MPI
BỘ KẾ HOẠCH
& ĐẦU TƯ
DIỄN ĐÀN
DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM
Hội Nghị Nhóm Tư Vấn Các Nhà Tài Trợ 2011
Hà Nội, 2/12/2011
DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Hà Nội, 02/12/2011
MỤC LỤC
Chương trình Nghị sự
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
1.1. Báo cáo Điều tra Cảm nhận Môi trường Kinh doanh 2011
1.2. Cảm nhận của Hiệp hội Doanh nghiệp Trong nước & Nước ngồi
Chương II: NGÂN HÀNG
2.1. Báo cáo của Nhóm Công tác Ngân hàng
2.2. Đề xuất Các điểm Trao đổi chính của Nhóm Cơng tác Ngân hàng cho Cuộc họp
với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 12 tháng 10 năm 2011
2.3. Tóm tắt Cuộc họp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 12 tháng 10 năm 2011
Chương III: THN TRƯỜNG VỐN
3.1. Báo cáo của Nhóm Cơng tác Thị trường Vốn
3.2. Bình luận về một số vấn đề Thị trường Vốn
Chương IV: SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI
4.1.
4.2.
4.3.
4.4.
4.5.
Báo cáo của Nhóm Cơng tác Sản xuất và Phân phối
Bình luận Dự thảo Luật Giá
Tóm tắt Cuộc họp về Luật Giá với Bộ Tài Chính ngày 16 tháng 8 năm 2011
Bình luận Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi)
Tóm tắt Cuộc họp về Bộ Luật Lao động (sửa đổi) với Bộ Lao động, Thương Binh
và Xã hội ngày 5 tháng 7 năm 2011
4.6. Bình luận Dự thảo Thơng tư hướng dẫn Nghị định 43 và Nghị định 102
4.7. Tóm tắt Cuộc họp về Dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 43 & Nghị định 102 với
Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh, Bộ Kế hoạch & Đầu tư ngày 30 tháng 9 năm 2011
4.8. Báo cáo khác
Chương V: BÁO CÁO CỦA CÁC NHĨM CƠNG TÁC KHÁC
5.1. Thuế
5.1.1. Báo cáo của Tiểu nhóm Thuế
5.1.2. Tóm tắt Cuộc họp về Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 123/2008 & Nghị
định 124/2008 với Bộ Tài chính và Tổng Cục Thuế ngày 15 tháng 11 năm 2011
5.2. Đất đai & Bất động sản: Báo cáo của Tiểu Nhóm Đất đai & Bất động sản
5.3. Cơ sở hạ tầng: Chính sách mới cho các Dự án BOT về Điện
Chương VI: PHỤ LỤC
6.1. Báo cáo Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên tại Hội Nghị Các nhà
Tài trợ cho Việt Nam – 06/2011
6.2. Tóm tắt Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ – 05/2011
6.3. Xếp hạng các chỉ số “Môi trường Kinh doanh 2012” của Việt Nam
HỘI NGHN THƯỜNG NIÊN NHÓM TƯ VẤN CÁC NHÀ TÀI TRỢ 2011
DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN MỚI CHO TĂNG TRƯỞNG CẠNH TRANH
Thời gian: 7:30 - 13:30/Thứ Sáu, 2/12/2011
Địa điểm: Khách sạn Sheraton, 11 Xuân Diệu, Hà Nội
CHƯƠNG TRÌNH NGHN SỰ
7:30 – 8:00
Đăng ký Đại biểu
8:00 – 8:30
Giới thiệu
Phát biểu Khai mạc
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) Bùi Quang Vinh
Giám đốc Quốc gia, Ngân hàng Thế giới (WB), Bà Victoria Kwakwa
Giám đốc Khu vực, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), Ơng Simon Andrews
Phần 1:
8:30 – 9:15
Tổng quan về Môi trường Đầu tư
Cảm nhận về Môi trường Đầu tư, Kinh doanh của các Hiệp hội Doanh nghiệp trong
và ngồi nước
1. VCCI
2. Phịng Thương mại Châu Âu
3. Phòng Thương mại Hoa kỳ
4. VASEP
5. Phịng Thương mại Úc
Tóm tắt Báo cáo Rà sát 16 Luật trong lĩnh vực Kinh doanh – VCCI
9:15 – 9:35
Phần 2:
9:35 – 10:00
10:00 – 10:15
Báo cáo Tóm tắt về Tình hình Kinh tế xã hội Việt Nam năm 2011 và Định hướng
Phát triển năm 2012 – Bộ Kế hoạch Đầu tư
Các Chủ đề Đối thoại với Chính phủ
1. Ngân hàng – Cải cách hướng tới xây dựng ngành ngân hàng hiệu quả và cạnh
tranh
Nghỉ giải lao
10:15 – 10:35
2. Thị trường Vốn - Phát triển thị trường vốn phục vụ tăng trưởng và cạnh tranh
10:35– 11:00
3. Sản xuất và Phân phối – Đưa Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất giá trị
gia tăng cao
Phần 3:
11:00 – 11:30
Báo cáo của các nhóm cơng tác khác
Thuế
Đất đai
11:30 – 11:45
Bế mạc
11:45 – 13:30
Tiệc trưa
Chương I
TỔNG QUAN VỀ
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
Điều tra cảm nhận môi trường kinh doanh 2011
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 12/2011
BÁO CÁO ĐIỀU TRA
CẢM NHẬN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH NĂM 2011
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam
Như thường lệ, cuộc điều tra về cảm nhận môi trường kinh doanh của Việt Nam được tiến
hành vào tháng 9 và 10 của năm 20111. Đây là cuộc điều tra doanh nghiệp được tiến hành
định kỳ hàng năm nhằm thu thập ý kiến rộng rãi của các doanh nghiệp trong và ngồi nước
về mơi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam cũng như những khó khăn và thách thức các
doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải và những cơ hội mà họ cảm nhận thấy.
Năm 2011 rõ ràng là một năm mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều khó
khăn. Điều này thể hiện qua chỉ số cảm nhận của các doanh nghiệp về môi trường kinh doanh
giảm xuống thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại nay, bằng một nửa so với một năm trước đó.
Điều đáng khích lệ là đa phần các doanh nghiệp vẫn lạc quan về triển vọng của nền kinh tế
Việt Nam trong dài hạn. Dù có sự sút giảm gần 10 điểm % nhưng vẫn có đến gần 69% doanh
nghiệp cho biết sẽ mở rộng kinh doanh trong ba năm tới vì những tiềm năng dài hạn của nền
kinh tế Việt Nam. Trong các lĩnh vực của môi trường kinh doanh, tiếp cận thông tin và thuế
được đánh giá đã có những chuyển biến tích cực, các lĩnh vực ít có chuyển biến nhất vẫn là
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ chống hàng giả, hàng nhái, tiếp cận ngoại tệ và tiếp cận đất đai,
giống như nhiều năm trước. Đáng chú ý, sau nhiều năm được đánh giá cao, quản lý kinh tế vĩ
mô lần đầu tiên được xếp vào nhóm 3 lĩnh vực đáng lo ngại nhất của môi trường kinh doanh
năm nay. Điều đặc biệt là dù chịu những tác động trực tiếp rất khó khăn, đa số các doanh
nghiệp qua điều tra vẫn cho rằng Chính phủ thời gian tới nên kiên trì thực hiện các biện pháp
thắt chặt tiền tệ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. Tiếp tục đNy mạnh cải cách thủ tục hành chính,
giảm rào cản gia nhập thị trường bên cạnh cải thiện hệ thống hạ tầng vận tải, năng lượng… là
những khuyến nghị hàng đầu mà các doanh nghiệp đưa ra.
Có 240 doanh nghiệp tham gia điều tra năm 2011. Trong tổng số doanh nghiệp trả lời điều
tra, có gần 80% là doanh nghiệp trong nước và 20% là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi.
Hơn 27% doanh nghiệp tham gia điều tra được thành lập trước năm 2000, thời điểm Luật
Doanh nghiệp 1999 có hiệu lực và gần 38% doanh nghiệp thành lập trong giai đoạn từ năm
2000 đến 2005. Giai đoạn từ khi Luật Doanh nghiệp thống nhất và Luật Đầu tư có hiệu lực
(năm 2006) đến nay có hơn 35% doanh nghiệp, trong đó 8 doanh nghiệp thành lập ngay trong
năm 2011.
Trong điều tra năm nay, tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ (như cơng nghệ
thơng tin, tài chính, bảo hiểm, giáo dục, luật…) là hơn 31%, sản xuất gần 28%, thương mại
(gồm cả văn phòng đại diện, chi nhánh…) gần 25% và các ngành khác hơn 16% (xem hình 1,
2 và 3 dưới đây).
1
“Báo cáo Điều tra về Cảm nhận Môi trường Kinh doanh năm 2011” do Ban Thư ký Diễn đàn Doanh nghiệp
Việt nam xuất bản. Các kết luận và nhận định đưa ra trong Báo cáo này không thể hiện quan điểm của Ban thư
ký Diễn đàn Doanh nghiệp Việt nam, của IFC và Hội đồng Quản trị của IFC, của N gân hàng Thế giới và các
giám đốc điều hành của N gân hàng Thế giới, cũng như của các quốc gia mà các tổ chức này đại diện. Ban Thư
ký Diễn đàn Doanh nghiệp Việt nam, IFC và N gân hàng Thế giới khơng đảm bảo tính chính xác của các dữ liệu
được sử dụng trong Báo cáo này và không chịu trách nhiệm đối với các hậu quả do việc sử dụng các dữ liệu này
gây ra.
Trang 1/13
Điều tra cảm nhận mơi trường kinh doanh 2011
N ước
ngồi
19.91%
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 12/2011
Hình 1: Hình thức sở hữu
Trong
nước
80.09%
Hình 2: Năm thành lập
Từ 2006
đến nay
35.02%
Trước
năm
2000
27.19%
Các
ngành
khác
16.07%
Hình 3: Lĩnh vực kinh
doanh chính
Thương
mại (gồm
cả VPĐD,
chi
nhánh)
24.92%
Từ 2000
đến
2005
37.79%
Dịch vụ
(CN TT,
tài chính,
bảo hiểm,
giáo dục,
luật…)
31.48%
Sản xuất
27.54%
1. Cảm nhận về môi trường kinh doanh
1.1. Cảm nhận chung
Các doanh nghiệp tham gia điều tra được đề nghị đánh giá về môi trường kinh doanh của
Việt N am theo mức thang 4 điểm trong đó 4 là Rất tốt, 3 là Tốt, 2 là Tạm được và 1 là Kém.
1.1.1. Cảm nhận về môi trường kinh doanh hiện tại
Mức điểm bình quân mà các doanh nghiệp đánh giá về môi trường kinh doanh của Việt N am
trong năm tiến hành cuộc điều tra, năm 2011 là 2,04 điểm/4, thấp hơn nhiều so với 2,52 điểm
của điều tra năm 2010 và gần với mức 1,9 điểm của năm 2008 là năm khủng hoảng tài chính
tồn cầu nổ ra. Điều này cho thấy môi trường kinh doanh trong năm qua có rất nhiều thách
thức cho các doanh nghiệp. Kết quả là chỉ có gần 26% số doanh nghiệp trả lời đánh giá môi
trường kinh doanh của Việt N am trong năm 2011 là “Tốt” và “Rất Tốt”, bằng một nửa so
với tỷ lệ 51,36% của điều tra năm 2010. Trong khi đó có sự gia tăng đáng kể về số lượng các
doanh nghiệp thiếu lạc quan về tình hình kinh doanh của năm 2011 này. Cụ thể là năm 2010
chỉ có 4,9% các doanh nghiệp đánh giá mơi trường kinh doanh là ở mức “Kém”, trong khi
năm 2011 tỷ lệ này lên tới 23.71%.
