Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Dinh dương và Thức ăn cho bò part 8 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.54 KB, 30 trang )

212


Cỏ Ruzi có thể sử dụng làm thức ăn xanh, cỏ khô hay cỏ ủ chua ñều tốt.
Cắt lứa ñầu 60 ngày sau khi trồng, các lứa sau cắt cách nhau 40 ngày. Thu
hoạch bằng cách cắt cao 5-10 cm cách mặt ñất và cắt sạch.
1.1.2.4. Cỏ lông Para (Brachiaria mutica)
Cỏ lông Para là loài cỏ lâu năm thân có chiều hướng bò, có thể cao tới
1,5m. Thân và lá ñều có lông ngắn. Cánh cứng to rỗng ruột, ñốt dài 10-15cm,
mắt 2 ñầu ñốt có màu trắng xanh. Các mắt ở ñốt có khả năng ñâm chồi và rễ
dài, lá dài ñầu nhọn như hình tim ở gốc. Bẹ lá dài, lưỡi bẹ ngắn.
Cỏ lông Para ưa khí hậu nóng ẩm, phát triển rất mạnh ở chỗ ñất bùn lầy,
chịu ñược ñất ngập nước chứ không chịu ñược khô hạn, là cây cỏ phổ biến ở
hầu hết các vùng ñất không thoát nước và ngập úng.
Năng suất xanh của cỏ lông Para ñạt 70-80 tấn/ha/năm, có nơi ñạt 90-100
tấn/ha/năm. Cỏ lông Para có khả năng phát triển tốt vào vụ ðông-Xuân nên nó
chính là cây hoà thảo trồng cung cấp thức ăn xanh cho gia súc vào vụ này rất
tốt.
Lá cỏ Para có tính ngon miệng cao cho gia súc song phần thân và cỏ già
tính ngon miệng giảm rõ rệt. Giá trị dinh dưỡng của cỏ cao, giá trị CP diễn
biến từ 14-20% và IVDMD từ 65-80% ở lá và 55-65% ở phần cành ngọn, giá
trị này giảm xuống chỉ còn 35-45% ở ngọn già.
Cỏ lông Para không chịu ñược giẫm ñạp do vậy chỉ nên trồng ñể thu cắt
làm thức ăn xanh cho ăn tại chuồng hay ủ chua, cắt lứa ñầu 45-60 ngày sau khi
gieo, các lứa sau cắt cách nhau 30-35 ngày, cắt 5-10 cm cách mặt ñất. Cỏ
trồng 1 lần có thể sử dụng ñến 4-5 năm.
1.1.2.5. Cỏ Pangola (Digitaria decumbens)
Cỏ Pangola là loài cỏ hoà thảo lâu năm, cây thấp, có hướng ñổ rạp, thân
cành nhỏ (0,2-0,3 cm) và bò ñan vào nhau tạo thành thảm. Ở các ñốt thân, nhất
là các thân bò có vòng lông màu trắng xanh hay phớt tím, lá cỏ xanh mượt và
mềm, dài khoảng 6-7cm và rộng 0,6cm. Mỗi nhánh có khoảng 10-12 lá. Lá có


lưỡi thìa chứ không có lông như các loài thuộc Cynodon (cỏ gà). Tỷ lệ thân và
lá tùy thuộc vào tuổi thu hoạch. Nhìn chung, tỷ lệ lá giảm dần theo tuổi. Tỷ lệ
thân và lá lúc thu hoạch khoảng 60-70% và 30-40%.
213


Cỏ Pangola có biên ñộ sinh thái rộng. Nhiệt ñộ lạnh (5-6
0
C) và nóng
42
0
C không bị tổn thất. Nhiệt ñộ dưới 22
0
C phát triển chậm và dưới 12
0
C có
thể ngừng phát triển. Cỏ Pangola thích hợp với những vùng có lượng mưa
khoảng 1000mm/năm. Nó có thể chịu ẩm và ñất ngập nước tạm thời, mẫn cảm
với sương muối. Phát triển tốt trên nhiều loại ñất, từ ñất cát nghèo dinh dưỡng
ñến ñất sét nặng. Năng suất chất xanh của cỏ ñạt 60-80 tấn/ha/năm.
Giá trị dinh dưỡng phụ thuộc rất lớn vào tuổi thu cắt, dinh dưỡng của ñất
và giống. Hàm lượng CP nằm trong khoảng 9-14%, có thể lên tới 20%. Giá trị
IVDMD khoảng 45-70%. Cỏ Pangola có hàm lượng Na cao khi so sánh với
nhiều loại cỏ nhiệt ñới khác.
Cỏ Pangola có thể sử dụng cho ñồng cỏ chăn thả hay cắt làm cỏ khô ñể
dự trữ. Cắt lứa ñầu 80 ngày sau khi gieo, các lứa sau cắt cách nhau 50-60 ngày.
1.1.2.6. Cỏ Setaria (Setaria sphacelata)
Giống cỏ họ hòa thảo lưu niên, thân bụi mọc thẳng ñứng, có ñộ cao ở
mức trung bình. Giống ñược lựa chọn cho vùng lạnh, ñất xấu, ngập úng tạm
thời và hơi chua phèn. Lá mềm và ñộ ngon miệng cao ở cả lá và thân. Tất cả

ñối tượng gia súc rất thích ăn (kể cả lợn). Tuy vậy, không nên dùng cho ngựa.
Trồng ñể thu cắt là chính, tuy nhiên có thể chăn thả nhẹ.
Năng suất chất khô hàng năm ước tính từ 4-24 tấn/ha, phụ thuộc lớn vào
ñộ màu mỡ của ñất, phân bón và ñộ ẩm
Giá trị dinh dưỡng của cỏ Setaria: 1,36%N (8,5%CP), 0,33%P, 4,94%K;
0,20%Ca, 0,06%Na; 0,18% Mg ở cỏ có thời gian sinh trưởng 5 tuần.
Hàm lượng ñộc tố Oxalate từ 4,5-6,7% trong chất khô ở cỏ 3 tuần tuổi.
Vì hàm lượng Oxalate cao nên có thể là nguyên nhân dẫn ñến bệnh “ñầu to”
(Osteodystrophia fibrosa) ở ngựa và bệnh “sốt sữa”(Milk fever,
Hypocalcaemia) vì làm giảm can xi huyết. Vi sinh vật dạ cỏ có khả năng làm
giảm ñộc tố Oxalate khi ñược ăn cỏ Setaria một cách từ từ.
Khả năng sản xuất hạt kém, nhân giống dễ dàng bằng thân gốc.
Cỏ có thể ñược bảo quản bằng cách phơi khô hoặc ủ chua.
Các giống có triển vọng là Lampung, Nandi, Narok, Solander và
Splendida.
214


1.1.2.7. Cỏ VA-06 (cỏ mía)
Cỏ VA-06 (cỏ mía) là tên viết tắt của tổ chức Hiệp hội doanh nghiệp
nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam (VARISME) nhập giống cỏ về
nước năm 2006 (ðào Lệ Hằng, 2007). VA-06 là dòng lai giữa giống cỏ voi và
cỏ ñuôi sói của châu Mỹ và ñược ñánh giá là vua của các loài cỏ. Ngày
05/09/2007, Hội ñồng KHCN - Bộ NN và PTNN ñã ñánh giá tầm quan trọng
của giống cỏ VA-06, coi ñây là một itến bộ kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay, giống cỏ này ñã ñược nhân rộng nhiều vùng sinh thái trong cả nước.

ðặc ñiểm
Cỏ VA-06 có hình dáng như cây trúc, thân thảo, cao lớn và dạng bụi.
Cây mọc thẳng, năng suất cao, chất lượng tốt, phiến lá rộng, mềm, có hàm

lượng dinh dưỡng cao, nhiều nước, khẩu vị ngọt, hệ số tiêu hoá cao là thức ăn
tốt nhất cho các loại gia súc ăn cỏ. Cỏ VA-06 có tốc ñộ sinh trưởng nhanh, tái
sinh mạnh, quanh năm. Cây có thể cao 6m, ñường kính thân 2 – 4cm, ñẻ khoẻ,
một cây có thể cho từ 35 – 60 nhánh. Trồng ở TP Hồ Chí Minh, ñường kính
thân ở lứa cắt ñầu ñạt 1,97cm và tại vụ 1 ñạt 1,64cm; chiều cao sau 120 ngày
trồng trung bình 2,93m và ở vụ 1 thu họach lúc 35 ngày, chiều cao 1,62m. Hệ
số nhân giống ñến 500 lần sau một năm. Bộ rể phát triển khoẻ, có thể dài 3 –
5m, chịu hạn tốt. VA-06 là loài thực vật C
4
có khả năng quang hợp rất mạnh.
Loài cỏ trồng ít sâu bệnh, ñôi khi cũng bị bệnh thán thư, phấn trắng, sâu
xám, sâu ñục thân hại mầm non, thân. Biện pháp phòng trừ chủ yếu là giữ
vườn cỏ thông thoáng hoặc dùng các biện pháp sinh học.
Kỹ thuật trồng
Giống VA06 có thời gian ñẻ nhánh sớm, có sức sống khá mạnh, thích
nghi tốt với ñiều kiện trồng thâm canh. Giống cỏ này trồng ñơn giản, chỉ việc
tách chồi, hoặc cắt mắt ñể trồng. Về cơ bản, trồng VA-06 giống với trồng cỏ
voi. Nhưng, do tốc ñộ sinh trưởng của cỏ này rất mạnh và khả năng tái sinh
cao nên trồng thưa hơn: khoảng cách: 35cm x 65cm.
Lượng phân phải nhiều hơn, bón lót cần: 500 - 700kg phân chuồng, 50
- 100kg lân, sau mỗi lần cắt cần bón thêm mỗi gốc 10g phân urê, lượng nước
tưới cũng cần nhiều hơn, ñặc biệt phải ñịnh kỳ vun gốc ñể tránh ñổ.
215


