Câu 1. Bài : Cửa Tùng
Phân môn : Tập đọc – lớp 3
I. Mục tiêu.
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
- Đọc đúng các từ ngữ: lịch sử, lũy tre làng, cứu nước, xanh lơ
- Biết đọc đúng giọng văn miêu tả, biết đọc với giọng có biểu cảm, ngắt nghỉ đúng
câu văn.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu.
- Biết các địa danh và hiểu được một số từ ngữ trong bài: Bến Hải, Hiền Lương,
đồi mồi, bạch kim
- Nắm được nội dung bài: Tả vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng- 1 cửa biển thuộc miền
Trung nước ta (trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa (SGK)).
3. Thái độ.
- Yêu quê hương, cảnh đẹp.
- Có ý thức rèn luyện để đọc đúng, đọc hay, làm đẹp thêm ngôn ngữ Việt Nam.
II. Chuẩn bị đồ dùng.
1. Giáo viên.( GV)
- Giáo án điện tử, SGK, sách giáo viên, phấn màu.
2. Học sinh (HS)
SGK, vở viết, đô dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học.
1. Ổn định tổ chức (1’)
Mục tiêu: Ổn định lớp, tạo tâm thế thoải mái cho HS.
Cho lớp hát một bài.( Slide 1)
2. Tiến trình dạy học.
Thời
gian
Nội
dung
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
3’ 2.1 Kiểm
tra bài
cũ:
Người
con của
Tây
Nguyên.
Mục
- Gọi một HS kể lại một đoạn của
câu chuyện theo lời một nhân vật
em tự chọn.
+ Yêu cầu HS nhận xét(YCHSNX)
+ GV NX đánh giá.
- 1 HS kể, lớp lắng nghe.
- HS nhận xét (HSNX)
- HS lắng nghe.
- Gọi HS nêu nội dung của câu
chuyện.
- HS trả lời ( HSTL):
Truyện ca ngợi anh hùng
Núp và dân làng Kông
Hoa đã lập nhiều thành
tích cho kháng chiến
+ NX, đánh giá.
+ NX chung phần kiểm tra bài cũ.
chống Pháp.
1-2’ 2.2: Bài
mới.
a) Giới
thiệu
bài.
Mục
tiêu: HS
nắm
được tên
bài, yêu
cầu, nội
dung của
bài.
Cho HS xem một số hình ảnh về
cảnh biển Cửa Tùng( ở nhiều góc
độ vào các buổi trong ngày) (Slide
2).
-Hỏi : Các em vừa được xem
những hình ảnh gì?
GV khẳng định và giới thiệu : Đây
chính là hình ảnh Cửa Tùng, một
bãi biển nổi tiếng ở miền Trung
nước ta. Dưới ngòi bút của nhà văn
Thụy Chương, cảnh biển Cửa Tùng
được miêu tả như thế nào cô trò
mình cùng tìm hiểu qua bài học
ngày hôm nay.
-HS quan sát.
- HSTL
2.2: Bài mới.
a) Giới thiệu bài.
- GV ghi bảng bằng phấn màu.
Cửa Tùng
HS ghi vở.
- YCHS mở SGK trang 109 HS mở SGK
10’ b) Luyện
đọc
- GV đọc mẫu( giọng đọc : nhẹ
nhàng , chậm rãi, nhấn giọng ở các
từ ngữ gợi cảm, gợi tả)
* Đọc
câu , sửa
lỗi cách
phát âm.
Mục
tiêu: HS
đọc câu
ngắn,
phát âm
chuẩn.
* Đọc nối tiếp câu ( lần 1)
- Gọi HS đọc nối tiếp câu.
HS đọc.
- Sửa lỗi phát âm cho HS , đặc biệt
là những tiếng có phụ âm đầu l,n.
TH1: Nếu HS đọc sai thì GV sửa
luôn cho HS, viết tiếng nhiều HS
mắc lỗi lên bảng cho HS luyện đọc.
HS đọc cá nhân, đồng
thanh.
TH2: Nếu HS đọc không sai thì GV
chú ý một số từ khó đọc: lịch sử,
lũy tre, cứu nước, xanh lơ viết lên
bảng cho HS luyện đọc.
* Đọc nối tiếp câu lần 2. HS đọc nối tiếp câu lần
2.