Khác với điều tra năm 2010 là cảm nhận của hai khu vực doanh nghiệp trong nước và nước
ngoài tương đối giống nhau, điều tra năm 2011 cho thấy mức độ bi quan hơn của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi so với doanh nghiệp trong nước. Mức điểm bình qn về
cảm nhận mơi trường kinh doanh của khối doanh nghiệp nước ngoài 1,88/4 so với 2,08 của
các doanh nghiệp trong nước.
T
2/13
Điều tra cảm nhận môi trường kinh doanh 2011
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 12/2011
1.1.2. Kỳ vọng về môi trường kinh doanh những năm tới
Mặc dù cảm nhận về môi trường kinh doanh hiện tại khá u ám nhưng điều tra cho thấy kỳ
vọng về môi trường kinh doanh Việt N am những năm tới của các doanh nghiệp tương đối
cao. Điều kiện và môi trường kinh doanh của Việt N am năm 2012 (năm tới) được các doanh
nghiệp đánh giá ở mức 2,45 điểm/4 điểm, dù rằng mức lạc quan này có giảm hơn nhiều so
với mức 2,88 điểm của điều tra năm 2010 (xem hình 4 và bảng 1).
Bảng 1: Đánh giá về môi trường kinh doanh theo năm
(Điều tra năm 2011)
Năm
Tồn bộ doanh nghiệp
Trong nước
Nước ngồi
2010
2,32
2,33
2,27
2011
2,04
2,08
1,88
2012
2,45
2,56
2,03
2013-2014
2,88
2,99
2,47
Hình 4: Đánh giá mơi trường kinh doanh theo năm
4
3.5
2.88
3
2.5
2.27
2.32
2.45
2.04
1.88
2
1.5
1
2.47
2.99
2.33
2.56
2.08
0.5
2.03
0
2010
2011
2012
Tồn bộ doanh nghiệp
Trong nước
2013-2014
N ước ngoài
1.2. Cảm nhận về từng lĩnh vực của môi trường kinh doanh
Cũng với mức thang 4 điểm từ Rất tốt đến Rất kém, các doanh nghiệp được đề nghị đánh giá
đối với 14 lĩnh vực cụ thể của môi trường kinh doanh Việt N am.
Trong tất cả các lĩnh vực, với mức tối đa là 4 điểm, khơng có lĩnh vực nào đạt mức 3 điểm.
Các lĩnh vực được đánh giá nhóm khá lần lượt là Tiếp cận thông tin, văn bản pháp luật của
N hà nước liên quan đến công việc kinh doanh (2,7 điểm), Hệ thống thuế và quản lý thuế
(2,46 điểm), Khả năng cạnh tranh trong khu vực (2,43 điểm), Chi phí kinh doanh (2,42 điểm)
và mơi trường pháp lý (2,41 điểm).
N ăm nhóm vấn đề ít được cải thiện nhất trong năm 2011 theo đánh giá của doanh nghiệp lần
lượt là việc Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả, hàng nhái, Khả năng tiếp cận ngoại
tệ, Quản lý kinh tế vĩ mô và Tiếp cận đất đai.
Đặc biệt sau nhiều năm liền có vị trí cao, Quản lý kinh tế vĩ mô (quản lý lạm phát, điều hành
tỷ giá…) lần đầu tiên được các doanh nghiệp xếp vào nhóm 3 lĩnh vực đáng lo ngại nhất của
môi trường kinh doanh năm nay. Điều này phản ánh thực tế là bất ổn kinh tế vĩ mô đang gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của doanh nghiệp. Điểm đánh giá của lĩnh vực này
đạt 2,23 điểm, giảm so với 2,55 điểm của điều tra năm 2010 và 2,64 điểm của điều tra năm
T
3/13
Điều tra cảm nhận môi trường kinh doanh 2011
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 12/2011
2009 (yếu tố này từng được đánh giá là yếu tố tích cực nhất trong tất cả các lĩnh vực của điều
tra năm 2009).
Cũng giống nhiều năm trước, nhìn chung khu vực doanh nghiệp trong nước có xu hướng
đánh giá lạc quan hơn so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, thể hiện ở mức độ
cảm nhận lạc quan đối với các lĩnh vực trong môi trường kinh doanh. Với thang 4 điểm thì
mức bình quân của các doanh nghiệp trong nước trong cả 14 lĩnh vực là 2,34 điểm so với 2,2
điểm của khu vực doanh nghiệp nước ngoài.
Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thì 2 lĩnh vực bị đánh giá thấp nhất, dưới
2 điểm (mức độ Kém và Rất Kém), lần lượt là Quản lý kinh tế vĩ mô (1,9 điểm) và Khả năng
tiếp cận ngoại tệ (1,93 điểm). Điều này có thể có phần nguyên nhân là tỷ lệ lớn các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia các hoạt động xuất và nhập khNu, chịu ảnh hưởng
lớn bởi sự biến động của tỷ giá và thiếu thanh khoản của ngoại tệ. Ba lĩnh vực khác cũng bị
các doanh nghiệp nước ngoài đánh giá thấp đó là việc Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống
hàng giả, hàng nhái, Cơ sở hạ tầng và Hiệu quả của dịch vụ hành chính.
Cịn với các doanh nghiệp trong nước thì nhóm các lĩnh vực kém hài lịng nhất là Bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả, hàng nhái, N guồn cung lao động có tay nghề và Tiếp
cận đất đai (xem hình 5)
Hình 5: Đánh giá các lĩnh vực trong môi trường kinh doanh
2.70
Tiếp cận thông tin, văn bản luật pháp, kế hoạch của N hà nước
liên quan đến công việc kinh doanh
Hệ thống thuế và quản lý thuế
2.46
Khả năng cạnh tranh trong khu vực
2.43
Chi phí kinh doanh
2.42
2.41
Mơi trường pháp lý
2.39
N guồn cung lao động có tay nghề chun mơn cao
Hiệu quả dịch vụ hành chính
2.31
Tiếp cận vốn
2.31
2.30
Giải quyết tranh chấp và việc thực thi phán quyết của tòa án
trọng tài kinh tế tại Việt N am
2.29
Cơ sở hạ tầng
2.27
Tiếp cận đất đai
2.23
Quản lý kinh tế vĩ mô (kiềm chế lạm phát, điều hành tỷ
giá…)
2.21
Khả năng tiếp cận ngoại tệ
2.09
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả, hàng nhái
0.00
Chung
1.00
Trong nước
T
4/13
2.00
N ước ngoài
3.00
4.00
Điều tra cảm nhận môi trường kinh doanh 2011
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 12/2011
2.Đánh giá về mức độ cải thiện môi trường kinh doanh
Khi được hỏi về những cải thiện gần đây đối với môi trường kinh doanh tại Việt N am (trên
14 lĩnh vực cụ thể khác nhau), nhìn chung các doanh nghiệp đánh giá khá tích cực về sự
chuyển biến trên nhiều lĩnh vực của Việt N am. Bình qn có đến hơn 35% các doanh nghiệp
nhận thấy có chuyển biến trên tất cả các lĩnh vực khác nhau. Các doanh nghiệp trong nước
đánh giá tích cực hơn các doanh nghiệp nước ngoài về sự cải thiện với tỷ lệ trung bình tất cả
các lĩnh vực là gần 39% so với gần 22% của các doanh nghiệp nước ngoài, tỷ lệ tương tự kết
quả điều tra của hai năm 2010 và 2009 trước đó.
Cũng giống như năm trước, lĩnh vực mà các doanh nghiệp quan sát rõ nhất về sự thay đổi
tiếp tục là quá trình “Cải thiện và đơn giản hóa thủ tục hành chính của N hà nước” khi có đến
hơn 61% doanh nghiệp đánh giá điều tra có sự cải thiện (dù thấp hơn một chút so với tỷ lệ
65,20% của điều tra năm 2010). Các doanh nghiệp trong nước cảm nhận rõ nhất khi tỷ lệ của
khu vực này lên đến hơn 68% so với hơn 30% của nhóm các doanh nghiệp nước ngoài. Điều
này cho thấy kỳ vọng của khối các doanh nghiệp nước ngồi đối với cải cách hành chính rất
lớn và những cảm nhận từ thực tế chưa đáp ứng được kỳ vọng của họ.
Hạ tầng và viễn thông là hai lĩnh vực mà các doanh nghiệp cũng đánh giá là có mức độ cải
thiện lớn. Xấp xỉ một nửa số doanh nghiệp trả lời điều tra đánh giá năm vừa qua có sự cải
thiện hạ tầng vận tải (hệ thống cầu, đường bộ, cảng biển, sân bay…), và hệ thống thông tin,
viễn thông.
N gược lại, giống như kết quả điều tra năm 2010 đất đai và thuế là hai lĩnh vực mà các doanh
nghiệp điều tra năm nay đánh giá ít có sự chuyển biến nhất. Chỉ có 17,09% doanh nghiệp qua
điều tra đánh giá năm vừa qua “Quy định và thủ tục về đất đai thơng thống hơn, tiếp cận đất
đai dễ dàng hơn”, 20,94% doanh nghiệp đánh giá “Thời gian chuNn bị, thương lượng và trả
các loại thuế ngắn hơn”.
Khu vực trong nước và nước ngồi có những đánh giá khác nhau về mức độ cải thiện của
mơi trường kinh doanh. N hìn chung, các doanh nghiệp trong nước đều có xu hướng lạc quan
hơn khi đánh giá về môi trường kinh doanh của Việt N am hơn so với các doanh nghiệp nước
ngoài, trên hầu hết các lĩnh vực, 12 trên 14 lĩnh vực.
Đáng chú ý có một số lĩnh vực mà các doanh nghiệp trong nước lạc quan hơn hẳn các doanh
nghiệp nước ngoài trong năm vừa qua. Trước tiên là cải thiện hạ tầng vận tải (hệ thống cấu,
đường bộ, cảng biển, sân bay…), có đến 57,07% doanh nghiệp trong nước hài lịng trong khi
tỷ lệ này chỉ là 13,95% đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Tương tự như kết quả điều tra
năm 2010, mức độ ghi nhận về nỗ lực cải cách hành chính của các doanh nghiệp nước ngồi
thấp hơn so với các doanh nghiệp trong nước, chỉ có hơn 30% số doanh nghiệp nước ngồi
qua khảo sát cho rằng có sự cải thiện và đơn giản hóa thủ tục hành chính, chưa bằng một nửa
so với các doanh nghiệp trong nước. Hai lĩnh vực khác có sự khác biệt lớn đáng chú ý trong
cảm nhận của các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài là gia nhập thị
trường và lao động. Hơn một nửa số doanh nghiệp trong nước (50,87%) qua điều tra đánh giá
về việc có giảm rào cản khi gia nhập thị trường trong khi tỷ lệ này ở các doanh nghiệp nước
ngoài chỉ là 28%. Gần 29% doanh nghiệp cho rằng việc thuê và sa thải lao động dễ dàng hơn
trong khi tỷ lệ này ở các doanh nghiệp nước ngoài chỉ là gần 7%. Kết quả này cũng khá
thống nhất với những phàn nàn của các nhà đầu tư nước ngồi về tình trạng thiếu lao động và
các quy định về lao động chưa phù hợp của Việt N am thời gian qua.