ðược trồng trong mùa mưa, làm ñất kỹ, bón lót phân hữu cơ ñầy ñủ nên
cây bén rễ tốt, phát triển nhanh thời gian ñẻ nhánh sớm, tạo nên ruộng trồng có
ñộ ñồng ñều cao. Sau thu họach xới xáo, bón phân tưới nước.
Năng suất
Trồng thử nghiệm ở một số tỉnh phía Bắc cho thấy, khoảng 110 ngày

sau trồng là có thể thu hoạch lần ñầu. Các lần thu hoạch sau 35 - 40 ngày/lứa
cắt. Năng suất ñạt trung bình 50 – 70tấn/ha/lần cắt. Năng suất chất xanh có thể
ñạt 500 tấn/ha/năm.
Khả năng lưu gốc khá lâu 6 -7 năm, từ năm thứ 2 ñến năm thứ 6, là thời
kỳ cho năng suất cao nhất. Hàng năm có thể thu hoạch ñược 8 – 10 vụ.
Chú ý: ñây là loại cây cần nước, nếu không tưới ñủ nước thì năng suất
rất thấp.
Thành phần hóa học và sử dụng
Cỏ VA-06 vừa có thể làm thức ăn tươi, làm thức ăn ủ chua, thức ăn
dạng thô hoặc làm bột cỏ khô dùng ñể nuôi bò thịt, bò sữa, dê, cừu, thỏ, gà tây,
cá trắm cỏ, mà không cần hoặc cơ bản không cần bổ sung thêm thức ăn tinh
vẫn ñảm bảo vật nuôi phát triển bình thường. Giống cỏ VA-06 nhiều lông, ñộ
nhám của lá thấp, vì vây, gia súc thích ăn loại cỏ này.
Ngoài ra, VA-06 có thể dùng làm nguyên liệu giấy, làm gỗ ván nhân
tạo, trồng nấm ăn và nấm dược liệu.
Cỏ VA-06 có hàm lượng protein cao hơn nhiều giống cỏ hòa thảo ñang
trồng phổ biến ở nước ta. ðó là ưu ñiểm lớn về giá trị dinh dưỡng. Thành phần
hóa học ñược trình bày ở bảng 5.1.
Bảng 5.1. Thành phần hóa học của cỏ VA-06 tái sinh 35 ngày tuổi (%)
VCK Protein thô

Xơ thô

ðường Khoáng
16,39
12,87 (11,16-14,7) 41,00 23,12

8,39

Nguồn:

1.1.2.8. Cây ngô (Zea may)
Ngô thuộc họ hoà thảo, là loại cây lương thực quan trọng ñứng hàng thứ
hai sau lúa. Cây ngô cũng là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho gia súc. Ngô
là loại cây trồng không có khả năng chịu hạn hay ngập nước. Khi gieo ngô ñể
216


lấy cây thức ăn gia súc cần phải gieo dày hơn so với ngô dùng lấy hạt (lượng
hạt ngô giống lớn hơn từ 10 ñến 15%. Tức là, lượng hạt sử dụng khoảng 70kg
cho một hecta hoặc 2,5kg cho một sào) và
cần chọn giống ngô có chu kỳ thực
vật ngắn, có khả năng thích ứng và chống chịu với các ñiều kiện ngoại cảnh,
có tổng khối lượng vật chất trên một ñơn vị diện tích lớn. Năng suất chất xanh
của ngô có thể ñạt 35-40 tấn/ha/vụ.
Cây ngô có tính ngon miệng cao ñối với gia súc cả ở dạng xanh, ủ chua
và phơi khô. Ngô ủ chua rất ngon miệng ñối với gia súc kể cả khi không có
thức ăn bổ sung. Cây ngô ủ chua có giá trị năng lượng cao (9-12 MJ
ME/kgVCK), song hàm lượng protein thô lại thấp (7-8%). Tỷ lệ tiêu hoá ngô
ủ chua tăng lên bằng việc bổ sung u rê và rỉ mật. Thân ngô già hàm lượng
protein thấp 3,5 - 4%, vì vậy khi sử dụng cho gia súc chú ý bổ sung thêm
nguồn thức ăn giàu protein. Thân ngô ủ với u rê hàm lượng protein thô có thể
ñạt 8-10% hoặc có thể ñạt 10-14% bằng việc bổ sung thêm cỏ họ ñậu chất
lượng cao.
Cho gia súc ăn ngô cả bắp với lượng nhiều có thể gây hội chứng axit dạ
cỏ, do quá trình lên men trong dạ cỏ nhanh, tạo nhiều axit lactic.
Cây ngô có thể thu hoạch 80-90 ngày sau khi trồng ñể cho bò ăn xanh
hay làm thức ăn ủ xanh.
1.1.2.9. Cỏ Stylo (Stylosanthes guianensis)
Cỏ Stylo là loại cây bộ ñậu, lưu niên, thích nghi tốt với khí hậu nhiệt ñới.
Cỏ Stylo là nguồn thức ăn tươi xanh giàu ñạm ñể bổ sung và nâng cao chất

lượng khẩu phần thức ăn cho bò. Cỏ có khả năng thích ứng rộng và dễ nhân
giống, có thể vừa gieo bằng hạt, vừa trồng bằng cành giâm. Cỏ Stylo phát triển
tốt khi nhiệt ñộ không khí trong khoảng 20-35
0
C. Khi nhiệt ñộ dưới 5
0
C hay
trên 40
0
C cây phát triển kém. Cỏ Stylo phù hợp với chân ruộng cao và là loại
cây chịu ñược khô hạn, không chịu ñược ñất bị úng ngập. ðộ ẩm không khí
thích hợp là 70-80%.
Cỏ Stylo rất ít bị sâu bệnh và có thể phát triển trên nhiều loại ñất, ngay cả
ở vùng ñất ñồi cao. Chính vì vậy, ngoài tác dụng làm nguồn thức ăn cho gia
súc chất lượng cao nó còn ñược trồng ñể cải tạo và che phủ ñất, chống xói
mòn.
217


Năng suất xanh ñạt 40-50 tấn/ha/năm.
Giá trị dinh dưỡng của cỏ Stylo khá cao, ñặc biệt là hàm lượng protein.
Giá trị CP khoảng 12-20%, IVDMD từ 52-60%, 0,2-0,6% P và 0,6 -1,6% Ca.
Thu hoạch cỏ Stylo lứa ñầu khoảng 3 tháng sau khi trồng, tức là lúc cỏ
cao khoảng 60cm và thảm cỏ che phủ kín ñất. Khi cắt lần ñầu nên cắt cách mặt
ñất 10-20cm. Cỏ dễ bị chết nếu cắt sát gốc do ñiểm tái sinh của các chồi non
thường tập trung ở phần cao hơn. Thu hoạch các lứa tiếp theo cứ sau 2-2,5
tháng, lúc cây cao 35-40cm. Những lần cắt sau nên cắt ở ñộ cao hơn (>25cm)
ñể ñảm bảo việc tái sinh. Chu kỳ kinh tế 4-5 năm.
1.1.2.10. Cây dâu (Morus alba)
Cây Dâu ñược trồng nhiều nơi trên ñất nước ta không những là nguồn

thức ăn của tằm mà còn là nguồn thức ăn tốt cho gia súc, gia cầm. Cây dâu là
có khả năng phát triển tốt ở nhiều vùng sinh thái khác nhau và ít bị bệnh. Lá
và cành non cây dâu có hàm lượng dinh dưỡng cao, không có ñộc tố. Hàm
lượng protein thô từ 19,1 - 24,3 % ở lá và 20,0 - 23,2% ở cành non. Hàm
lượng protein tương ñương với các cây họ ñậu (cỏ Stylo), hàm lượng xơ trung
tính (NDF) và xơ axít (ADF) thấp so với các cây thức ăn giàu ñạm khác.
Thành phần amino axit thiết yếu chiếm hơn 46% tổng amino axit. Lượng
canxi, phốt pho ở trong lá lần lượt là 1,6-2,8% và 0,32 - 0,6%, trong lá và cành
non lần lượt là 1,6 - 2,8 và 0,33- 0,6%. Thành phần các loại khoáng trong lá
dâu và cành non cũng chịu ảnh hưởng bởi các giống và chế ñộ phân bón khác
nhau. Trong lá dâu hàm lượng tannin thấp, không làm ảnh hưởng lớn ñến quá
trình phân giải chất khô trong dạ cỏ.
Lá dâu là nguồn thức ăn bổ sung protein có giá trị cho gia súc (trâu, bò,
dê, cừu, lợn). Dâu có thể sử dụng ở dạng tươi, khô hoặc ủ chua. Lá dâu có
hàm lượng hydratcarbon cao và hàm luợng xơ thấp nên có thể ủ chua mà
không cần chất phụ gia, tuy nhiên, có thể ủ với rỉ mật 5% hoặc cám gạo 5%.
Dê, bò rất thích ăn lá dâu ủ chua.
Các kết quả ñánh giá ñược triển khai trên bò, dê và cừu cho thấy, bổ sung
lá dâu ñã làm tăng lượng ăn vào và tăng sức sản xuất (tăng trọng, sản lượng
sữa) của gia súc. Tỷ lệ tiêu hóa của lá dâu khá cao và nên bổ sung vào khẩu
phần thức ăn giá trị thấp. Vì vậy, lá dâu ñược thay thế cho thức ăn tinh ở bò
218


