Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước đổi mới - 2 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.96 KB, 6 trang )

giáo dục và đào tạo nguoòn nhân lực. Một mặt phải trực tiếp giải quyết vấn đề chất
lượng nguồn nhân lực, về trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn kỹ thuật và đồng
thời phải giải quyết vấn đề nâng cao thể lực người lao động và số lượng nguồn nhân
lực. Trong trình tự giải quyết vừa phải đi tuần tự từ tiếp tục xoá mù chữ, phổ cập
tiểu học, trang bị những kiến thức cơ bản, đào tạo nghề từ sơ cấp đến các bậc cao
hơn nhưng phải kết hợp tạo ra một bộ phận người lao động có chất lượng cao, số
lượng không lớn nhưng phải đạt các tiêu chuẩn của lao động kỹ thuật khu vực và
thế giới, đáp ứng những ngành công nghiệp mới, các khu công nghiệp và các khu
kinh tế mở.
Trước tiên, việc mở rộng quy mô giáo dục đào tạo là rất cần thiết. Những cố
gắng mở rộng quy mô giáo dục đào tạo của nước ta vẫn không theo kịp được tốc độ
gia tăng dân số.
Quy mô mọi ngành học, bậc học hiện nay đều chưa đáp ứng được yêu cầu theo
học của mọi lứa tuổi. Nhìn chung, số học sinh và số trường, lớp ở mọi ngành học từ
mẫu giáo, các cấp phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học đều tăng.
Riêng đối với hệ thống đào tạo nghề thì quy mô vủa hệ thống trung tâm xúc tiến
việc làm và dạy nghề, trung tâm kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và gần 1000 cơ sở
dạy nghề bán công, dân lập, tư thục…Quy mô đào tạo có chuyển biến nhờ tăng
cường hình thức đào tạo ngắn hạn.
Phải khắc phục sự mất cân đối trong cơ cấu ngành học, bậc học của giáo dục
đào tạo. Giáo dục mầm non có tầm quan trọng đặc biệt đứng từ góc độ chuẩn bị nền
tảng cả về thể lực và trí lực cho nguồn nhân lực. Giáo dục phổ thông, đặc biệt là
giáo dục học, theo kinh nghiệm của các nước đang phát triển, là một trong những
yếu tố quan trọng nhất quyết định các cơ hội và tăng trưởng kinh tế. Giáo dục đào
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
tạo chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật ngoài ý nghĩa với tăng trưởng kinh tế còn đặc
biệt quan trọng trong việc phát triển đón bắt, giảm nguy cơ tụt hậu. Tuy nhiên,
những bất cập giữa các loại ngành đào tạo, giữa các bậc học đã gây khó khăn không
ít cho sự phát triển. Một số ngành thì được học sinh, sinh viên theo học. Nếu không
có sự đIều chỉnh kịp thời, Việt Nam sẽ nhanh chóng gặp phải khó khăn về đội ngũ
kỹ sư, công nhân kỹ thuật như ở nhiều nước Asean, nhất là của Thái Lan.


