Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghiên cứu biến động GDP Thị xã Tam Kì từ 2000 - 2002 - p2 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.89 KB, 9 trang )

thực tế năm 1989 làm gốc; thời kỳ kế hoạch 1995 - 2000 chọn giá sản xuất thực tế
năm 1994 làm gốc. Phương pháp tính các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp theo giá năm
gốc.
Ngoài ra, kết quả sản xuất còn được tính theo giá cố định. Giá cố định là loại giá so
sánh đặc biệt, do nhà nước tính toán, ban hành và thường được cố định trong một
thời kỳ dài.
1.1.2. Khái niệm, ý nghĩa của tổng sản phẩm quốc nội
1.1.2.1. Khái niệm
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP - Gross Domestic Product) là toàn bộ sản phẩm vật
chất và dịch vụ do tất cả các ngành kinh tế mới sáng tạo ra trong từng thời kỳ. Là
một bộ phận của giá trị sản xuất còn lại sau khi trừ đi chi phí trung gian. Đó là bộ
phận giá trị mới do lao động sản xuất tạo ra và khấu hao TSCĐ trong một thời kỳ
nhất định ( thường là một năm ).
Hay nói cách khác, tổng sản phẩm quốc nội bằng tổng giá trị tăng thêm của tất cả
các ngànhvà thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân tạo ra trong một thời kỳ
nhất định.
Giá trị tăng thêm (VA - Value Added) và tổng sản phẩm quốc nội giống nhau về nội
dung (các yếu tố giá trị hợp thành C1+ V + M ) nhưng khác nhau về phạm vi tính
toán. C1 + V + M của các bộ phận trong nền kinh tế quốc dân được gọi là giá trị
tăng thêm (VA), C1 +V + M của toàn bộ nền KTQD được gọi là tổng sản phẩm
quốc nội (GDP).
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Quy mô tổng sản phẩm quốc nội là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ, được tính theo đơn vị
giá trị (theo giá hiện hành, so sánh và cố định).
1.1.2.2 Ý nghĩa
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan
trọng phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất của các ngành, thành
phần kinh tế và toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong một thời kỳ nhất định( thường là
một năm ). Đó là nguồn gốc mọi khoản thu nhập, nguồn gốc sự giàu có và phồn
vinh của xã hội. Nó không chỉ biểu hiện hiệu quả của tái sản xuất theo chiều sâu mà
cả hiệu quả tái sản xuất theo chiều rộng, là một trong những cơ sở quan trọng để


tính các chỉ tiêu kinh tế khác.
Tổng sản phẩm quốc nội là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá sự tăng
trưởng kinh tế của một quốc gia, nghiên cứu khả năng tích luỹ, huy động vốn, tính
toán các chỉ tiêu đánh giá mức sống dân cư, so sánh quốc tế, xác định trách nhiệm
của mỗi nước đối với các tổ chức quốc tế
1.1.2.3 Cơ cấu tổng sản phẩmquốc nội
Cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội có thể được nghiên cứu theo các tiêu thức :
- Ngành, vùng, thành phần kinh tế nhằm chỉ rõ vai trò của từng ngành, vùng,
thành phần kinh tế trong việc tạo ra tổng sản phẩm quốc nội.
- Yếu tố cấu thành giá trị : Toàn bộ tổng sản phẩm quốc nội gồm : C1, V, M.
- Loại thu nhập : Toàn bộ tổng sản phẩm quốc nội chia ra thu nhập của các hộ
(người lao động), thu nhập của các doanh nghiệp và của nhà nước.
- Theo mục đích sử dụng
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Xét theo quan điểm vật chất, tổng sản phẩm quốc nội bao gồm : tiêu dùng cuối
cùng vủa cá nhân và xã hội, tích luỹ, xuất khẩu hàng hoá thuần.
Xét theo quan điểm tài chính, tổng sản phẩm quốc nội bao gồm : chi cho tiêu
dùng cuối cùng của hộ và chính phủ, tiết kiệm, số dư quan hệ kinh tế với nước
ngoài.
1.1.3 Nguyên tắc tính tổng sản phẩm quốc nội
Là một bộ phận của tống giá trị sản xuất, tổng sản phẩm quốc nội được tính theo
nguyên tắc sau :
- Nguyên tắc thường trú (hay theo lãnh thổ kinh tế ) : Chỉ được tính vào GDP
kết quả sản xuất của các đơn vị thường trú.
- Tính theo thời điểm sản xuất : Kết quả sản xuất của thời kỳ nào được tính
vào GDP của thời kỳ đó.
- Tính theo giá thị trường
Các nguyên tắc trên cần được quán triệt khi tính toán, phân tích các chỉ tiêu thuộc
GDP phù hợp với các đặc điểm cụ thể của chúng.
1.1.4 Các phương pháp tính tổng sản phẩm quốc nội