sữa cho kết quả tốt. Năng suất sữa không bị ảnh hưởng khi thay 75% thức ăn
tinh bằng lá dâu. Bò ñực ăn khẩu phần cơ sở là cỏ voi bổ sung lá dâu theo tỷ lệ
1,71 và 2,11% theo khối lượng cơ thể, mức tăng trọng tương ứng là 940 và
950 g/con/ngày. Nuôi dê sữa bằng lá dâu và cỏ voi thì sản lượng sữa tăng từ
2,0 ñến 2,5 kg/con/ngày khi mức bổ sung tăng từ 1,0 ñến 2,6% so với khối
lượng cơ thể. Hàm lượng chất khô, protein và mỡ sữa tăng chút it khi tăng lá

dâu.
Lượng lá dâu trong khẩu phần ăn của trâu bò, dê, cừu nên ở mức 20-40%
tính theo chất khô khẩu phần.
1.1.2.11. Cây chè khổng lồ (Trichanthera gigantea)
Cây chè khổng lồ thuộc họ Acanthaceae và phụ họ Acanthoideae, có
nguồn gốc từ chân ñồi Andean, Colombia và cũng có thể tìm thấy nhiều nơi
trên thế giới ở dọc suối hoặc vùng ñầm lầy từ Costa Rica ñến Nam Mỹ. Cây
Trichanthera gigantea phát triển tốt ở nhiều vùng sinh thái khác nhau của Việt
Nam, cho ñến nay ñã nhân rộng ra nhiều tỉnh ở nước ta và ñược người dân
chấp nhận do khả năng chống bệnh và côn trùng cao. Cây Trichanthera
gigantea có khả năng phát triển dưới tán cây, nên rất phù hợp với mô hình
canh tác hỗn hợp.
Cây Trichanthera gigantea có thể ñược thu hoạch lần ñầu sau khi trồng
khoảng 8-10 tháng, cho sản lượng 15,6 ñến 16,7 tấn chất tươi/ha/lần cắt, với
mật ñộ trồng 40000 cây/ha (0,5 X 0,5 m). Giá trị dinh dưỡng của lá cây
Trichanthera gigantea cho gia súc khá cao. Hàm lượng protein thô trong
khoảng 15 - 22 % và hầu hết là protein thực, hàm lượng can xi cao hơn so với
các loại cây thức ăn khác. Tuy vậy, tính ngon miệng của cây Trichanthera
gigantea ñối với trâu bò không cao, ñối với dê, cừu ở mức trung bình, vì vậy
khi sử dụng cho gia súc nên dùng làm thức ăn bổ sung và trộn với các loại
thức ăn khác.
1.1.2.12. Cây dâm bụt (Hibiscus rosasinensis L.)
Cây dâm bụt thuộc họ Malvacae là cây trồng ñược sử dụng làm hàng rào
sống và là nguồn thức ăn cho gia súc nhai lại có giá trị. Dâm bụt có khả năng
sinh trưởng, phát triển tốt ở nhiều loại ñất khác nhau, ñặc biệt là có khả năng
chịu hạn trong mùa khô ở khu vực miền Trung. Dâm bụt có hàm lượng protein
khá cao (17- 20%) và có tính ngon miệng cao ñối với gia súc nhai lại. Cây có
219



thể trồng bằng cành, nên rất dễ phát triển trong ñiều kiện nông hộ. Năng suất
phụ thuộc rất nhiều yếu tố, có thể ñạt 50-60 tấn/ha/năm nếu trồng với mật ñộ
cây (0,3 x 1 m). Có thể cắt ñược 5-6 lứa/năm.
Lá và cành non dâm bụt có thể sử dụng ở dạng tươi cho gia súc hoặc ủ
chua. Phương pháp ủ chua rất ñơn giản do trong lá dâm bụt có hàm lượng
carbohydrates hoà tan cao nên không cần chất phụ gia, cũng có thể cho thêm
3-5% rỉ mật ñể tăng tính ngon miệng cho gia súc. Chỉ cần chặt ngắn, phơi héo
và ủ yếm khí. Ủ trong túi ni lông hoặc trong hố.
Lượng lá dâm bụt tươi hoặc ủ trong khẩu phần gia súc nhai lại nên
khoảng 20-40%. Lá dâm bụt ñược xem là nguồn thức ăn bổ sung protein và
carbohydrate hoà tan cho gia súc nhai lại. Bổ sung lá dâm bụt cho gia súc khi
nuôi bằng khẩu phần giàu xơ, nghèo dinh dưỡng ñã làm tăng quá trình phân
giải, sinh tổng hợp protein vi sinh vật dạ cỏ.
Kết quả phân tích thành phần hoá học và tỷ lệ tiêu hóa của cây dâu, dâm
bụt và cây chè khổng lồ ñược trình bày ở bảng 5.2 và bảng 5.3.
Bảng 5.2. Thành phần hoá học của các loại thức ăn (% VCK)
Thức ăn VCK CP CF NDF

ADF Ash Ca P
Cây dâu
Lá 33,8 20,8 9,16 22,5 11,9 12,0 2,2 0,5
Lá và cành non 31,1 22,1 10,0 23,5 13,1 11,6 2,1 0,4
Cây dâm bụt
Lá 20,9 18,7 15,4 32,3 12,2 16,1 1,6 0,4
Lá và cành non 22,3 18,5 16,8 32,8 12,6 18,4 1,8 0,4
Cây Trichanthera gigantea
Lá 15,3 15,2 17,7 41,4 19,2 23,0 1,8 0,5
Lá và cành non 14,3 16,9 18,3 42,8 21,4 23,9 1,8 0,5
Nguồn: Nguyễn Xuân Bả (2006)
Bảng 5.3. Tỷ lệ tiêu hóa in vivo các loại thức ăn (%) trên cừu và dê

Tỷ lệ tiêu hóa in vivo
Loại thức ăn
VCK CHC CP
Lá và cành non cây dâu 76,2 80,3 82,5
220


Lá và cành non dâm bụt 62,3 65,8 79,9
Lá dâu ủ chua
*
58,0 63,1 62,9
Lá dâm bụt ủ chua 69,8 73,1 84,4
Nguồn: Nguyễn Xuân Bả (2006)
1.1.2.13. Cây keo dậu (Leucaena leucocephala)
Keo dậu là cây bụi, bộ ñậu có khả năng cố ñịnh ñạm, ñược coi là nguồn
thức ăn tuyệt vời cho gia súc ở vùng nhiệt ñới. Ở nước ta cây keo dậu ñã phát
triển ở nhiều vùng khác nhau. Tuy vậy, chúng chỉ phát triển tốt trên ñất trung
tính hơi chua (pH = 6-7). Nhiều kết quả nghiên cứu ở nước ta cho biết năng
suất keo dậu ñạt khoảng 50 tấn chất xanh/ha/năm. Ưu ñiểm lớn của lá keo dậu
làm thức ăn cho gia súc là hàm lượng protein cao (>20%) và giàu caroten.
Trong lá cây keo dậu có chất ñộc ñối gia súc, gia cầm ñó là mimosine, do vậy
khi sử dung cho trâu bò không nên vượt quá 30% khẩu phần, cho dê, cừu
không quá 50%, cho gia cầm không quá 5% và cho lợn không quá 10%. Sử
dụng lá keo dậu cho trâu bò có thể cho ăn tươi kết hợp với các loại thức ăn xơ
thô khác, hoặc là làm bột keo dậu trong thành phần của bánh ña dinh dưỡng.
1.2. Nguồn phụ phẩm giàu xơ từ trồng trọt
1.2.1. Rơm rạ
Rơm rạ là phụ phẩm của các cây lương thực như lúa nước, lúa cạn. Nó là
nguồn thức ăn dự trữ chủ yếu và phổ biến nhất của gia súc nhai lại ở nước ta.
Rơm là nguồn thức ăn tiềm năng cho ngành chăn nuôi trâu bò. Cứ ước tính tỷ

lệ thóc/rơm rạ là 1:1 thì hàng năm chúng ta thu ñược một khối lượng rơm
khổng lồ ñể phát triển chăn nuôi. Nước ta có thể cấy ñược nhiều vụ lúa nên
trong năm ta có thể thu ñược 2-3 vụ rơm rạ. Tuỳ thuộc vào từng ñịa phương
mà mùa thu hoạch lúa có khác nhau. Nếu thu hoạch vào mùa nắng thì thuận
lợi cho việc phơi rơm. Ngược lại, thu hoạch vào mùa mưa việc phơi rơm gặp
rất nhiều khó khăn, rơm dễ bị thối mốc, chất lượng dinh dưỡng giảm sút rõ rệt.
Rơm phơi ñược nắng thì màu vàng tươi và có mùi thơm, gia súc nhai lại thích
ăn. Rơm bị vấy bùn ñất và phân thì chất lượng bị giảm và con vật không thích
ăn.
So với một số loại thức ăn tươi xanh, rơm là loại thức ăn có giá trị năng
lượng trao ñổi cao hơn, nhưng hàm lượng NDF cao lên tới 60-70% trong chất
221


