Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Việt Nam trong xu thế hội nhập phát triển dưới con mắt triết học - 2 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.48 KB, 7 trang )

phân công lao động quốc tế có thể lợi dụng ưu thế kỹ thuật, tiền vốn, sức lao động và thị
trường của các nước, thúc đẩy quá trình quốc tế hoá sản xuất phát triển nhanh chóng. Trong
quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá, nổi lên xu hướng liên kết kinh tế dẫn tới sự ra đời, rồi
hợp nhất của nhiều tổ chức kinh tế và thương mại, tài chính quốc tế và khu vực, như Tổ
chức thương mại thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng thế giới (WB),
Liên minh Châu âu (EU), khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (AFTA)…
Hiện nay, các nước lớn, nhỏ đều giành ưu tiên cho phát triển kinh tế, theo đuổi chính sách
kinh tế mở. Nay những nước có tiềm năng và thị trường lớn như Trung Quốc, Nga, ấn Độ,
Mỹ…và cả một số nước vốn khép kín, theo mô hình tự cung tự cấp cũng dần dần mở cửa,
từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Mặt khác cộng đồng thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu mà không một quốc
gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa phương như: bảo vệ môi
trường, hạn chế sự bùng nổ dân số, đẩy lùi dịch bệnh hiểm nghèo, chống tội phạm quốc tế…
Tuy nhiên trong xu thế đó, các nước công nghiệp phát triển, đứng đầu là Mỹ, do có ưu thế
về thị trường, nắm được tiến bộ khoa học- công nghệ, có nền kinh tế phát triển cao, đã ra
sức thao túng, chi phối thị trường thế giới, áp đặt điều kiện với những nước chậm phát triển
hơn, thậm chí dùng nhiều biện pháp thô bạo như bao vây cấm vận, trừng phạt, làm thiệt hại
lợi ích của các nước đang phát triển và chậm phát triển. Trước tình hình đó các nước đang
phát triển đã từng bước tập hợp nhau lại, đấu tranh chống chính sách tăng cường quyền áp
đặt của Mỹ để bảo vệ lợi ích của mình vì một trật tự kinh tế bình đẳng, công bằng.
ở khu vực Đông Nam á đã diễn ra nhiều biến đổi sâu sắc. Mặc dù trải qua cuộc khủng
hoảng kinh tế – tài chính trầm trọng trong thời gian 1997 -1998, song vẫn là khu vực có
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
nhiều tiềm năng do vị trí địa lý chính trị và địa lý kinh tế của mình, dung lượng thị trường
lớn, tài nguyên phong phú, lao động dồi dào, được đào tạo tốt, có quan hệ quốc tế rộng rãi.
Toàn bộ tình hình trên đem lại nhiều thuận lợi to lớn, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức
gay gắt đối với nước ta trong quá trình phát triển đất nước nói chung và quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế nói riêng.
2. Hội nhập kinh tế với các nước đang phát triển
Thế giới ở vào thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ đang chứng kiến những đổi thay sâu
sắc trên tất cả mọi lĩnh vực, từ sản xuất vật chất đến đời sống tinh thần xã hội. Toàn cầu hoá


nổi lên như một trong những xu hướng chủ đạo chi phối hệ thống quan hệ quốc tế hiện đại.
Xét trên phương diện sản xuất vật chất xã hội, một giai đoạn mới của lịch sử nhân loại đang
từng bước quá độ từ xẫ hội gắn với nền văn minh công nghiệp lên nấc thang phát triển cao
hơn. Nấc thang phát triển này được đặc trưng bởi công nghệ và cơ cấu kinh tế mới – kinh tế
tri thức, trên cơ sở áp dụng rộng rãi các thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến, các
phương tiện truyền tin hiện đại và máy tính.
