Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đảng ta vận dụng tốt quan điểm toàn diện và kết quả trong thời kì đổi mới - 3 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.73 KB, 7 trang )


17

VI đã chủ trương đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế và chỉ ra thực chất của cơ chế
mới đó là: "Cơ chế kế hoạch hoá theo hướng phương thức hạch toán kinh doanh xã
hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ"(1)
Trên cơ sở đánh giá những vấn đề thực tiễn trong đổi mới cơ chế quản lý ở nước ta
từ năm 1986 đến nay, trong các kỳ Đại hội Đảng ta tiếp tục làm rõ nội dung và
phương thức đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo hướng "xóa bỏ cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng XHCN" (2). Điều đó thực chất là quá trình đổi mới cả hệ thống các
công cụ, chính sách quản lý và tăng cường chức năng quản lý của Nhà nước.
(1). Báo cáo chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thức VI, trang 46
(2) Đảng cộng sản Việt Nam, trang 98
3. Những thành tựu sau 20 năm đổi mới
3.1. Nền kinh tế tăng trưởng liên tục, nhiều năm có tốc độ cao
Trong suốt thời kỳ đổi mới từ năm 1986 cho đến nay nền kinh tế Việt Nam luôn có
nhịp độ tăng trưởng dương, đặc biệt đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh và liên
tục trong suốt thời gian từ 1986-1997.
Trong 5 năm đầu đổi mới (1986-1990), khi chế độ bao cấp bị xoá bỏ dần, các doanh
nghiệp Nhà nước và các hợp tác xã gặp nhiều khó khăn, khu vực kinh tế tư nhân và
cá thể chưa phát triển nền kinh tế rơi vào tình trạng bất ổn định, bình quân chỉ đạt
3,9%/năm (riêng năm 1986 đạt 0,3%) và lạm phát cao kéo dài. Nhưng đầu thập kỷ
90, nền kinh tế nước ta liên tục tăng trưởng ổn định và đạt đến đỉnh cao là 9,5% vào
năm 1995. Đặc biệt trong kế hoạch 5 năm (1991-1995), lần đầu tiên ta đã hoàn
thành vượt mức nhiều chỉ tiêu của kế hoạch này. Đại hội VIII của Đảng (năm 1996)
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

18

đã nhận định: "Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội nhưng một số mặt


còn chưa vững chắc. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ và
chuẩn bị tiền đề cho công nghiêp hoá đã hoàn thành, cho phép chuyển sang thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tất cả các mục tiêu kinh tế - xã hội của kế hoạch 5 năm (1996-2000) và chiến lược
kinh tế 10 năm (1991-2000) đều đạt và vượt kế hoạch; GDP trong 10 này tăng bình
quân hàng năm 7,56%/năm nhờ vậy GDP năm 2000 đã gấp 2,07 lần năm 1990.
Riêng 2 năm 1998-1999 nền kinh tế tăng trưởng châm hơn trước (5,8% và 4,8%) vì
bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ cùng với thiên tai xảy ra trong
nhiều vùng trên cả nước. Tuy nhiên đến năm 2000-2002 tốc độ tăng trưởng lại tăng
lên đạt 6,7%; 68% và 70% đặc biệt năm2005 là 8,0% đưa tốc độ tăng trưởng bình
quân trong 5 năm 2001-2005 từ 7,5%.
Từ năm 1991 đến nay, sản xuất không chỉ đáp ứng được tiêu dùng mà còn dành một
phần để tích luỹ (năm 1991: 10,1%; 1995: 20%; năm 2000: 27% GDP). Dưới đây
là thành tựu của một số ngành.
• Nông nghiệp phát triển toàn diện cả về trồng trọt và chăn nuoi nghề rừng và thủy
sản. Thành tựu nổi bật nhất là đã giải quyết vững chắc, an toàn lương thực quốc gia.
Sản lượng lương thực đa tăng nhanh: từ 21,5 triệu tấn (năm 1990) lên 27,5 triệu tấn
(năm 1995) và 34,5 triệu tấn (năm 2000) gần 36 triệu tấn (năm 2002). Bình quân
mỗi năm tăng 1,4 triệu tấn. Sản lượng lương thực bình quân đầu người nhờ đó cũng
tăng lên. Việt Nam đã từ một nước thiếu lương thực (trước năm 1989 trở thành
nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới sau Thái Lan).
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