Là một chỉ tiêu biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất, GDP vận động trải qua ba
giai đoạn : được sản xuất ra trong các ngành sản xuất, được phân phối để hình thành
các khoản thu nhập, được đem sử dụng để thoả mãn các nhu cầu của cá nhân và xã
hội. Tương ứng với ba giai đoạn vận động của nó có ba phương pháp tính tổng sản
phẩm quốc nội (phương pháp sản xuất, phương pháp phân phối và phương pháp sử
dụng cuối cùng).
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Tổng sản phẩm quốc nội thường được tính theo ba phương pháp theo quá trình vận
động từ sản xuất - phân phối đến sử dụng.
1.1.4.1 Phương pháp sản xuất
1.1.4.1.1 Công thức tổng quát :
Tổng sản phẩm quốc nội = Tổng giá trị sản xuất - Chi phí trung gian
GDP = GO - IC
• Tổng giá trị sản xuất là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của toàn bộ nền kinh
tế theo từng kỳ : quý, 6 tháng, năm. Chỉ tiêu này được xác định bằng tổng giá trị sản
xuất của từng ngành kinh tế, thành phần kinh tế.
Tổng giá trị sản xuất bao gồm toàn bộ các yếu tố : Chi phí trung gian và giá trụ mới
tăng thêm, tổng giá trị sản xuất đã sản xuất ra trong kỳ được sử dụng cho nhu cầu
sản xuất, cho tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và xã hội (Nhà nước), cho tích luỹ
tài sản và xuất khẩu ra nước ngoài.
Như vậy, tổng giá trị của toàn bộ nền kinh tế đã tính trùng giữa các thành phần chi
phí trung gian. Ví dụ : giá trị sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra đã tính vào giá trị
sản xuất ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp chế biến lương thực lại tính một
lần nữa sản phẩm nông nghiệp đã sử dụng cho sản xuất trong ngành này. Giá trị sản
phẩm vật liệu xây dựng đã tính vào giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến.
Ngành xây dựng sử dụng sản phẩm trên vào xây dựng các công trình nên trong giá
trị sản xuất ngành xây dựng lại tính thêm một lần nữa giá trị sản phẩm của ngành
công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Sự tính trùng trong chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất phụ thuộc vào mức độ chi tiết của

phân ngành kinh tế quốc dân. Phân ngành kinh tế càng chi tiết, mức độ tính trùng
của chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất càng lớn.
•Chi phí trung gian là bộ phận cấu thành tổng giá trị sản xuất bao gồm những
chi phí vật chất và dịch vụ cho sản xuất (không kể khấu hao). Đó là chi phí sản
phẩm các ngành khác nhau để sản xuất sản phẩm của một ngành nào đó.
Chi phí trung gian bao gồm :
Chi phí vật chất
- Nguyên vật liệu chính, phụ
- Bán thành phẩm
- Nhiên liệu
- Động lực
- Giá trị công cụ lao động là vật rẻ tiền mau hỏng được phân bổ trong năm,
quần áo, dụng cụ bảo hộ lao động dùng trong thời gian làm việc.
- Sửa chữa nhỏ nhà xưởng, máy móc
- Thiệt hại tài sản lưu động trong định mức
- Chi phí vật chất khác
Chi phí dịch vụ
- Cước vận tải, bưu điện
- Chi phí tuyên truyền, quảng cáo ;
- Phí dịch vụ trả ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm ;
- Công tác phí ( không kể phụ cấp đi đường,lưu trú );
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Chi phí đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, chuyên gia
- Chi phí bảo vệ, vệ sinh môi trường ;
- Chi phí dịch vụ pháp lý ;
- Chi phí phòng cháy chửa cháy ;
- Chi nhà trẻ, mẫu giáo;
- Chi thường xuyên về y tế, văn hoá, thể dục thể thao
- Chi tiếp khách
- Dịch vụ khác

