Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Dinh dương và Thức ăn cho bò part 9 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.6 KB, 30 trang )

242


2.4.2.1. Khái niệm
Bánh dinh dưỡng là một dạng thức ăn hỗn hợp bổ sung các chất dinh
dưỡng thường thiếu trong khẩu phần cở sở của bò. Thành phần chủ yếu của
bánh dinh dưỡng gồm: rỉ mật (cung cấp năng lượng), urê (cung cấp protein) và
các chất khoáng. Ngoài ra, ñể làm bánh dinh dưỡng cần sử dụng thêm các chất
ñộn, các chất kết dính tạo thuận lợi cho việc ép thành bánh và làm cho bánh
xốp. ðó là ñá vôi, ximăng, vỏ lạc xay nhỏ, bột bã mía, rơm nghiền
Sử dụng bánh dinh dưỡng trong chăn nuôi bò thịt có nhiều lợi ích: tận
dụng ñược các nguyên liệu thức ăn rẻ tiền, kém ngon miệng và mất cân ñối về
mặt dinh dưỡng tạo thành một hỗn hợp ngon miệng, cân ñối dinh dưỡng và
hoàn toàn có thể thay thế một phần thức ăn tinh hỗn hợp (chính vì vậy một số
người còn gọi là bánh ña dinh dưỡng). Bánh dinh dưỡng cung cấp cho hệ vi
sinh vật dạ cỏ các chất bột ñường và nitơ phi protein, làm cho quá trình tổng
hợp protein vi sinh vật ñạt hiệu quả cao.
Bánh dinh dưỡng chỉ sử dụng cho gia súc nhai lại (trâu, bò, dê, cừu),
không ñược sử dụng cho các ñối tượng khác.
2.4.2.2. Yêu cầu của bánh dinh dưỡng
Bánh dinh dưỡng cần ñáp ứng ñược những yêu cầu cơ bản sau ñây:
- Bảo ñảm có các thành phần cần thiết (như năng lượng dễ tiêu, nitơ,
khoáng ña và vi lượng) nhằm bổ sung dinh dưỡng cho khẩu phần cơ sở ñể tối
ưu hoá hoạt ñộng của vi sinh vật dạ cỏ.
- Có ñộ cứng thích hợp, không bị vỡ khi vận chuyển.
- Bò thích ăn.
2.4.2.3. Một số công thức bánh dinh dưỡng
Có nhiều công thức làm bánh dinh dưỡng, tùy thuộc vào ñiều kiện cụ thể
của từng gia ñình, ñịa phương mà có thể chọn công thức phù hợp. Sau ñây là
một số công thức áp dụng khá phổ biến ở Việt Nam.
Trong trường hợp không có bột dây, vỏ lạc hay bột bã mía khô thì có thể


thay thế bằng bã sắn khô hoặc dây khoai lang băm nhỏ và phơi khô, hoặc bột
lá keo dậu.
243


Bảng 5.6. Công thức nguyên liệu làm bánh dinh dưỡng cho gia súc nhai lại
Nguyên liệu CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CT7
Cám gạo/bột sắn
Rỉ mật
Phân ñạm
Muối ăn
Vôi
Xi măng
Bột xương/Pre.
ðất sét
Bột bã mía
Bột dây lạc
35
20
8
8
5
5
0
20
40
10
10
5
5

5
5
20
40
5
10
5
5
10
5
20
45
0
10
5
5
10
5
20

52
3
2
2

1

20
20
5

40-50
10
5
5
5



20-30
20
40
4
5


1


30
Tổng số 100 100 100 100 100 100 100
Nước(lít) 10-15 20-25 20-25 25-30
2.4.2.4. Cách sản xuất
Các dụng cụ cần thiết ñể làm bánh dinh dưỡng bao gồm: máy ép khuôn
với khuôn ép tuỳ theo khối lượng tảng bánh cần tạo ra (tảng bánh thường là 2-
5 kg), thùng trộn nguyên liệu, dụng cụ trộn
Cách tiến hành theo các bước như sau: Trước hết trộn urê và muối vào rỉ
mật, tạo thành hỗn hợp 1. Lưu ý khuấy kỹ ñể urê và muối tan hết trong rỉ mật.
Mùa ñông nên ñun nóng rỉ mật ñể cho dễ tan. Trộn riêng các chất ñộn và các
chất kết dính thành hỗn hợp 2. Sau ñó ñổ hai hỗn hợp vào với nhau. Khuấy
ñảo nhanh tay và liên tục trong khoảng 15-20 phút ñể các thành phần ñược

trộn ñều. Lưu ý ñến ñộ ẩm của hỗn hợp: nếu dùng tay nắm lại, khi mở bàn tay
ra hỗn hợp không bị rã rời, tạo ñược hình trong lòng bàn tay là ñược. Cho hỗn
hợp vào khuôn và ép thành bánh. Tháo khuôn ra và ñể cho bánh tự khô.
2.4.2.5. Cách bảo quản và sử dụng
Bánh dinh dưỡng chế biến như trên có thể bảo quản, dự trữ trong 4-5
tháng. Nếu bao gói trong giấy ximăng hoặc giấy nilông, ñặt vào nơi khô ráo,
thoáng thì có thể bảo quản ñược lâu hơn, thậm chí tới 1 năm.
Cách cho bò ăn là ñể bánh dinh dưỡng nơi sạch sẽ trong chuồng (nên
ñóng máng bằng gỗ ñể ñặt bánh dinh dưỡng và treo ngang tầm) và gia súc ăn
244


tự do theo kiểu “gậm nhấm” dần. Không bóp vụn cũng như không hoà vào
nước.
Cũng như urê nguyên chất, không sử dụng bánh dinh dưỡng cho bê dưới
6 tháng tuổi vì dạ cỏ của chúng chưa phát triển hoàn chỉnh nên chưa chuyển
hoá tốt urê.
Gia súc có thể bị ngộ ñộc bánh ña dinh dưỡng nếu như chỉ ñược cho ăn
bánh dinh dưỡng mà không có các loại thức ăn thô xanh khác, hoặc khi sản
xuất các nguyên liệu như urê, muối ăn không ñược trộn ñều, kỹ.
Lượng ăn vào: trâu bò: 0,3 - 0,5 kg/con/ngày; bê nghé (khi ñã ăn cỏ):
0,15 - 0,2 kg/con/ngày; dê, cừu: 0,05 - 0,1 kg/con/ngày.
2.4.3. Sản xuất hỗn hợp khoáng và tảng liếm
2.4.3.1. Khái niệm
Trong chăn nuôi bò thịt người ta thường bổ sung các chất khoáng ña
lượng và vi lượng dưới dạng hỗn hợp trộn sẵn theo những tỷ lệ nhất ñịnh gọi
là premix khoáng. Hỗn hợp này ñược sử dụng ñể trộn vào các loại thức ăn tinh
với tỷ lệ 0,1-0,3% hoặc bổ sung vào khẩu phần hàng ngày với lượng 10-40g
cho mỗi con, tuỳ theo từng ñối tượng. Người ta cũng có thể bổ sung khoáng
bằng cách trộn các thành phần khoáng với nhau và với các chất mang (chất

ñộn) như ñất sét, xi măng Sau ñó hỗn hợp ñược ñóng thành bánh, làm khô,
gọi là tảng liếm.
2.4.3.2. Sản xuất hỗn hợp khoáng
a. Một số công thức
+ Công thức 1 (tính cho 1000 g) :
- Dicanxi phosphat : 800 g
- Sulphat sắt : 19 g
- Sulphat ñồng : 1 g
- Muối ăn : 180 g
+ Công thức 2 (tính cho 1000 g ):
- Carbonat canxi : 450 g
- Sulphat sắt : 6 g
- Sulphát ñồng : 2 g
245