(Kết quả chi tiết tại Phụ lục 2)
Trang 5/13
Điều tra cảm nhận môi trường kinh doanh 2011
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 12/2011
Hình 6: Mức độ cải cách trong các lĩnh vực giai đoạn từ
2009 đến 2011
24.79%
Thuê và sa thải lao động dễ dàng hơn
17.18%
17.53%
20.94%
Thời gian chuNn bị, thương lượng và trả các loại thuế ngắn
hơn
Quy định và thủ tục về đất đai thơng thống hơn, tiếp cận
đất đai dễ dàng hơn
18.50%
18.21%
17.09%
19.82%
15.12%
21.79%
Thực thi pháp luật tốt hơn
19.94%
22.34%
28.63%
Thủ tục xin giấy phép xây dựng dễ dàng hơn
21.15%
24.05%
23.93%
Tăng cường tuân thủ các quy tắc và thông lệ kinh doanh
quốc tế
N âng cao tính minh bạch và dễ dàng tiếp cận các văn bản
luật, kế hoạch, số liệu thống kê
28.63%
25.43%
40.17%
32.60%
39.18%
28.21%
Tiếp cận tài chính dễ dàng hơn
39.65%
40.89%
38.03%
Xây dựng mới và cải cách thể chế, luật lệ theo hướng
thuận lợi hơn cho DN
41.41%
38.14%
45.73%
Giảm rào cản gia nhập thị trường
43.17%
36.08%
Đối xử bình đẳng hơn giữa DN trong nước và DN có vốn
nước ngồi
43.61%
43.30%
44.02%
54.27%
Cải thiện hệ thống thông tin, viễn thông và năng lượng
45.37%
49.48%
47.86%
Cải thiện hạ tầng vận tải (hệ thống cầu, đường bộ, cảng
biển, sân bay v..v)
36.77%
61.11%
Tiếp tục cải thiện và đơn giản hóa thủ tục hành chính
53.95%
0.00%
N ăm 2011
52.42%
N ăm 2010
20.00%
40.00%
60.00%
65.20%
80.00%
N ăm 2009
3.Kế hoạch kinh doanh thời gian tới
Trả lời điều tra năm nay có gần 69% doanh nghiệp cho biết sẽ mở rộng kinh doanh trong ba
năm tới, đây vẫn là một tỷ lệ khá lạc quan dù mức độ lạc quan có sút giảm so với tỷ lệ 76%
của điều tra một năm trước đó. Tỷ lệ lạc quan này khá tương đương giữa khối các doanh
nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi trong năm nay.
Có 2,31% doanh nghiệp cho biết sẽ giảm quy mơ kinh doanh và một doanh nghiệp trong diện
điều tra cho biết có kế hoạch đóng cửa doanh nghiệp. Tất cả số doanh nghiệp này đều là các
doanh nghiệp trong nước. 3/5 doanh nghiệp cho biết sẽ giảm quy mô kinh doanh hoạt động
trong lĩnh vực dịch vụ, 2/5 doanh nghiệp còn lại hoạt động trong lĩnh vực sản xuất.
T
6/13
Điều tra cảm nhận môi trường kinh doanh 2011
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 12/2011
Hình 7: Kế hoạch kinh doanh trong 3
Giảm quy mơ
năm tới
kinh doanh
2.31%
Đóng cửa
0.46%
Kinh doanh
bình thường
28.24%
Mở rộng kinh
doanh
68.98%
Hình 8: Lý do doanh nghiệp mở rộng kinh doanh
Ưu đãi về thuế
14.09%
Cải thiện việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và tăng
cường chống hàng giả hàng nhái
16.78%
Cải thiện mơi trường pháp lý
19.46%
Sẵn có lao động có tay nghề với chi phí cạnh tranh
31.54%
Cải thiện cơ sở hạ tầng
39.60%
Tăng cơ hội xuất khNu ra nước ngoài
40.27%
Mở cửa thị trường và cải cách do Việt nam gia
nhập WTO
41.61%
Triển vọng kinh tế của Việt N am thuận lợi
61.07%
Tăng trưởng của thị trường trong nước và khu vực
64.43%
0.00%
N ước ngoài
20.00%
Trong nước
40.00%
60.00%
80.00%
Chung
Lý do chính khiến các doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh chủ yếu là Tăng trưởng
của thị trường trong nước và khu vực (64,43%), Triển vọng kinh tế của Việt N am thuận lợi
(61,07%), Mở cửa thị trường và cải cách do Việt N am hội nhập quốc tế sâu rộng hơn
(41,61%) và Tăng cơ hội xuất khNu ra nước ngồi (40,27%). Đây cũng là nhóm bốn động lực
quan trọng nhất để các doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh theo kết quả điều tra
liên tục từ năm 2009 đến 2011.
Có sự khác biệt trong đánh giá về lý do khiến doanh nghiệp mở rộng đầu tư, kinh doanh giữa
doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ngoài nước. Quyết định mở rộng của các doanh
nghiệp nước ngồi rất ít chịu sự tác động từ việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nỗ lực chống
T
7/13
Điều tra cảm nhận môi trường kinh doanh 2011
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 12/2011
hàng giả, hàng nhái, ưu đãi về thuế hay mức độ sẵn có của nguồn nhân lực chất lượng cao
với chi phí cạnh tranh trong khi các doanh nghiệp trong nước dường như hưởng lợi hơn từ
những thay đổi trong lĩnh vực này. Chỉ có 6,9% doanh nghiệp nước ngoài cho biết lý do họ
mở rộng kinh doanh có nguyên nhân từ việc sẵn có lao động có tay nghề với chi phí cạnh
tranh và 10.34% do cơ sở hạ tầng cải thiện hơn so với tỷ lệ tương ứng 31,54% và 39,6% của
doanh nghiệp trong nước.
Cũng giống như điều tra năm trước đó, các doanh nghiệp nước ngồi dường như có u cầu
cao hơn doanh nghiệp trong nước về nguồn nhân lực và mức độ cải thiện hạ tầng. N hững lý
do khiến các doanh nghiệp nước ngoài lạc quan trong thời gian tới chủ yếu tập trung vào
nhóm Tăng trưởng của thị trường trong nước và khu vực, Triển vọng kinh tế Việt N am thuận
lợi và Mở cửa thị trường …
Còn lý do chính được nêu ra khiến hơn 30% số doanh nghiệp điều tra dự kiến chỉ duy trì
hoặc giảm quy mơ kinh doanh hay đóng cửa là các vấn đề như Triển vọng kinh tế Việt N am
và thế giới không thuận lợi, Chi phí kinh doanh cao, Thực thi luật pháp kém, thiếu đồng bộ,
thiếu nhất quán, Tệ quan liêu và tham nhũng gia tăng.
4.Khuyến nghị đối với Chính phủ
Cũng như mọi năm, thông qua bảng phiếu hỏi điều tra, Diễn đàn doanh nghiệp Việt N am đề
nghị các doanh nghiệp chọn ra những giải pháp quan trọng nhất để khuyến nghị Chính phủ
cần thực hiện ngay để cải thiện môi trường kinh doanh. N ăm giải pháp hàng đầu mà các
doanh nghiệp qua điều ra đề nghị thực hiện lần lượt (theo thứ tự ưu tiên) là:
1.
2.
3.
4.
5.
Tiếp tục cải thiện và đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Cải thiện hệ thống thông tin, viễn thông và năng lượng.
Cải thiện hạ tầng vận tải (hệ thống cầu, đường bộ, cảng biển, sân bay…).
Giảm rào cản gia nhập thị trường
Đối xử bình đẳng hơn nữa giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngồi.
Cả hai nhóm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài đặt khuyến nghị Chính
phủ tiếp tục cải thiện và đơn giản hóa thủ tục hành chính lên hàng đầu cho thấy các doanh
nghiệp đang kỳ vọng nhiều vào nỗ lực cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ.
Đối với các doanh nghiệp nước ngồi, 4/5 khuyến nghị hàng đầu với Chính phủ đều liên
quan đến việc cải thiện chất lượng điều hành như đối xử bình đẳng hơn giữa doanh nghiệp
trong nước và doanh nghiệp nước ngồi, N âng cao tính minh bạch và dễ dàng tiếp cận các
văn bản luật, kế hoạch, số liệu thống kê, Tiếp tục cải thiện và đơn giản hóa thủ tục hành
chính, Thời gian chuNn bị, thương lượng và trả các loại thuế ngắn hơn.
Bảng 2: 5 khuyến nghị hàng đầu đối với Chính phủ để cải thiện môi trường kinh doanh
(theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 5)
Doanh nghiệp nước ngoài
1
2
Doanh nghiệp trong nước
Đối xử bình đẳng hơn giữa doanh nghiệp
trong nước và doanh nghiệp có vốn nước
ngồi
N âng cao tính minh bạch và dễ dàng tiếp
cận các văn bản luật, kế hoạch, số liệu
thống kê
1
Tiếp tục cải thiện và đơn giản hóa thủ tục
hành chính
2
Cải thiện hệ thống thơng tin, viễn thơng
và năng lượng
Trang 8/13
Điều tra cảm nhận môi trường kinh doanh 2011
3
4
5
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 12/2011
Tiếp tục cải thiện và đơn giản hóa thủ tục
hành chính
Thời gian chuNn bị, thương lượng và trả
các loại thuế ngắn hơn
Cải thiện hệ thống thông tin, viễn thông
và năng lượng
3
4
5
Cải thiện hạ tầng vận tải (hệ thống cầu,
đường bộ, cảng biển, sân bay…)
Giảm rào cản gia nhập thị trường
Đối xử bình đẳng hơn giữa doanh nghiệp
trong nước và doanh nghiệp có vốn nước
ngồi
5.Giải pháp thắt chặt tiền tệ và ổn định kinh tế vĩ mô
Từ đầu năm 2011 đến nay, tình hình kinh tế cả trong và ngồi nước đang đặc biệt khó khăn.
Chính phủ đã và đang thực hiện những giải pháp vượt qua khó khăn này như ban hành và
thực hiện N ghị quyết 11 ngày 24/2/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. N hững hiệu quả bước đầu từ biện pháp
quyết liệt của Chính phủ đã được ghi nhận, hiện nay đang có những thảo luận về việc Chính
phủ nên giải quyết như thế nào giữa yêu cầu thắt chặt tiền tệ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và
yêu cầu phát triển kinh tế cũng như giải quyết những khó khăn rất cấp bách của doanh
nghiệp.