- YC HS đọc nối tiếp câu theo tổ.
- GVNX.
* Đọc
đoạn-
giải
nghĩa từ.
Mục
tiêu:
HS biết
đọc đúng
, phát âm
đúng và
hiểu
nghĩa
một số từ
khó.
- Hỏi: Bài có thể chia thành mấy
đoạn?
HS nêu: 3 đoạn.
- GV khẳng định ( slide 3)
Đoạn 1: Từ đầu đến gió thổi.
Đoạn 2: xanh lục.
Đoạn 3: Phần còn lại.
* Đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn ( chia
đoạn 2 thành 2 ý : Ngắt ý sau cụm
từ :" bà chúa của các bãi tắm".
Slide 4).
4 HS đọc nối tiếp đoạn
lần 1.
-YCHSNX. HSNX
GVNX đánh giá.
* Đọc nối tiếp đoạn lần 2.
GV đưa ra câu luyện đọc( slide 5).
- Gọi một HS đọc.
HS đọc.
- YCHSNX cách ngắt, nhỉ hơi của
bạn.
HSNX
- GVNX chốt cách ngắt, nghỉ hợp
lý như sau:( hiệu ứng trên slide 5)
" Đôi bờ lũy tre làng/ và gió
thổi."
" Nơi dòng sông Bến Hải ấy/
chính là Cửa Tùng."
+ Gọi HS đọc. 2 HS đọc.
- YC lớp đọc đồng thanh. Lớp đọc đồng thanh.
- Hỏi: Em hiểu " đồi mồi" là từ chỉ
loài vật nào?
HS đọc chú giải trong
SGK.
- GV khái quát và chỉ vào hình ảnh
rùa biển( slide 6).
- Nêu: Đây chính là con rùa biển,
mai của nó nổi vân rất đẹp nên
thường được dùng để làm đồ trang
sức như: vòng tay, lược, cặp tóc
được nhiều người yêu thích.
HS lắng nghe.
* Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2. HS đọc.
* Luyện đọc theo nhóm.
- YCHS luyện đọc theo nhóm 4.
GV quan sát , giúp đỡ nhóm yếu.
HS đọc theo nhóm.
- Gọi 1 số nhóm đọc trước lớp. 2, 3 nhóm đọc.
- YCHSNX HSNX
- GVNX, chuyển ý: Để giúp các
em hiểu bài và đọc tốt hơn chúng ta
cùng chuyển sang phần tìm hiểu
bài.
12’ . c) Tìm
hiểu bài.
Mục
tiêu: HS
- Gọi 1 HS đọc toàn bài. 1 HS đọc
- YCHS đọc thầm đoạn 1,2 và trả
lời câu hỏi.
HS đọc thầm.
-Hỏi : Cửa Tùng ở đâu? HSTL: ở nơi dòng sông
Bến Hải gặp biển.
- Slide 7. Bản đồ Việt Nam phần
miền Trung.
- Gv chỉ bản đồ và giới thiệu: Nơi
dòng sông Bến Hải gặp biển khơi
chính là Cửa Tùng.
Đây là dòng sông Bến Hải ( GV
chỉ) chảy qua tỉnh Quảng Trị, dòng
sông đã chia cắt hai miền Nam -
Bắc của nước ta trong suốt thời kỳ
kháng chiến chống Mĩ 1954- 1975.
nó đã chứng kiến cuộc đấu tranh
gian khổ nhưng hào hùng của
người dân Quảng Trị. Vì thế nhà
văn đã viết:" con dông in dấu ấn
lịch sử một thời chống Mĩ cứu
nước."
HS quan sát , lắng nghe.
- Các em hiểu" dấu ấn lịch sử" có
nghĩa là gì?
HSTL: dấu ấn lịch sử là
sự kiện quan trọng trong
lịch sử.
GV gắn từ lên bảng lớp: " dấu ấn
lịch sử"
Câu hỏi 1 GV khẳng định và nêu: Sông Bến
Hải đã in đậm dấu ấn lịch sử thời
kháng chiến chống Mĩ cứu nước
nay trở nên thơ mộng rong khung
HS lắng nghe
cảnh hòa bình.
Các em cho cô biết cảnh hai bên bờ
sông Bến Hải có gì đẹp?