- Carbonat mangan : 1 g
- Ôxyt kẽm : 0,6 g
- Sulphat coban : 0,3 g
- Iodua kali : 0,1 g
- Dicanxi phosphat : 400 g
- Phân lân nung chảy : 70 g
- Bột xương : 70 g
b. Cách làm
Nguyên tắc là các thành phần cũng như các chất ñệm (như ñicanxi
phốtphát, bột xương hoặc bột sò, bột mỳ) phải phơi thật khô. Có vậy mới bảo
quản ñược lâu dài và sản xuất một lần có thể dùng trong 2-3 tháng. Trước khi
trộn, cần tán nhỏ các loại muối. Lưu ý không trộn cùng lúc muối ñồng với
muối iốt hoặc muối iốt với muối coban.
2.4.3.3. Sản xuất tảng ñá liếm

a. Một số công thức
+ Công thức 1 (tính theo %):
- ðicanxi phốtphát 70
- Sulphát magiê 5
- Muối ăn 25
- Chất kết dính vừa ñủ
+ Công thức 2 (dùng cho bò sữa; tính theo %):
- Canxi phosphat 40
- Canxi carbonat 20
- Sulphat magiê 10
- Muối ăn 30
- Chất kết dính vừa ñủ
b. Cách làm:
Lúc ñầu trộn ñều sulphát magiê với muối ăn. Bước tiếp theo là trộn hỗn
hợp này với 1/2 lượng dicanxi phosphat (ñối với công thức 1) hoặc canxi
phôtphát và canxi carbonat (ñối với công thức 2) và sau ñó trộn với lượng còn
lại của các loại muối này.
246


Chất kết dính thường ñược sử dụng là ñất sét. Cũng có thể cho thêm
ximăng với tỷ lệ 12% so với khối lượng chung. ðất sét dẻo phải phơi khô, tán
thật nhỏ. Sau ñó trộn ñất sét vào hỗn hợp khoáng ñã chuẩn bị như trên với tỷ
lệ vừa ñủ, nhồi thành khối dẻo rồi nặn thành các viên gạch nặng 0,5-1,0 kg,
phơi khô hoặc nung thành gạch non ñể dùng cho gia súc.
c. Cách dùng:
ðặt bánh ñá liếm ở góc chuồng hoặc dưới gốc cây trên bãi chăn, hoặc
treo bánh liếm ngang tầm ñể bò liếm dần. Chú ý tránh nơi ẩm ướt hoặc mưa
hắt. Khi nào hết lại thay bánh mới. Bò rất thích liếm các tảng ñá này nhờ ñó
mà chúng thường xuyên ñược cung cấp các chất khoáng.

III. PHỐI HỢP KHẨU PHẦN ĂN
3.1. Yêu cầu của khẩu phần ăn
Khẩu phần là tổ hợp các loại thức ăn ñể thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng
cho gia súc trong một ngày ñêm. Khi phối hợp khẩu phần cần ñáp ứng ñược
những yêu cầu cơ bản sau:
- Khẩu phần phải ñảm bảo cho con vật ăn hết và ñủ no.
- Khẩu phần phải cung cấp ñủ dinh dưỡng cho cả VSV dạ cỏ và vật chủ.
- Khẩu phần phải ñảm bảo an toàn về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm
cho sản phẩm thu hoạch (thịt sữa).
- Khẩu phần phải bao gồm những loại thức ăn có thể khai thác tiện lợi và
khả thi.
- Khẩu phần phải ñem lại hiệu quả kinh tế cao (rẻ nhất).
3.2. Cơ cấu khẩu phần và bổ sung dinh dưỡng
3.2.1. Cơ cấu khẩu phần
Khẩu phần ăn của trâu bò nên chia thành hai phần: khẩu phần cơ sở và
thức ăn bổ sung (sơ ñồ 5.2). ðể tận dụng lợi thế sinh học của bò, khẩu phần cơ
sở nên bao gồm tối ña các loại thức ăn xơ thô sẵn có, kể cả các phụ phẩm rẻ
tiền. Tuy nhiên, khẩu phần cơ sở (thức ăn xơ thô) thường không cân ñối dinh
dưỡng. Khi ñó cần phải có thêm các thức ăn bổ sung tối thiểu ñể cân ñối dinh
dưỡng nhằm tối ưu hoá tiêu hoá VSV ở dạ cỏ. Khẩu phần sau khi ñã bổ sung
tối thiểu này ñược gọi là khẩu phần cơ sở ñã hiệu chỉnh. Khẩu phần cơ sở này
thường thoả mãn ñược các nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì và ñáp ứng một
247


phần nhu cầu sản xuất. Phần sản xuất này phụ thuộc vào thành phần và chất
lượng các loại thức ăn trong khẩu phần cơ sở.











Sơ ñồ 5.2. Sơ ñồ cấu trúc khẩu phần ăn của bò
ðối với gia súc cao sản khẩu phần cơ sở ñã hiệu chỉnh cũng không ñáp
ứng ñủ nhu cầu dinh dưỡng cho sản xuất. Trong trường hợp này cần có thêm
thức ăn ñể bổ sung sản xuất. Khẩu phần cơ sở ñã hiệu chỉnh và thức ăn bổ
sung sản xuất sẽ tạo thành khẩu phần hoàn chỉnh.
3.2.2. Mục ñích và nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng
Khi xây dựng khẩu phần ñiều cốt yếu là làm trâu bò ăn ñược càng nhiều
thức ăn thô càng tốt nhưng vẫn ñảm bảo ñáp ứng ñủ nhu cầu về dinh dưỡng
cho VSV dạ cỏ và vật chủ, do ñó cần phải bổ sung dinh dưỡng như ñã nói ở
trên. Các chất dinh dưỡng trong thức ăn thô chỉ có thể ñược phân giải và
chuyển hoá có hiệu quả trong dạ cỏ nếu như các VSV cộng sinh trong ñó ñược
cung cấp ñủ và cân ñối các chất dinh dưỡng cần thiết. Hơn nữa, các sản phẩm
lên men cuối cùng trong dạ cỏ (protein VSV và AXBBH) chỉ có thể trở thành
các chất dinh dưỡng cho vật chủ và làm tăng năng suất của gia súc nếu như
chúng cân bằng với các chất dinh dưỡng ñược tiêu hoá và hấp thu ở ruột non.
Do vậy, bổ sung dinh dưỡng cho khẩu phần cơ sở là thức ăn thô, ñặc biệt là
thức ăn thô chất lượng thấp, phải ñảm bảo ñược những nguyên tắc sau:
Khẩu phần cơ sở
(thức ăn thô)
THỨC ĂN BỔ
SUNG
Bổ sung tối thiểu
(theo nhu cầu VSV dạ cỏ)

Bổ sung sản xuất
(theo nhu cầu sản xuất của
gia

súc
)

KHẨU PHẦN ĂN

(hoàn chỉnh)
248


1) Bổ sung tối thiểu, tức là bổ sung ñể tối ưu hoá hoạt ñộng của VSV dạ
cỏ bằng cách cung cấp các chất dinh dưỡng bị thiếu trong khẩu phần cơ sở so
với nhu cầu của VSV cộng sinh.
Việc bổ sung này cần:
- Giúp cho tiêu hoá khẩu phần cơ sở ở trong dạ cỏ ñạt tới mức tối ña.
- Tăng thu nhận khẩu phần thức ăn cơ sở.
- Tăng tối ña protein VSV của dạ cỏ.
Các chất bổ sung trong trường hợp này chủ yếu là N ở dạng dễ phân giải
cùng một ít các yếu tố kích thích sinh tổng hợp VSV dạ cỏ như khoáng,
vitamin peptit/axit amin và một lượng nhỏ năng lượng dễ lên men, ñặc biệt là
xơ dễ tiêu. Hình thức bổ sung này có thể ñược coi là bổ sung xúc tác.
Việc bổ sung ñể tối ưu hoá hệ sinh thái dạ cỏ cho phép làm tăng tốc ñộ và
tỷ lệ tiêu hoá xơ cũng như tăng sinh khối protein VSV ñi xuống dạ cỏ. Cả hai
ảnh hưởng này kích thích con vật tăng lượng thu nhận khẩu phần cơ sở và cuối
cùng sẽ cải thiện tình trạng dinh dưỡng của nó.
2) Bổ sung sản xuất, tức là bổ sung thêm các chất dinh dưỡng, ñặc biệt là
những thức ăn có khả năng thoát qua sự phân giải ở dạ cỏ, nhằm cân bằng