khô. Hàm lượng protein thấp (3-6%) và rất ít chất béo (1-2%). Ngoài ra, rơm
nghèo carbohydrate dễ tiêu, vitamin và khoáng không cân ñối. Tỷ lệ tiêu hóa
chỉ vào khoảng 35-55%. Lượng ăn vào của gia súc chỉ vào khoảng 1,5-1,7%
so với khối lượng cơ thể. Giá trị dinh dưỡng và giá trị làm thức ăn của rơm rạ
ñối với trâu bò thấp. ðể nâng cao gía trị làm thức ăn, giá trị dinh dưỡng của
rơm rạ chúng ta có thể theo hai hướng chính sau:
- Cải thiện môi trường dạ cỏ (thường sử dụng thức ăn bổ sung) ñể tối ña
hóa quá trình sinh trưởng, phát triển của khu hệ vi sinh vật.
- Thay ñổi tính chất vật lý và thành phần hóa học của rơm rạ thông qua
xử lý, chế biến (thường xử lý bằng phương pháp kiềm hóa).
1.2.2. Ngọn lá mía
Ngọn lá mía chiếm khoảng 20% tổng sinh khối của cây mía, còn phần lá
ở ngọn chiếm khoảng 10%. Mía ñược xem là cây có năng suất sinh khối cao
nhất so với các cây trồng khác. Năng suất mía bình quân 50-60 tấn/ha thì mỗi
ha có trên 10-12 tấn ngọn mía. Về lý thuyết số ngọn lá mía của mỗi ha này có
thể nuôi ñược 4 con bò trong 4 tháng (cho mỗi con bò ăn 20-25 kg/ngày). Hiện

nay, tại những vùng nguyên liệu mía ñường của nước ta, hàng năm lượng
ngọn lá mía thải ra rất lớn, cần tận dụng ñể nuôi bò thịt. Tuy vậy, khi sử dụng
ngọn lá mía làm thức ăn cho trâu bò cũng có nhiều hạn chế:
- Hàm lượng protein thấp (6-7%)
- Thu hoạch mía có tính chất thời vụ nên trâu bò không thể ăn hết trong
một khoảng thời gian ngắn. Lá mía bị khô thì giá trị làm thức ăn rất thấp.
Giá trị dinh dưỡng của ngọn lá mía thấp, ñặc biệt là hàm lượng protein
thấp (bảng 5.4). Tuy vậy, trâu bò vẫn duy trì ñược thể trạng và vẫn làm việc
hăng hái trong khi ăn một khẩu phần toàn ngọn mía. ðiều ñó chứng tỏ rằng
quá trình lên men của ngọn mía trong dạ cỏ ñã cung cấp ñủ dinh dưỡng cho
duy trì và lao tác ở mức thấp. Tuy nhiên với khẩu phần ñơn ñiệu chỉ có ngọn
mía kéo dài và không ñược bổ sung các loại thức ăn khác như rỉ mật, cám, urê
thì sức làm việc sẽ bị giảm sút, tình trạng này càng kéo dài sẽ làm cho con vật
giảm trọng lượng cơ thể.
Khi sử dụng ngọn lá mía cho gia súc cần bổ sung một số loại thức ăn
khác (cám, urê ) ñể nâng cao tỷ lệ tiêu hóa và tăng lượng ăn vào của gia súc
222


và ngọn lá nên ñược cắt ngắn trước khi cho ăn. Ngọn mía có thể ñược ủ chua,
bằng cách băm nhỏ ngọn mía 3-4 cm rồi ủ yếm khí với rỉ mật, hay cám và 1%
amôn sulphat.
Bảng 5.4. Thành phần hóa học của các thành phần ngọn mía (%)
Chỉ tiêu Lõi thân Vỏ thân Ngọn
Vật chất khô
Protein thô
Mỡ
ðường tổng số

Khoáng tổng số

Lưu huỳnh
22
1,4
0,2
46
45
1,9
0,2
39
3,2
1,0
24
70
3,1
0,3
27
2,7
0,8
27
57
5,3
0,4
1.2.3. Thân cây ngô sau thu hoạch bắp
Ngô là một trong ba cây lương thực quan trọng nhất ở nước ta. Phụ phẩm
cây ngô là nguồn thức ăn cho gia súc nhai lại có ý nghĩa lớn. Hiện nay, ở
nhiều vùng nông thôn nước ta ngô ñược trồng với mục ñích lấy hạt khô.
Lượng thân và lá ngô bỏ lại rất lớn, chủ yếu dùng phơi khô và ñun nấu, rất
lãng phí. Tuy vậy, nếu cây ngô già thì giá trị dinh dưỡng, giá trị làm làm thức
ăn thấp do cấu trúc màng tế bào thực vật của nó. Vì vậy, việc xử lý ñể kéo dài
thời gian bảo quản, tăng giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng thân cây ngô sau

khi thu hoạch bắp là rất cần thiết. Cây ngô sau khi thu bắp non (ngô bao tử hay
bắp ngô luộc) có thể dùng làm nguồn thức ăn xanh rất tốt cho trâu bò. Thành
phần dinh dưỡng của cây ngô sau thu bắp non rất phù hợp với sinh lý tiêu hoá
của trâu bò.
Loại cây ngô chín sữa-chín sáp và ñã thu hết bắp (trong trường hợp trồng
ngô lấy bắp ñem bán non) có thể ủ chua rất tốt. Tiến hành cắt cây ngô vào
chính ngày thu bắp, phơi héo cho khô bớt nếu có thể. Kỹ thuật ủ chua cũng
tương tự như trường hợp cây ngô làm thức ăn gia súc. Bình thường cây ngô
sau thu bắp non này có thể ủ chua không cần bổ sung chất phụ gia. Tuy nhiên,
ñể ñảm bảo lên men an toàn khi không biết chính xác tỷ lệ vật chất khô, tỷ lệ
ñường, không phơi tái ñược cây ngô nguyên liệu thì nên bổ sung một lượng rỉ
mật ñường khoảng 2-4 lít/m
3
hố ủ. Cách làm như sau: hoà rỉ mật vào nước
223


sạch theo tỷ lệ bằng nhau trong ô-doa rồi tưới ñều cho mỗi lớp 15 cm cây ngô
ñã thái nhỏ và ñã chất vào trong hố ủ trước khi nén chặt.
Cây ngô già sau thu bắp có thể xử lý urê ñể kiềm hoá tương tự như ñối
với rơm ñể làm thức ăn vụ ñông cho trâu bò.
1.2.4. Thân lá lạc
Cây lạc khi thu hoạch củ vẫn còn xanh và giàu chất dinh dưỡng. ðặc biệt
chúng có hàm lượng protein thô khá cao (15-16%). Một sào lạc có thể thu ñư-
ợc 300-400kg thân cây lạc. ðây là nguồn thức ăn lớn có giá trị cho vật
nuôi. Thân lá lạc có thể bảo quản và dự trữ cho gia súc bằng phương pháp
phơi khô, trộn với rơm khô và chất thành cây (cây rơm, lá lạc) cho gia súc ăn
vào lúc thiếu thức ăn xanh rất có giá trị. Một số vùng nông thôn bà con nông
dân ñã áp dụng phương pháp phơi thật khô, nghiền nhỏ và trộn với thân cây
chuối, cỏ cho gia súc ăn thêm hoặc ñể làm bánh ña dinh dưỡng. Có thể bảo

quản thân lá lạc bằng phương pháp ủ chua làm thức ăn cho trâu bò. Thân lá lạc
rất dễ bị mốc, vì vậy khi sử dụng cho gia súc phải cẩn thận kiểm tra trước khi
cho ăn. Không nên cho trâu bò ăn ñơn ñiệu thân lá lạc mà nên cho ăn cùng với
các loại thức ăn khác.
1.2.5. Ngọn lá sắn
Ngọn lá sắn ñược xem là nguồn thức ăn bổ sung protein có giá trị cho
gia súc nhai lại. Hàm lượng protein cao 18-20%. Tuy vậy, ngọn lá sắn (ñặc
biệt là các giống sắn cao sản (KM 94) chứa ñộc tố cyanoglucoside làm gia súc
chậm lớn hoặc có thể gây chết khi có hàm lượng cao. Nấu chín ngọn lá sắn
làm giảm bớt ñộc tố, nhưng tiêu tốn nhiều chất ñốt và lao ñộng. Ủ chua ngọn
lá sắn có thể loại bỏ ñộc tố, lại dự trữ ñược lâu dài cho trâu bò ăn. Lượng lá
sắn ủ chua trong khẩu phần trâu bò nên ở mức 10 - 20% tính theo chất khô. Có
thể thu ngọn lá sắn (bẻ ñến phần còn lá xanh) trước khi thu hoạch củ 20-30
ngày không ảnh hưởng ñến năng suất và chất lượng củ sắn.
1.3. Nguồn phụ phẩm từ chế biến
1.3.1. Phụ phẩm ngành rượu bia
Bã bia, bỗng rượu là phụ phẩm của chế biến bia, rượu. ðây là loại thức
ăn rất tốt cho trâu bò các loại, ñặc biệt là bò ñang vắt sữa. Bỗng rượu, bã bia là
các loại thức ăn nhiều nước (75-80%), hàm lượng protein trong vật chất khô
cao, giàu xơ dễ tiêu và vitamin B. Bã bia có tác dụng kích thích tiêu hoá rất tốt.
224


Do vậy, các nhà chăn nuôi bò rất thích dùng các loại thức ăn này. Thường
người ta trộn bã bia, bã rượu với thức ăn tinh và cho bò ăn. Tuy nhiên, không
nên cho bò thịt ăn quá 10 kg bã bia/ngày.
Bã bia dễ bị hư hỏng, vì vậy nên sử dụng dạng tươi và phải bảo quản
tránh không khí. Bã bia có thể bảo quản dưới 2 tuần nếu ñánh ñống, nén chặt
và ñậy kín. Tuy nhiên, bã bia ướt không nên dự trữ với lượng lớn. ðể dự trữ
lâu hơn có thể thêm 2-3% rĩ mật.