HSTL: "thôn xóm mướt
màu xanh lũy tre làng và
những rặng phi lao rì rào
gió thổi."
- YCHSNX HSNX
Câu hỏi 2 - GV khẳng định và nêu: Phong
cảnh hai bên bờ sông Bến Hải thật
là đẹp, bãi cát ở đây từng được gọi
là : Bà chúa của các bãi tắm. Vậy
các em hiểu thế nào là " bà chúa
của các bãi tắm".
+ Bãi tắm đẹp
+ Bãi tắm đẹp nhất.
- GVNX khẳng định và giới thiệu:
Bãi cát ở Cửa Tùng phẳng lì, cát
sạch và trắng bóng, sóng lặng
không có đá ngầm, rất an toàn cho
những người đi tắm biển.
Câu hỏi 3 - Nêu và hỏi : Bãi cát thì được ca
ngợi như vậy còn sắc màu nước
biển Cửa Tùng thì có gì đặc biệt?
HSTL: "Có 3 sắc màu
nước biển. Bình
minh, xanh lục".
- GV khẳng định : Chính điều đó
đã tạo nên vẻ đẹp kì diệu và rất
riêng của Cửa Tùng mà không có
bờ biển nào có được.
Câu hỏi 4 - Người xưa đã so sánh bờ biển của
Cửa Tùng với cái gì?
HSTL: Giống như một
chiếc lược đồi mồi cài
vào mái tóc bạch kim
của sóng biển.
- GV khẳng định: Với hình ảnh so
sánh đó nhà văn Thụy Chương đã
giúp chúng ta thấy được cảm nhận
vẻ đẹp duyên dáng, hấp dẫn của
Cửa Tùng.
- Hỏi: Qua phần tìm hiểu vừa rồi
bạn nào cho cô biết bài văn miêu tả
điều gì?
HSTL
- GV chốt: Bài văn tả vẻ đẹp kì
diệu của Cửa Tùng, một vẻ đẹp rất
riêng, rất độc đáo.
HS lắng nghe.
8’ d) Luyện - Hỏi: Theo các em để miêu tả HSTL
đọc lại. được vẻ đẹp của Cửa Tùng chúng
ta cần đọc bài với giọng như thế
nào?
- YCHSNX HSNX
- GV khẳng định, lưu ý: Ngoài
ngắt, nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu
phẩy. Để thể hiện được vẻ đẹp kì
diệu của Cửa Tùng các em nên đọc
với giọng nhẹ nhàng, tình cảm và
nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi
cảm.
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp cả bài. 4 HS đọc, cả lớp lắng
nghe.
* Luyện đọc đoạn 2
-YCHS đọc thầm đoạn 2, thảo luận
nhóm đôi : Nêu cách ngắt nghỉ và
các từ ngữ cần nhấn giọng ở đoạn
2.
HS thảo luận nhóm đôi.
- Gọi HS nêu. HS nêu.
- YCHSNX. HSNX
- GV cho HS quan sát đáp án
( slide 8).
HS quan sát
-YCHS luyện đọc theo cặp. HS luyện đọc theo cặp
- Tổ chức cho HS thi đọc đoạn 2,
mỗi tổ cử đại diện 1 bạn tham gia
cuộc thi, cả lớp sẽ là trọng tài bình
chọn bạn đọc hay nhất.
- Gọi HS lên thi đọc đoạn 2. Đại diện HS lên thi đọc
đoạn.
- YCHS NX, bình chọn. HSNX, bình chọn.
- GVNX tổng kết phần thi đọc.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GVNX, đánh giá.
4’ 2.3 Củng
cố - Dặn
dò
Mục tiêu:
HS nắm
được nội
dung bài
từ đó
- YCHS kể thêm những cảnh biển
khác của nước ta mà em biết ?
HS nêu:
-Hỏi: Qua bài học ngày hôm nay
các em có suy nghĩ gì ?
+) Cửa Tùng là danh lam
thắng cảnh của nước ta.
+) Thấy nước mình có
thêm nhiều cảnh đẹp.
+) Thêm yêu quý và tự
hào về đất nước mình.
+) Có ý thức giữ gìn
cảnh đẹp của đất nước.