các chất dinh dưỡng hấp thu và ñáp ứng nhu cầu sản xuất của gia súc.
Các chất dinh dưỡng cần cung cấp trong trường hợp này là các axit amin,
axit béo không no mạch dài (không thay thế), tiền thân của glucose. Những
chất này thường lấy từ thức ăn protein, lipit và bột ñường. Các loại thức ăn bổ
sung này phải ñược phối hợp theo tỷ lệ phù hợp sao cho chúng không cản trở
hoạt ñộng phân giải xơ trong dạ cỏ và ñảm bảo cân bằng giữa các sản phẩm
lên men dạ cỏ với sản phẩm tiêu hoá ở ruột nhằm ñạt ñược mức sản xuất ñề ra.
Khái niệm bổ sung nhằm hai mục ñích này hoàn toàn khác với cách bổ
sung truyền thống ñối với các khẩu phần cơ sở là thức ăn thô. Trước ñây
người ta thường dùng các hỗn hợp thức ăn tinh hoàn chỉnh làm từ các loại hạt
cốc và thức ăn protein ñể bổ sung. Việc bổ sung như thế chỉ nhằm tăng ñược
dinh dưỡng cho vật chủ, nhưng lại không quan tâm ñến vai trò của VSV lên
men xơ trong dạ cỏ và do ñó mà nó thường ức chế hoạt lực của chúng.
Bổ sung “xúc tác” có tác dụng kích thích quá trình phân giải xơ ở dạ cỏ
và nhờ ñó mà lượng thu nhận tự do của gia súc ñối với thức ăn thô có thể tăng
249


lên. Tuy nhiên, khi tăng lượng thức ăn tinh bổ sung vượt quá một mức nhất
ñịnh thì lượng thu nhận thức ăn thô bị giảm xuống. ðó là do hiện tượng thay
thế thức ăn thô bởi thức ăn tinh. Thông thường người ta quan sát thấy rằng khi
tỷ lệ carbohydrate dễ tiêu chiếm dưới 10-15% tổng số VCK thu nhận thì quá
trình phân giải xơ ñược kích thích và do ñó mà lượng thu nhận tăng lên. Trong
trưởng hợp này việc bổ sung có thể coi là “xúc tác”. Vượt quá mức bổ sung
nói trên thì các ñiều kiện thuận lợi cho quá trình phân giải xơ trong dạ cỏ bị
mất ñi và lượng thu nhận thức ăn thô giảm xuống.
Hiện tượng thay thế thường thể hiện rõ ñối với những thức ăn bổ sung
giàu năng lượng dễ lên men do lúc ñó AXBBH ñược sinh ra nhanh làm giảm
pH dạ cỏ ñột ngột nên không thuận lợi cho VSV phân giải xơ. Hiện tượng
thay thế xảy ra còn do ảnh hưởng vật lý (thế chỗ trong dạ cỏ). Hơn nữa, bổ

sung thức ăn tinh có thể làm cho con vật thoả mãn nhu cầu về năng lượng mà
không cần ăn nhiều thức ăn thô cho ñến khi “no”.
3.2.3. Các hình thức bổ sung thức ăn
3.2.3.1 Bổ sung thức ăn giàu năng lượng
ðối với thức ăn thô năng lượng chủ yếu có trong hydratcarbon của vách
tế bào và ñược giải phóng trong quá trình lên men bởi VSV dạ cỏ. Năng lượng
này ñược giải phóng rất chậm do quá trình phân giải chậm. Chính vì thế mà
khi gia súc nhai lại chỉ ñược cho ăn các thức ăn xơ thô chất lượng thấp (như
rơm rạ) quá trình tăng sinh và hoạt ñộng của VSV dạ cỏ bị hạn chế do thiếu
ATP và khung carbon (xeto axit). Do vậy cần thiết phải bổ sung thêm các loại
thức ăn chứa các nguồn năng lượng dễ lên men ñể cung cấp các nhu cầu này
cho VSV dạ cỏ. Mặt khác, ñối với gia súc cao sản có nhu cầu năng lượng cao
thì cần thiết phải bổ sung thêm các loại thức ăn giàu năng lượng ñể ñáp ứng
ñược nhu cầu sản xuất.
Khi bổ sung năng lượng vào khẩu phần cơ sở là thức ăn thô cần chú ý
ñảm bảo sao cho hoạt lực phân giải xơ trong dạ có bị giảm càng ít càng tốt.
Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu cho thấy các thức ăn bổ sung năng
lượng cần:
- Càng giàu xơ dễ tiêu càng tốt (như các loại cỏ xanh chất lượng cao, bã
bia, bỗng rượu) và càng ít bột ñường càng tốt. Các loại thức ăn giàu xơ dễ tiêu
250


có thể chiếm tới 50% VCK của khẩu phần. Còn các thức ăn bột ñường không
nên vượt quá 1/3 tổng số VCK của khẩu phần.
- Cho ăn càng ñều càng tốt, tức là nên cho ăn làm nhiều lần hay tốt hơn
là trộn ñều với khẩu phần cơ sở. Cho ăn như vậy sẽ tránh giảm pH dạ cỏ một
cách ñột ngột ảnh hưởng không tốt ñến VSV phân giải xơ.
- Bổ sung dưới dạng thức ăn dễ thoát qua dạ cỏ ñể ñược tiêu hoá và hấp
thu chủ yếu ở ruột khi cần cung cấp nhiều năng lượng nhằm ñáp ứng cho nhu

cầu sản xuất của gia súc cao sản.
3.2.3.2 Bổ sung các hợp chất chứa nitơ
- Bổ sung nitơ phi protein (NPN
)
Ngoài nguồn năng lượng cần thiết cho quá trình lên men vách tế bào thức
ăn thực vật, VSV dạ cỏ cần có ñủ N ñể tổng hợp protein cho bản thân chúng.
Tuy nhiên rơm rạ cũng như các loại thức ăn thô chất lượng thấp khác chứa rất
ít N và tỷ lệ tiêu hoá N của chúng thấp. ðiều ñó có nghĩa là ñể cho các loại
thức ăn xơ chất lượng thấp này ñược phân giải và lên men tốt thì trước hết cần
phải cung cấp ñủ lượng N cần thiết cho VSV dạ cỏ. Nhu cầu N của VSV dạ cỏ
phụ thuộc vào năng lượng có thể lên men trong dạ cỏ.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng nồng ñộ ammonia trong dạ cỏ cần thiết
ñể tiêu hoá tốt và tăng lượng thu nhận rơm ở bò nằm trong khoảng 150-200
mg NH
3
-N/l dich dạ cỏ. Nồng ñộ này có thể ñạt ñược bằng việc phun dung
dịch urê lên rơm (15g urê/kg rơm). Một số tác giả khác ước tính rằng những
khẩu phần cơ sở có tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ dưới 50% (như rơm không xử
lý) chỉ cần có 1% N (hay 6,25% CP) là ñủ. Nhưng hàm lượng nitơ cần tăng lên
ñến 1,5-2% (hay 9-12% CP) khi năng lượng tiêu hoá của khẩu phần ñược tăng
lên qua bổ sung hay nhờ xử lý rơm.
ðể tính chính xác hơn lượng NPN cần bổ sung phải cân bằng khẩu phần
ñể ñảm bảo PDIN = PDIE. Thí dụ sau ñây minh hoạ cách tính thực tế cho
việc xác ñịnh lượng NPN cần thiết ñể bổ sung cho gia súc nhai lại khi cho ăn
thức ăn thô chất lượng thấp.
Ví dụ: Giả sử một con bò ăn một ngày ăn 3,5kg VCK rơm lúa với tỷ lệ
tiêu hoá 40%, hàm lượng chất hữu cơ là 90% và hàm lượng protein thô là 3%.
Tính lượng urê cần bổ sung cho con bò này.
251