Nhìn một cách tổng quát, toàn cầu hoá kinh tế là quá trình phổ biến theo hướng nhất thể hoá
trên phạm vi toàn cầu những giá trị, tri thức, những hoạt động, những mô hình – cấu trúc
trong lĩnh vực kinh tế và cả khoa học, kỹ thuật. Trong đó các nước đang phát triển tham gia
với động lực cơ bản là nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo mối liên kết thương mại
giữa các quốc gia, các khu vực với nhiều hình thức phong phú, hoạt động có hiệu quả. Và
cho đến nay, một số các quốc gia đang phát triển đã đạt được những tiến bộ vượt bậc ví như
: ở khu vực Đông Nam á có Thái Lan, Malayxia, Singapo đã chuyển mạnh sang kinh tế
hướng về xuất khẩu và thu được những thành quả tốt.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Xét về việc mở rộng và đa dạng các mối liên kết thương mại thì chính sách tỷ giá, chính
sách giảm thuế xuất nhập khẩu, bãi bỏ hàng rào thuế quan, phi thuế quan đã làm cho hoạt
động thương mại tại các nước mở rộng thị trường và tăng khối lượng hàng hoá xuất nhập
khẩu.
Hơn nữa, trong quá trình hội nhập kinh tế,điều chúng ta thấy rõ là thị trường vốn có mối
liên kết chặt chẽ hơn nhiều. Các nước đang phát triển có cơ hội hội nhập với thị trường tài
chính toàn cầu. Nhờ vậy mà loại bỏ việc kiểm soát đối với đồng vốn chảy vào, đồng thời
cũng bãi bỏ dần những hạn chế trong thanh toán và giao dịch thông qua tài khoản. Hiện nay,
nhiều nước đã chấp nhận thả nổi đồng tiền, đã làm cho đồng vốn đổ vào các nước này tăng
nhanh.
Mặt khác, hội nhập kinh tế trong thời gian qua có tác động tích cực đến việc ổn định kinh tế
vĩ mô. Nhiều quốc gia đang phát triển đã mở cửa thị trường thu hút vốn, một mặt thúc đẩy
công nghiệp hoá, một mặt tăng tích luỹ từ đó cải thiện mức thâm hụt ngân sách. Chính sự ổn
định kinh tế vĩ mô này đã tạo niềm tin cho các chương trình phát triển hỗ trợ cho những
quốc gia thành công trong cải cách kinh tế và mở cửa.

Ngoài ra, hội nhập kinh tế tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và nâng cao mức thu nhập tương
đối của các tầng lớp dân cư.
Chính những mặt thuận lợi này mà hội nhập kinh tế quốc tế có sức mạnh to lớn. Nó kéo tất
cả các quốc gia dù lớn, dù nhỏ, dù giàu hay nghèo đều bị cuốn vào. Tuy nhiên điều đáng nói
ở đây là chủ nghĩa tư bản hiện đại với ưu thế về vốn và công nghệ đang ráo riết thực hiện ý
đồ chiến lược biến quá trình toàn cầu hoá nói chung và toàn cầu hoá kinh tế nói riêng thành
quá trình tự do hoá kinh tế và áp đặt chính trị theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa. Bởi vậy, tất cả
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
các nước, nhất là các nước đang phát triển, đều phải tìm kiếm các đối sách để thích ứng với
quá trình toàn cầu hoá đa bình diện và đầy nghịch lý.
Sau hàng thế kỷ đấu tranh kiên cường, anh dũng, các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc đã
thoát khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, giành được độc lập dân tộc và chủ
quyền. Mặc dù vậy, bức tranh kinh tế – xã hội của các nước chậm phát triển và đang phát
triển vẫn đang ngày càng có nhiều biểu hiện đáng lo ngại về sự tụt hậu so với trình độ của
các nước phát triển. Khoảng cách ấy không những không được khắc phục, rút ngắn mà còn
thực sự trở thành nguy cơ chia cắt thế giới làm hai nửa khác biệt: vài chục quốc gia tiên tiến
đã vượt hơn 100 quốc gia thuộc “thế giới thứ ba” hàng vài thập niên phát triển hoặc gấp
trăm lần chênh lệch về thu nhập bình quân GDP tính theo đầu người.