19

Những chuyển biến trên mặt trận lương thực đã góp phần quan trọng vào việc ổn
định đời sống nhân dân.
Các vùng cây ăn quả tập trung cũng được hình thành, nhiều mặt hàng nông sản đã
chiếm được vị trí đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu. Trong 10 năm 1991-2000,
bình quân mỗi năm xuất khẩu gạo tăng 7,6%; cao su tăng 12,4%; cà phê tăng

17,7%; rau quả tăng 10,8%; hạt tiêu tăng 24,8%; hạt điều tăng 37,5%. Tổng giá trị
nông sản xuất khẩu chiếm khoảng 40% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Một nền
nông nghiệp hàng hoá đã hình thành gắn với thị trường quốc tế.
• Sản xuất công nghiệp tăng trưởng liên tục với tốc độ 2 con số. Bình quân thời kỳ
1991-1995 tăng 13,7%, thời kỳ 1996-2000 tăng 13,2%. Mức bình quân đầu người
của nhiều sản phẩm công nghiệp nhưu điện, than, vải, thép, xi măng… tăng nhanh
trong những năm đổi mới và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất, đời sống nhân
dân và xuất khẩu.
Thời kỳ này đã hoàn thành một số công trình lớn: thuỷ điện Hoà Bình, Trị An,
Yaly, đường dây 500 KV Bắc - Nam, nhiệt điện Phả Lại, Phú Mỹ… Sản lượng điện
đã tăng từ 5,7 tỷ KWh năm 1986 lên 26,6 tỷ KWh năm 2000. Nhờ đó điện lưới
quốc gia đã phủ tới 98% số huyện 70% số xã, 90% số hộ thành thị, 60% số hộ nông
dân.
• Hệ thống đường giao thông, bưu điện được xây dựng mới và nâng cấp đang vươn
tới mọi miền của đất nước, kể cả vùng sâu, vùng xa. Hoạt động thương mại có
nhiều khởi sắc, cơ chế cung cấp theo tem phiếu và thu mua theo nghĩa vụ bị bãi bỏ
thay thế vào đó là tự do lưu thông, thống nhất một giá. Thị trường đầy ắp hàng hoá
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

20

và dịch vụ, giá cả ổn định, chất lượng ngày càng cao, phương thức mua bán thuận
tiện.
3.2. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ
• Cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng khu vực I (gồm nông, lâm
nghiệp và thuỷ sản) tuy vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao liên tục nhưng tỉ trọng đã
giảm xuống, trong khi đó tỉ trọng của khu vực II (gồm công nghiệp và xây dựng cơ
bản) và khu vực II (các ngành dịch vụ đã tăng lên).
• Cơ cấu các thành phần kinh tế

Các thành phần kinh tế trong GDP đã có sự chuyển dịch từ chủ yếu là quốc doanh,
hợp tác xã sang đa thành phần, nhưng vai trò chủ đạo kinh tế quốc doanh vẫn được
tăng cường.
Doanh nghiệp Nhà nước được sắp xếp lại để hoạt động có hiệu quả hơn: số doanh
nghiệp đã giảm từ hơn 1200 (đầu 1990) xuống còn gần 6000 doanh nghiệp vào cuối
năm 1990, tuy vậy tỉ trọng kinh tế Nhà nước vẫn tăng lên từ 29,4% năm 1990 lên
39% năm 2000. Doanh nghiệp Nhà nước từng bước được đổi mới và phát triển.
Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cũng có sự biến đổi khá nhanh.
+ Kinh tế hợp tác: từ năm 1988 đến 1994, cả nước đã giải thể 2998 hợp tác xã yếu
kém và 33804 tập đoàn sản xuất. Tính đến năm 1997 cả nước có 13000 hợp tác xã
nông nghiệp, 38000 tổ hợp tác. Nhiều hợp tác xã nông nghiệp chuyển sang mô hình
kiểu mới.
+ Kinh tế tư nhân hoạt động dưới các hình thức khác nhau đã tăng lên nhanh chóng:
từ 132 doanh nghiệp năm 1991 tăng lên 42393 doanh nghiệp vào cuối năm 1999.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

21

Đặc biệt từ khi Nhà nước ban hành luật doanh nghiệp 1/1/2000, thì khu vực kinh tế
tư nhân tăng lên rất nhanh.
+ Kinh tế cá thể và tiểu chủ cũng rất phổ biến, tính đến năm 1995 có gần 2 triệu hộ
kinh doanh trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ và hơn 3 triệu hộ gia đình
nông dân cá thể.
Sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có ý nghĩa quan trọng trong
việc tận dụng nguồn vốn và lao động, tự tạo việc làm, tăng thu nhập của dân cư và
đóng góp vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. Tuy nhiên khu vực này vẫn còn
đang có trạng thái phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của nó.
3.3. Kiềm chế và đẩy lùi được lạm phát
Trong những năm 1986-1988 lạm phát đã tăng tới 3 con số làm cho nền kinh tế
chao đảo. Từ năm 1989, lạm phát được chậm lại ở mức 2 con số sau đó giảm xuống