Lượng thu nhận chất hữu cơ tiêu hoá (CHCTH) là:
3,5 x 90/100 x 40/100 = 1,25 kg
Luợng protein thô (CP) của VSV dạ cỏ có thể tổng hợp ñược từ nguồn
CHCTH này khi có ñủ N là:
1,25kg x 145g CP/kg CHCTH = 182,70g CP
tương ñương với:
182,70 x 0,8 x 0,8 = 116,92g PDIE
(Trong ñó: từ 1kg CHCTH có thể cho 145g CP của VSV, tỷ lệ protein
thực (axit amin) của CP của VSV là 0,8 và tỷ lệ tiêu hoá của protein thật này
trong ruột non là 0,8)
Lượng CP con bò ăn ñược từ rơm là
3500 g VCK x 3/100 = 105g CP
Giả sử CP của rơm có tỷ lệ phân giải ở dạ cỏ là 60%, lượng CP của thức
ăn mà VSV có thể sử dụng là
105g CP x 60/100 = 63g CP
tương ñương với
63 x 0,8 x 0,8 = 40,32 g PDIN
Lượng PDIN này không ñủ so với lượng PDIE (116,92g) ở trên
ðể ñạt ñược cân bằng PDIN = PDIE nhằm ñảm bảo cho sự tổng hợp
protein của VSV dạ cỏ theo như năng lượng cho phép thì cần bổ sung thêm
116,92 - 40,32 = 76,60g PDIN
Lượng N thiếu trong rơm phải ñược bổ sung ở dạng mà VSV dạ cỏ có thể
sử dụng ñược (dễ lên men hay phân giải ở dạ cỏ); ñó có thể là một nguồn N
thực vật (cỏ non giàu N) hay từ một nguồn N công nghiệp như urê.
Chẳng hạn, nếu ta dùng urê ñể bổ sung N thì sẽ tính như sau: 1 g urê
cung cấp ñược 1,45 g PDIN (1g x 28/60 x 0,78 x 6,25 CP x 0,8 x 0,8). Chú ý ở
ñây coi hệ số lợi dụng N của VSV trong dạ cỏ là 0,78. Như vậy cần cung cấp
cho con bò này
76,60/1,45 = 52,82 g urê/ngày

Lượng urê này phải cho ăn làm nhiều lần trong ngày ñể tránh bị ngộ ñộc
do ammonia tích tụ trong dạ cỏ quá nhiều một lúc. Nên hoà urê thành dung
dịch rồi vẩy lên rơm ngay trước khi cho ăn. Không ñược cho uống trực tiếp vì
như thế sẽ rất nguy hiểm do nguy cơ ngộ ñộc urê.
252


- Bổ sung protein thực vật
Thông thường gia súc nhai lại phải phụ thuộc chủ yếu vào protein VSV
dạ cỏ ñể thoả mãn nhu cầu protein. Tuy nhiên, ngay cả trong ñiều kiện thuận
lợi nhất khả năng tổng hợp protein của VSV dạ cỏ là có giới hạn. Vì vậy,
protein VSV, ñặc biệt là khi nuôi bằng thức ăn thô, không thể ñủ ñể thoả mãn
nhu cầu sản xuất. Do vậy, ñối với thức ăn thô thì ngoài việc bổ sung nguồn N
dễ phân giải ở dạ cỏ việc bổ sung thêm các loại thức ăn protein ở dạng khó
phân giải ở dạ cỏ sẽ rất có lợi, bởi vì những thức ăn protein này sẽ ñi thẳng
xuống dạ khế và ruột ñể ñược tiêu hoá nhằm cung cấp axit amin trực tiếp cho
vật chủ ñể thoả mãn các nhu cầu sản xuất.
Việc bổ sung một số loại thức ăn protein phân giải chậm ở trong dạ cỏ
còn có tác dụng tốt ñối với quá trình phân giải xơ ở dạ cỏ thông qua việc cung
cấp trực tiếp một số axit amin và một số axit béo mạch nhánh (isoaxit) cần
thiết cho quá trình tổng hợp protein của VSV dạ cỏ. Do vậy, việc bổ sung
những protein phân giải chậm này sẽ vừa làm tăng sinh khối protein VSV vừa
tăng axit amin trực tiếp ở ruột.
Ngoài một số thức ăn bổ sung protein như khô dầu hay protein ñộng vật
(trừ casein) có tỷ lệ phân giải thấp ở dạ cỏ thì hầu hết protein thu nhận ñều bị
phân giải ở trong dạ cỏ. Vì vậy ñể tăng cường nguồn protein thoát qua người
ta ñã áp dụng một số biện pháp bảo vệ protein chống lại sự phân giải ở dạ cỏ
như: xử lý nhiệt, xử lý hoá học (xử lý bằng focmaldehyt, xử lý bằng tanin, xử
lý bằng ñường khử), tạo màng bọc polyme, hay bọc thức ăn giàu protein bằng
các thức ăn khác.

3.2.3.3 Bổ sung khoáng và vitamin
Thức ăn xơ thô thường không chứa ñủ các loại khoáng và vitamin cần
cho quá trình sinh tổng hợp và hoạt ñộng của VSV dạ cỏ. Các loại khoáng
thiếu thường là Ca, P, Cu, Zn, Mn, Fe và S. Trong ñó P và S có ảnh hưởng rất
lớn ñến sinh tổng hợp VSV dạ cỏ. Khoáng và vitamin thường ñược bổ sung
dưới dạng bột hỗn hợp, ñá liếm, hay bánh dinh dưỡng tổng hợp.
3.2.3.4 Bổ sung cỏ xanh hay phụ phẩm
Bổ sung vào khẩu phần cơ sở là thức ăn thô chất lượng thấp như rơm (xử
lý hay không xử lý) với một lượng nhỏ (10-30% VCK) các loại cỏ có chất
253


lượng tốt sẽ kích thích tiêu hoá và tăng lượng thu nhận khẩu phần cơ sở và do
ñó mà tăng năng suất của gia súc. ðó là do cỏ xanh ñã cung cấp một lượng xơ
dễ tiêu nên làm tăng sinh khối và hiệu lực phân giải xơ của VSV dạ cỏ. Một
nguyên tắc quan trọng ñể tối ưu hoá quá trình phân giải rơm trong dạ cỏ là làm
tăng số lượng VSV bám vào thức ăn và việc cung cấp xơ dễ tiêu ñảm bảo cho
việc nhân nhanh quần thể VSV phân giải xơ. Nếu cỏ xanh bổ sung là cỏ họ
ñậu thì ngoài xơ dễ tiêu ra còn có thể cung cấp thêm N và axit béo bay hơi
mạch nhánh là những chất dinh dưỡng thiết yếu cho vi khuẩn phân giải xơ.
Có nhiều loại cỏ xanh khác nhau có thể dùng làm thức ăn bổ sung như cỏ
cắt hay chăn thả dọc bờ ñê, bờ ruộng, lá từ các loại thân bụi hay cây họ ñậu
dùng làm bờ rào v.v.
Các loại phụ phẩm dễ tiêu hoá và giàu protein hơn rơm cũng có thể dùng
làm chất bổ sung rất tốt cho khẩu phần cơ sở là rơm. Rơm họ ñậu, cám ngũ
cốc, hạt bông, bã bia, bỗng rượu, bột cá v.v. thường có tác dụng kích thích tiêu
hoá rơm rất tốt.
3.2.3.5 Bổ sung thức ăn tinh
Thức ăn tinh hỗn hợp hay hạt ngũ cốc có thể dùng ñể bổ sung vào khẩu
phần cơ sở là thức ăn thô ñể cân bằng dinh dưỡng cho VSV dạ cỏ và vật chủ

nói chung. Tuy nhiên, việc bổ sung này chỉ nên áp dụng khi khẩu phần cơ sở
không ñáp ứng ñủ nhu cầu dinh dưỡng, ñặc biệt là ñối với gia súc cao sản. Cần
cẩn thận khi sử dụng thức ăn tinh với những lý do sau:
- Có thể không có lợi về mặt dinh dưỡng cũng như kinh tế nếu bổ sung
quá nhiều. Bổ sung quá nhiều thức ăn tinh sẽ làm tăng tốc ñộ sinh ABBH
trong dạ cỏ, làm giảm pH và ức chế các loại VSV phân giải xơ và thường gây
ra hiện tượng thay thế (giảm thu nhận thức ăn thô). Hơn nữa việc lên men dạ
cỏ sẽ làm mất nhiều năng lượng của thức ăn tinh qua sinh nhiệt trong qua trình
lên men và sinh khí mêtan. Như vậy, lợi ích có ñược từ việc bổ sung các chất
dinh dưỡng thoát qua từ thức ăn tinh (protein, axit béo mạch dài, glucose) sẽ
phải trả giá bởi ảnh hưởng tiêu cực lên quá trình phân giải xơ ở dạ cỏ.
- Không phù hợp với những nơi thiếu lương thực cho người. Khi sử dụng
nhiều thức ăn tinh nuôi gia súc nhai lại sẽ tạo ra sự cạnh tranh thức ăn giữa
254