Các nước này tuy đã giành được độc lập, đó là một thành quả vô cùng quan trọng, song các
nước này hầu hết lại là các nước nghèo, còn lạc hậu. Cho nên, họ vẫn bị phụ thuộc vào hệ
thống kinh tế của chủ nghĩa tư bản : từ khai thác – sử dụng tài nguyên, quy trình sản xuất,
vốn, kỹ thuật – công nghệ đến thị trường tiêu thụ cũng như phân công lao động quốc tế…
Các nước đang phát triển đang phải đối diện trước thách thức của nguy cơ tụt hậu ngày càng
xa về kinh tế. Bởi một cơ cấu kinh tế còn nhiều bất hợp lý, trong đó tỷ trọng công nghiệp
nhỏ bé trong tổng giá trị thu nhập quốc dân, cộng thêm với trình độ thấp kém về năng suất
lao động, cho nên tốc độ phát triển kinh tế của đa số các nước đang phát triển thấp và bấp
bênh. Trong thập niên 60, các nước đang phát triển đạt mức tăng trưởng 5,7%, thập niên 70
đạt 5,3% thì đến thập niên 80 là 2% và những năm vừa qua của thập niên 90 tuy tình hình
có được cải thiện, song cũng chỉ đạt mức trên 4% trong khi tỉ lệ tăng dân số vẫn còn ở mức
trên 2%/năm.

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Không những thế vấn đề nợ nước ngoài cũng trở thành gánh nặng đối với các nước đang
phát triển. Số liệu thống kê của Liên hợp quốc cho thấy, nợ nước ngoài của các nước này đã
tăng hơn 300 lần trong 4 thập niên qua : từ 6 tỉ năm 1995 lên trên 2000 tỉ đầu năm 2000.
Trong đó, có những nước mà tổng số nợ đã vượt xa so với tổng thu nhập quốc dân. Những
bi kịch về nợ nước ngoài của các nước đang phát triển không chỉ được biểu hiện ở tổng số
nợ khổng lồ mà còn là tình trạng nhiều nước không có khả năng thanh toán dù chỉ là lãi suất
hằng năm, trong khi dó tốc độ của các khoản vay vẫn gia tăng và không hề có dấu hiệu giảm
bớt.
Cùng với nợ nần là tình trạng bất bình đẳng trong trao đổi mậu dịch – thương mại giữa các
nước đang phát triển và phát triển. Chỉ tính riêng qua trao đổi không ngang giá, các nước
phát triển mỗi năm thu về món lợi hàng chục tỉ USD.
Mặt khác, vẫn tiếp tục diễn ra sự phân biệt đối xử với hàng hóa – sản phẩm của các nước
đang phát triển khi thâm nhập thị trường các nước phát triển. Qua con đường đầu tư, chuyển
giao kỹ thuật – công nghệ, các cường quốc tư bản không chỉ thu lợi do bán các thiết bị công
nghệ lạc hậu và gây ô nhiễm mà còn khống chế nhiều huyết mạch kinh tế quan trọng của
các nước đang phát triển. Còn các nước đang phát triển, do áp lực bức bách của nhu cầu cải
thiện đời sống kinh tế, đã dễ dàng chấp nhận “chào đón” bất kỳ sự cải tiến kỹ thuật – công
nghệ nào, bất kỳ nguồn vốn tư bản nào. Sự đơn giản dễ dãi này, mặc dù trước mắt có thể
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, song rất có thể phải trả giá đắt bởi các hậu quả kinh tế xã hội
khó lường. Do vậy, lựa chọn kỹ thuật – công nghệ, cơ cấu kinh tế, mô hình kinh tế – xã hội
đang đặt ra những tiêu chuẩn phức tạp hơn để có thể tận dụng mọi cơ hội phát triển cho cả
ngày mai, không chỉ vì những cái lợi tức thời trước mắt.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Đó là những vấn đề trên con đường hợp tác giữa các nước đang phát triển và các nước phát
triển, vậy còn hợp tác giữa các nước đang phát triển với nhau thì sao? Con đường này cũng
gặp nhiều trở ngại bởi lẽ các nước này đều có sự tương đồng về trình độ phát triển cũng như
các lợi thế về nguồn tài nguyên, nhân lực và thị trường…trong khi tất cả đều thiếu vốn, kỹ
thuật – công nghệ và tri thức quản lý hiện đại. Hơn nữa, những lợi thế nêu trên dưới tác
động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ và toàn cầu hoá hiện nay không còn có vai

trò, ý nghĩa nổi bật như các thập niên trước đây. Điều đó cho thấy, các nước đang phát triển
cần thiết phải có cách tiếp cận mới trong hợp tác cùng nhau. Chỉ có như vậy, khuôn khổ và
cơ chế hợp tác mới thực sự trở nên hữu ích và thiết thực đối với các nước đang phát triển.