* Chốt: Đất nước Việt Nam tuy bé
nhỏ nhưng có rất nhiều danh lam
thắng cảnh nổi tiếng. Chúng ta vô
cùng tự hào về đất nước mình, xây
dựng tổ quốc của chúng ta giàu đẹp
hơn. Sau đây cô mời các em cùng
chiêm ngưỡng những bờ biển đẹp
của đất nước và để tâm hồn mình
lắng lại theo giai điệu của bài hát :"
Biển hát chiều nay" ( slide 9)
clip về các cảnh đẹp bờ biển của
nước ta.
HS lắng nghe
Dặn dò:
Về nhà luyện đọc bài và chuẩn bị
bài sau:"Người liên lac nhỏ"
HS lắng nghe.
Tập đọc:Nhà rông ở Tây Nguyên
Tiếng việt 3- Tập 1- Trang 127
I. Mục tiêu.
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
- Đọc đúng: Múa rông chieng, ngon giáo, truyền lại , buôn làng
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc bài
với giọng kể, nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả đặc điểm của nhà rông ở Tây
Nguyên.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu.
- Hiểu nghĩa của các từ: rông chiêng, nông cụ, già làng, tập quán
- Hiểu được đặc điểm của nhà rông ở Tây Nguyên và những sinh hoạt cộng đồng
của người Tây Nguyên gắn với nhà rông.( Trả lời được câu hỏi trong sách giáo
khoa - SGK)
3. Thái độ
- Yêu quý các vùng miền, các dân tộc trên đất nước.
- Có ý thức rèn luyện để đọc đúng, đọc hay để làm đẹp thêm ngôn ngữ Việt Nam.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên ( GV)
SGK, phấn màu, giáo án điện tử.
2. Học sinh( HS)
SGK, vở viết, đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy và học.
Thời
gian
Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Ổn
định tổ
chức.
Cả lớp hát bài " Chú voi con"
(Slide 1)
Cả lớp hát
2. Kiểm
tra bài
cũ." Hũ
bạc
người
cha"
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp đoạn.
+) HS 1 đọc 1, 2, 3.
+) HS 2 đọc 4,5 .
- Hai HS đọc nối tiếp.
- Hỏi câu chuyện muốn nói lên điều
gì?
- Câu chuyện cho ta
thấy bàn tay và sức
lao động của con
người chính là nguồn
tạo lên mọi của cải
không bao giờ cạn.
- Yêu cầu HS nhận xét (YCHSNX) bài
đọc và câu trả lời của bạn.
- HS nhận xét
(HSNX)
- GVNX đánh giá.
- NX chung phần kiểm tra bài cũ.
2.2 Bài
mới
a) Giới
thiệu bài
- Cho HS quan sát hình ảnh trên màn
hình: Hình ảnh nhà rông ở Tây Nguyên
( Slide 2 ).
HS quan sát
- Hỏi: Các em vừa được quan sát hình
ảnh gì ?
HS trả lời ( HSTL):
Nhà rông ở Tây
Nguyên.
- GV cho HS quan sát bản đồ Việt
Nam ( Slide 3). Chỉ vùng Tây Nguyên
và giới thiệu: Tây Nguyên nằm phía
Tây của Tổ quốc, nơi đây có đồng bào
Tây Nguyên sinh sống. Nhà rông ở
Tây Nguyên là một nét văn hóa đặc sắc
của người dân Tây Nguyên. Vậy nhà
rông có đặc điểm gì ? Các sinh hoạt
cộng đồng của đồng bào Tây Nguyên
gắn với nhà rông như thế nào? Cô
cùng các em sẽ tìm hiểu qua bài tập
đọc ngày hôm nay: Nhà rông ở Tây
Nguyên.
- GV viết tên bài lên bảng bằng phấn
màu.
HS ghi vở
- YCHS giở SGK trang 127. HS mở SGK
- GV đọc mẫu toàn bài ( Giọng tả
chậm rãi, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả:
bền chắc, lim, gụ, sến, táu, không đụng
sàn, không vướng mái, hòn đá thần ).
HS chú ý lắng nghe
và đọc thầm.
* Luyện đọc câu, sửa lỗi phát âm.
- Gọi HS đọc nối tiếp câu lần 1. HS đọc nối tiếp câu
lần 1.
- Khi HS đọc GV chú ý sửa lỗi phát
âm , đặc biệt là những tiếng có phụ âm
b) Luyện
đọc.
l, n.