Trong cuộc điều tra năm nay, Ban Thư ký Diễn đàn doanh nghiệp Việt N am lấy ý kiến doanh
nghiệp về việc “Chính phủ có nên kiên trì thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ theo tinh
thần N ghị quyết 11 ngày 24/2/2011 của Chính phủ cho tới khi kinh tế vĩ mơ bình ổn hay
khơng?”. Gần một nửa trang phiếu điều tra được để sẵn để các doanh nghiệp bày tỏ về lập
luận cụ thể cho nhận định của mình.
N hìn chung, đối với phần đơng các doanh nghiệp, việc kiên định thực hiện N ghị quyết này,
dù có khắc khổ và khó khăn nhưng đúng đắn và cần thiết để bảo đảm sự sống còn của nền
kinh tế. Đồng tình với quan điểm của Chính phủ là ưu tiên hàng đầu, mục tiêu quan trọng
nhất hiện nay của Việt N am là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế mô và tiến tới tái cơ cấu
nền kinh tế, đổi mới mơ hình tăng trưởng.
Mặc dù các doanh nghiệp là đối tượng trực tiếp chịu ảnh hưởng nhưng qua điều tra của Diễn
đàn doanh nghiệp Việt N am, gần 49% số doanh nghiệp tham gia điều tra trực tiếp bày tỏ ý
kiến rằng Chính phủ nên kiên trì thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ để hướng tới mục
tiêu bình ổn kinh tế vĩ mơ. Tỷ lệ doanh nghiệp có quan điểm trái ngược chỉ chiếm gần 20%.
Có nhóm hơn 31% doanh nghiệp khơng bày tỏ ý kiến.
Hình 9: Chính phủ có nên kiên trì thực hiện các biện
pháp thắt chặt tiền tệ theo tinh thần NQ 11 cho tới khi
kinh tế vĩ mơ bình ổn hay khơng?
Khơng có ý kiến
31.51%
N ên
48.86%
Khơng nên
19.63%
T
9/13
Điều tra cảm nhận môi trường kinh doanh 2011
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 12/2011
Đáng lưu ý là tỷ lệ cho rằng Chính phủ nên thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ có sự
khác biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, tỷ lệ đồng ý lần lượt là
45% và 55%.
5.1. Phần lớn các doanh nghiệp cho rằng Chính phủ thời gian tới nên nhất quán, kiên
định trong các giải pháp nhằm thắt chặt tiền tệ để nhằm ổn định tình hình kinh tế vĩ mơ.
Theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp, tình trạng lạm phát vẫn chưa thật sự được khống chế
về cơ bản nên việc thắt chặt tiền tệ trong giai đoạn hiện nay vẫn cần thiết. Lạm phát vài tháng
gần đây đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, có nguy cơ bùng phát trở lại, đặc biệt các tháng cuối
năm.
Một trong những lý do cơ bản mà doanh nghiệp đưa ra khi ủng hộ là có tiếp tục thực hiện
nghị quyết 11 thì mới ổn định được kinh tế vĩ mơ và kiềm chế lạm phát. Trong mỗi giai đoạn
nên lựa chọn chính sách trọng tâm, cần phải đảm bảo thực hiện được và trong bối cảnh hiện
tại, không giải pháp nào cấp bách và quan trọng hơn là cần phải giải quyết được vấn đề lạm
phát nghiêm trọng hiện nay. N hiều doanh nghiệp cho rằng Chính phủ cần tiếp tục duy trì
chính sách tiền tệ thắt chặt và chỉ có thể nới lỏng khi lạm phát đã được kiểm soát một cách
hiệu quả.
Có doanh nghiệp thẳng thắn đánh giá rằng trong bối cảnh hiện tại, nếu nới lỏng tiền tệ sẽ làm
nền kinh tế bất ổn hơn. Giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô cần phải là ưu tiên hàng đầu vì có ổn
định kinh tế vĩ mơ thì xã hội nói chung mới ổn định. Với những “căn bệnh” khá nghiêm
trọng của nền kinh tế, đây là việc đáng ra nên làm được từ năm 2008, trước sau gì cũng phải
có những giải pháp quyết liệt, vấn đề là bỏ công sức ra bây giờ hay là sau này mà thơi.
Có ý kiến doanh nghiệp cho rằng trên khía cạnh tái cơ cấu thì thắt chặt tiền tệ tuy là giải pháp
bắt buộc tuy đớn đau nhưng qua đây cũng giúp thanh lọc các doanh nghiệp kém năng lực
cạnh tranh. Loại bỏ những những doanh nghiệp “cơ hội”, không chuyên nghiệp, đầu cơ trục
lợi, “sinh ra ăn nhờ cơ chế”… Đây cũng là bước đi cần thiết trong bối cảnh dư nợ tín dụng
trong khu vực tư của Việt N am thời gian qua đã tăng quá nhanh, ngày càng chiếm tỷ trọng
cao trong GDP, tỷ lệ nợ xấu tăng lên đáng lo ngại… Đây cũng là những rủi ro tiềm tàng đối
với hệ thống tài chính và nền kinh tế.
N hiều doanh nghiệp nhấn mạnh rằng, chính sách thắt chặt tiền tệ là bước đi đúng hướng,
nhưng không nên thực hiện riêng biệt, phải đồng hành cùng những giải pháp thắt chặt tài
khóa, cắt giảm chi tiêu công, tăng cường hiệu quả đầu tư công, tái cấu trúc nền kinh tế…
5.2. Tuy vậy, một số doanh nghiệp nhìn nhận có những tác động rất tiêu cực từ việc thực
hiện các giải pháp thắt chặt tiền tệ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc thắt chặt tiền tệ sẽ trực tiếp tác động đến việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp. Việc ấn
định hạn mức tín dụng cho các ngân hàng nên các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay rất khó
khăn, lãi suất cao quá sức chịu đựng, qua đó chi phí sử dụng vốn, chi phí kinh doanh bị được
đNy lên quá cao. Rất nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ đóng cửa, một số doanh nghiệp
cố gắng để duy trì chờ thời cơ, hoạt động cầm cự, vay vốn ngồi thị trường chính thức, tuy
vậy những doanh nghiệp này cũng khó tồn tại theo cách này lâu được. N guy cơ doanh nghiệp
vỡ nợ và phá sản hàng loạt đang trở thành thực tế theo đánh giá của một số doanh nghiệp.
Có doanh nghiệp đánh giá rằng giải pháp thắt chặt tiền tệ dù chỉ là giải pháp tạm thời để ngăn
chặn lạm phát nhưng gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp
xuất khNu và doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ. Chi phí tăng cao, hàng sản xuất không
cạnh tranh được với hàng nhập khNu, “đầu ra” bị thu hẹp ngay trên sân nhà dẫn đến tình trạng
nguy cơ thua lỗ và phá sản. Theo đánh giá của một số doanh nghiệp, chính sách này chỉ phù
Trang 10/13
Điều tra cảm nhận môi trường kinh doanh 2011
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 12/2011
hợp trong một giai đoạn nhất định để điều chỉnh nền kinh tế, áp dụng lâu dài sẽ dẫn đến giảm
phát, giảm tiêu dùng. Do vậy, Chính phủ nên cân nhắc linh hoạt để nới lỏng.
5.3. Nhiều doanh nghiệp nhấn mạnh đến việc Chính phủ cần thẳng thắn nhận rõ và giải
quyết căn bản những vấn đề yếu kém của nền kinh tế hiện tại, chú trọng vào định
hướng phát triển lâu dài và bền vững.
Không ít doanh nghiệp nhận định rằng năm nay tình hình kinh tế rất “nhạy cảm”, môi trường
kinh doanh đặc biệt khó khăn với hàng loạt những yếu tố bất lợi cho doanh nghiệp và hoạt
động kinh doanh như: nền kinh tế thế giới và trong nước có những biến động bất thường, lạm
phát tăng cao đáng lo ngại, các chi phí đầu vào liên tục tăng, tỷ suất lợi nhuận của doanh
nghiệp giảm, tỷ giá biến động mạnh, giá vàng tăng cao, dự trữ ngoại hối giảm… N goài ra
hàng loạt những yếu tố “cũ” khác mà doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt như tiếp cận đất
đai khó khăn, hạ tầng yếu kém và chưa đồng bộ, nguồn lao động đang thiếu trầm trọng, nhất
là lao động có tay nghề và chun mơn cao, các thủ tục hành chính khó khăn, chồng chéo,
tình trạng tham nhũng và nhũng nhiễu chưa được cải thiện có hiệu quả…
Một số doanh nghiệp đánh giá chính sách thắt chặt tiền tệ chỉ là một trong những biện pháp
cho tình hình khó khăn hiện nay. Quan trọng hơn, theo đánh giá của doanh nghiệp là Chính
phủ cần tập trung vào chính sách tài khóa, chi tiêu cơng và nỗ lực để hạn chế tình trạng các
doanh nghiệp nhà nước kinh doanh kém hiệu quả. Đầu tư công ở Việt N am dù chiếm tỷ lệ rất
cao so với GDP nhưng chưa thật sự hiệu quả, cơ chế phân bổ nguồn lực còn quá nhiều bất
cập. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lạm phát cao ngày nay.
Một số doanh nghiệp tư nhân đánh giá dù đã được cải thiện rất nhiều nhưng N hà nước vẫn
quá chú tâm và dành nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước, các tập đồn, các tổng
cơng ty của N hà nước. Một số doanh nghiệp thẳng thắn cho rằng nền kinh tế yếu kém một
phần là thời gian qua đã tập trung quá lớn nguồn lực cho doanh nghiệp nhà nước và khơng
kiểm sốt q trình đầu tư của khối doanh nghiệp này một cách hiệu quả. Trong khi đó đa số
các doanh nghiệp tư nhân vừa, nhỏ và siêu nhỏ, lực lượng sản xuất chính và nguồn tạo việc
làm chính thì chưa được tạo điều kiện tương xứng.
N hiều doanh nghiệp đánh giá, các doanh nghiệp từ tư nhân trong nước đến các doanh nghiệp
nước ngồi đang rất khó khăn để có được kế hoạch kinh doanh và đầu tư dài hạn vì tính
khơng ổn định của kinh tế vĩ mô, mức độ minh bạch thấp của môi trường kinh doanh và rủi
ro cao đang tăng cao của nhiều yếu tố khác… Việt N am phải rất cNn trọng để hạn chế tình
trạng các doanh nghiệp cùng lúc phải đối mặt với khó khăn kép: vừa gặp khó khăn từ sự bất
ổn của nền kinh tế và vừa đối mặt với sự yếu kém từ quản lý và điều hành của các cơ quan
quản lý N hà nước.
N hiều doanh nghiệp cũng nhấn mạnh rằng với bối cảnh hiện tại, doanh nghiệp muốn tồn tại
được phải dựa vào chính năng lực nội tại chính mình. Mặc dù đã, đang và sẽ có rất nhiều khó
khăn và thử thách đặt ra cho nền kinh tế thế giới nói chung và Việt N am nói riêng nhưng với
dân số đơng và trẻ, thị trường sơi động và cam kết của Chính phủ, nhiều doanh nghiệp tin
rằng nền kinh tế Việt N am sẽ tăng trưởng liên tục. Với tiền đề này, nhiều doanh nghiệp bày
tỏ cam kết sẽ mở rộng kinh doanh ở Việt N am trong tương lai.