Giáo dục đào tạo ở thành phố, đồng bằng có điều kiện phát triển hơn ở nông
thôn, vùng sâu kiện phát triển hơn ở nông thôn, vùng núi, vùng sâu vùng xa.Vì vậy,
vấn đề khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền, giữa thành thị và nông thôn, vấn
đề thực hiện công bằng xã hội cũng trở nên phức tạp hơn. Muốn nâng cao trình độ
của nguồn nhân lực ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, chính sách
cấp học bổng, giảm học phí, ưu tiên các học sinh nghèo vượt khó là điều kiện cơ
bản đầu tiên tạo cơ hội được giáo dục đào tạo nguồn nhân lực.
Yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng nguồn nhân lực có đáp ứng được
yêu cầu phát triển hay không đó là đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình và
phương pháp giáo dục đào tạo. Việc hội nhập và cạnh tranh kinh tế đòi hỏi hàng hoá
phải đạt tiêu chuẩn quốc tế để tăng thêm khả năng cạnh tranh trên thị trường thế
giới, từ đó nảy sinh yêu cầu về trình độ công nghệ và trình độ sử dụng các công
nghệ đó cũng ngày càng phải được nâng cao. Ngoài giáo dục đào tạo văn hoá,
chuyên môn, nghiệp vụ về mặt lý thuyết, cần chú ý đén khâu thực hành, ứng dụng,
giáo dục kỹ thuật, tác phong lao động công nghiệp, rèn luyện kỹ năng thích ứng của
người lao động với những đặc đIểm của nền kinh tế thị trường. Kết hợp với các cấn
đề giáo dục đó là giáo dục liên quan đến dân số, sức khoẻ, giới tính để nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, giảm sức ép đối với quy mô và chất lượng giáo dục.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Trong điều kiện của Việt Nam ta hiện nay, yêu cầu đa dạng hoá các loại hình
giáo dục đào tạo rất cần thiết để vừa bổ xung, cải thiện hiện trạng nguồn nhân lực,
khắc phục những bất hợp lý về phân bổ nguồn nhân lực, những khó khăn về nguồn
lực, nhất là về tài chính, nâng cao hiệu quả của đầu tư cho giáo dục đào tạo đồng
thời phục vụ được yêu cầu phát triển, đón bắt, đuổi kịp. Đối với giáo dục hướng
nghiệp vẫn được kết hợp với một quy hoạch, kế hoạch phát triển toàn diện và một
chính sách sử dụng sau đào tạo hợp lý, có sức thuyết phục để giảm lãng phí giáo
dục đào tạo của xa hội và của gia đình. Người lao động đào tạo ra được làm việc
đúng ngành, đúng nghề, đúng khả năng và sở trường của mình. Ngoài ra, giáo dục
hướng nghiệp cũng đòi hỏi phải có công tác dự báo nghề để làm giảm nguy cơ tụt
hậu. Giáo dục đào tạo chính quy, dài hạn là cơ sở để hình thành một bộ phận người

lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, có kỹ năng tiếp cận với khoa học,
công nghệ mới, hiện đại. Ngoài ra, cần mở rộng các loại hình đào tạo ngắn hạn để
cải thiện hiện trạng nguồn nhân lực hiện nay và nhanh chóng nâng cao số lao động
đã qua đào tạo của ta lên. Giáo dục đào tạo tại chức và từ xa cần chú ý hơn nữa đến
chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Việc sử dụng tốt hơn, phân bổ hợp lý hơn nguồn lực đã có, đa dạng háo và
khai thác mọi nguồn lực khác cho giáo dục đào tạo rất cấp thiết. Nguồn tài chính
hạn hẹp hiện được coi là thách thức lớn đối với hệ thống đào tạo nghề.
Tóm lại, giáo dục đào tạo là xu hướng và đòi hỏi ngày càng cấp bách không
chỉ ở nước ta mà ở các nước đang phát triển cũng vậy. Trong thời đại ngày nay, khi
thông tin, khoa học, kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và đã nảy sinh
nhiều ngành nghề mới cũng như làm nhiều ngành nghề cũ bị co hẹp hoặc thậm chí
biến mất. Một hướng giải quyết khả thi là Nhà nước nên có chính sách quy định các
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
doanh nghiệp phải có trách nhiệm đào tạo lại không chỉ số người còn làm việc mà
cả với đố người sẽ bị sa thải do không còn phù hợp với công việc ở doanh nghiệp,
để số người này vẫn còn cơ hội tìm việc làm mới.
5- Những thành tích đã đạt được của việc giáo dục đào tạo nguồn nhân lực
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay đa tác động và làm biến đổi
mạnh mẽ lao động xã hội theo hướng tăng tỷ trọng của lao động trí tuệ, giảm bớt
các hoạt động chân tay, làm cho lao động trí tuệ trở thành hoạt động cơ bản của con
người. Việc ứng dụng ngày càng rộng rãi tri thức vào sản xuất và tổ chức lao động
đã làm cho tri thức nhanh chóng trở thành yếu tố sản xuất quan trọng nhất, thành
nguồn lực kinh tế cơ bản và chủ yếu. Vai trò của các yếu tố sản xuất truyền thống
như đất đai, tài nguyên thiên nhiên, vốn…dẫu không mất đi song đã trở thành thứ
yếu. Các nghiên cứu trắc lượng gần đây cho thấy chỉ một phần nhỏ của sự tăng
trưởng có thể giải thích bởi đầu tư vào vốn, còn phần quan trọng của tăng trưởng
gắn liền với chất lượng lao động.
Trong những năm chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới, người dân được tự
do kinh doanh những lĩnh vực pháp luật không cấm; trong sinh hoạt tư tưởng, người