Bảng 5.5. Thành phần dinh dưỡng bã bia (g/kg vật chất khô)
Chỉ tiêu
GÍA TRị TRUNG
BÌNH
KHOảNG BIếN
ðộNG
Vật chất khô
Xơ thô
Mỡ thô
Khoáng tống số
Chất hữu cơ tiêu hóa
Năng lượng trao ñổi (MJ)
Protein tiêu hóa
263
234
176
77
41
594
11,2
244-300
184-262
155-204
61-99
36-45
552-643
10,5-12,0
1.3.2. Bã sắn
Cây sắn là cây lương thực ñược xếp thứ 2 ở nước ta về sản lượng. Cả
nước trồng khoảng 424 000 ha, với sản lượng 6,6 triệu tấn củ. Hiện nay, các

tỉnh khu vực miền Trung (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng
Ngãi ) ñã có nhà máy chế biến tinh bột sắn ñi vào hoạt ñộng với công suất lớn.
Một số kết quả khảo sát cho thấy bình quân 1 nhà máy có thể sản xuất ra từ
100 – 150 tấn bã sắn/ngày ñêm. Nguồn phụ phẩm này có thể làm thức ăn cho
gia súc nhai lại tốt, nếu không khai thác sử dụng hợp lý thì bã sắn lại là nguy
cơ ô nhiễm môi trường rất cao. Bã sắn chứa nhiều tinh bột nhưng lại nghèo
chất ñạm. Bã sắn tươi có vị hơi chua, bò thích ăn song khi sử dụng lưu ý rằng
trong bã sắn có HCN là chất ñộc ñối với trâu bò, vì vậy cần phải xử lý (ủ chua
yếm khí ). ðể tăng hiệu quả khi sử dụng bã sắn khi cho trâu bò ăn nên bổ
sung thêm urê, bã ñậu nành, bột cá hoặc các nguồn giàu protein khác. Mỗi
ngày có thể cho bò ăn khoảng 8-10 kg bã sắn tươi. Bã sắn có thể phơi, sấy khô
ñể làm nguyên liệu phối chế thức ăn hỗn hợp, song chi phí cho nhiên liệu làm
khô lớn. Bã sắn có thể ủ chua dự trữ ñược khá lâu do một phần tinh bột trong
225


bã sắn ñược lên men và tạo ra pH thấp ức chế hoạt ñộng của vi sinh vật. Khi ủ
chua nên trộn thêm 0,5% muối ăn và buộc chặt ñảm bảo yếm khí.
Một thí nghiệm tiến hành tại trường ðại Học Nông Lâm Huế trên bò
Laisind với mục ñích là ñánh giá ảnh hưởng của việc thay thế bã sắn công
nghiệp ủ chua cho bột sắn và cám gạo trong khẩu phần bò thịt ñến lượng ăn
vào, tỷ lệ tiêu hoá khẩu phần và mức tăng trọng của bò. Kết quả thí nghiệm
cho thấy sử dụng bã sắn ủ chua thay thế cám gạo và bột sắn trong khẩu phần
bò thịt (lượng thức ăn bổ sung tính theo chất khô ở các khẩu phần là như nhau)
không làm ảnh hưởng ñến tỷ lệ tiêu hóa NDF, vật chất khô khẩu phần và khi
khẩu phần chứa bã sắn có bổ sung thêm 10% bột ñậu nành (tính theo vật chất
khô bã sắn) cho tăng trọng tương ñương với khẩu phần bổ sung cám gạo và
bột sắn.
Bảng 5.5. Giá trị dinh dưỡng của bã sắn
Thành phần dinh dưỡng (tính theo chất khô) Thức ăn

pH DM
(%)
CP
(%)
NDF
(%)
HCN
(mg)
OM
(%)
GE
(Kcal)
Bã sắn tươi 4,21 11,2 3,6 31,2 240 97,2 4180
Bã sắn ủ chua 3,75 11,3 3,4 30,1 79 93,1 3900
Nguồn: Nguyễn Xuân Bả và CS (2006)
1.3.3. Hạt bông
Hạt bông có hàm lượng protein và lipid cao nên có thể ñược coi là một
loại thức ăn tinh. Nhưng mặt khác, xơ của nó tương ñương với cỏ nếu xét về
mức ñộ tiêu hoá ở dạ cỏ. Phản ứng của gia súc khi bổ sung hạt bông thay ñổi
rất lớn phụ thuộc vào khẩu phần cơ sở. Tỷ lệ phân giải cao của protein hạt
bông làm cho hàm lượng ammonia trong dạ cỏ tăng cao, ñiều này có lợi cho vi
sinh vật dạ cỏ khi khẩu phần cơ sở nghèo ñạm. Hơn nữa, năng lượng gia nhiệt
của hạt bông thấp nên có lợi khi cho gia súc ăn trong ñiều kiện nhiệt ñộ môi
trường cao.
Tuy nhiên, do hạt bông có hàm lượng lipid cao và có ñộc tố gosypol nên
cho ăn quá nhiều có thể ảnh hưởng xấu ñến hoạt lực của vi sinh vật dạ cỏ.
Hiện nay, người ta ñề nghị mức bổ sung chỉ dưới 150g/kg thức ăn của khẩu
phần. Chế biến, ñặc biệt là xử lý nhiệt, có thể làm tăng tỷ lệ lipit và protein
226



không bị phân giải ở dạ cỏ và giảm gosypol tự do trong hạt bông nên có thể
tăng mức sử dụng trong khẩu phần. Nghiền và kiềm hoá có thể làm tăng tỷ lệ
tiêu hoá của hạt bông.
1.3.4. Khô dầu
Khô dầu là một nhóm các phụ phẩm còn lại sau khi chiết tách dầu từ các
loại hạt có dầu và từ cơm dừa. Các loại khô dầu thường dùng làm thức ăn cho
gia súc nhai lại gồm: khô dầu lạc, khô dầu ñậu tương, khô dầu bông, khô dầu
vừng, khô dầu dừa. Khô dầu là loại sản phẩm sẵn có ở nước ta và ñược xem
như là loại thức ăn cung cấp năng lượng và bổ sung ñạm cho bò. Hàm lượng
ñạm và giá trị năng lượng trong khô dầu tuỳ thuộc vào công nghệ tách chiết
dầu cũng như nguyên liệu ban ñầu. Nhìn chung, khô dầu ñậu tương, khô dầu
lạc thường chứa ít Ca, P và vì vậy, khi sử dụng cần bổ sung thêm khoáng. Khô
dầu có thể cho bò ăn riêng rẽ như một thức ăn bổ sung hoặc trộn với một số
loại thức ăn tinh khác thành thức ăn tinh hỗn hợp.
Trong khô dầu lạc có 35 - 38% protein thô. Với các khô dầu ép thủ công
lượng chất béo còn lại khá cao (8-10%) nên dễ gây ôi tạo mùi khó chịu và dễ
bị mốc. Tuy nhiên, nếu khô dầu mới ép ñược sử dụng ngay không bị mốc thì
ñây là nguồn ñạm khá rẻ tiền, có mùi thơm nên gia súc thích ăn.
Khô dầu rất dễ bị mốc và nhiễm aflatoxin, vì vậy khi sử dụng cho gia
súc cần phải kiểm tra có bị mốc không trước khi sử dụng.
1.3.5. Cám gạo
Cám gạo là phụ phẩm xay xát gạo, lượng cám thu ñược bình quân là 10%
khối lượng thóc. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của cám gạo phụ
thuộc vào quy trình xay xát thóc, thời gian bảo quản cám. Cám gạo mới có
mùi thơm, vị ngọt, bò thích ăn. Tuy nhiên, nếu ñể lâu, nhất là trong ñiều kiện
bảo quản kém, dầu trong cám sẽ bị ôxy hoá, cám trở nên ôi, khét, có vị ñắng,
thậm chí bị vón cục, bị mốc và không dùng ñược nữa. Cám gạo có thể ñược
coi là loại thức ăn cung cấp năng lượng và ñạm. Dùng cám gạo bổ sung cho
khẩu phần nhiều xơ sẽ có tác dụng bổ sung dinh dưỡng và kích thích tiêu hoá

xơ.
227


Thành phần dinh dưỡng trong cám gạo như sau: hàm lượng protein thô
11 - 13%, 10 - 15% lipid thô, 8 - 9% xơ thô và 9-10% khoáng tổng số. Dầu
cám chủ yếu là các axit béo không no.
1.3.6. Bã ñậu nành
Bã ñậu nành là phụ phẩm của quá trình chế biến hạt ñậu nành thành ñậu
phụ hoặc thành sữa ñậu nành. Nó có mùi thơm, vị ngọt, gia súc thích ăn. Hàm
lượng chất béo và protein trong bã ñậu nành rất cao. Bã ñậu nành có thể ñược
coi là loại thức ăn cung cấp protein cho bò. Mỗi ngày có thể cho bò ăn 5-
10kg/con/ngày.
1.3.7. Rỉ mật
Rỉ mật là phụ phẩm của sản xuất ñường kết tinh. Tùy theo các giai ñoạn
của quá trình chiết tinh ñường mà có nhiều loại rĩ mật. Rỉ mật là nguồn ñậm
ñặc carbohydrate có khả năng lên men, là chất cao năng lượng, hàm lượng
protein thấp (2-4%), chủ yếu nitơ dưới dạng nitơ phi protein. Rỉ mật ñược sử
dụng vào các mục ñích cho chăn nuôi sau ñây:
- Là loại thức ăn ñể vỗ béo bò trong chăn nuôi thâm canh
- Là chất mang urê, khoáng và các chất dinh dưỡng khác ñể cải thiện
hiệu quả sử dụng khẩu phần nghèo nitơ.
- Là nguồn chất phụ gia quan trọng cho việc dự trữ thức ăn thô cho trâu

Vai trò của rỉ mật trong thức ăn cho gia súc:
- Là chất cung cấp carbohydrates lên men trong khẩu phần cơ sở của
ñộng vật nhai lại
- Chất mang và tạo tính ngon miệng cho các chất dinh dưỡng khác (như
urê, khoáng ) ñể bổ sung vào khẩu phần giàu xơ và cũng là chất keo trong
khối liếm.