+) TH1: Nếu HS đọc sai thì GV sửa
luôn cho HS, viết tiếng nhiều HS mắc
lỗi lên bảng cho HS luyện đọc.
HS đọc cá nhân, đồng
thanh
+) TH2: Nếu HS đọc không sai thì GV
chú ý một số từ khó đọc: Rông chiêng,
nông cụ, ngọn giáo, truyền lại, buôn
làng viết lên bảng cho HS luyện đọc.
* Đọc nối tiếp câu lần 2. HS đọc nối tiếp lần2
- YCHS đọc nối tiếp câu theo tổ.
- GVNX
* Luyện đọc đoạn kết hợp giải nghĩa
từ.
- Hỏi: Bài có thể chia thành mấy
đoạn?
HSTL: Chia thành 4
đoạn.
- GV khẳng định (Slide 4)
+) Đoạn 1: Từ đầu vướng mái.
+) Đoạn 2: cúng tế.
+) Đoạn 3: của làng.
+) Đoạn 4: Phần còn lại.
* Đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- Gọi HS đọc. 4 HS đọc nối tiếp
đoạn lần 1.
- YCHS giải nghĩa các từ : rông
chiêng, nông cụ.
HS đọc chú giải.
- GVNX, khẳng định.
* Đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- GV đưa câu: " Nó phải cao không
vướng mái".( Slide 5)
HS quan sát
- Gọi một HS đọc. HS đọc
- YCHSNX cách ngắt nghỉ hơi của
bạn.
HSNX
- GV NX , chốt cách ngắt, nghỉ hợp lý
như sau: " Nó phải cao/ để đàn voi đi
qua mà không đụng sàn/ và khi múa
rông chiêng trên sàn,/ ngọn giáo không
vướng mái //." ( Hiệu ứng trên slide 5)
HS gạch cách ngắt
nghỉ vào SGK
- Gọi HS đọc lại câu trên. HS đọc
- Cho cả lớp đọc đồng thanh. Cả lớp đọc đồng
thanh.
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2. 4 HS đọc
- YCHSNX HSNX
GVNX , đánh giá.
* Luyện đọc theo nhóm.
- YCHS luyện đọc theo nhóm 4. HS luyện đọc theo
nhóm 4
- Gọi một số nhóm lên đọc. 1-2 nhóm lên đọc
- YCNX HSNX
- GVNX, khẳng định
- Chuyển ý: Đê giúp các em hiểu bài
và đọc bài tốt hơn chúng ta chuyển
sang phần tìm hiểu bài.
c) Hướng
dẫn tìm
hiểu bài.
- Gọi một HS đọc cả bài, lớp đọc thầm
theo bạn.
1 HS đọc.
- Hỏi: +) Nhà rông thường được làm
bằng những loại gỗ nào?
HSTL: Lim , gụ, sến,
táu.
+) Em thấy nhà rông cao hay thấp. HSTL: Cao
Câu 1. +)Vì sao nhà rông phải chắc và cao? HSTL:
- YCHSNX sau mỗi câu trả lời. HSNX
* GV chốt: Cũng như nhà sàn ở miền
núi phía Bắc, nhà rông ở Tây Nguyên
phải làm cao để còn tránh thú dữ và
đặc biệt, nhà rông còn là nơi thờ cúng,
nơi hội họp của dân làng vào các dịp lễ
tết, Vì thế nó phải chắc và cao. Mỗi
gian ở nhà rông được trang trí và có
mục đích sử dụng khác nhau. Để biết
điều này , chúng ta tiếp tục tìm hiểu
nội dung đoạn 2 của bài.
Câu 2. - Gọi 1HS đọc đoạn 2. 1 HS đọc, cả lớp đọc
thầm theo bạn.
-Hỏi: +) Gian đầu nhà rông dùng để
làm gì?
HSTL: là nơi để thờ
thần làng
+)Gian đầu của nhà rông được trang trí
như thế nào?
HSTL:
- YCHSNX HSNX
- GV khẳng định HS lắng nghe.
* Chốt, chuyển: Gian đầu nhà rông là
nơi thờ cúng vì vậy nó được trang trí
rất trang trọng và thiêng liêng. Còn
gian giữa của nhà rông thì được coi là
trung tâm. Vì sao vậy? Chúng ta cùng
chuyển sang đoạn 3.