Đồng thời, nó đóng góp và việc phối hợp các nỗ lực chung của các nước đang phát triển
nhằm từng bước khắc phục và hạn chế những hậu quả tiêu cực của toàn cầu hoá cũng như
trong quá trình xúc tiến quan hệ với các nước phát triển.
Hội nhập kinh tế là một vấn đề cấp bách và mang tính thời đại, nhưng đó cũng là một bài
toán hóc búa, đang thách đố các quốc gia, dân tộc đang phát triển, thôi thúc họ tìm lời giải
tối ưu. Giữ vững độc lập dân tộc, phát huy nội lực và kết hợp với chủ động mở rộng hội
nhập quốc tế, trở thành một trong những điều kiện tiên quyết – chìa khoá hữu hiệu để giải
mã bài toán này trong kỷ nguyên toàn cầu hoá hiện nay.
3. Sự hình thành tất yếu của chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta
Thật ra, chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển đất nước không phải là
một điều gì hoàn toàn mới đối với Đảng và Nhà nước ta. Nó là sự kế thừa, phát triển và vận
động sáng tạo vào hoàn cảnh hiện nay của đất nước, những luận điểm mà Chủ tịch Hồ Chí
Minh nêu lên ngay từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vừa mới ra đời sau Cách mạng
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
tháng Tám năm 1945. Trong bài trả lời phỏng vấn của các nhà báo ngày 23 tháng 10 năm
đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “chúng ta hoan nghênh những người Pháp muốn đem tư
bản vào xứ ta khai thác những nguồn nguyên liệu chưa có ai khai thác…Chúng ta sẽ mời
những nhà chuyên môn Pháp, cũng như Mỹ, Nga hay Tàu, đến đây giúp việc cho chúng ta
trong công cuộc kiến thiết quốc gia” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, T4, NXB Chính trị quốc gia,
HN 1995, tr74)
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, ngay từ giữa những năm 70 của thế kỷ trước, nước ta đã
gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV), tích cực tham gia Phong trào không liên kết,
Liên hợp quốc mà một trong những nội dung cơ bản là đấu tranh cho một trật tự kinh tế thế
giới công bằng. Bên cạnh mối quan hệ với các nước trong cộng đồng XHCN, nước ta đã ra
sức thúc đẩy quan hệ hợp tác bình đẳng cùng có lợi với các nước tư bản chủ nghĩa mặc dầu
lúc đó các thế lực thù địch thực hiện chính sách bao vây về kinh tế, cô lập về chính trị đối
với nước ta.

Trong thời kì đổi mới, chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế
càng được thể hiện rõ nét và được thực hiện tích cực hơn. Đại hội lần thứ VI của Đảng họp
tháng 12 – 1986 đã chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới nhằm đưa nước tar a khỏi
cuộc khủng hoảng về kinh tế – xã hội. Việc triển khai Nghị Quyết Đại hội lại diễn ra trong
bối cảnh tình hình Liên Xô, Đông Âu xấu đi nhanh chóng và tới đầu những năm 90 thì chế
độ XHCN đã bị xoá bỏ tại các nước này, Liên bang Xô Viết tan r•, Hội đồng tương trợ kinh
tế giải thể. Để phục vụ cho việc thực hiện đường lối đổi mới, Đại hội và các hội nghị Trung
ương tiếp theo, nhất là các Nghị quyết 13/5/1988 của bộ chính trị, Nghị quyết của Hội nghị
Trung ương VIII tháng 3/1990, đã phân tích sâu sắc tình hình thế giới, đề ra các chủ trương
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×