dân cũng được tự do thảo luận hơn rất nhiều nhiều so với trước; dân chủ ở cơ sở
được thể chế hoá đã có tác dụng tích cực; sự thảo luận và đối thoại trong Quốc hội
thẳng thắn, công khai; sự khiếu kiện của dân được giải quyết kịp thời hơn; nhân dân
được tham gia trực tiếp vào những vấn đề trọng đại của đất nước. Điều này chứng
tỏ nguồn nhân lực của nước ta có trình độ ngày càng được khẳng định và được
trọng dụng.
Những thành tích của giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục đào tạo nguồn
nhân lực nói riêng là to lớn nhờ đó mà mặc dù một số chỉ tiêu khác như thu nhập
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
bình quân đầu người chưa cao nhưng Việt Nam vẫn có chỉ số HDI tương đối cao,
được xếp vào các nước có trình độ phát triển trung bình. Tuy nhiên, so với những
yêu cầu phát triển kinh tế xã hội thì giáo dục đào tạo của nước ta hiện nay còn chưa
đáp ứng được. Những phân tích trên đây cho thấy giáo dục đào tạo cần và có thể
giúp cho việc giải quyết những mâu thuẫn giữa cung và cầu không chỉ về số lượng
mà cả về chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
của nước ta hiện nay.
6-Xây dựng môi trường xã hội tạo điều kiện để phát huy yếu tố con người.
Con người là chủ thể đồng thời là sản phẩm của sự vận động xã hội. Vì vậy
muốn phát huy được yếu tố con người cần phải có môi trường thuận lợi. Việc giải
phóng lực lượng sản xuất được thực hiện trước tiên và chủ yếu là xoá bỏ những cơ
chế đa và đang kìm hãm tính tích cực chủ động sáng tạo của người lao động đồng
thời phải xây dựng một cơ chế mới bảo đảm thực hiện giải phóng người lao động về
mọi mặt.
Cần xây dựng chính sách khuyến khích phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là
người tài. Đây là điều kiện quan trọng, trước hết nguồn nhân lực đào tạo tốt có cơ
hội tìm kiếm việc làm phù hợp với nguyên tắc phân phôí theo lao động đảm bảo
công bằng trong kinh tế.
III-Kết luận
Trong điều kiện nước ta hiện nay, để chiến lược phát triển treo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đi đến thắng lợi, chúng ta phải lấy nguồn lực con người

Việt Nam - “ nguồn lực quan trọng nhất ” trong các nguồn lực, nguồn lực nội sinh -
làm động lực cho sự phát triển lâu bền. Để bồi dưỡng và phát huy nguồn lực con
người Việt Nam với tư cách đó, chúng ta cần phải tạo ra mối quan hệ hài hoà giữa
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
tăng trưởng kinh tế nhanh với tiến bộ xã hội, đảm bảo công vụ và quyền lợi công
dân, cải thiện và nâng chất lẫn tinh thần; giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa lợi ích
lâu dài và lợi ích trước mắt, lợi ích quốc gia, dân tộc và lợi ích tập thể, lợi ích cá
nhân; không ngừng nâng cao trình độ học vấn, văn hoá cho họ trên cơ sở xây dựng
và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Các tài liệu tham khảo:
-Triết học Mác-Lê nin-Nhà xuất bản chính trị quốc gia
-Địa lý kinh tế Việt Nam
-Kinh tế chính trị
-Tạp trí những vấn đề kinh tế thế giới, số 1/1999
-Tạp chí cộng sản, số 21,15
-Triết học số 3(115)
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×