1.4. Thức ăn tinh hỗn hợp
Tuỳ theo trạng thái sinh lý, mục ñích chăn nuôi và các ñiều kiện cụ thể
của khẩu phần cơ sở có thể cần phải cho bò ăn thêm thức ăn tinh ñể tối ưu
hoá hoạt ñộng của vi sinh vật dạ cỏ và/hay ñể thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng
cao của con vật. Tuy nhiên, nếu ta cho chúng ăn từng loại thức ăn tinh riêng
228


biệt thì không thể bảo ñảm sự cân bằng dinh dưỡng, tức là có thể dư thừa chất
này mà lại thiếu chất khác. Chính vì vậy, cần phối hợp các loại thức ăn (các
nguyên liệu thức ăn) theo các tỷ lệ nhất ñịnh sao cho hỗn hợp tạo ra có hàm
lượng các chất dinh dưỡng cân ñối, phù hợp với nhu cầu của từng ñối tượng.
Thực tế trên thị trường có nhiều loại thức ăn tinh hỗn hợp do nhiều hãng
sản xuất ra. Nhìn chung các loại thức ăn này có chất lượng tốt. Tuy nhiên, các
loại thức ăn này thường ñắt và nếu dùng nhiều sẽ ảnh hưởng ñến hiệu quả kinh
tế chăn nuôi. Mặt khác, mua thức ăn hỗn hợp bán sẵn thì chúng ta không thể
tận dụng ñược một cách hiệu quả các loại phụ phẩm hay các nguồn thức ăn
nguyên liệu như cám gạo, tấm, bột ngô, bột ñậu tương sẵn có trong mỗi gia
ñình.
Yêu cầu chung của thức ăn tinh hỗn hợp là :
- Cần có từ ba loại thức ăn nguyên liệu trở lên, tuy nhiên càng có nhiều
loại thức ăn trong thành phần càng tốt.
- Sử dụng tối ña các loại thức ăn sẵn có của mỗi gia ñình hay ñịa phương.
- Thức ăn tinh hỗn hợp phải rẻ, dễ sử dụng và dễ bảo quản.
1.5. Thức ăn bổ sung nitơ (Urê)
ðã có nhiều công trình nghiên cứu về dinh dưỡng gia súc nhai lại cho
thấy sử dụng urê làm thức ăn bổ sung ñã mang lại hiệu quả cao khi khẩu phần
nghèo ni tơ, giàu xơ. Yếu tố hết sức quan trọng hạn chế lượng thức ăn ăn vào,
tốc ñộ phân giải cellulose trong dạ cỏ là nồng ñộ NH
3

. Nồng ñộ ammonia
trong dạ cỏ khi nuôi gia súc bằng thức ăn thô thường thấp, khi bổ sung u rê
liên tục ñã làm tăng lượng thức ăn ăn vào, tăng tỷ lệ tiêu hoá, ổn ñịnh cân bằng
nitơ, tăng tốc ñộ lưu chuyển protein vi sinh vật trong dạ cỏ, tăng nồng ñộ axit
béo bay hơi tổng số trong dịch dạ cỏ, do ñó làm tăng khả năng sản xuất của gia
súc và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Tuy nhiên, ở những khẩu phần thiếu lưu
huỳnh (S), bổ sung urê không ñạt hiệu quả tốt bởi vì thiếu S là yếu tố hạn chế
ñầu tiên ñến hoạt ñộng của các vi sinh vật dạ cỏ. Bổ sung S vào khẩu phần
cùng với u rê theo tỷ lệ N/ S: từ 10:1 ñến 15:1 sẽ vượt qua hạn chế nêu trên. Ở
những khẩu phần nghèo nitơ và nghèo carbohydrate hòa tan khi sử dụng urê
mang lại hiệu quả thấp do vi sinh vật thiếu năng lượng (ATP) cho quá trình
229


sinh tổng hợp protein của chúng. Vì vậy, khi sử dụng urê cần bổ sung thêm
nguồn thức ăn giàu carbohydrate hòa tan (cám, rỉ mật ).
Vấn ñề sử dụng urê cho gia súc nhai lại như là “con dao hai lưỡi”, vì vậy
liều lượng và phương pháp bổ sung là hai vấn ñề ñược quan tâm hàng ñầu.
Liều lượng urê bổ sung cho gia súc nhai lại thường trong khoảng 1% trong
chất khô khẩu phần, hoặc 2% trong thức ăn tinh hoặc khoảng 20-25 g urê/100
kg thể trọng. Không nên vượt quá mức 30% nhu cầu nitơ của gia súc.
Phương pháp bổ sung urê có thể ña dạng song phải ñảm bảo nguyên tắc
“TỪ TỪ”. Các phương pháp phổ biến hiện nay là sử dụng urê ñể xử lý các
loại phụ phẩm giàu xơ (rơm rạ, thân cây ngô già), hoặc tưới dung dịch urê vào
các loại thức ăn này theo tỷ lệ thích hợp, hoặc có thể trộn vào thức ăn tinh cho
gia súc ăn, hoặc chế biến dạng bánh liếm urê, rỉ mật
II. CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT THỨC ĂN
2.1. Cân ñối thức ăn quanh năm
Ở nước ta việc giải quyết thức ăn quanh năm cho gia súc nhai lại trở
thành mối quan tâm lớn cho các nhà chăn nuôi do tính chất mùa vụ. Tùy thuộc

vào ñiều kiện thời tiết ở từng vùng mà thời gian thiếu hụt thức ăn trong năm
có khác nhau. Kết quả ñiều tra các nông hộ chăn nuôi ở khu vực miền Trung
cho thấy mùa thiếu hụt thức ăn vùng ñồng bằng thường xảy ra từ tháng 6-8
(mùa nắng nóng) và từ tháng 11-1 (mùa mưa rét), còn ở vùng núi gia súc
thường thiếu thức ăn vào mùa mưa rét từ tháng 11 ñến tháng 2. Một kết quả
ñiều tra tại ðông Giang của tỉnh Quảng Nam cho biết, ở vùng núi bò thường
ñộng dục và phối giống vào giai ñoạn mùa xuân (tháng 2-tháng 5), do vậy thời
gian ñẻ rơi vào tháng 11- 2, ñây là giai ñoạn thiếu cỏ, thời tiết bất lợi cho gia
súc nên tỷ lệ bê chết cao, bò thịt gầy và thậm chí chết do rét và ñói (Nguyễn
Xuân Bả và CS, 2005).





Mùa mưa

Mùa khô

Nhu c

u th

c ăn th

c ăn xơ thô

Sơ ñ

5.1.

Tính chất mùa vụ trong việc giải quyết thức ăn cho ñàn bò

230




ðể giải quyết thức ăn quanh năm cho gia súc nhai lại một số giải pháp
sau ñây có thể áp dụng. Tùy thuộc vào ñiều kiện cụ thể của từng ñịa phương
mà lựa chon một hoặc nhiều giải pháp có tính khả thi và hiệu quả.
2.2. Chế biến và dự trữ thức ăn

2.2.1. Sản xuất và dự trữ cỏ khô
Cỏ khô loại là một trong những nguồn thức ăn tốt cho gia súc nhai lại,
ñặc biệt là vào vụ ðông-Xuân. Hàm lượng và thành phần các chất dinh dưỡng
trong cỏ khô có sự khác nhau rất rõ rệt và tùy thuộc vào thành phần thực vật
của cây cỏ, ñiều kiện ñất ñai và khí hậu, loại và liều lượng phân bón sử dụng,
thời gian thu hoạch cỏ, tình trạng thời tiết lúc cắt cỏ và kỹ thuật làm khô. Giai
ñoạn phát triển thực vật lúc thu hoạch cỏ ñể phơi khô cũng ảnh hưởng rất
nhiều ñến thành phần hoá học của nó. Cây càng thành thục và già ñi thì hàm
lượng cellulose trong cỏ tăng lên, còn hàm lượng protein, vitamin và chất
khoáng giảm xuống.
ðối với các loại cỏ bộ ñậu (cỏ Stylo, cỏ Medicago và cỏ ba lá ) tốt nhất
là thu hoạch vào giai ñoạn có nụ hoa vì khi ñó hàm lượng protein trong cỏ cao
nhất. Cỏ thu hoạch từ những nơi ñất màu mỡ chứa nhiều caroten hơn ñất cằn
cỗi. Trong thành phần cỏ khô có chứa nhiều loại cây bộ ñậu thì lượng caroten
càng phong phú.
ðiều ñáng chú ý nữa là hàm lượng vitamin D trong cỏ khô. Trong cây
xanh không có vitamin D nhưng lại có ergosterin. Khi phơi nắng, dưới ảnh
hưởng của tia cực tím, ergosterin ñược chuyển thành vitamin D