- YCHS đọc thầm đoạn 3 HS đọc thầm
Câu 3. - Hỏi: Vì sao nói gian giữa là trung
tâm của nhà rông?
HSTL
- YCHSNX HSNX
- GV khẳng định.
- Hỏi : +) Già làng là ai? HSTL
- GV giới thiệu: Già làng là người cao
tuổi được dân làng bầu ra để điều
khiển công việc của buôn làng.
HS lắng nghe
+) Từ gian thứ ba được dùng để làm
gì?
HSTL
-YCHSNX HSNX
+) Em hiểu tập quán là gì? HSTL
- GV giải thích nghĩa của từ tập quán
- Gắn từ lên bảng
- GV giới thiệu: Theo tập quán của
nhiều dân tộc thì gian thứ ba, thứ tư,
thứ năm, là nơi ngủ tập trung của trai
làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình để
bảo vệ buôn làng.
HS lắng nghe
- Hỏi: Qua bài tập đọc vừa rồi em biết
gì về nhà rông ở Tây Nguyên?
- YCHS thảo luận nhóm đôi. HS thảo luận nhóm
đôi
- Gọi đại diện các nhóm báo cáo thảo
luận.
HS báo cáo
- YCHSNX bổ sung HSNXBS
- GV nêu: Nhà rông được thiết kế độc
đáo, lạ mắt và rất đồ sộ là nơi diễn ra
giữa các sinh hoạt cộng đồng của đồng
bào các dân tộc Tây Nguyên. Là nơi
thể hiện nét đẹp văn hóa của đồng bào
dân tộc Tây Nguyên. Nhà rông ở Tây
Nguyên cũng như đình làng ở miền
xuôi.
d) Luyện
đọc lại
- Hỏi: Theo các em để đọc tốt bài Nhà
rông ở Tây Nguyên chúng ta cần đọc
HSTL
với giọng như thế nào?
- YCHSNX HSNX
- GV khẳng định, lưu ý:
Ngoài ngắt, nghỉ hơi sau dấu chấm,
dấu phẩy, để thể hiện được vẻ đẹp độc
đáo của nhà rông ở Tây Nguyên các
em nên đọc với giọng chậm rãi, và
nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả.
HS lắng nghe
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp cả bài. HS đọc nối tiếp
* Luyện đọc đoạn 1, 2 ( slide 6)
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1,2 thảo
luận nhóm đôi nêu cách ngắt, nghỉ và
các từ ngữ cần nhấn giọng trong đoạn
1,2.
HS thảo luận nhóm
đôi
- Gọi HS nêu. HS nêu
- YCHSNX, BS HSNX
- GVNX , lưu ý nhấn giọng các cụm
từ: Bền chắc, lim, gụ, sến, táu, không
đụng sàn, không vướng mái, nơi thờ
thần làng , hòn đá thần ( Hiệu ứng
slide 6)
HS gạch chân các từ,
cụm từ vào SGK
- YCHS luyện đọc theo cặp HS đọc
- Tổ chức cho HS thi đọc đoạn 1,2.
Mỗi tổ cử đại diện 1 bạn tham gia cuộc
thi . Cả lớp là trọng tài nhận xét, bình
chọn bạn đọc hay nhất.
- Gọi HS lên thi đọc đoạn 1,2. Đại diện HS lên thi
đọc
- YCHSNX, bình chọn. HSNX, bình chọn
- GVNX tổng kết phần thi đọc.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- NX đánh giá.
2.3 Củng
cố - Dặn
dò
- Gọi HS nêu những hiểu biết, những
suy nghĩ của mình sau khi học bài" nhà
rông ở Tây Nguyên".
HS nêu:
- GV chốt nội dung bài, giáo dục HS
tình đoàn kết giữa các dân tộc trên đất
nước. Ý thức tự hào về nét văn hóa đặc
sắc của các dân tộc Việt Nam.
- Cho HS xem những clip về sinh hoạt
của đồng bào Tây Nguyên ở bên nhà
rông.
Dặn dò:
- YCHS về nhà đọc lại bài văn, tự đọc
và hiểu thêm về những nét văn hóa của
đồng bào dân tộc Tây Nguyên.
- Chuẩn bị bài sau: Đôi bạn tr130.