chúng với người cũng như các loại gia súc dạ dày ñơn trong khi lợi thế tiêu
hoá xơ của chúng không ñược phát huy tối ña.
3.3. Những thông tin cần biết khi xây dựng khẩu phần
Người cán bộ kỹ thuật lập khẩu phần phải biết ñược phương pháp và
nghệ thuật phối hợp khẩu phần trên cơ sở những hiểu biết về dinh dưỡng gia
súc nhai lại. Hiện nay nhiều phần mềm phối hợp khẩu phần có thể giúp cho
việc xây dựng khẩu phần một cách dễ dàng và chính xác hơn. Tuy nhiên, trước
khi xây dựng khẩu phần cán bộ kỹ thuật cần có ñược ñầy ñủ những thông tin
cần thiết sau ñây:
- Nhu cầu dinh dưỡng ñầy ñủ của con vật: Khi tính toán nhu cầu dinh
dưỡng cần phải dựa vào một hệ thống dinh dưỡng nhất ñịnh (tiêu chuẩn ăn).
Tiêu chuẩn ăn ñược sủ dụng lâu nay ở nước ta ñối với trâu bò ñã lạc hậu nhiều
so với thế giới do vẫn tính toán nhu cầu protein theo protein thô hay protein
tiêu hoá, tức là không tính ñến nhu cầu và chuyển hoá protein của vi sinh vật

dạ cỏ. Gần ñây, hệ thống dinh dưỡng của INRA (Pháp) ñã ñược thử nghiệm áp
dụng cho kết quả tốt trong chăn nuôi bò sữa ở nước ta và chúng ta cũng ñã xây
dựng ñược một cơ sở dữ liệu về thành phần và giá trị của nhiều loại thức ăn
theo hệ thống này.
- Các loại thức ăn (và số lượng của chúng) có thể sử dụng trong khẩu
phần: ðiều này hoàn toàn phụ thuộc vào các nguồn thức ăn của cơ sở chăn
nuôi. Tốt nhất là khai thác ñược các nguồn thức ăn sẵn mà cơ sở chăn nuôi có
thể tự sản xuất ñược hay mua ñược dễ dàng ở ñịa phượng.
- Khả năng thu nhận và giới hạn sử dụng các loại thức ăn: Những thông
tin này có ñược từ kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn của cán bộ kỹ thuật.
Cán bộ kỹ thuật lập khẩu phần có thể tra cứu trong các tài liệu kỹ thuật liên
quan.
- Thành phần dinh dưỡng và ñặc ñiểm tiêu hoá của các loại thức ăn sử
dụng: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn phải tra theo các bảng ñã ñược xây
dựng sẵn. Bảng thành phần và giá trị dinh dương của các loại thức ăn cũng có
thể ñã ñược nhập sẵn trong các chương trình phối hợp khẩu phần tương thích.
- Giá của các loại thức ăn có thể khai thác: ðây là thông tin cần thiết ñể
phối hợp khẩu phần có giá thành kinh tế nhất.
255


3.4. Phương pháp xây dựng khẩu phần
Khi ñã có ñược các thông tin trên, việc lập khẩu phần cho bò bắt ñầu
bằng việc tính toán khẩu phần ăn lý thuyết cho trâu bò. Khẩu phần này ñược
dùng ñể cho bò ăn trong một thời gian thử nghiệm. Căn cứ vào tiến triển về
thể trạng, năng suất và sức khoẻ của con vật, người chăn nuôi cần có sự ñiều
chỉnh hợp lý ñể có ñược một khẩu phần thực tế tốt hơn.
Có nhiều phương pháp khác nhau ñể phối hợp khẩu phần lý thuyết cho
trâu bò. Sau ñây là một số phương pháp thông dụng.
3.4.1. Phương pháp cổ ñiển

Các bước xây dựng khẩu phần ăn theo phương pháp cổ ñiển (Kearl,
1982) gồm những bước sau:
- Việc xây dựng khẩu phần bắt ñầu bằng việc tính toán nhu cầu dinh
dưỡng của bò về lượng vật chất khô thu nhận, năng lượng (ME), protein (CP),
Ca, P và vitamin A.
- Chọn một số loại thức ăn sẵn có và lấy thông tin về thành phần dinh
dưỡng của các loại thức ăn ñó. Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn
bắt buộc phải tra theo bảng có sẵn hay dựa vào kết quả phân tích thành phần
dinh dưỡng cụ thể cho các loại thức ăn ñược sử dụng của cơ sở (sẽ chính xác
hơn).
- Tính giá thành ñơn vị của các loại dinh dưỡng chính (thường chỉ là
năng lượng và protein) ñể quyết ñịnh chọn phương án rẻ tiền nhất.
- Tính toán khẩu phần thường dựa trên cơ sở tính theo thành phần dinh
dưỡng trong vật chất khô, sau ñó tính chuyển về khối lượng các loại thức ăn
theo nguyên trạng lúc cho ăn.
Nhu cầu dinh dưỡng của bò ñược thể hiện theo lượng các chất dinh
dưỡng cần cho mỗi con bò trong một ngày ñêm. Dưới ñây sẽ là một ví dụ về
cách lập khẩu phần trên cơ sở này chứ không theo kiểu tính nồng ñộ các chất
dinh dưỡng có trong khẩu phần. Tuy nhiên, có thể tính chuyển ñổi giữa hai
cách thể hiện này.
Ví dụ, theo tính toán thì nhu cầu dinh dưỡng cho một bò nặng 300kg và
tăng trọng 0,5kg/ngày sẽ là: 13,4 Mcal ME và 679g CP. ðồng thời, lượng
256


năng lượng và protein này phải chứa trong 7kg VCK thu nhận. Như vậy, ñể
ñáp ứng ñược nhu cầu dinh dưỡng cho bò này thì mỗi kg VCK của khẩu phần
phải chứa 1,9 Mcal ME và 97g CP.
Giả sử các thức ăn có sẵn ñược sử dụng ñể nuôi bò trên có thành phần
dinh dưỡng và giá như ở bảng 5.7 (giá ở ñây chỉ có tính chất ví dụ tính toán).

Lúc này cần tính giá thành ñơn vị của các loại dinh dưỡng chính. ðể minh
hoạ ở ñây chỉ ME và CP sẽ ñược xem xét. Nếu Ca, P hay caroten cần thiết ñể
cân bằng khẩu phần thì có thể dùng dưới dạng thức ăn bổ sung mà không ảnh
hưởng lớn ñến giá thành chung.
Khi kiểm tra thành phần dinh dưỡng của cỏ khô Alfalfa trong bảng 5.7
thấy rằng 7kg VCK của cỏ này chứa ñủ lượng ME và CP ñể thoả mãn nhu cầu
của con bò nói trên. Tuy nhiên chi phí thức ăn lúc này sẽ là 7 x 1778 = 12446
ñồng/ngày. Trong khi ñó nếu nhìn vào giá của mỗi ñợn vị ME và CP của rơm,
cỏ Ghinê và cỏ Napier (bảng 5.7) những thức ăn rẻ hơn cỏ Alfalfa nhiều. Bởi
vậy cần xem xét việc sử dụng phối hợp các loại thức ăn trên với nhau. Nhằm
mục ñích dự ñịnh ở ñây, rơm, ngô hạt và khô dầu hạt bông ñược chọn ñể ñưa
vào khẩu phần. Tuy nhiên, việc phối hợp các thức ăn khác (cỏ Ghinê, cỏ khô
Alfalfa và ngô hạt) cũng có thể ñược.
Bảng 5.7. Thành phần dinh dưỡng (%) và giá của một số loại thức ăn
Giá (ñ/kg)
Thức ăn VCK

ME
(Mcal/kg
VCK)
CP
Ca
P
Cho ăn*

VCK
Rơm lúa 91 1,63 4,4 0,21 0,08 500 549
Cỏ Ghinê 25 1,81 7,0 0,67 0,51 220 880
Cỏ Napier 25 1,70 5,4 0,44 0,35 250 1000
Cỏ Alfalfa 90 2,17 18,0 1,27 0,20 1600 1778