2
. Cỏ sấy khô
nhân tạo hầu như không có vitamin D. Rõ ràng là nếu cỏ khô giàu vitamin A
thì lại rất nghèo vitamin D và ngược lại, vì ánh sáng mặt trời phá huỷ vitamin
A và thúc ñẩy quá trình tạo thành vitamin D. Nếu phơi cỏ bị mưa ướt thì hàm
lượng vitamin A và D trong ñó giảm rõ rệt, và trong trường hợp này cho dù bò
ñược cung cấp số lượng lớn cỏ khô vẫn không thể thoả mãn ñược nhu cầu của
chúng.
ðiều kiện cơ bản ñể thu ñược cỏ khô chất lượng tốt và giảm tổn thất các
chất dinh dưỡng là sau khi thu hoạch phải phơi (sấy) khô nhanh chóng. Thời
231


gian phơi (hoặc sấy) càng ngắn thì hàm lượng nước trong cỏ càng giảm (ñến
mức tối thiểu), quá trình sinh lý và sinh hoá gây ra tổn thất lớn chất dinh
dưỡng trong ñó sẽ nhanh chóng bị ngừng lại.
Cỏ khô là hình thức dự trữ thức ăn thô xanh rẻ tiền, dễ làm và dễ phổ
biến trong ñiều kiện chăn nuôi ở nước ta. Tuy nhiên, ñể có ñược loại cỏ khô
chất lượng tốt lại không ñơn giản. ở nước ta, mùa có ñiều kiện cho cây cỏ phát
triển và chất lượng cỏ tốt lại hay có mưa. Ngược lại, trong mùa khô dễ làm cỏ
khô thì chất lượng cỏ lại giảm sút. Vì vậy, trong mùa mưa, muốn làm cỏ khô
chất lượng tốt thì phải chú ý theo dõi diễn biến thời tiết, có kế hoạch chu ñáo
về nhân lực, phương tiện thu cắt, vận chuyển, nơi cất giữ
Thời gian cắt cỏ phơi khô tốt nhất là từ tháng 4 ñến tháng 6 dương lịch
,
là lúc cỏ mới ra hoa, có sản lượng và thành phần dinh dưỡng cao. Tránh phơi
quá nắng, cỏ sẽ mất nhiều chất dinh dưỡng, nhất là vitamin. Trong khi phơi cỏ
chưa khô hoặc lúc có mưa nên gom cỏ thành ñống, nếu có thể thì tìm cách che
phủ giữ cho cỏ khỏi mất phẩm chất. Cỏ khô phẩm chất tốt vẫn giữ ñược màu
xanh, thân, cuống và lá ñều mềm và có mùi thơm dễ chịu.

Bảo quản cỏ khô bằng cách ñánh thành ñống như ñống rơm, nén chặt và
có mái che mưa. Nếu có ñiều kiện thì xây dựng nhà kho dự trữ cỏ khô. Muốn
tăng sức chứa của nhà kho thì bó cỏ thành bó (tốt nhất là dùng máy ñóng bánh
cỏ khô) ñể xếp ñược nhiều và khi cần lấy ra cho gia súc nhai lại ăn cũng thuận
tiện.
2.2.2. Sản xuất thức ăn ủ chua
2.2.2.1. Nguyên lý ủ chua
Ủ chua là kỹ thuật bảo quản và dự trữ thức ăn nhờ quá trình lên men yếm
khí, tạo ra trong khối thức ăn một lượng axít hữu cơ cấp thấp (axít lactic) cần
thiết ñể hạ ñộ pH xuống tới mức (khoảng 4,2) có tác dụng ức chế hoạt ñộng
của các loại vi khuẩn, nhờ ñó mà thức ăn ñược bảo quản lâu dài.
Thực chất của ủ chua là quá trình lên men yếm khí khi trong khối nguyên
liệu (thường là thức ăn thô xanh) có ñủ cơ chất (ñường), ñược nén chặt, có
nhiệt ñộ và ñộ ẩm thích hợp. Ngược lại, khi trong khối thức ăn và trong hố ủ
có nhiều không khí, quá trình lên men háo khí xuất hiện và tăng cường, làm
hỏng khối thức ăn.
232


Nhờ quá trình bảo quản thức ăn bằng ủ chua, những phần cứng của thân
cây bị mềm ra và làm cho nó trở nên dễ ăn và dễ tiêu hoá hơn. Tuy nhiên, về
bản chất ủ chua không làm tăng thành phần dinh dưỡng của thức ăn mà chỉ là
bảo quản thức ăn với sự tổn thất dinh dưỡng ở mức thấp. ðây là cách dự trữ
thức ăn xanh tốt nhất từ mùa hè (nhiều cỏ) sang mùa ñông (thiếu cỏ) ñể ñảm
bảo ñủ thức ăn thô quanh năm cho bò.
2.2.2.2. ðiều kiện cần thiết ñể ủ chua thành công
ðể ủ chua thành công cần có những ñiều kiện tiên quyết sau ñây:
- Hố ủ bảo ñảm yêu cầu kín nước và kín khí. Hố ủ phải giữ ñược không
cho nước và không khí bên ngoài ngấm vào, ñồng thời phải sạch, không gồ
ghề ñể nén thức ăn ñược chặt và dễ dàng. Sau khi chất nén ñầy thức ăn, hố ủ

phải ñược ñậy kín và che phủ cẩn thận ñể tránh ngấm nước mưa (làm loãng,
rửa trôi) và không khí lọt vào (không ñảm bảo yếm khí).
- Thức ăn ñem ủ phải có ñộ ẩm thích hợp. Thức ăn trước khi chất vào hố
ủ cần có hàm lượng vật chất khô khoảng 25-30%. Nếu ñộ ẩm trong nguyên
liệu quá cao (quá loãng) thì pH trong hố ủ khó hạ ñủ thấp (cần phơi tái cho rút
bớt nước hay trộn với thức ăn khô hơn). Nếu thức ăn khô quá thì khó nén chặt
ñể ñảm bảo yếm khí (cần tưới thêm nước cho ñủ ñộ ẩm nêu trên).
- Thức ăn ñem ủ phải có ñủ lượng ñường ñể lên men. Thông thường các
loại cỏ xanh thu hoạch vào giai ñoạn thích hợp thì có ñủ lượng ñường lên men
(khoảng 10% VCK trở lên). Một số loại nguyên liệu có tỷ lệ ñường cao như
khoai, sắn, bã dứa nên dễ ủ chua thành công. Một số khác khó ủ hơn do tỷ lệ
ñường thấp (như rơm lúa tươi, ngọn cây ngô già sau thu bắp), vì vậy phải bổ
sung thêm rỉ mật.
- Thức ăn ñem ủ phải ñược cắt ngắn và nén chặt. Việc cắt ngắn/băm nhỏ
thức ăn giúp giải phóng ñường ñể lên men ñược nhanh chóng, ñồng thời ñể
việc nén chặt ñược dễ dàng hơn. ðể loại trừ không khí phải nén thật chặt khối
thức ăn trong hố. Muốn vậy, phải chất vào hố từng lớp mỏng một và chất thức
ăn ñến ñâu nén chặt ñến ñó. Chú ý: nén chặttrên toàn bộ bề mặt hố, nén xung
quanh và các góc hố.
- Thao tác ủ (chất thức ăn vào hố) càng nhanh càng tốt. Sau khi thu
hoạch và trong quá trình ủ do thức ăn vẫn tiếp xúc với không khí nên quá trình
233


hô hấp thực vật và lên men háo khí diễn ra, làm tiêu hao lượng ñường trong
nguyên liệu và sinh nhiệt làm cho khối thức ăn nóng lên. Do vậy, thao tác ủ
càng chậm thì chất lượng thức ăn càng giảm, thậm chí bị hỏng. Tốt nhất là
thời gian từ khi cắt thức ăn về cho ñến khi ñóng hố ủ diễn ra trong cùng một
ngày.
2.2.2.3. Chuẩn bị ủ chua

a. Chuẩn bị hố ủ
ðịa ñiểm ñặt hoặc xây hố ủ phải chọn nơi cao ráo, cạnh chuồng nuôi ñể
tiện sử dụng. Tốt nhất là xây hố ủ bằng gạch có trát xi măng. Tuỳ theo vùng và
mức nước bề mặt, có thể xây hố chìm, chìm một nửa hoặc nổi hoàn toàn trên
mặt ñất. Số lượng hố và kích thước các chiều tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng,
khối lượng thức ăn có sẵn, quy mô ñàn gia súc trên cơ sở tính toán mỗi khối
hố ủ dự trữ ñược khoảng 0,5 tấn thức ăn ủ xanh.
Trong ñiều kiện chăn nuôi nông hộ nên xây một hoặc nhiều hố ủ với thể
tích khoảng 1,5m³ (1m × 1m × 1,5m) bởi vì lượng thức ăn cần thiết ñể chất
ñầy hố ủ 1,5 m³ tương ứng với một ngày công lao ñộng. Một hố ủ thể tích 1,5
m³ có thể tiếp nhận toàn bộ sản lượng của một sào ngô cây làm thức ăn gia
súc hoặc cỏ voi cắt ở 35 ngày tuổi và sẽ cho ra khoảng 700-800 kg thức ăn ủ
chua. Trong trường hợp trồng ngô rau (ngô bao tử), hoặc ngô sau khi thu hạt
khô thì cần phải có hai sào ñể chất ñầy vào hố ủ này. ðể tránh tổn thất thức ăn
khi ủ nên rải các tấm chất dẻo ở các thành hố và phía trên sau khi ủ xong.
Không nhất thiết phải xây hố ủ bằng gạch và xi măng mà cũng có thể ủ
chua thức ăn trong các loại hố ủ khác:
+ ðào một hố sâu trong lòng ñất, ñắp bờ xung quanh miệng hố ñể tránh
nước mưa tràn vào. Cần chọn chỗ cao ráo, dễ thoát nước, ñào ở chỗ ñất quánh,
mịn, không nên ñào hố chỗ ñất cát pha, chỗ trũng ñể tránh nước bên ngoài
ngấm vào hố. Dùng các tấm chất dẻo rải quanh thành hố và cao lên trên miệng
hố ñể có thể gấp ñóng kín lại sau khi ñã chất ñầy và nén chặt thức ăn.
+ Dùng túi chất dẻo ñể chất thức ăn xanh sau khi ñã băm thái vào. Nên
chọn loại túi mầu sẫm, có ñộ dầy trên 0,2 mm. Ưu ñiểm của túi chất dẻo là có
thể buộc kín dễ dàng. Tuy nhiên, túi chất dẻo có nhược ñiểm là khó nén chặt
thức ăn và chi phí cao. Túi có thể bị chọc thủng, ñặc biệt là khi tiến hành ủ
234


