Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bài giảng bệnh chuyên khoa nông nghiệp : BỆNH HẠI CÂY XOÀI part 1 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.66 KB, 5 trang )

đại học cần thơ
đại học cần thơ đại học cần thơ
đại học cần thơ -

- khoa nông nghiệp
khoa nông nghiệp khoa nông nghiệp
khoa nông nghiệp


giáo trình giảng dạy trực tuyến
Đờng 3/2, Tp. Cần Thơ. Tel: 84 71 831005, Fax: 84 71 830814
Website: email: ,






BệNH CHUYêN KHOA
BệNH CHUYêN KHOABệNH CHUYêN KHOA
BệNH CHUYêN KHOA




CHơNG 12:
BệNH HạI CâY XOàI


Giáo Trình Bệnh Cây Chuyên Khoa
219


CHƯƠNG XII

BỆNH HẠI CÂY XOÀI


BỆNH THÁN THƯ

Đây là bệnh khá quan trọng trên xoài, gây hại cho nhiều khu vực trồng xoài.

I.Triệu chứng:

Bệnh có thể xuất hiện trên lá, cành non, phát hoa và trái. Trên lá có những
đốm tròn hay góc cạnh, màu xám nâu, lớn khoảng 3-5 mm. Các đốm có thể liên kết
thành vùng lớn. Sau đó vết bệnh bò khô và rách nơi vết bệnh, lá bệnh bò rụng đi.

Trên cành non cũng có những đốm nâu xám, phát triển lớn ra bao quanh cành,
vùng bệnh sẽ bò khô đi. Thường các vết bệnh xuất hiện trên ngọn cành non trước rồi
lan dần xuống làm khô chết đọt. Trên hoa có những đốm đen nhỏ phát triển,nhất là
những khi trời ẩm, làm cho hoa bò rụng. Trên trái thường bò nhiễm trước khi trái chín,
da trái có những đốm đen lõm vào, các đốm có thể liên kết nhau, thòt trái bên dưói
vết bệnh thường bò chai đi. Thường trái chín sẽ thể hiện triệu chứng rõ nét.

II.Tác nhân:

Do nấm Colletotrichum gloeosporiodes .

III.Đặc điểm phát triển của bệnh:

Bệnh lưu tồn trong cành lá bệnh còn trên cây hay lá bệnh rơi trên mặt
đất.Nấm bệnh phát triển mạnh khi trời mát (25

o
C), nặng nhất trong các tháng mưa.
Khi có nhiều sương, bệnh nhiễm nặng ở hoa. Đốm bệnh tập trung nhiều ở cuối cuống
trái hay xếp thành sọc ở chóp trái, cho thấy bào tử nấm chảy theo nước để lây lan đi.
Nấm có thể xâm nhập vào các lổ trên vỏ trái còn xanh (qua bì khổng), hoặc sọe
cuống ở trái già, sau đó phát triển vào thòt quả trong quá trình trái chín.

IV.Biện pháp phòng trò:

- Tiêu huỷ các cành lá bệnh để tránh lây lan.

Giáo Trình Bệnh Cây Chuyên Khoa
220
- Phun các loại thuốc gốc đồng như thanh phàn-vôi (Bordeaux), Copper Zinc,
Copper B, Zineb hay Benomyl nhiều lần trong mùa mưa.

- Nhúng trái trong nước nóng 55
o
C (pha 3 phần nước sôi, 2 phần nước lạnh) có
pha Benomyl 50 WP ở nồng độ 0,05% , rất có hiệu quả để phòng ngừa bệnh trên trái
sau khi thu hoạch.

BỆNH CHÁY LÁ

I.Triệu chứng:

Gây hại chủ yếu trên lá đôi khi cũng có trên nhánh. Đốm bệnh lúc đầu nhỏ như
đầu kim, màu vàng, dần dần lớn lên có màu nâu nhạt, sau đó nâu đậm, viền màu
tím sậm hơi nhô. Tâm vết bệnh sẽ biến thành màu xám tro, có các vết đen là những
ổ nấm, vết bệnh thường có hình bầu dục to hay bất dạng. chóp lá bò khô cháy dần khi

bệnh lan dần vào trong cuống lá.

Trên nhánh, đốm bệnh có hình bầu dục dẹp, phát triển dần bao quanh cành.
Trên trái, đốm bệnh tròn úng nước, sau đó lan nhanh làm thối trái.

II.Tác nhân:

Do nấm Macrophoma mangiferae.