Hiện tại đã có rất nhiều khó khăn, giai đoạn tới chắc nền kinh tế vẫn cịn tiếp tục gặp nhiều
khó khăn nhưng nhìn chung cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục chia sẻ và ủng hộ Chính phủ
thực hiện các giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. N hững “hy sinh” ngắn hạn của doanh
nghiệp hy vọng sẽ được đền đáp bằng sự ổn định kinh tế vĩ mô và triển vọng tốt của nền kinh
tế trong dài hạn.
Trang 11/13
Điều tra cảm nhận môi trường kinh doanh 2011
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 12/2011
Phụ lục 1:
Đánh giá các lĩnh vực trong môi trường kinh doanh
(Thang điểm từ 1 đến 4, trong đó 4 là điểm số cao nhất)
Stt
Chung
Lĩnh vực
Trong
nước
Nước
ngồi
1
Tiếp cận thông tin, văn bản luật pháp, kế hoạch
của N hà nước liên quan đến công việc kinh
doanh
2,70
2,77
2,44
2
Hệ thống thuế và quản lý thuế
2,46
2,49
2,38
3
Khả năng cạnh tranh trong khu vực
2,43
2,39
2,50
4
Chi phí kinh doanh
2,42
2,38
2,51
5
Mơi trường pháp lý
2,41
2,48
2,14
6
N guồn cung lao động có tay nghề chun mơn
cao
2,39
2,26
2,58
7
Hiệu quả dịch vụ hành chính
2,31
2,36
2,05
8
Tiếp cận vốn
2,31
2,31
2,30
9
Giải quyết tranh chấp và việc thực thi phán
quyết của tòa án trọng tài kinh tế tại Việt N am
2,30
2,33
2,14
10
Cơ sở hạ tầng
2,29
2,35
2,05
11
Tiếp cận đất đai
2,27
2,27
2,26
12
Quản lý kinh tế vĩ mô (kiềm chế lạm phát, điều
hành tỷ giá…)
2,23
2,30
1,90
13
Khả năng tiếp cận ngoại tệ
2,21
2,29
1,93
14
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả,
hàng nhái
2,09
2,10
2,05
Trang 12/13
Điều tra cảm nhận môi trường kinh doanh 2011
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 12/2011
Phụ lục 2:
Đánh giá về mức độ cải thiện đối với môi trường kinh doanh
(% là tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá có sự cải thiện)
Trong
Stt Lĩnh vực
Chung
Nước ngồi
nước
Tiếp tục cải thiện và đơn giản hóa thủ tục
61,11%
68,21%
30,23%
1
hành chính
2
Cải thiện hệ thống thơng tin, viễn thơng và
năng lượng
54,27%
61,85%
27,91%
3
Cải thiện hạ tầng vận tải (hệ thống cầu,
đường bộ, cảng biển, sân bay v,,v)
47,86%
56,07%
13,95%
4
Giảm rào cản gia nhập thị trường
45,73%
50,87%
27,91%
44,02%
44,51%
37,21%
40,17%
42,77%
34,88%
38,03%
42,77%
18,60%
5
6
7
Đối xử bình đẳng hơn giữa DN trong nước
và DN có vốn nước ngồi
N âng cao tính minh bạch và dễ dàng tiếp
cận các văn bản luật, kế hoạch, số liệu
thống kê
Xây dựng mới và cải cách thể chế, luật lệ
theo hướng thuận lợi hơn cho DN
8
Thủ tục xin giấy phép xây dựng dễ dàng
hơn
28,63%
32,37%
11,63%
9
Tiếp cận tài chính dễ dàng hơn
28,21%
32,37%
11,63%
10
Thuê và sa thải lao động dễ dàng hơn
24,79%
29,48%
6,98%
11
Tăng cường tuân thủ các quy tắc và thông
lệ kinh doanh quốc tế
23,93%
21,39%
27,91%
12
Thực thi pháp luật tốt hơn
21,79%
23,70%
16,28%
13
Thời gian chuNn bị, thương lượng và trả
các loại thuế ngắn hơn
20,94%
17,92%
30,23%
14
Quy định và thủ tục về đất đai thơng
thống hơn, tiếp cận đất đai dễ dàng hơn
17,09%
20,23%
6,98%
15
Ý kiến khác (đề nghị ghi rõ)
1,28%
1,16%
2,33%
Trang 13/13
QUAN ĐIỂM CỦA HIỆP HỘI CÁC DOANH NGHIỆP CHÂU ÂU
TẠI VIỆT NAM
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam
Hà Nội, 2/12/2011
Người trình bày
Alain Cany
Chủ tịch
Kính thưa các Bộ trưởng, các Đại sứ, các vị khách quý. Thưa các quý ông và quý bà. Đại
diện Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam và các đối tác của các Hiệp hội doanh nghiệp
châu Âu, tôi xin chân thành cảm ơn Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan có mặt
ngày hôm nay tại đây để tiếp tục cuộc đối thoại mang tính xây dựng với khu vực tư nhân
thơng qua Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam.
I. Tổng quan
Trong khi các doanh nghiệp châu Âu kiên nhẫn và vẫn hy vọng rằng môi trường kinh doanh
tại Việt Nam sẽ được cải thiện thì lịng tin của họ đã có chiều hướng giảm từ đầu năm 2011
theo kết quả trong cuộc điều tra về chỉ số môi trường kinh doanh hàng quý (BCI) của
EuroCham tại Việt Nam. Trong năm vừa qua, chỉ số BCI đã giảm từ 78 xuống còn 52 điểm
thể hiện sự sụt giảm lòng tin vào Việt Nam là một điểm đến đầu tư. Cùng với sự sụt giảm
28% FDI trong 9 tháng đầu năm 2011 và tỉ lệ lạm phát gần 20%, cơng bằng mà nói các
doanh nghiệp châu Âu đang quan ngại về môi trường kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam.
Đồng thời, Việt Nam đã tụt 8 bậc trong báo cáo “Môi trường kinh doanh 2012” của Ngân
hàng Thế giới, xếp vị trí thứ 98 trong tổng số 183 nước. Theo báo cáo “Môi trường kinh
doanh 2012”, xếp hạng của môi trường kinh doanh Việt Nam bị giảm trong năm nay do Việt
Nam đã thất bại trong việc cải thiện hệ thống điện. Bản báo cáo này cũng đề cập đến tốc độ
chậm của cải cách hành chính tại Việt Nam. Xét về tổng thể, Việt Nam mới chỉ cải thiện ba
trong số 10 lĩnh vực được đánh giá bao gồm cấp phép xây dựng, bảo vệ nhà đầu tư và thực
thi hợp đồng. Những lĩnh vực đang kém đi là khởi sự doanh nghiệp (giấy phép), đăng ký tài
sản, trả thuế và thu giữ tín dụng.
Vậy đâu là lý do cho việc sụt giảm lòng tin này trong năm vừa qua? EuroCham tin rằng đây
là một sự kết hợp của tiến trình thay đổi chậm chạp trong nhiều vấn đề được đề cập trong
cuốn sách trắng năm ngoái kết hợp với một số vấn đề mới làm suy giảm lịng tin vào mơi
trường kinh doanh tại Việt Nam. Tỉ lệ lạm phát cao kèm theo sự khó khăn trong việc tiếp cận
tín dụng, thiếu đồng bộ trong cơ sở hạ tầng và các gánh nặng về thủ tục hành chính vẫn tiếp
diễn. Bên cạnh đó, một loạt các vấn đề mới liên quan đến “tiếp cận thị trường” ảnh hưởng
đáng kể đến việc nhập khNu hàng hóa vào Việt N am đã tiếp tục ảnh hưởng đến suy nghĩ của
châu Âu về môi trường kinh doanh tại Việt N am. Điều này đặc biệt đúng với Thông báo số
197 về thủ tục nhập khNu rượu, mỹ phNm và điện thoại di động vào Việt N am và yêu cầu về
việc cấp phép nhập khNu tự động vẫn diễn ra theo Thông tư 24.
Trang 1/9
EuroCham tin rằng khả năng để Việt N am duy trì sức cạnh tranh và giữ vững tốc độ tăng
trưởng kinh tế ổn định trong thời gian dài phụ thuộc vào việc liệu Chính phủ Việt N am có
hành động ngay lúc này với một số lĩnh vực trọng yếu không. Trước hết là ổn định môi
trường kinh tế vĩ mô tại Việt N am, thứ hai là bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các nhà đầu tư cụ
thể là trong lĩnh vực cấp phép. Thứ ba là bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thực thi hiệu quả các
trường hợp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Thứ bốn là tiếp tục thực hiện các dự án cơ sở hạ
tầng và đảm bảo nguồn cung năng lượng đáng tin cậy. Thứ năm, Chính phủ nên tiếp tục
nâng cao chất lượng của lực lượng lao động Việt N am thơng qua việc khuyến khích giáo dục
cấp cao hơn và đào tạo nghề. Thứ sáu, việc giải quyết nạn tham nhũng, thói quan liêu, tiếp
tục giảm và đơn giản các gánh nặng hành chính tại tất cả các cấp nên được quan tâm cao
trong các chương trình nghị sự của Chính phủ. Điều này đặc biệt đúng trong việc kiểm sốt
giá có thể xảy ra từ dự thảo Luật giá mới và có tác động tiêu cực đến các công ty thành viên
của EuroCham.
II. Cải thiện môi trường kinh tế vĩ mơ
Kiểm sốt lạm phát là trọng tâm đúng đắn trong chính sách của Chính phủ từ đầu tháng 3
với việc đưa ra N ghị quyết 11. Chính phủ cũng thể hiện vai trò lãnh đạo rõ ràng trong việc
theo đuổi đường lối này thông qua việc triển khai một số các biện pháp khó khăn: mức lãi
suất cao; hạn chế tăng trưởng tín dụng; ấn định trần lãi suất huy động; khuyến khích sử dụng
tiền đồng thay vì đô la Mỹ và vàng. Trên đây chỉ là một số biện pháp đã được ban hành.
Chúng tôi ủng hộ chiến lược mà Chính phủ đang theo đuổi, và ủng hộ việc duy trì chiến lược
này đủ lâu để bảo đảm rằng việc ổn định cả giá cả và tiền đồng được tái thiết lập. Với đồng
tiền và giá cả ổn định, Việt N am sẽ có một nền tảng vững chắc để có thể đạt tăng trưởng cao
và vững chắc trong tương lai. Đứng trước bối cảnh nền kinh tế vĩ mô đầy thách thức của
năm 2011, ngành ngân hàng và tài chính đã phải chịu nhiều biện pháp chính sách mạnh mẽ
gây ảnh hưởng bất lợi tới các hoạt động của ngành.
Một ví dụ điển hình là việc giới hạn tăng trưởng tín dụng. Việc giới hạn này có thể phù hợp
trong bối cảnh lạm phát cao nhưng việc áp dụng các giới hạn tăng trưởng tín dụng tương tự
với tất cả các ngân hàng lại có vẻ giúp cho các tổ chức lớn và phạt các doanh nghiệp nhỏ.