chua thân cây ngô, cỏ voi Tốt nhất là cho túi chất dẻo vào trong bao bì vừa

cở ñể bảo vệ tránh bị chọc thủng và chống chuột cắn rách. Kinh nghiệm cho
thấy trong ñiều kiện nông hộ ủ chua trong túi chất dẻo là tiện lợi, thức ăn ủ có
chất lượng tốt và hầu như không bị hư hỏng, trừ chỗ bị chỏng thủng ñể không
khí vào ñược. Tuy nhiên, sau một thời gian ủ nếu thấy nhiều dịch sinh ra phía
dưới túi thì cần chọc thủng phía dưới cùng của túi cho dịch chảy ra, tránh cho
lớp thức ăn phía dưới bị hỏng.
+ Dùng thùng phi ñể ủ chua thức ăn (nên dùng loại có dung tích 200 lít).
Trường hợp ủ chua trong thùng phi cần lưu ý phơi thức ăn hơi khô hơn một
chút (ñộ ẩm dưới 65%) ñể tránh lượng dịch lớn sinh ra trong quá trình lên men
và tích tụ dưới ñáy thùng, làm thối hỏng lớp thức ăn bên dưới. Sau khi chất
ñầy thức ăn và nén chặt, tiến hành ñóng thùng phi bằng cách lấp một lớp ñất
dầy lên trên.
b. Các vật tư, dụng cụ cần thiết
Tuỳ theo loại hố ủ, có thể cần những vật tư và dụng cụ sau ñây :
+ Máy thái cây thức ăn nhất thiết phải có trong ñiều kiện chăn nuôi trang
trại vì lượng thức ăn cần ủ mối lần rất lớn. Nếu có ñiều kiện các nông hộ cũng
nên dùng máy thái cây thức ăn, tuy nhiên nếu không có thì dùng dao băm thái
cũng ñược.
+ Một vài chày gỗ hoặc tre, dài khoảng gần 2m, to vừa tay cầm và vót
nhọn ñầu dùng ñể giã nén chặt thức ăn.
+ Một số ñá hoặc gạch vỡ dùng xếp xuống ñáy hố, tránh cho thức ăn
không bị ngâm chìm trong dịch sinh ra do quá trình lên men thức ăn.
+ Khi ủ hố nhỏ trong nông hộ cần có một số thanh tre ñể nâng cao thêm
thành hố ủ (khoảng 30 thanh, dài 50 cm, rộng khoảng 2cm) và hai ñoạn tre
mềm, dài 2 m ñể làm mái che bên trên miệng hố.
+ Rơm lúa ñã phơi thật khô, dùng ñể rải xuống ñáy hố (trên lớp ñá sỏi) và
phủ trên lớp thức ăn sau cùng, trước khi lấp ñất lên miệng hố.
+ Tấm lợp (bằng chất dẻo hoặc fibrô-ximăng) ñể không cho nước mưa
ngấm vào trong hố ủ.
c. Các chất bổ sung

235


Tuỳ trường hợp và tuỳ những ñiều kiện cụ thể, có thể nên hoặc phải sử
dụng một số chất bổ sung sau ñây cho các mục ñích khác nhau:
+ Rỉ mật ñường, ñể tăng hàm lượng ñường, tạo thuận lợi cho quá trình
lên men, ñặc biệt là ñối với những loại thức ăn nghèo ñường. Tỷ lệ rỉ mật
ñường thay ñổi, có thể từ 1- 5% tuỳ theo lượng ñường có sẵn trong nguyên
liệu.
+ Muối ăn hoặc CaCO
3
ñể trung hoà bớt lượng axít lactic sản sinh ra khi
thức ăn nguyên liệu có nhiều ñường, làm cho thức ăn bớt chua. Tỷ lệ muối
khoảng 0,5%. Muối ăn còn có tác dụng làm tăng tính ngon miệng của thức ăn
nên kích thích bò ăn ñược nhiều hơn. Hơn nữa, khi trộn thêm muối sẽ làm tăng
áp suất thẩm thấu, không có lợi cho vi khuẩn lên men butyric (chịu áp suất
thẩm thấu cao kém hơn vi khuẩn lactic) nên làm cho thức ăn có chất lượng tốt
hơn. Tuy nhiên không nên bổ sung muối cho nguyên liệu có ít ñường vì nó ức
chế vi khuẩn lên men nói chung nên quá trình hạ pH sẽ chậm lại.
+ Urê ñể tăng hàm lượng protein trong thức ăn và giữ cho thức ăn ổn
ñịnh, không bị chua quá. Urê ñược chỉ ñịnh trong trường hợp các loại thức ăn
ñem ủ có hàm lượng ñường cao. Tỷ lệ sử dụng khoảng 0,5%.
+ Rơm khô hay bã mía dùng ñể hấp thụ bớt lượng dịch sinh ra trong quá
trình lên men hoặc dùng ñể xử lý trường hợp thức ăn ñem ủ bị ướt (mưa không
phơi ñược).
+ Một số hoá chất bảo quản (axít phosphoric, axít acetic, axit formic, ),
một số dạng enzyme, dạng vi sinh vật lên men lactic cũng có thể ñược sử
dụng trong kỹ thuật ủ chua. Tuy nhiên, các chất này thường ñắt, khó kiếm và
ñôi khi còn gây nguy hiểm cho người và gia súc.
2.2.2.4. Sử dụng thức ăn ủ chua

Vào ngày sử dụng thức ăn ủ chua ñầu tiên, dỡ lớp mái che, lớp ñất và lớp
rơm lúa phủ bên trên. Nếu thấy lớp thức ăn trên cùng có những chấm trắng,
xanh nhạt hoặc xanh lá cây thì loại bỏ. ðó là do nấm mốc phát triển trong ñiều
kiện còn tồn tại một lượng nhỏ không khí giữa lớp thức ăn này và lớp rơm phủ.
Lượng thức ăn ủ chua sử dụng cho mỗi con và cho cả ñàn tuỳ thuộc vào
lượng thức ăn thô xanh cần thay thế trong khẩu phần. Vào ngày ñầu tiên nên
cho ăn lượng nhỏ, sau ñó tăng dần và ñến ngày thứ ba hay thứ tư thì cho ăn
236


lượng tối ña có thể ăn tới 20 kg mỗi ngày. Nhưng nếu nuôi theo khẩu phần và
cho ăn mỗi ngày chỉ 15 kg thì lượng thức ăn ủ chua chứa trong một hố ủ 1,5
m
3
có thể nuôi nó trong vòng 50 ngày.
Dù mức ñộ sử dụng như thế nào thì mỗi ngày cũng chỉ lấy thức ăn ủ chua
ra một lần, lấy lần lượt từ trên xuống dưới hoặc từ một phía, với lượng cần
thiết ñủ cho ñàn gia súc. Sau mỗi lần lấy thức ăn ra cần che ñậy ngay hố lại ñể
tránh mưa nắng. Một khi ñã mở hố ủ và sử dụng thức ăn ủ chua cho bò ăn cần
sử dụng liên tục cho ñến khi hết.
2.2.3. Biện pháp kiềm hoá nhằm xử lý, chế biến phụ phẩm giàu xơ
Thức ăn thô chất lượng thấp (như rơm rạ, thân cây ngô già) có hai nhược
ñiểm cơ bản là dinh dưỡng không cân ñối (do thiếu N, khoáng, vitamin và
năng lượng dễ lên men) và vách tế bào bị lignin hoá. Như vậy, về nguyên tắc
có hai giải pháp ñể nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn thô chất lượng thấp:
Bổ sung các chất dinh dưỡng bị thiếu ñể làm tăng sinh và tăng hoạt lực
phân giải xơ của VSV dạ cỏ, ñồng thời tăng cân bằng dinh dưỡng chung cho
vật chủ.
Xử lý nhằm phá vỡ các liên kết phức tạp trong vách tế bào làm cho VSV
và enzyme của chúng dễ tiếp xúc hơn với cơ chất (cellulose và hemicellulose),

do ñó ñó mà làm tăng tỷ lệ tiêu hoá và lượng thu nhận.
Như ñã trình bày trong chương 2, hiệu quả sử dụng thức ăn giàu xơ chất
lượng thấp có thể ñược cải thiện bằng việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Tuy
nhiên, khi hiệu quả của việc bổ sung ñã ñạt ñến cận trên thì việc nâng cao hơn
nữa khả năng lợi dụng các nguồn phụ phẩm giàu xơ chỉ có thể thực hiện ñược
bằng việc tăng tỷ lệ tiêu hoá của khẩu phần cơ sở và tăng tốc ñộ giải phóng
thức ăn ra khỏi dạ cỏ. Các biện pháp xử lý thích hợp có thể làm thay ñổi một
số tính chất lý hoá của vách tế bào thực vật, từ ñó làm tăng khả năng phân giải
của VSV với thành phần xơ, làm tăng tính ngon miệng và nâng cao tỷ lệ tiêu
hoá.
Có thể chia các phương pháp xử lý chính thành các nhóm: xử lý vật lý,
xử lý sinh học và xử lý hoá học, trong ñó xử lý hoá học là phổ biến nhất. Xử lý
hoá học ñể cải thiện giá trị dinh dưỡng của rơm ñược bắt ñầu từ cuối thế kỷ
thứ 19 và hiện nay ñang ñược áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.

×