Cần lưu ý là, chi phí trung gian là một bộ phận của giá trị sản xuất. Trong cấu thành
chi phí trung gian không có chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí thù lao lao động.
Chênh lệch giữa tổng giá trị sản xuất và chi phí trung gian là VA, còn chênh lệch
giữa doanh thu và chi phí sản xuất là lợi nhuận. Trong chi phí trung gian còn bao
gồm những khoản chi phí trước đây không được tính vào chi phí sản xuất như chi
phí cho nghỉ mát, điều dưỡng do doanh nghiệp trả. Các hoạch toán như vậy cho
phép tính đầy đủ chi phí mà doanh nghiệp đã thực tế bỏ ra và xác định chính xác
hơn hiệu quả chi phí.
Cần phân biệt hai phạm trù, hai chỉ tiêu khác nhau có liên quan với nhau : chi phí
trung gian và tiêu dùng trung gian.
Xét về nội dung : Khái niệm và nội dung chi phí trung gian đã được trình bày ở
trên, còn tiêu dùng trung gian là tiêu dùng cho sản xuất. Nói chi phí trung gian tức
là nói để sản xuất sản phẩm một ngành cần chi phí bao nhiêu sản phẩm các ngành.
Nói tiêu dùng trung gían là nói trong số sản phẩm được sản xuất ra của một ngành,
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
có bao nhiêu sản phẩm được dùng làm tư liệu sản xuất để sản xuất sản phẩm các
ngành.
Xét về quy mô : Trong phạm vi từng ngành, chi phí trung gian thường khác tiêu
dùng trung gian. Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tổng chi phí trung
gian bằng tổng tiêu dùng trung gian.
Xét về tác dụng : Chi phí trung gian là cơ sở tính giá trị tăng thêm. Xét chi phí
trung gian là xét sản xuất theo quan điểm tài chính. Tiêu dùng trung gian liên quan
đến chỉ tiêu tiêu dùng cuối cùng và sử dụng cuối cùng, xét tiêu dùng trung gian là
xét sản xuấ theo quan điểm vật chất.
Chi phí trung gian được tính theo nguyên tắc :
- Chỉ những yếu tố nào đã được tính vào tổng giá trị sản xuất mới được tính
vào chi phí trung gian.
- Giá tính chi phí trung gian là giá sử dụng khi tính giá trị sản xuất của các yếu
tố thuộc chi phí trung gian.
1.1.4.1.2 Xác định tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo phương pháp sản xuất

Xác định tổng sản phẩm quốc nội theo phương pháp sản xuất là xác định trực tiếp từ
người sản xuất thông qua các yếu tố chi phí và doanh thu đạt được trong kỳ nghiên
cứu ( thường là một năm)
Công thức tổng quát :
Tổng sản phẩm quốc nội = Tổng giá trị sản xuất của các ngành KT -
Tổng chi phí trung gian của các ngành
(TSPQN) (TGTSX) (CPTG)
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
GDP = VA = ( GO - IC ) = GO - IC
Như trên đã nói, trong phạm vi toàn bọ nền KTQD, tổng chi phí trung gian bằng
tổng tiêu dùng trung gian. Do vậy, còn có công thức tính GDP như sau :
Tổng sản phẩm quốc nội = Tông giá trị sản xuất của các ngành KT -
Tổng tiêu dùng trung gian SP của các ngành
(TSPQN) (TGTSX) (TDTG)
Công thức này không dùng được khi tính giá trị tăng thêm các ngành, các đơn vị, vì
trong phạm vi từng ngành,chi phí trung gian thường không bằng tiêu dùng trung
gian.
Như trên đã nói, GDP là nguồn gốc mọi khoản thu nhập. Khi tổng hợp giá trị tăng
thêm (C1 + V + M ) các ngành để có (C1 + V + M) của toàn bộ nền KTQD (GDP)
chưa tính đến thu nhập từ thuế nhập khẩu nên trong thực tế GDP được tính theo
công thức :
GDP = Tổng giá trị sản xuất của các ngành KT - Tổng chi phí trung
gian các ngành + Tổng thuế nhập khẩu sản phẩm vật chất và dịch vụ
GOi - ICi + Ti
= Tổng giá trị tăng thêm + Tổng thuế nhập khẩu sản phẩm vật chất và dịch
vụ
= ( C1i + V1 + Mi ) + Ti
Trong đó :
GOi : Tổng giá trị sản xuất ngành i
ICi : Chi phí trung gian của ngành i

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
( C1i + V1 + Mi ) : Giá trị tăng thêm ngành i
Ti : Tổng thuế nhập khẩu sản phẩm vật chất và dịch vụ
1.1.4.2 Phương pháp phân phối :
Tổng sản phẩm quốc nội bao gồm các yếu tố sau :
- Thu nhập từ sản xuất (SX) của người sản xuất
+ Tiền lương, tiền trả công lao động
+ Trích bảo hiểm xã hội trả thay lương
+ Thu nhập khác từ sản xuất
- Thuế sản xuất (không bao gồm thuế lợi tức, thuế thu nhập và các lệ phí khác
không coi là thuế sản xuất)
- Khấu hao tài sản cố định
- Giá trị thặng dư
- Thu nhập hỗn hợp từ sản xuất
Nếu chỉ tiêu Tổng giá trị sản xuất bị tính trùng giữa các ngành và thành phần kinh tế
thì Tổng sản phẩm quốc nội không bị tính trùng trong từng ngành, từng thành phần
kinh tế và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Thuế sản xuất bao gồm :
+ Thuế doanh thu hoặc VAT
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt
+ Thuế xuất khẩu
+ Thuế nhập khẩu
+ Thuế vốn
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×