người anh hùng, tài tử. Ông
tuyên bố nhiều, tuyên bố một cách hùng hồn, dõng dạc, rõ ràng, dứt khoát mọi quan điểm của
mình dẫu là về công danh, sự nghiệp, phận vua tôi, đường trung hiếu hay thú ăn chơi, hưởng
lạc, nhàn tản Thơ ông vẫn thường nhuốm chút màu sắc, ý vị triết học, nhất là ảnh hưởng
của tư tưởng Lão - Trang:
Kìa núi nọ phau phau mây trắng…
Chiền đâu một tiếng chuông rơi…
Mảnh hình hài không có, có không…
Vật thái mạc cùng vân biến ảo
Thế đồ vô lự thuỷ dinh hư
Hay ngán ngẩm cho thế thái nhân tình đen bạc:
Thế thái nhân tình gớm chết thay
Lạt nồng trông chiếc túi vơi đầy
Nhưng nhìn chung, Nguyễn Công Trứ là con người rất tự tin, luôn lạc quan, sôi nổi. Ông
tin vào bản lĩnh và tài năng hơn người, tin vào sự làm tròn mọi phận sự của một đấng nam nhi ở
mình, bởi vậy giọng luôn luôn mạnh mẽ, hào sảng, nhiều khi ngang tàng, thách thức.
Trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ, thấy dày đặc những động từ, trạng từ diễn đạt các
hành động, trạng thái mạnh mẽ, cứng cỏi, các từ loại khác đi theo nó cũng vậy, luôn gợi cái
mạnh mẽ, khí phách:

- Chém cha cái khó, chém cha cái khó,
Khôn khéo mấy ai, xấu xa một nó
(Hàn Nho phong vị phú)
- Nợ tang bồng quyết trả cho xong
(Chí nam nhi)
- Chơi cho phỉ chí tang bồng
Cuộc hành lạc vẫy vùng cho phỉ chí
(Cầm kỳ thi tửu)
- Cũng có lúc mây tuôn sóng vỗ,
Quyết ra tay buồm lái trận cuồng phong
Chí những toan xẻ núi lấp sông
Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ
Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo.
(Chí khí anh hùng)
- Kém gì nam bắc tây đông,
Đường thư kiếm vẫy vùng cho hết đất.
(Bốn bể là nhà)
- Đánh ba chén rượu khoan tay giấc,
Ngâm một câu thơ vỗ bụng cười…
Giắt lỏng giang sơn vào nửa túi,
Rót nghiêng phong nguyệt cạn lưng bầu
(Hành tàng)
Ngôn từ hào sảng, mạnh mẽ nhưng không vướng vào sáo ngữ bởi có nội dung biểu
đạt tương ứng. Đọc Nguyễn Công Trứ có thể thấy rõ lối nói hoa hòe, hoa sói, uốn éo “lịch
lãm” hay tỏ ra làm duyên làm dáng không hề phù hợp với tạng con người này. Cách nói của
ông là cách nói trần trụi, khi cần có thể văng tục một cách hồn nhiên: Đù mẹ nhân tình đã biết
rồi/ Lạt như nước ốc bạc như vôi (Thế tình bạc bẽo)
Cũng chưa thấy ai dùng giọng văng tục để khẳng định một nội dung nghiêm cẩn, khả
kính như Nguyễn Công Trứ:
Thuộc ba mươi sáu đường kinh, chẳng Thần, Thánh, Phật, Tiên

song khác tục,
Hay tám vạn tư mặc kệ, không quân, thần, phụ, tử
đếch ra người
(Câu đối đùa sư)
Giọng điệu và ngôn ngữ thơ Nguyễn Công Trứ cũng khá là đa sắc. Nhiều lúc đầy nghịch
ngợm, hóm hỉnh (đặc biệt bài Bỡn tình nhân của ông trở nên như một hiện tượng nghệ thuật thú
vị mà không ai không biết đến), có khi thật thâm thuý (thể hiện rõ trong mảng thơ phúng dụ, vịnh
vật) Tuy nhiên điểm nổi bật, ấn tượng, quán xuyến nhất ở Nguyễn Công Trứ vẫn là sự khẳng
định mạnh mẽ, ngang tàng, ngang tàng đến mức ngất ngưởng. Cái sống sít, trần trụi và chất
Nghệ đậm đặc trong giọng điệu và ngôn ngữ thơ Nguyễn Công Trứ vừa đem lại cho ông những
đặc điểm nổi trội mà các tác giả khác không có được nhưng đồng thời cũng khiến cho ông không
tránh khỏi những hạn chế. Nguyễn Công Trứ thiếu cái điêu luyện mượt mà mà các tác giả thuộc
loại hình nhà nho tài tử như ông, tiêu biểu như Phạm Thái, Cao Bá Quát cùng thời, đặc biệt là
Dương Khuê, Chu Mạnh Trinh về sau (nửa sau thế kỷ XIX) đều có. Dẫu vậy các tác giả sau ông
phải tôn vinh ông về nhiều mặt, trong đó có chí hành lạc với thể loại hát nói mà Nguyễn Công
Trứ thực sự là người khơi dòng và là tác giả vô địch nhất

×