Khô dầu bông

91 2,75 45,2 0,18 1,21 3000 3297
Ngô hạt 89 3,15 10,9 0,03 0,29 2600 2921
Ghi chú: * Thức ăn ở trạng thái khi cho ăn.
Bảng 5.8: Giá của mỗi ñơn vị ME và CP của một số loại thức ăn
Thức ăn ME

CP
Giá (ñồng)
257


(Mcal/kg
VCK)
(g/kg VCK)

ME (Mcal)

CP (kg) VCK (kg)
Rơm lúa 1,63 44 337 12477 549
Cỏ Ghinê 1,81 70 486 12571 880
Cỏ Napier 1,70 54 588 18519 1000
Cỏ Alfalfa 2,17 180 819 9878 1778
Khô dầu bông 2,75 452 1199 7294 3297
Ngô hạt 3,15 109 927 26798 2921
Có nhiều cách ñể cân bằng khẩu phần và ñiều chỉnh khẩu phần ñể ñáp
ứng nhu cầu. Thông thường người ta áp dụng một trong 3 thuật toán phổ biến
nhất là phương pháp ñại số, phương pháp thế và phương pháp ô vuông. Sau
ñây là cách sử dụng phương pháp ô vuông (ñường chéo) vào ví dụ trên.

Giả sử ñầu tiên lấy ngô hạt và rơm ñể phối hợp thành một hỗn hợp thức
ăn cơ sở thoả mãn ñược yêu cầu về năng lượng (1,9 Mcal/kg VCK). Sử dụng
phương pháp ô vuông (Pearson Square) ñể tính tỷ lệ mỗi loại thức ăn trong
hỗn hợp này như sau:








Tổng cộng có: 0,27 + 1,25 = 1,52 phần
Tỷ lệ của mỗi loại thức ăn trong hỗn hợp cơ sở sẽ là:
Rơm = 1,25/1,52 x 100 = 82,24%
Ngô hạt = 0,27/1,52 x 100 = 17,76%
Như vậy, một hỗn hợp gồm 17,76% ngô hạt và 82,24% rơm chứa 1,9
Mcal ME/kg VCK, ñáp ứng ñủ nhu cầu về năng lượng cho con bò nói trên nếu
nó ăn ñủ 7kg VCK của hỗn hợp này. Tuy nhiên, hỗn hợp này chỉ chứa 56,3g
Ngô hạt
3,15 Mcal ME/kg
Rơm
1,63 Mcal ME/kg
Nhu cầu
1,9 Mcal ME/kg
1,9 - 1,63 = 0,27
3,15 - 1,9 = 1,25
258



CP/kg VCK. Trong khi ñó nhu cầu của bò là 97g CP/kg VCK hay 9,7%, tức là
còn thiếu 4,07% CP trong khẩu phần. Từ bảng 2-6 có thể thấy rằng khô dầu
hạt bông là nguồn protein rẻ nhất (7294 ñ/kg CP). Bây giờ sử dụng phương
pháp ô vuông ñể phối hợp khô dầu hạt bông với hỗn hợp Rơm-Ngô hạt như
sau:







Tổng cộng có: 40,7 + 355,7 = 396,4 phần
Tỷ lệ của mỗi loại thức ăn trong hỗn hợp cơ sở sẽ là:
Hỗn hợp cơ sở: 355,7/396,4 x 100 = 89,7%
Khô dầu hạt bông: 40,7/396,4 x 100 = 10,3%
Như vậy, phối hợp 89,7% hỗn hợp cơ sở với 10,3% khô dầu hạt bông sẽ
có ñược khẩu phần chứa 9,7% CP theo như yêu cầu.
Tiếp theo có thể tính lại lượng ME và CP có trong 7 kg VCK của khẩu
phần theo tỷ lệ phối trộn như sau:
Rơm: 89,7/100 x 82,24% = 73,77% hay 5,16kg VCK
Ngô hạt: 89,7/100 x 17,76% = 15,93% hay 1,12kg VCK
Khô dầu bông: 10,30% hay 0,72kg VCK
Cộng 7,00 kg VCK
Nếu kiểm tra thấy mức năng lượng quá chênh lệch so với yêu cầu thì tiếp
tục ñiều chỉnh năng lượng bằng cách lặp lại các bước như trên ñối với protein.
Nếu mức năng lượng nằm trong giới hạn cho phép thì chuyển sang kiểm tra
hàm lượng Ca, P và vitamin A trong khẩu phần ñể có bổ sung nếu thấy thiếu.
Từ khối lượng VCK của mỗi loại thức ăn ñã tính ñược trong khẩu phần
cho bò ta có thể tính ñược giá thành của khẩu phần bằng cách nhân với giá của

mỗi loại thức ăn tính theo kg VCK (bảng 5.7 hay 5.8). Cũng từ khối lượng
VCK của mỗi loại thức ăn ñã tính ñược trong khẩu phần cho bò ta có thể tính
Khô dầu
452g CP/kg
HH Rơm-Ngô
56,3g CP/kg
Nhu cầu
97g CP/kg
97 - 56,3 = 40,7
452 - 56,3 = 355,7
259


ñược khối lượng thức ăn nguyên trạng khi cho ăn bằng cách chia cho hàm
lượng VCK của loại thức ăn ñó (bảng 5.7). Vi dụ, lượng rơm cần cho bò ăn là
5,16 : 91/100 = 5,67kg.
3.4.2. Phương pháp bổ sung từng bước
Theo quan niệm mới về cấu trúc khẩu phần và bổ sung dinh dưỡng thì
phương pháp phối hợp khẩu phần lý thuyết cho bò có thể gồm các bước như
sau:
1. Tính nhu cầu năng lượng và protein cho duy trì và cho sản xuất (tính
theo công thức hoặc tra bảng).
2. Lập khẩu phần cơ sở từ những loại thức ăn thô sẵn có trên cơ sở khai
thác tối ña và ña dạng các loại thức ăn thô nằm trong giới hạn thu nhận vật
chất khô cho phép và theo nguyên tắc ưu tiên gia súc cao sản, gia súc non, bò
mới ñẻ cần ưu tiên thức ăn thô xanh chất lượng cao.
3. Tính giá trị năng lượng và protein của khẩu phần cơ sở cung cấp.
4. Tính phần năng lượng và protein còn lại của khẩu phần cơ sở sau khi
ñã trừ ñi nhu cầu duy trì.
5. Bổ sung tối thiểu cho khẩu phần cơ sở bằng một (hoặc vài) loại thức ăn

giàu năng lượng hoặc protein (tuỳ trường hợp) ñể cân bằng năng lượng và
protein (phần dư trên duy trì). Khẩu phần cơ sở ñã ñiều chỉnh này sẽ ñáp ứng
ñược nhu cầu duy trì và nhu cầu cho một mức sản xuất nhất ñịnh (thấp).
6. Bổ sung sản xuất khi nhu cầu của con vật vượt trên mức mà khẩu
phần thức ăn cơ sở ñã ñiều chỉnh cho phép bằng cách dùng thức ăn tinh hỗn
hợp.
7. Cân ñối lượng khoáng và vitamin có trong khẩu phần trên, nếu thiếu so
với nhu cầu thì phải bổ sung dưới dạng khoáng hỗn hợp hay ñá liếm.
Ví dụ 1: về tính toán khẩu phần cho bò sữa theo hệ thống TDN và DCP
Lập khẩu phần ăn cho 1 con bò sữa có khối lượng 500 kg, cho sữa chu
kỳ thứ 3 và sản xuất 10 kg sữa tiêu chuẩn trong một ngày ñêm. Nông hộ có
các loại thức ăn và giá trị dinh dưỡng của chúng như sau:
Bảng 5.9. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn sử dụng trong khẩu phần
260


Trong 1 kg sản phẩm Trong 1 kg VCK Loại thức ăn
VCK(g)

TDN (kg)

DCP(g) TDN(kg)