1 con số. Năm 1986: 774,7%; năm 1990: 67,4%; năm 1995: 12,7%; năm 1997:
3,7%; năm 1999: 0,1%. Trong khi đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
3.4. Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh
Quan hệ kinh tế đối ngoại ở nước ta ngày càng được mở rộng. Sau nhiều năm bị bao
vây cấm vận, ngày 11/7/1995, Mỹ tuyên bố bình thường hoá uan hệ và ngày
12/7/1994 đã thiết lập quan hệ kinh tế với Việt Nam. Và từ đó đến nay, chúng ta đã
mở rộng quan hệ hợp tác với 150 nước và vùng lãnh thổ vào năm 2000.
Hoạt động xuất nhập khẩu có sự tiến bộ vượt bậc. Năm 2001, Việt Nam đạt kim
ngạch xuất khẩu 15,027 tỷ USD, nhập khẩu là 16,162 tỷ USD so với 822,9 triệu
USD và gần 221,6 tỷ USD năm 1986. Kim ngạch XNK tăng bình quân hàng năm
trên 20%. Sở dĩ kim ngạch XNK tăng nhanh như vậy là do nước ta thực hiện chính
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

22

sách mở cửa, có những cơ chế xuất nhập khẩu đổi mới và có chính sách tỷ giá hối
đoái linh hoạt.
Nhập siêu giảm 3,8 tỷ USD năm 1996 còn 900 triệu USD năm 2000 và 1,135 tỷ
USD. Ta đã có một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dầu thô, than đá, gạo, dệt
may, giày dép, thuỷ sản, cao su, cà phê với số lượng lớn và chất lượng ngày càng
tăng. Sản xuất hướng về xuất khẩu là một nét mới gắn với đường lối đổi mới và mở
cửa nền kinh tế Việt Nam, làm cho các ngnàh sản xuất thoát ra khỏi tình trạng tự
cấp tự túc, tăng dần tích luỹ.
3.5. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt
Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh
thần đã được cải thiện một bước rõ rệt. Số lượng lao động có việc làm trong nền
kinh tế đã tăng nhanh, trong những năm 1995-2000 trung bình đã tạo ra 1,3 triệu
việc làm mới. Thu nhập của dân cư tăng bình quân 10% trong 16 năm đổi mới.
GDP bình quân đầu người đạt gần 400USD/năm (năm 2000) và đến năm 2005 là
gần 650USD/năm. Số hộ giàu tăng lên và đến nay đã đạt trên 10%, số hộ nghèo

giảm xuống từ 55% (năm 1989) xuống còn 11,4% năm 2000.
Cùng với đời sống vật chất, đời sống tinh thần của nhân dân cũng được tăng lên
đáng kể. Số người đi học bình quân tính trên 1 vạn dân đã tăng 0,464 năm 1992 lên
0,761 năm 2000, xếp thứ 108 trong số 174 nước được xếphạng, tăng 2 bậc so với
năm 1999.
Kết luận
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

23

Những thành tựu sau 20 năm đổi mới đã phần nào cho thấy đường lối của Đảng và
Nhà nước ta hoàn toàn đúng đắn, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tăng
thêm niềm tin của nhân dân vào Đảng. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế.
- Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đa bị xoá bỏ, tuy nhiên cơ chế mới vẫn chưa
hoàn toàn ưu việt, vẫn có sự quan liêu và đặc biệt là nạn tham nhũng xảy ra ngày
càng nghiêm trọng. Nó gây ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước. Vì thế
trong giai đoạn mới, chúng ta cần phải cải tổ mạnh mẽ hơn nữa trong cơ chế quản
lý.
- Giai đoạn tới là giai đoạn của nền kinh tế tri thức, tuy nhiên đội ngũ cán bộ của
chúng ta còn nhiều yếu kém, nhiều người có trình độ không cao nhưng lại giữ
những chức vụ quan trọng, vì vậy khi tiếp cận nền kinh tế tri thức sẽ gây ra rất
nhiều khó khăn. Công tác đào tạo đội ngũ tri thức trẻ có năng lực cao là điều rất
quan trọng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản ở
nước ta. Đảng và Nhà nước cần chú trọng đến công tác này.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×