Việc tiếp tục giới hạn tăng trưởng tín dụng có thể phân bổ sự tăng trưởng cho các tổ chức tài
chính lớn chứ khơng đơn giản là các tổ chức lớn nhất. Rất nhiều các ngân hàng nước ngoài
thu vốn vào cuối năm 2010 để tuân thủ các quy định về vốn tối thiểu và các giới hạn về
người vay đơn lẻ, vì sự hạn chế trong tăng trưởng tín dụng đã loại bỏ khả năng của họ trong
huy động vốn một cách hiệu quả. Chúng tôi hy vọng rằng các cơ quan chức năng sẽ nhận ra
điều này rõ hơn vào năm 2012 khi những tổ chức có bản cân đối kế toán tốt và quản lý tốt thì
họ có thể phân bổ tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức vì lợi ích tổng thể của nền kinh tế
Việt N am. Một vài thành tựu trong năm 2011 là rất tích cực nhưng vẫn có sự giới hạn trong
nhiều vấn đề chủ yếu là do môi trường kinh tế bất lợi. Chúng tôi hy vọng rằng tiến trình này
có thể được thúc đNy nhanh hơn trong năm 2012 khi lạm phát được kiềm chế và sự ổn định
quay trở lại nền kinh tế.
III. Cấp phép đầu tư
Các doanh nghiêp thành viên của EuroCham tiếp tục phải chờ đợi thời gian dài quá trình phê
duyệt và nhiều sự trì hỗn trong việc cấp phép đầu tư và đăng ký kinh doanh. Các cơ quan
chính quyền yêu cầu nhiều tài liệu bổ sung từ phía các doanh nghiệp thành viên của chúng
tôi vẫn tăng và kết quả là số lượng phần trăm các doanh nghiệp phải đợi trên ba tháng đế
hoàn thành tất cả các thủ tục cần thiết để bắt đầu kinh doanh hoặc cấp phép cho một dự án
tăng lên một cách đáng kể. N goài ra, chúng tôi lưu ý rằng thời gian yêu cầu cho việc cấp
phép đầu tư là khác nhau nhiều giữa các thành phố và các tỉnh tại Việt N am. Với hai thành
phố lớn là Hà N ội và Hồ Chí Minh thường yêu cầu thời gian nhiều hơn nhiều để có được kết
quả phê duyệt. Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hiện tại và cả việc thực hiện các quy định
Trang 2/9
của hai Luật này thường coi việc đối xử giữa các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước là
như nhau. Tuy nhiên, sự phân biệt đối xử vẫn tồn tại trong một số thủ tục cấp phép. N goài
ra, trừ các dự án đầu tư với quy mô lớn hoặc có điều kiện, các nhà đầu tư trong nước sẽ chỉ
yêu cầu cấp “giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. N ói cách khác vẫn có sự tồn tại của thủ
tục cấp phép đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.
Theo N ghị định 102, các doanh nghiệp đã thành lập ở Việt N am có sở hữu của nhà đầu tư
nước ngồi khơng q 49% vốn điều lệ được áp dụng điều kiện đầu tư, kinh doanh như đối
với nhà đầu tư trong nước. Đồng thời, các doanh nghiệp có sở hữu của nhà đầu tư nước
ngồi trên 49% vốn điều lệ được áp dụng điều kiện đầu tư, kinh doanh như đối với nhà đầu
tư nước ngồi. Theo quy định này, chúng tơi hiểu rằng với một doanh nghiệp đầu tư trong
nước có vốn sở hữu lên đến 49% thì hiện tại chỉ cần yêu cầu sửa đổi “giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh” và tuân thủ các thủ tục cấp phép trong nước. Tuy nhiên, việc hiểu như vậy
không được áp dụng cho các ngành đầu tư có điều kiện như các lĩnh vực theo tiến trình
WTO. EuroCham kiến nghị rằng các đầu tư có điều kiện này không nên yêu cầu việc cấp
phép một “giấy chứng nhận đầu tư” thay thế “giấy đăng ký kinh doanh”. Việc yêu cầu cấp
phép theo cách này sẽ đảm bảo tốt hơn sân chơi cho các doanh nghiệp trong nước và nước
ngoài đang hoạt động tại Việt N am. Các cơ quan chính quyền cấp Bộ có thể cần có vai trị
cao hơn nữa trong việc làm rõ các quy định và đảm bảo các cơ quan chính quyền cấp tỉnh
dưới sự giám sát của họ sẽ thực hiện chức năng của họ theo cách công bằng và nhất quán.
Việc thực hiện khác nhau sẽ không tồn tại giữa các địa phương khác nhau.
IV. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT)
Đầu năm 2011, Chính phủ Việt N am tuyên bố sẽ chú trọng “chất lượng hơn số lượng” trong
việc đầu tư các dự án FDI. Điều đó dường như có nghĩa là ngồi việc thu hút đầu tư vào các
ngành sản xuất định hướng xuất khNu có chi phí lao động thấp, Việt N am đang tìm kiếm
nhiều đầu tư hơn về ngành sản xuất giá trị gia tăng công nghệ cao. Tuy nhiên, với việc thiếu
vắng sự thực thi hiệu quả và mạnh mẽ về các quyền sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp nước
ngồi đang kín đáo chuyển giao các quyền sở hữu trí tuệ có giá trị và các bí quyết độc quyền
cần thiết của họ để hỗ trợ các sản xuất giá trị gia tăng có “chất lượng cao hơn” tại Việt N am.
N gồi ra, để có thể cung cấp lực lượng lao động và các nguồn nhân lực khác cần thiết để hỗ
trợ việc sản xuất công nghệ cao tại Việt N am thì Việt N am phải đưa ra một “văn hóa cải
tiến” và tơn trọng quyền SHTT.
Một lần nữa, EuroCham kiến nghị một cách tiếp cận theo hai hướng căn bản để giải quyết
vẫn đề nghiêm trọng này. Trước hết, theo đề xuất trong cuốn sách Trắng năm ngoái của
EuroCham, Chính phủ Việt N am nên tiếp tục nỗ lực để tăng cường nhận thức về giá trị của
việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Bằng cách đó, có thể giải thích cho người dân Việt N am
rằng đó là vì lợi ích của mỗi người dân Việt N am khi tôn trọng quyền SHTT và tránh việc
sản xuất, thương mại và/hoặc mua các sản phNm vi phạm quyền SHTT của các doanh nghiệp
Việt N am và nước ngoài về thương hiệu và các quyền SHTT khác.
N goài những thơng tin đó, nên nói cho người dân Việt N am hiểu rằng tôn trọng quyền SHTT
sẽ: i) giúp bảo vệ người dân Việt N am khỏi các sản phNm rẻ nhưng thường nguy hiểm; ii) từ
chối tài trợ cho các tổ chức khơng có ngun tắc đạo đức thường liên quan đến phạm tội
kiếm tiền không ngay thẳng bằng cách lạm dụng quyền SHTT của người khác và sử dụng
doanh thu bất chính để tài trợ cho các hoạt động không hợp pháp; iii) bổ sung vào thâm hụt
thương mại đang phát triển tại Việt N am bằng việc mua hàng giả bên ngồi có nguồn gốc
Trung Quốc đang lưu hành tại Việt N am; và iv) giúp đưa ra một “văn hóa cải tiến” có thể
thơi thúc và khuyến khích người dân Việt N am đưa ra những ý tưởng mới và tạo quyền
SHTT mới, các sản phNm liên kết và trao cho họ khi họ thực hiện.
Trang 3/9
Thứ hai, Chính phủ Việt N am nên chỉ đạo các cơ quan liên quan tại tất cả các cấp tăng
cường việc thực thi pháp luật và hành chính cho các quyền SHTT qua đó các doanh nghiệp
và cá nhân vi phạm quyền SHTT sẽ bị ngăn cản từ việc lôi kéo vào các hành vi không đúng
đắn như vậy. Điều đó có nghĩa là việc áp dụng thường xuyên các hình phạt hành chính cao
hơn và tạo sự thuận lợi hơn cho các chủ sở hữu của quyền SHTT có lợi thế ở tất cả các biện
pháp pháp lý có sẵn bao gồm cả việc giảm nhẹ có tính chất cảnh báo và thiệt hại về tiền. N ếu
Việt N am thực hiện thành cơng, duy trì một chương trình giáo dục người dân Việt N am và
thực thi hiệu quả quyền SHTT thì điều này sẽ là một bước tiến xa khuyến khích và thúc đNy
các doanh nghiệp châu Âu và nước ngồi khác chuyển giao cơng nghệ cao và kiến thức tiên
tiến cho Việt N am.
V. Cơ sở hạ tầng và nguồn cung năng lượng
Cho đến năm 2020, Việt N am sẽ cần hơn 160 tỉ USD để phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng
kỹ thuật bao gồm cả các hệ thống giao thông, cầu, các nhà máy điện, các hệ thống cung cấp
nước và các nhà máy xử lý chất thải. Trong khi đó, các nguồn vốn truyền thống như ngân
sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ và hỗ trợ phát triển từ các Chính phủ nước ngồi chỉ có
thể giúp thỏa mãn khoảng một nửa nhu cầu. Điều này có nghĩa là hơn 50% đầu tư phải được
huy động từ các doanh nghiệp trong và nước ngoài. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp nước
ngồi vẫn cịn đang cân nhắc về việc đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng do lo ngại về sự
hiệu quả của đầu tư, tỉ lệ thu hồi lãi và các sự đảm bảo về vốn. N hững lý do chính về sự thờ
ơ của nhà đầu tư là việc phân bổ rủi ro kém hiệu quả, các yêu cầu hành chính phức tạp, thiếu
sự minh bạch trong các thủ tục đấu thầu và việc giải phóng mặt bằng tốn nhiều thời gian và
chi phí trong nhiều các dự án cơ sở hạ tầng.
Giống như các nước khác, Chính phủ đã nhận ra rằng vốn ODA sẽ khơng đủ cho Việt N am
về lâu dài do đó trong năm 2010 đã ban hành các quy định mới về các dự án ưu tiên hợp tác
công tư (PPP). Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 71/2010/QD-TTg về các quy
định ban hành quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư, các quy định này sẽ
được áp dụng trong hai hoặc ba dự án thí điểm. Từ đó Chính phủ và các cơ quan có thể rút ra
được bài học và hồn thiện khung pháp lý từ các kinh nghiệm trong triển khai các dự án thí
điểm. Theo các quy định mới về các dự án ưu tiên, Chính phủ khuyến khích đầu tư tư nhân
cho các dự án ưu tiên đã được lựa chọn và mở thầu để tuyển chọn các nhà thầu có năng lực
và kinh nghiệm. EuroCham tin rằng về dài hạn, đây sẽ là điều trọng yếu để có các dự án giao
cho ngân hàng và một khung pháp lý nhất quán để đảm bảo các dự án đối tác công tư.