DCP(g)
Cỏ voi 250 0,12 9 0,48 36
Cỏ tự nhiên 250 0,10 12 0,40 48
Cây ngô ủ 220 0,12 10 0,55 45
Cây ngô xanh 200 0,12 10 0,60 50
Cám gạo 900 0,50 60
Bột ngô 900 0,85 80

Khô dầu lạc 900 0,80 360
- Nhu cầu dinh dưỡng của con bò này là:
 Nhu cầu năng lượng: 3,7 kg TDN (duy trì) + (10 kg sữa x
0,33 kg TDN) (sản xuất) = 7 kg TDN
 Nhu cầu về protein tiêu hóa (DCP) = 300 gDCP (duy trì)
+ (10 kg sữa x 51 g DCP) (sản xuất) = 810 g DCP
- Lượng thức ăn thô bò có thể ăn ñược là 2% khối lượng (vì các
loại thức ăn thô mà nông hộ có chất lượng trung bình) bằng 2 % x 500
= 10kg VCK.
- Giả sử ta cho bò ăn các loại thức ăn thô theo tỷ lệ: 30% cỏ voi,
30% cỏ tự nhiên, 20% thân cây ngô xanh và 20% thân cây ngô ủ (tính
theo chất khô) thì lượng dinh dưỡng mà con bò thu nhận ñược từ thức
ăn thô là: 4,94 kg TDN và 442g DCP.
- Lượng sữa mà con bò có khả năng sản xuất từ thức ăn xơ thô là:
(4,94 – 3,7)/ 0,33 = 3,7kg
- Lượng thức ăn tinh cần cung cấp cho bò sữa: (10 – 3,7)/2 = 3,2
kg (ước tính cứ sản xuất 2 kg sữa cần có 1 kg thức ăn tinh).
- Cân ñối hàm lượng protein tiêu hóa trong thức ăn tinh: (810 –
442)/3,2 = 118,7 gam CP/1 kg thức ăn tinh
- Phối hợp các loại thức ăn tinh ñể có ñược giá trị protein tiêu hóa
theo yêu cầu (áp dụng ô vuông Pearson ñể tính toán).
- Bước tiếp theo là cân ñối khoáng và vitamin, có thể sử dụng
bánh liếm hoặc premix khoáng –vitamin ñể cân ñối.
261


- Cho gia súc ăn khẩu phần ñã thiết lập và kiểm tra: Trạng thái
sinh lý (nhai lại, nhu ñộng dạ cỏ, hô hấp, phân ), kiểm tra tình trạng cơ
thể sau một thời gian nuôi, kiểm tra sán lượng và chất lượng sản phẩm
(sữa) ñể ñiều chính

Ví dụ 2:
về cách tính toán khẩu phần cho bò sữa theo hệ thống UFL/PDI
(INRA):
Lập khẩu phần cho bò sữa có khối lượng 400 kg, ñang trong chu kỳ sữa
thứ 3, cho 16 lít sữa tiêu chuẩn (4% mỡ)/ngày. Hàng ngày người ta cho bò ăn
45 kg cỏ voi thu cắt lúc 30 ngày tuổi. Tính toán thức ăn bổ sung cho con bò
này.
- Nhu cầu duy trì của bò này (400kg) theo tính toán là 3,88 UFL và 291g
PDI.
- Căn cứ vào bảng giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn hiện có, loại cỏ
voi như trên có 15% VCK với 0,78 UFL, 93g PDIN và 100g PDIE/kg VCK.
Như vậy, khẩu phần thức ăn thô cơ sở gồm có 45 kg cỏ voi sẽ có 6,75 kg
VCK; 5,26 UFL; 627g PDIN và 657g PDIE.
- Với khẩu phần ăn trên số dinh dưỡng còn lại cho sản xuất sữa là:
(5,26 - 3,88) = 1,38 UFL
(627 - 291) = 336 g PDIN
(675 - 291) = 384 g PDIE
Như vậy, năng lượng của khẩu phần cơ sở còn cho phép con bò này sản
xuất 1,38/0,44 = 3,13 lít sữa tiêu chuẩn (4% mỡ), còn protein cho phép sản
xuất 336/48 = 7 lít sữa tiêu chuẩn. Như vậy, khẩu phần thức ăn thô bị thiếu
năng lượng nếu con bò này sản xuất 7 kg sữa tiêu chuẩn/ngày.
- ðể cân bằng khẩu phần ăn cơ sở cho sản xuất 7 kg sữa tiêu chuẩn/ngày
(ngoài duy trì), cần phải cho bò ăn thêm một loại thức ăn bổ sung năng lượng
ñể cho phép con bò sữa ñó sản xuất thêm (7,00 - 3,13) = 3,87 lít sữa tiêu
chuẩn. ðiều này có nghĩa là cần phải bổ sung thêm 3,87*0,44 = 1,70 UFL. Giả
sử bổ sung 2 kg bột sắn. Theo bảng giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn, bột
sắn có: 87,8% vật chất khô, 1,16 UFL, 21g PDIN và 88g PDIE. Như vậy,
lượng bột sắn bổ sung này sẽ cung cấp thêm ñược 1,75 kg VCK, 2,04 UFL,
36g PDIN và 154g PDIE.
262



Khẩu phần ăn cơ sở ñã ñiều chỉnh bao gồm 45 kg cỏ voi và 2 kg kg bột
sắn với thành phần dinh dưỡng như ở bảng sau. Khẩu phần ăn cơ sở sau khi ñã
ñược ñiều chỉnh này ngoài thoả mãn nhu cầu duy trì của con bò này còn cho
phép sản xuất ñược 7,75 lít sữa. Tuy nhiên, trong trường hợp này có sự mất
cân bằng giữa PDIN và PDIE trong khẩu phần. Do ñó, năng lượng có thể lên
men trong dạ cỏ vượt quá khả năng tổng hợp protein thực tế của VSV
(PDIE>PDIN). ðiều này có thể không có lợi cho quá trình tiêu hoá xơ của
khẩu phần cơ sở. ðể lập ñược khẩu phần tốt hơn ta nên thay bột sắn bằng (hay
phối hợp với) một loại thức ăn bổ sung khác có PDIE thấp hơn PDIN (nếu sẵn
có và rẻ hơn) ñể trong khẩu phần cơ sở ñã hiệu chỉnh có thể ñạt ñược PDIN ≅
≅≅

PDIE.
Bảng 5.10: Ví dụ về cách tính toán khẩu phần cho bò sữa theo hệ thống
UFL/PDI
VCK
(kg)
UFL PDIN
(g)
PDIE
(g)
Nhu cầu duy trì của bò 3,88 291 291
Tổng nhu cầu 11,00 1066 1066
Cỏ voi (45 kg) 6,75 5,26 627 675
Bột sắn (bổ sung 2kg) 1,75 2,04 36 154
Khẩu phần cơ sở ñã ñược ñiều
chỉnh
8,5 7,30 663

820
Cho phép sản xuất (lít sữa tiêu
chuẩn)
7,75 7,75 11,2
Nhu cầu còn chưa ñược ñáp ứng 3,70 403 -
Thành phần thức ăn tinh bổ sung 0,925 100 105
Lượng thức ăn tinh cần bổ sung 4,0 4,0
- Nếu chấp nhận khẩu phần cơ sở trên thì việc tiếp theo là tính toán thức
ăn tinh bổ sung cho bò sữa này ñể sản xuất số sữa vượt trên 7,75 lít/ngày.
Tổng nhu cầu của bò này tính ñược là 11,0 UFL và 1066 g PDI. Như vậy,
lượng thức ăn tinh bổ sung thêm phải ñáp ứng ñược 11,00 - 7,30 = 3,70 UFL
và 1063 - 663 = 400 g PDI. Giả sử có một loại thức ăn hỗn hợp có 0,925
UFL/kg và có PDIN=PDIE (hay giá trị thấp nhất trong 2 giá trị này) = 100g/kg
thì cần bổ sung 4 kg là ñủ.
263