III.Đặc điểm gây bệnh:

Nấm gây bệnh có thể sống trên các vết bệnh trong nhiều năm. Bào tử nấm bò
nước mưa cuống trôi đọng giọt ở cuối chóp lá, từ đó phát triển và lan dần vào phía
cuống làm cháy cả lá. Bệnh phát triển nặng trong mùa mưa.

IV.Biện pháp phòng trò:

- Cắt bỏ, tiêu huỷ các cành lá bệnh để giảm nguồn gây bệnh.

- Phun Copper Zinc, Copper B, Benomyl khi thấy cần.




Giáo Trình Bệnh Cây Chuyên Khoa
221
ĐỐM LÁ Pestalotia:

I.Triệu chứng:


Trên lá, đốm bệnh có hình bầu dục to, màu nâu nhạt, tâm xám trắng, có các vết
đen là những điã đài của nấm.Tâm vết bệnh có thể bò rách đi. Trên trái vùng nhiễm
bệnh có màu đen, và bò nhăn rúm.

II.Tác nhân:

Do nấm Pestalotia mangiferae. Đây là nấm ký sinh yếu, thường nhiểm qua
vết thương ở lá, trái hay do tiếp xúc giữa trái lành và trái bệnh.

III.Phòng trò:

Bệnh thường nhẹ, có thể không cần phòng trò. khi cần có thể phun các loại
thuốc như Copper Zinc, Copper B, Zineb hay Benomyl.


BỆNH BÒ HÓNG

I.Triệu chứng:

Lá hay bông thường bò lớp bò hóng bám trên bề mặt. Bò hóng có thể bám
thành đốm hay phủ thành lớp trên mặt lá.

II.Tác nhân:

Do nấm: Capnodium mangiferae tạo bò hóng thành lớp, Meliola mangiferae
tạo bò hóng đóng thành đốm rời nhau.

Nấm thật ra không gây hại trực tiếp cho cây vì không hút dinh dưỡng từ cây.
Nấm chỉ phát triển trên lớp mật do rầy xanh, rệp dính, rệp sáp và sinh sản thành
các bào tử đen bám dính vào mặt lá, làm giảm sự quang hợp ở lá. Bệnh thường phát

triển nặng trong muà nắng và vào muà mưa thưòng sẽ bò rửa trôi đi.

III.Biện pháp phòng trò:

Giáo Trình Bệnh Cây Chuyên Khoa
222
- Phun thuốc diệt các loại côn trùng tạo mật, như :rầy xanh, rệp dính, rệp
sáp bằng Bassa, Trebon, Thiodan, Dimecron
- Phun các loại thuốc trừ nấm gốc đồng, hay bằng bột lưu huỳnh (0,2%).


BỆNH KHÔ ĐỌT

I.Triệu chứng:

Trên nhánh đọt có đốm sậm màu, vùng bệnh lan dần trên các cành non còn
xanh, lá bò khô lan dần từ chân phiến lá dọc theo các gân của bìa lá. Lá biến màu
nâu, bià lá cuốn lên trên. Cành sẽ bò khô ,nhăn và rụng đi. Cành bệnh có thể thấy
chảy mũ. Chẻ dọc cành bệnh, bên trong các mạch dẫn nhựa bò nâu, tạo thành những
sọc nâu.

II.Tác nhân:

Do nấm Diplodia natalensis. Bệnh phát triển mạnh khi ẩm độ không khí
cao (trên 80%), nhiệt độ từ 28-30
o
C, lan nhanh trong mùa mưa.

III.Biện pháp phòng trò:


Để phòng ngừa bệnh phát triển trên cây con ghép, cần chọn mắt ghép tốt từ
trên cây mạnh, vệ sinh dụng cụ ghép tốt, để y con nơi thoáng mát, đưa cây con ra
nắng dần dần tránh cho cây con bò sốc nắng dễ bò nhiễm bệnh.


BỆNH PHẤN TRẮNG

I.Triệu chứng:

Trên lá non và trên phát hoa bò đóng lớp phấn trắng hay xám, đó là bào tử của
nấm. Bệnh thường phát triển từ ngọn của phát hoa, lan dần xuống cuống hoa, lá non
và cành. Thường hoa bò nhiễm bệnh trước khi thụ phấn và trái còn rất nhỏ đã bò
nhiễm. Trái bệnh sẽ bò biến dạng, méo mó, nhạt màu và bò rụng.

II.Tác nhân:

Do nấm Oidium mangiferae

×