Về nguồn cung năng lượng, việc tiêu thụ điện được dự đốn tăng nhanh ở mức ít nhất là gấp
đôi GDP với mức tối thiểu là 12% hàng năm. Việc xây dựng các nhà máy điện mới tại Việt
N am chưa bắt kịp với nhu cầu và dẫn đến sự thiếu hụt về nguồn cung, đặc biệt khi nhu cầu
đạt đỉnh điểm. Để giải quyết vấn đề này, Việt N am cần phải điều chỉnh giá năng lượng theo
các cấp khu vực. Mức giá cao hơn nhưng thực tế sẽ có thể giúp các doanh nghiệp hoạt động
và tạo ra thặng dư để thanh toán cho các chi phí vốn và do đó cho phép hoạt động ở mức độ
tồn tại về kinh tế và bền vững. Bên cạnh đó, việc đầu tư vào các năng lượng tái tạo nên được
quan tâm cao trong các chương trình nghị sự của Việt N am và Chính phủ nên khuyến khích
mạnh mẽ các giải pháp xanh và bền vững về mặt trung và dài hạn.
Chúng tôi lưu ý rằng theo Thông tư mới ban hành bởi Bộ Công Thương, giá điện hiện nay sẽ
được điều chỉnh hàng quý thay vì hàng năm bắt đầu từ ngày 01/09/2011. Thông tư này ban
hàng sau Quyết định Số 24 ngày 15/04 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh giá điện theo
cơ chế thị trường. Theo đó, các mức giá điện có thể được tính và kiểm tra hàng tháng theo sự
thay đổi của ngoại tệ, giá nhiên liệu và sản lượng điện. Việt N am đã tăng mức giá điện trung
bình lên hơn 15% vào đầu tháng 3 trong một nỗ lực nhằm xây dựng một thị trường điện
khỏe mạnh. Ở cấp rộng hơn, Việt N am nên tiếp tục khuyến khích các cơ chế thị trường này
Trang 4/9
và giảm việc thống lĩnh của EVN bằng cách cho phép các doanh nghiệp tham gia vào thị
trường và xây dựng một thị trường điện có sự cạnh tranh đầy đủ vào năm 2015 (thay vì năm
2024).
VI. Giấy phép lao động và Phát triển nguồn nhân lực
Theo các chuyên gia, hơn 65% lực lượng lao động của Việt N am khơng có kỹ năng chun
mơn, 78% lao động từ 20 đến 24 tuổi khơng có hoặc thiếu kỹ năng chun mơn. N gồi ra,
khoảng 60% lao động Việt N am vẫn được coi là lao động trong các khu vực khơng chính
thức, khơng có hợp đồng lao động chính thức, được trả lương dưới mức lương tối thiểu và
không được cung cấp các bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội. Trong khối ASEAN , Việt N am
xếp ở nửa dưới về phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, cải thiện và nâng cao chất lượng lực
lượng lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Việt N am để đáp ứng nhu cầu
của thị trường lao động trong và ngoài nước đang thay đổi một cách nhanh chóng. N gồi ra,
sự dịch chuyển người từ khu vực khơng chính thức sang khu vực chính thức nên được đặt ưu
tiên trong chương trình nghị sự. Các doanh nghiệp thành viên của EuroCham tiếp tục tuyển
dụng hàng nghìn lao động Việt N am đóng góp vào tiến trình chuyển dịch Việt N am sang các
ngành cơng nghiệp có giá trị gia tăng cao và phát triển xã hội.
EuroCham tin tưởng rằng việc phát triển các trang thiết bị và giáo trình đào tạo nghề hiện đại
là cần thiết để cải thiện chất lượng lao động của Việt N am, đáp ứng các nhu cầu của thị
trường lao động thay đổi nhanh chóng và thu hút nhiều hơn đầu tư nước ngồi có giá trị gia
tăng. Hiện tại, việc đào tạo và dạy nghề thường khơng được tính đến trong các nhu cầu của
các công ty hoạt động tại Việt N am. Các công ty thành viên EuroCham đã chi những khoản
tiền lớn để gửi nhân viên Việt N am đến các trụ sở chính tại nước ngồi để họ được đào tạo
tại những cơ sở và trang thiết bị hiện đại. Các doanh nghiệp thành viên Châu Âu phải chấp
nhận rủi ro về tài chính nếu các nhân viên đó khơng trở lại làm việc hoặc nghỉ việc không
lâu sau khi được đào tạo. EuroCham cũng hiểu rằng Việt N am đã nhận thức rõ tính cấp thiết
của việc cải thiện chất lượng lực lượng lao động. Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin lưu ý rằng
mặc dù đã có nỗ lực cải cách liên tục về nền giáo dục trong nước, nhưng nhiều người Việt
N am có đủ điều kiện vẫn đang tìm cách đi du học ở nước ngồi.
Chúng tơi cũng muốn nêu lên sự lo lắng của chúng tôi về một số điều khoản trong N ghị định
46/2011/N D-CP (N ghị định 46) do Chính phủ ban hành ngày 17/06/2011 đề ra một số thay
đổi lớn đối với N ghị định 34/2008/N Đ-CP ngày 25/03/2008 về Việc làm và Quản lý N gười
nước ngoài làm việc tại Việt N am. Đặc biệt, theo N ghị định 46 mới, để gia hạn giấy phép lao
động cho một nhân viên nước ngồi, giờ đây một cơng ty phải ký kết hợp đồng đào tạo với
một nhân viên Việt N am dự kiến sẽ thay thế nhân viên nước ngồi liên quan. Chúng tơi tin
rằng qui định này thực chất là việc cấm tuyển dụng các nhân viên nước ngồi có kinh
nghiệm và năng lực nếu cơng ty khơng ký hợp đồng đào tạo với các nhân viên Việt N am.
N ghị định 46 cũng tạo ra một sự vi phạm của Việt N am đối với Lịch trình Cam kết cụ thể về
lĩnh vực dịch vụ trong WTO, đặc biệt là Điều XVI (1) và XVI (2) (d) của Thỏa thuận Tổng
quát về Trao đổi Dịch vụ.
Chúng tôi lưu ý rằng nhiều công ty thành viên EuroCham luôn ưu tiên hàng đầu cho sự phát
triển của nhân viên Việt N am vì điều này sẽ tốt hơn cho các doanh nghiệp châu Âu về lâu
dài. Chúng tôi luôn thực hiện điều này trong quá khứ và tương lai mà không cần bất kỳ luật
nào yêu cầu chúng tôi làm điều này. Cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài lo rằng N ghị định
46 mới sẽ ngăn cản việc đầu tư vào Việt N am và chúng tơi muốn tìm kiếm một giải pháp
làm hài lòng cả Việt N am trong nhu cầu kiểm soát thị trường lao động lẫn quyền tự do của
người nước ngoài trong việc tuyển dụng nhân viên mà họ mong đợi mà không phải chịu các
gánh nặng gia tăng về hành chính. EuroCham kiến nghị mạnh mẽ rằng các nhà tuyển dụng
được phép chọn các ứng viên phù hợp dựa trên mong muốn riêng và các qui trình nội bộ của
Trang 5/9
họ. Theo đó, nên bỏ yêu cầu về việc phải ký một hợp đồng đào tạo với một cá nhân được
nêu tên trong trường hợp gia hạn giấy phép lao động. Cho phép nhân viên phù hợp tiếp nhận
công việc dựa trên các yêu cầu kinh doanh trình độ chuyên mơn, các cơng ty sẽ chỉ cần bảo
đảm họ có một chương trình đào tạo dành cho nhân viên Việt N am tại chỗ và có thể chứng
tỏ với các cơ quan nhà nước là việc đào tạo đã diễn ra.
VII. Sự minh bạch và tham nhũng
Hối lộ và tham nhũng đang ảnh hưởng đến thể chế dân chủ, quản trị doanh nghiệp và sự hoạt
động hiệu quả và trôi chảy của các doanh nghiệp. Hối lộ và tham những cũng khơng khuyến
khích đầu tư và làm xói mịn sức cạnh tranh của các doanh nghiệp tại Việt N am (cả doanh
nghiệp trong nước và ngoài nước) bằng cách “trao” cho các doanh nghiệp khơng có ngun
tắc đạo đức (thường là thiếu năng lực) và những người chủ/quản lý của họ trong khi lại
“phạt” những doanh nghiệp có đạo đức thường có khả năng cạnh tranh, lớn mạnh và tuyển
dụng có ích lao động Việt N am và đóng góp thuế cho đất nước. Cụ thể là tham nhũng làm
chệch hướng những hoạt động kinh tế phù hợp, những hoạt động có thê đóng góp mức cao
hơn cho các phúc lợi về kinh tế, xã hội và môi trường và xóa đói giảm nghèo. Tham nhũng
cũng cản trở ý định của các Chính phủ nước ngồi muốn cung cấp ODA do e ngại sự chệch
hướng của các dự án có mục tiêu cải thiện môi trường cạnh tranh. Chỉ số cảm nhận tham
nhũng 2010 của tổ chức minh bạch quốc tế đã chỉ ra rằng gần ba phần tư trong tổng số 179
quốc gia được thống kê có chỉ số dưới 5 trong thang điểm từ 10 (rất minh bạch) đến 0 (tham
nhũng cao). Việt N am xếp hạng 116 trên tổng 178 quốc gia theo chỉ số năm 2010 (điểm số
là 2.7).
Do đó sẽ khơng ngạc nhiên khi các doanh nghiệp châu Âu và các doanh nghiệp nước ngoài
khác mệt mỏi với nạn tham nhũng tại Việt N am đang vẫn tiếp tục có ảnh hưởng tiêu cực đến
mơi trường kinh doanh tại Việt N am. Các doanh nghiệp châu Âu mong rằng tình huống này
sẽ được cải thiện đáng kể sau khi Việt N am phê chuNn Công ước Liên hợp quốc về chống
tham nhũng (UN CAC) vào tháng 06/2009. Đây là sáng kiến toàn cầu duy nhất đưa ra một
khung pháp lý cho việc xóa bỏ nạn tham nhũng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp châu Âu và
nước ngoài khác vẫn tiếp tục đối mặt với những vấn đề về tham nhũng liên quan đến việc
xin giấy chứng nhận đầu tư, phê duyệt pháp lý, nhập khNu hàng hóa vào Việt N am, bảo vệ
quyền SHTT và thực thi quyền SHTT cũng như các quyền hợp pháp khác. Tác động của
tham nhũng đến đầu tư và môi trường kinh doanh tại Việt N am không thể đánh giá được
đúng mức. Do đó, EuroCham khuyến khích Chính phủ Việt N am có những hành động nhanh
chóng và hiệu quả để thực thi có ý nghĩa UN CAC tại Việt N am.
N gồi ra cũng nên lưu ý rằng khơng chỉ các doanh nghiệp nước ngoài nhận thấy nạn tham
nhũng là một vấn nạn lớn tại Việt N am mà ngay cả các đại diện từ đại đa số các doanh
nghiệp Việt N am và các tổ chức tại rất nhiều sự kiện đã bày tỏ sự cần thiết rằng Việt N am
không chỉ cần cam kết thực hiện cải cách hành chính trên tồn quốc mà đồng thời phải cam
kết tăng cường các tiêu chuNn đạo đức của cán bộ công chức Việt N am tại tất cả các cấp, đề
nghị thừa nhận rằng thực tế tham nhũng đang ảnh hưởng đến sự hoạt động thuận lợi của các
doanh nghiệp Việt N am và có tác động tiêu cực đến sức cạnh tranh của họ. Khi Việt N am
tiếp tục cạnh tranh với các nước khác về FDI và cố gắng tăng sức cạnh tranh của tổng thể
nền kinh tế Việt N am, thì các bước cụ thể để giảm đáng kể sự tham nhũng sẽ đóng góp vào
việc nâng cao đầu tư và môi trường kinh doanh tại Việt N am. EuroCham đặt biệt tin rằng chỉ
có việc thực hiện nhanh chóng và nghiêm ngặt UN CAC mới là hành động chính để giải
quyết vấn đề này.