Chú ý: ðể biết ñược giá trị protein (PDI) của một khẩu phần, trước hết
cần tính tổng số lượng PDIN (tổng này bằng giá trị PDIN của từng loaị thức
ăn sử dụng trong khẩu phần). Sau ñó tính tổng PDIE của khẩu phần theo cách
tương tự (không lấy tổng của PDIN và PDIE). Cuối cùng giá trị thấp nhất của
tổng PDIN hoặc PDIE của khẩu phần chính là số lượng protein tiêu hoá ở
ruột (PDI) của khẩu phần ñó. ðể xây dựng ñược một một khẩu phần hợp lý
(cân ñối N và năng lượng cho VSV dạ cỏ tăng sinh và hoạt ñộng tối ña) người
ta phải phối hợp các loại thức ăn sao cho PDIN = PDIE (tính cho toàn khẩu
phần) bằng cách phối hợp những thức ăn có các giá trị PDIN và PDIE khác
nhau.
3.4.3. Phối hợp khẩu phần bằng chương trình máy tính
Hiện nay các chương trình máy tính có thể giúp tính toán ñược những
khẩu phần vừa ñáp ứng ñược nhu cầu của bò vừa ñảm bảo giá thành thành

thức ăn thấp nhất. Khi sử dụng một chương trình máy tính ñể lập khẩu phần,
những thông tin sau ñây thường ñược yêu cầu khai báo:
- Các thông tin về gia súc có ảnh hưởng ñến nhu cầu dinh dưỡng như
khối lượng cơ thể, mức năng suất sản xuất, tháng mang thai/nuôi con/tiết sữa,
lứa ñẻ, v.v. Một số chương trình có thể yêu cầu thêm một số thông ñể hiệu
chỉnh nhu cầu của gia súc như: giống và tuổi của gia súc, phương thức chăn
nuôi, nhiệt ñộ môi trường v.v…
- Thành phần và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn có thể sử dụng.
Các thông tin này phải ñược thể hiện theo ñúng hệ thống dinh dưỡng mà
chương trình máy tính sử dụng.
- Giới hạn sử dụng (mức tối ña và tối thiểu) ñối với mỗi loại thức ăn.
Mức này ñược ñưa ra dựa vào ñặc ñiểm dinh dưỡng của từng loại thức ăn (chú
ý ñến giới hạn an toàn và khả năng thu nhận của con vật) và mức ñộ sẵn có
của loại thức ăn ñó.
- Giá của mỗi loại thức ăn tại thời ñiểm sử dụng ñể xây dựng khẩu phần
có giá thành rẻ nhất.
Tuy nhiên, máy tính chỉ giúp ñược con người về mặt tính toán ñơn thuần
toán học. Việc quyết ñịnh sử dụng thức ăn nào trong khẩu phần cũng như việc
xác ñịnh giới hạn cho từng loại thức ăn nhằm ñảm bảo hiệu quả sử dụng khẩu
phần cao nhất và năng suất của gia súc ñạt ñược mức tối ưu ñòi hỏi người lập
264


khẩu phần phải có kiến thức về dinh dưỡng gia súc nhai lại cũng như kinh
nghiệm và sự nhạy cảm nghề nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. Nguyễn Xuân Bả (2006). ðánh giá khả năng sử dụng cây dâu tằm
(Morus alba), cây dâm bụt (Hibiscus rosasinensis L.) Làm thức ăn cho
gia súc nhai lại ở miền Trung, Việt Nam. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp.
2. Cook B., Pengelly B., Brown S., Donnelly J., Eagles D., Franco A.,

Hanson J., Mullen B., Partridge I., Peters M., Kraft R. S. (2005)
Tropical Forages. CD Rom
3. FAO, 1998. Tropical feeds, 8
th
Edition. FAO, Rome
(
/>FRG/conf96.htm/guo.htm)
4. Lê ðức Ngoan, Nguyễn Xuân Bả và Nguyễn Hữu Văn (2007). Thức ăn
cho gia súc nhai lại trong nông hộ miền Trung. Nhà xuất bản Nông
Nghiệp.
5. Pozy P., D. Dehareng và Vũ Chí Cương (2002) Nuôi dưỡng bò ở miền
Bắc Việt Nam: Nhu cầu dinh dưỡng của bò và giá trị dinh dưỡng của
thức ăn. NXB Nông nghiệp. Hà Nội.
6. Phùng Quốc Quảng, Nguyễn Xuân Trạch (2004). Thức ăn và nuôi
dưỡng bò sữa. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Hà Nội, 2004.
7. Nguyễn Thiện (2004). Trồng cỏ nuôi bò sữa. Nhà xuất bản Nông
Nghiệp. Hà Nội, 2004.
8. Nguyễn Xuân Trạch (2002, 2003, 2004, 2005, 2007). Sử dụng phụ
phẩm nuôi gia súc nhai lại. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Hà Nội, 2004.
9. Nguyễn Xuân Trạch (2007). Giáo trình chăn nuôi trâu bò. Nhà xuất bản
Nông Nghiệp. Hà Nội
10. Viện chăn nuôi quốc gia (1995). Thành phần và giá trị dinh duỡng thức
ăn gia súc-gia cầm Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, 1995.

CHƯƠNG VI
CÁC BỆNH DINH DƯỠNG THƯỜNG GẶP Ở BÒ
I. BỆNH KETOSIS
Bệnh này khá phổ biến trong chăn nuôi bò ở nước ta, nhất là bò sữa
trong giai ñoạn tiết sữa mạnh hay ở cừu cuối giai ñoạn mang thai. Bệnh do
tích luỹ nhiều thể ketone trong cơ thể, nếu thể ketone tích luỹ nhiều trong máu

thì gọi là ketonemia và tích luỹ nhiều trong nước tiểu thì gọi là ketonuria.
Thông thường thể ketone tích luỹ nhiều trong máu thì mới thải ra qua ñường
nước tiểu.
Thể ketone là một nhóm chất gồm acetone, axit acetoacetic và β-
hydroxybutyric, nhóm chất này làm cho pH máu giảm mạnh, khiến cho hồng
cầu mất năng lực vận chuyển ôxy và carbonic, dẫn ñến rối loạn tất cả các chức
năng sống.
Sự hình thành thể ketone trong cơ thể bắt ñầu từ các axit béo phân giải
từ lipid ở gan. Axit béo bị β ôxy hoá chuyển thành acetyl-CoA, rồi thành
acetoacetyl-CoA và từ ñây hình thành β hydrôxyburate và acetone. β-
hydroxybutyrate lại ñi vào máu rồi ñi theo một quá trình ngược lại là hình
thành acetoacetate và acetyl CoA. Acetyl-CoA ñi vào chu trình tricarboxylic
axit (TCA cycle) ñể cho ra năng lượng (sơ ñồ 6.1)
Qua sơ ñồ 6.1 thấy rằng bình thường thể ketone là một nguồn năng
lượng. ðộng vật sơ sinh có lượng dự trữ glycogen rất thấp, năng lượng cung
cấp cho con vật giai ñoạn này chủ yếu lấy từ thể ketone. Trong trường hợp
thiếu glucose, não cũng sử dụng năng lượng từ thể ketone. Khi ñộng vật bị ñói
cơ thể phải phân giải lipid dự trữ ñể tạo năng lượng qua con ñường hình thành
thể ketone, thể ketone thường sử dụng không hết tích luỹ lại ở máu và thải qua
nước tiểu. Khi bị ketosis con vật thở ra có mùi, ñó là mùi acetone.
1.1. Nguyên nhân của bệnh
Nguyên nhân chính của bệnh là do con vật không ñủ glucose, hàm
lượng glucose máu giảm từ 50 mg/100 ml xuống còn 25-30 mg/100ml.
Glucose máu giảm do glucose ñược huy ñộng vào việc tổng hợp lactose
của sữa. Người ta tính rằng một con bò sữa tiết 20 kg sữa mỗi ngày thì ñã ñưa
vào sữa 1kg glucose ñể tạo lactose. Cần chú ý rằng ở thời kỳ cạn sữa hay tiết
2


sữa bò khẩu phần rất nghèo các loại ñường ñơn, ñặc biệt là glucose. Khi

glucose bị huy ñộng mạnh vào sữa thì gây ra thiếu glucose ñể tạo năng lượng
cho các quá trình chuyển hoá và cho hoạt ñộng của não và thần kinh, lúc này
cơ thể lấy năng lượng từ nguồn ketone.





Sơ ñồ 6.1. Con ñường hình thành thể ketone trong gan và sử dụng thể
ketone ñể cho năng lượng ở cơ và não

×