VIII. Các vấn đề tiếp cận thị trường và Hiệp định Thương mại Tự do EU
EuroCham lo ngại nếu Việt N am vẫn giữ việc thực hiện các biện pháp hạn chế thương mại,
cụ thể là Thông báo 197 của Bộ Công Thương về việc nhập khNu rượu, mỹ phNm, điện thoại
Trang 6/9
di động có hiệu lực từ ngày 01/06/2011. Theo Thơng báo 197, các hàng nhập khNu thuộc 3
mặt hàng không thiết yếu gồm điện thoại di động, mỹ phNm và rượu chỉ được làm thủ tục
nhập khNu, thông quan tại các cảng biển quốc tế: Hải Phòng, Đà N ẵng, Thành phố Hồ Chí
Minh. N gồi ra, hải quan sẽ yêu cầu các giấy ủy quyền cung cấp bởi nhà sản xuất và được
hợp pháp hóa lãnh sự bở cơ quan đại diện ngoại giao Việt N am ở nước ngồi. Bên cạnh đó,
Bộ Cơng Thương cịn ban hành Quyết định số 1380/QD-BCT ngày 25/03 về sửa đổi danh
sách “các mặt hàng khơng khuyến khích nhập khNu”. Danh sách này bao gồm 97 mặt hàng
khơng khuyến khích nhập khNu bao gồm nồi hơi, máy móc và thiết bị cơ khí, thiết bị điện tử
và linh kiện, xe cộ trừ thiết bị chạy trên đường xe lửa hoặc xe điện, xe ô tô và các loại xe
khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở. Các nguyên liệu nhập khNu cho mục đích sản
xuất khơng nằm trong phạm vi của Quyết định số 1380. Quyết định này đã có hiệu lực ngay
lập tức thay thế cho Quyết định số 1899/QD-BCT ngày 16/04/2010. Vào tháng 04/2011, Bộ
Tài Chính đã đề xuất tăng thuế nhập khNu với các mặt hàng đã được lựa chọn trong danh
mục của Quyết định 1380.
Cũng trong tháng 04/2011, Bộ Công Thương đã ban hành một kế hoạch nhằm quản lý nhập
khNu bao gồm “tăng cường các biện pháp quản lý nhập khNu các mặt hàng không cần thiết
và các hàng hóa đã được sản xuất trong nước”. EuroCham tin rằng tốt hơn nên quản lý sự
thâm hụt thương mại hơn là hạn chế nhập khNu. Do đó, Thơng báo 197 và Quyết định 1380
nên hủy bỏ. Chúng tôi cũng xin lưu ý thêm rằng việc tiếp tục các thủ tục “cấp phép nhập
khNu tự động” theo Thông tư 24/2010/TT- BCT sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến việc xuất khNu
hàng hóa một cách thuận lợi vào Việt N am. Từ ngày 12/07/2010, một loạt khối lượng lớn
các hàng hóa nhập khNu được yêu cầu nộp giấy phép nhập khNu tự động để thông quan theo
Thông Tư 24. Không may là theo thủ tục nhập khNu mới và các yêu cầu về giấy tờ dẫn đến
việc cân nhắc của hầu hết các nhà nhập khNu về việc không nhập khNu hàng hóa vào Việt
N am. Hơn nữa, những nỗ lực trong thời gian dài cho mỗi lần nhập khNu kèm theo sự gia tăng
các chi phí hậu cần dường như được chuyển qua cho những người tiêu dùng hoặc các đơn vị
hoạt động kinh doanh. Một lần nữa, chúng tơi lưu ý rằng việc đơn giản hóa hơn là gia tăng
các gánh nặng hành chính là cách để thu hút nhiều đầu tư nước ngoài hơn nữa từ đó tạo ra
các chi phí cơ hội cho việc tăng trưởng nền kinh tế của Việt N am.
IX. Dự thảo mới về Luật giá
Trong khi EuroCham hoàn toàn hiểu rằng cần phải giữ mức lạm phát trong tầm kiểm sốt,
thì điều không may là dự thảo Luật giá được công bố gần đây chỉ tính đến một số các kiến
nghị đã được đưa ra theo Thơng tư 122 về bình ổn giá. EuroCham lo ngại rằng Luật mới về
giá một lần nữa được soạn thảo theo cách sẽ tạo ra những sự mơ hồ trong cộng đồng doanh
nghiệp. Ví dụ như những trường hợp “biến động bất thường” của giá trong Điều 9 và 10 của
dự thảo Luật mới về giá lại đưa ra những định nghĩa rất mơ hồ (và bao gồm cả “những tình
huống bất thường”), dẫn đến quyền tự ý định đoạt lớn cho các quan chức nhà nước. N gồi
ra, thuật ngữ “các chính sách phát triển kinh tế xã hội của N hà nước” được sử dụng rất nhiều
trong dự thảo Luật mới về giá (ví dụ như trong Điều 6) nhưng khơng rõ đó là những chính
sách gì?
Bên cạnh đó, dự thảo Luật mới về giá không đưa ra bất cứ trách nhiệm rõ ràng nào đối với
các quan chức nhà nước về việc giữ bí mật thơng tin cho doanh nghiệp cung cấp với mục
đích kiểm sốt giá. N gồi ra, khơng có yêu cầu về thời gian bao lâu các doanh nghiệp phải
đăng ký trước giá của họ (các thay đổi) và khơng có giới hạn thời gian cho các cơ quan nhà
nước để trả lời các doanh nghiệp về hồ sơ đăng ký của họ. Việc thiếu một giới hạn thời gian
trả lời các hồ sơ đăng ký tạo sự mơ hồ rất lớn cho các doanh nghiệp. Cuối cùng, mặc dù dự
thảo Luật mới về giá áp dụng cho cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và nước
ngoài, vấn đề thực sự ở đây cho các nhà đầu tư là việc thông qua dự thảo Luật mới về giá sẽ
Trang 7/9
dẫn đến những gánh nặng hành chính nặng nề hơn cho các doanh nghiệp và cán bộ của họ
như những trường hợp đã gặp phải trong Thông tư 122.
X. Cải cách thủ tục hành chính
EuroCham biết rằng rất nhiều thành tựu đã đạt được khi kết thúc chính thức Đề án 30 về
giảm các thủ tục hành chính. Trước hết là việc giới thiệu một cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ
tục hành chính bao gồm trên 5,700 thủ tục hành chính và hơn 9,000 văn bản pháp lý. Thứ
hai, sau giai đoạn rà sốt, Chính phủ đã ban hành 25 N ghị quyết đơn giản hóa hầu hết 5,000
thủ tục hành chính thuộc 24 Bộ, ngành khác nhau. Cuối cùng là việc thành lập một cơ quan
mới nhằm kiểm sốt thủ tục hành chính, Cục Kiểm sốt thủ tục hành chính thuộc Văn phịng
Chính phủ. N hưng EuroCham cũng tin rằng tác động thực sự của Đề án 30 vẫn chưa được
nhìn thấy. Điều quan trọng trong những nỗ lực cải cách hành chính của Việt N am là khơng
đưa ra các thủ tục hành chính khơng cần thiết mới trong khi vẫn đang đơn giản các thủ tục
hành chính cũ.
Hiện nay, các bộ ngành chịu trách nhiệm vẫn đang trong tiến trình thực hiện các N ghi quyết
đưa ra trong Đề án 30. Trong khi 25 N ghị quyết đã được ban hành, một vài thủ tục hành
chính vẫn phải được thực hiện. Trên thực tế, điều này có nghĩa là hủy bỏ hơn 480 thủ tục
hành chính, thay thế gần như 200 thủ tục hành chính, sửa đổi và bổ sung hơn 4000 thủ tục
hành chính. Kết quả là cấp trung ương phải sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ 1016 các văn bản
pháp lý bao gồm 42 Luật, 12 pháp lệnh, 183 N ghị định, 37 Quyết định của Thủ tướng, 313
Quyết định của Bộ, 336 Thông tư và 93 văn bản pháp luật khác! Đây là một nhiệm vụ chính
và chúng tơi sẽ tiếp tục hỗ trợ các cán bộ tại các Bộ và các cơ quan thực hiện công việc quan
trọng này. EuroCham hy vọng Cục Kiểm sốt thủ tục hành chính sẽ là một cơ quan hiệu quả
và có quyền lực để hỗ trợ cho việc thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính và kiểm
sốt chặt chẽ việc ban hành các thủ tục hành chính mới.
XI.
Kết luận
N ói tóm lại, EuroCham tin rằng Việt N am cần cải cách nhanh chóng về kinh tế, tài chính và
giáo dục nếu Việt N am muốn đi theo một mơ hình phát triển kinh tế bền vững có tính cạnh
tranh quốc tế hơn là những vị trí nhanh chóng và chắp nối cơ cấu kinh tế hiện tại. Cụ thể là
EuroCham tin là để thu hút nhiều hơn nữa các đầu tư nước ngồi có chất lượng tốt hơn,
Chính phủ Việt N am nên tập trung các nỗ lực trong năm 2012 vào việc loại bỏ các hạn chế
không cần thiết trong tiếp cận thị trường ảnh hưởng đến tự do thương mại. Chính phủ cũng
nên tiếp tục giải quyết nạn quan liêu và tham nhũng, giảm và đơn giản các gánh nặng hành
chính tại tất cả các cấp. Chính phủ cũng nên cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được
tuyển dụng người Việt N am và người nước ngoài theo các tiêu chí và mong muốn của họ.
Việc bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ và thực thi hiệu quả các trường hợp vi phạm QSHTT
vẫn là điều quan trọng chính để thu hút đầu tư chất lượng cao.
EuroCham cũng tin tưởng rằng khi mà Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt N am và EU
được ký kết, FDI của EU sẽ tiếp tục tăng về số lượng và chất lượng. Các doanh nghiệp châu
Âu sẽ tăng cường nhận thức về Việt N am như là một cửa ngõ của ASEAN hoặc thậm chí là
trụ sở chính từ đó họ có thể phục vụ hiệu quả thị trường ASEAN và các nước láng giềng như
N hật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. FTA giữa Việt N am và EU sẽ giúp Việt N am có lợi từ
việc nhập khNu chất lượng cao và tăng việc chuyển giao công nghệ. Việc tăng nhập khNu
chất lượng cao ngược lại sẽ giúp nâng cấp chất lượng xuất khNu của Việt N am do đó các
doanh nghiệp Việt N am sẽ có thể cải thiện sức cạnh tranh về lâu dài. Do đó, EuroCham tin
rằng sau hơn 20 tháng từ cuộc nói chuyện đầu tiên giữa Việt N am và EU, đây là thời điểm
để khởi động chính thức các cuộc đàm phán nhằm đưa ra sự thống nhất một FTA Việt N am
và EU.
Trang 8/9